NGHIỆP
- HẠNH PHÚC - TÂM
-His
Holiness the Dalai Lama-
Hàng tỉ năm trôi qua giữa thời khởi thỉ của thế giới
này và khi sự sống lần đầu tiên xuất hiện trên mặt đất. Sau đấy là khoảng thời gian dài lâu để cho sự
sống hình thành trở nên trưởng thành trong suy tư- trong sự phát triển và hoàn
thiện năng lực tuệ trí của chúng; và ngay cả từ trong thời gian loài người đạt
đến sự trưởng thành như hiện tại, hàng nhiều nghìn năm đã trôi qua. Xuyên qua
thời gian bao la này thế giới đã chịu đựng những sự đổi thay không ngớt, để nó
có thể ở trong trạng thái tiếp diễn liên tục. Ngay cả hiện tại, thuyết tương đối
phát sinh gần đây cho biết điều xuất hiện trong thời gian ngắn duy trì tĩnh tại
được thấy đã trãi qua sự thay đổi trong từng khoảnh khắc. Người ta có thể tự hỏi
điều gì đã được duy trì không thay đổi khi mà mỗi loại vật chất và hiện tượng
tâm linh dường như là chủ thể lúc nào cũng thế cho chương trình chuyển biến, của
tính thay đổi. Tất cả những thứ ấy là mãi mãi khởi sinh, phát triển và biến mất.
Trong cơn lốc của tất cả những sự thay đổi này, có một Sự Thật đơn độc duy trì
liên tục và không thay đổi được-trong ngôn ngữ khác, đấy là, Sự Thật Chính đáng
thì đi kèm với kết quả lợi ích, và sự thật của những hành động xấu ác thì đi
kèm với kết quả tổn hại. Một nhân lành sẽ sinh quả lành, một nhân xấu sẽ sinh
quả xấu. Tốt hay xấu, lợi ích hay tổn hại, mỗi kết quả tất yếu phải có một
nhân. Nguyên tắc độc hành này là vĩnh cữu, không thay đổi và liên tục. Điều này
là một sự thật đã hiện hữu lâu xa trước khi một người bước vào thế giới này,
trong thời điểm bình minh của sự hiện diện của người ấy, trong thời gian hiện tại,
và nó sẽ tiếp tục theo đuổi với thời gian tương lai vô cùng tận.
Tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc và né tránh khổ
đau cùng bất cứ thứ gì không hài lòng.Như chúng ta đã biết, niềm vui thích và đớn
đau sinh khởi từ một nguyên nhân. Không kể là những hậu quả hiển nhiên nào đấy cũng
là do một nguyên nhân hay bởi nhiều nguyên nhân đã được quyết định bởi bản chất
tự nhiên của hậu quả ấy. Trong vài trường hợp,
ngay cả nếu những nhân tố nguyên nhân không quá mạnh cũng không quá áp đảo,
nó vẫn có thể làm cho nhân tố kết quả
xãy ra. Bất cứ phẩm chất của nhân tố kết quả như thế nào, hoặc là chúng tốt hay
xấu, sự to lớn và cường độ của chúng tương ứng một cách trực tiếp với số lượng
và mãnh lực của nhân tố nguyên nhân. Vì vậy, để thành công trong việc tránh những
điều khổ đau không mong đợi và gặt hái được những niềm vui thích khát khao, vấn
đề này tự nó không phải nhỏ, đấy là sự từ bỏ một khối lượng lớn những thu thập
nhân tố nguyên nhân được yêu cầu.
Trong sự phân tích bản chất tự nhiên và trạng thái của
hạnh phúc, nó được biểu hiện rõ ràng qua hai phương diện. - Một là niềm vui tức
khắc (tạm thời); và thứ hai là niềm vui tương lai (cơ bản). Niềm vui tạm thời
bao gồm sự nhàn hạ và thích thú , là những điều con người ao ước như nơi cư trú
tốt, vật dụng đáng yêu, thức ăn ngon miệng, hợp tác tốt đẹp, đối thoại vui
lòng, v.v và v.v... Nói một cách khác, sự thoả mãn tạm thời là những điều mà
con người vui thích trong đời sống này. Câu hỏi là không biết sự hưởng thụ của
những hoan hỉ và thỏa lòng này có nhận được một cách trong sạch từ những (nhân
tố) nhu cầu ngoại tại được thể nghiệm trong ánh sáng của luận lý lôgic rõ ràng
không. Nếu nhân tố ngoại tại chịu trách nhiệm một mình để cho hưng khởi những cảm
hứng hỉ lạc như vậy, một người sẽ vui sướng khi những điều này hiện diện, và
ngược lại họ sẽ buồn phiền khi chúng vắng mặt. Tuy nhiên, điều này không phải
như vậy. Bởi vì, ngay cả trong khi vắng mặt những điều kiện ngoại tại đưa đến sự
khoái cảm, một người vẫn có thể vui vẻ và yên bình. Điều này chứng minh rằng,
những nhân tố ngoại tại không chịu trách nhiệm một mình nó cho sự kích thích hạnh
phúc con người. Có đúng là những nhân tố ngoại tại duy nhất chịu trách nhiệm
hay chúng là toàn bộ điều kiện để cho sự hưng khởi của hoan lạc và hạnh phúc
không, nếu vậy một người sở hữu một sự giàu có
những nhân tố này sẽ có một sự hỉ lạc hạn chế. điều này không luôn luôn
có nghĩa như vậy. Điều đúng là những nhân tố ngoại tại này thật sự công hiến một
phần để tạo nên sự hoan lạc trong đời sống con người. Tuy vậy, nếu tuyên bố rằng những nhân tố ngoại tại là tất
cả, là cần thiết và vì vậy là nguyên nhân độc nhất của hạnh phúc trong khoảng
thời gian ngắn ngủi của đời sống con người là phát biểu trì trệ và phi lý. Nó
có nghĩa không chắc chắn là sự hiện diện của những nhân tố ngoại tại như vậy sẽ
tạo nên hạnh phúc. Trên phương diện ngược lại, căn cứ trên những gì xãy ra như
kinh nghiệm của hạnh phúc to lớn nội tại -mặc dù vắng mặt toàn bộ những an lạc
có được do những nhân tố ngoại tại, và thường vắng mặt hạnh phúc mặc dù chúng
(nhân tố ngoại tại) hiện diện-, một cách rõ ràng chi cho thấy nguyên nhân của hạnh
phúc tuỳ thuộc trên một tập hợp khác nhau của những điều kiện.
Nếu chúng ta bị
lầm lạc rằng, bởi những điều bàn
luận về những (nhân tố ngoại tại) điều kiện được đề cập ở trên là nguyên nhân duy nhất cấu thành của hạnh phúc cho đến sự loại trừ bất cứ những
điều kiện nào khác tạo ra , điều ấy hàm ý rằng (kết quả) hạnh phúc thì liên đới
với những nguyên nhân bên ngoài một cách không thể tách rời. Sự hiện diện hay vắng
mặt của hạnh phúc được quyết định độc quyền bởi chúng nhưng việc thực tế rõ
ràng không đủ chứng cớ chứng tỏ rằng
nguyên nhân ngoại tại không cần thiết hay hoàn toàn chịu trách nhiệm đến kết quả của (hiện tượng) hạnh phúc.
Bây giờ, điều gì khác của tập hợp những nguyên nhân
nội tại? Chúng được giải thích như thế nào? Là những Phật tử, tất cả chúng ta
tin ở luật nghiệp báo- luật tự nhiên của nhân và quả. Bất cứ những (điều kiện)
nguyên nhân nội tại của người nào đấy xuyên qua trong đời sống tiếp theo
là kết quả từ những tích tập của những
hành động của cá nhân trong những đời sống trước đây. Khi năng lực nghiệp báo của
những hành vi quá khứ chín muồi, một người cảm nhận vui thích hay ưu phiền.
Chúng không gì khác hơn mà chỉ là hậu quả của những hành động của người ấy
trong quá khứ. Điều quan trọng nhất để hiểu là, khi những kết quả thích đáng của
những nghiệp báu từ tất cả những hành động quá khứ xuất hiện, những nhân tố ngoại
tại của người ấy liên kết như những thuận duyên. Điều xãy đến liên hệ với những
điều kiện xuyên qua hành động (nghiệp) và những nhân tố ngoại tại sẽ sản sinh trạng thái tinh thần thoãi mái. Về
mặt khác, nếu thiếu vắng điều kiện thiết yếu cho kinh nghiệm vui thích nội tại
thì sẽ không có cơ hội cho những nhân tố bên ngoài thích ứng, hay ngay cả nếu
những nhân tố bên ngoài hiện diện, sẽ không thể làm cho một người được kinh
nghiệm vui thích. Điều này chỉ cho thấy rằng nhân tố nội tại là căn bản trong
những điều này, và đấy là nhân tố chính quyết định hiện thực của hạnh phúc hay
ngược lại. Vì vậy, để đạt được những kết quả khao khát, điều khẩn thiết cho
chúng ta là phải tích tập cùng lúc cả hai
nguyên nhân-tạo nên nhân tố ngoại tại và nguyên nhân-tạo nên nhân tố nội
tại ( nghiệp ).—( Hay nguyên nhân nội tại là nhân và nguyên nhân ngoại tại là
duyên.)----
Để phát biểu vấn đề một cách đơn giản hơn, cho sự
tích tập cuả nhân tố lành nội tại (thiện nghiệp), những gì cần thiết chính
như những phẩm chất như là một ít nhu cầu,
sự toại ý, sự nhún nhường, sự giản dị, và những đức tính quý báu khác. Thực
hành những nhân tố nội tại này sẽ thuận tiện ngay cả chuyển biến những nhân tố
ngoại tại đã kể trước đây chúng sẽ biến đổi thuận tiện
ngay cả chuyển hoá những ích lợi đặc trưng cho sự sinh khởi của hạnh phúc. Sự vắng
mặt của những nhân tố nội tại thích đáng, như có một ít nhu cầu của sự toại ý,
nhẫn nại, tha thứ, v.v... sẽ ngăn trở người ấy hưởng thụ sướng vui, hạnh phúc
ngay cả khi tất cả những nhân tố ngoại tại hiện diện. Bên cạnh điều ấy, người
ta còn phải có nguồn năng lực của công nghiệp và đức hạnh tích tập trong những
đời quá khứ. Nếu khác đi, những hạt giống hạnh phúc không thể tạo thành quả
phúc được.
Vấn đề có thể đặt ở một cách khác. Sự vui thích và
thất vọng, hạnh phúc và khổ đau kinh nghiệm bởi mỗi cá nhân là những kết quả
không thể tránh được của những hành động lợi lạc hay xấu ác mà người ấy đã gây
ra, vì vậy được thêm vào tàng thức người ấy. Nếu tại một thời điểm nhất định
trong đời sống hiện tại này những quả lành do những thiện nghiệp chín muồi người
ấy sẽ thể nhận được, nếu đấy là một người thông thái, thì đấy là những quả phúc
của những hành vi sáng suốt đáng khen trong quá khứ. Điều này sẽ tưởng thưởng
và khuyến khích người ấy đạt thêm phước nghiệp.
Một cách đơn giản, khi người nào xãy ra kinh nghiệm
khổ đau hay không hài lòng, người ấy có thể chịu đựng một cách trầm tĩnh nếu
người ấy duy trì một sự tin chắc không giao động rằng, cho dù người ấy có mong
ước hay không, người ấy phải đau khổ và mang lấy những hậu quả của chính những
hành vi người ấy đã làm trong quá khứ, mặc dù sự thật bình thường người ấy thường
thấy rằng cường độ và mức độ,của sự thất vọng thì rất khó để chịu đựng, hay
mang lấy. Bên cạnh, nhận thức rằng chúng không là gì nhưng chỉ là kết quả của
những hành động vụng về trong quá khứ sẽ làm người ấy đủ thông minh chừa bỏ những
hành động vụng về từ nay trở đi. Giống như vậy, tư tưởng hài lòng rằng,- với sự
chín muồi của những nghiệp xấu trong quá khứ, và phần quả xấu bởi những hành động
xấu trong quá khứ đã hiện ra,- sẽ là niềm an ủi, khích lệ lớn lao cho người ấy.
Một sự đánh giá đúng đắng tuệ trí này sẽ góp phần hiểu
thấu bản chất để đạt được yên bình cho thân và tâm. Thí dụ, giả sử một người bất
ngờ bị đau khổ với chấn thương vật lý trầm trọng qua một nhân tố ngoại tại. Nếu,
chỉ là năng lực tuyệt đối của ý chí (
căn cứ trên sự tin chắc rằng người ấy tự chịu trách nhiệm cho những bất hạnh và
khổ đau hiện tại), người ấy có thể vô hiệu hoá sự tăng gia khổ đau rồi thì tâm
tư người ấy sẽ thoãi mái và yên tĩnh.
Bây giờ để chúng tôi giải thích điều này trong một
trình độ khá hơn, cao hơn. Sự quan tâm, sự phấn đấu, và thực thi này là điều có
thể làm một cách có hệ thống để tiêu huỷ những điều bất như ý và nguyên nhân của
chúng.
Như đã nói ở trước, vui sướng hay khổ đau, hạnh phúc
hay bất như ý là kết quả của những hành động tốt hay xấu của một người. Những
hành động tốt hay xấu (nghiệp) không là những hiện tượng ngoại tại. Chúng tuỳ
thuộc một cách có căn bản vào tình trạng của tâm. Làm những cố gắng tích cực để
tạo dựng mọi thứ có thể của thiện nghiệp và đẩy xa chúng ta khỏi những vết tích
của bất thiện nghiệp, là con đường để sáng tạo hạnh phúc và tránh sự tạo đớn
đau và khổ sở. Đấy là điều vẫn thường thấy rằng một kết quả vui vẻ theo sau một
nhân lành và hậu quả xây dựng bởi nguyên nhân vụng về là khổ đau.
Vì vậy, quan trọng nhất, chúng ta cố gắng mọi ý
nghĩa có thể để gia tăng phẩm chất và khối lượng của những hành động thiện xảo
và làm những hành động tương ứng cắt xén bớt những hành động vụng về của chúng
ta.
Làm thế nào để việc này được hoàn thành? Những
nguyên nhân đáng khen thưởng và ngược lại, kết quả hạnh phúc và khổ đau không
tương đồng với đối tượng bên ngoài. Thí dụ, trong cơ thể con người hệ thống gồm
những phần khác nhau như phổi, tim, và những bộ phận khác có thể thay thế bằng
những bộ phận mới. Nhưng điều này không như vậy với những hành động của nghiệp,
điều tịnh hoá tâm. Sự thu thập công nghiệp tươi tốt và sự tiêu huỷ những nhân xấu,
là quá trình tịnh hoá tâm linh. Chúng không thể đạt được với bất cứ sự giúp đở
nào ở bên ngoài. Phương pháp duy nhất để hoàn thành là bằng sự kiểm soát và luyện
tập tâm chưa thuần hoá (cho đến nay). Cho điều này, chúng ta đòi hỏi một sự nhận
thức đầy đủ hơn yếu tố gọi là TÂM.
Qua những cánh cửa của năm giác quan một chúng sinh
thấy, nghe, ngữi, nếm và dẫn đến sự tiếp xúc với các hình sắc tiếp nhận bên
ngoài, các đối tượng, ấn tượng. Hãy để hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm,
tiếp xúc và những sự kiện tinh thần, những điều liên hệ với sáu thức cảm giác
được đóng lại. Khi điều này được hoàn tất sự thu thập những sự kiện quá khứ
trên việc điều tâm hướng đến để động não (suy nghĩ ủ ê, nghiền ngẫm), sẽ hoàn
toàn bị đoạn dứt và dòng chảy của ký ức bị cắt đứt. Một cách đơn giản, những dự
tính cho tương lai và sự dự định hành động tương lai không được phép hưng khởi.
Cần thiết phải tạo một không gian, nơi tâm trở nên rỗng không với tất cả những
trình tự như vậy, trong nơi của tất cả những chương trình như vậy của tư tưởng
(dự tính,dự định,dự kiến).Tự tại với tất cả những trình tự như vậy nơi ấy duy
trì một tâm tinh khiết, trong sáng, rõ rệt và tịch tĩnh. Bây giờ hãy để chúng
ta kiểm nghiệm những đặc điểm nào cấu thành "tâm" khi nó đạt đến trạng
thái này. Một cách chắc chắn rằng chúng ta sở hữu điều gọi là "tâm",
nhưng làm thế nào để chúng ta thể nhận được sự hiện hữu của nó? Thực tế và bản
chất của "tâm", điều được tìm thấy khi toàn bộ gánh nặng của những điều
trở ngại và lầm lạc nói chung (nhận thức của các giác quan, ký ức suy
tư.v.v...) được làm sạch bóng. Thấy rõ, sâu sắc diện mạo này của thật tâm,
chúng ta sẽ khám phá rằng, không giống như những đối tượng ngoại tại, thật tính
bản nhiên của nó là xa rời hình thể hay màu sắc, mà có thể chúng ta (cũng
không) tìm thấy bất cứ căn bản nào chính xác cho những điều sai lầm và những khái niệm lừa dối như vậy như: "tâm" vốn dĩ từ điều này hay điều
kia, hay là "tâm" di chuyển từ
nơi này đến nơi nọ, hay là
"tâm" được xác định vị trí ở nơi như vậy và như vậy. Đến khi
tiếp xúc được với không đối tượng tâm giống như một điều trống không rộng rãi
vô biên, hay như một đại dương bình lặng, trong sáng và vô tận. Khi thình lình
chạm trán với một đối tượng nó lập tức nhận ra ngay đối tượng của nó, như một tấm
gương lập tức phản chiếu một người đứng trước nó. Bản chất thật sự của tâm
không chỉ gồm có nhận thức rõ ràng đối tượng nhưng cũng truyền đạt kinh nghiệm
cụ thể của đối tượng đến người kinh nghiệm qua nó. (* Đây là hai khía cạnh, thể
nhận tri thức và truyền đạt kinh nghiệm liên hệ để biết điều gì là đối tượng và
cảm giác, nếm, thấy,...thế nào). Một cách bình thường, những hình thức của các
tri giác của chúng ta như: nhận thức của mắt, nhận thức của tai, v.v... diễn tả
những chức năng trên những hiện tượng bên ngoài trong thái độ liên hệ méo mó
toàn bộ. Kiến thức kết quả trên nhận thức cảm giác, căn cứ trên toàn bộ những
hiện tượng bên ngoài, cũng là toàn bộ tự nhiên. Khi toàn bộ kích thích loại này
bị đóng kín và khi những kinh nghiệm cụ thể và nhận thức trong sáng khởi lên từ
trong ấy, tâm thể hiện đặc tính trống không vô tận giống như không gian vô biên. Nhưng cái
"không" này không được xem như thật tính tự nhiên của tâm. Chúng ta phải trở nên thật quen thuộc với sự
nhận thức đến hình thể và màu sắc của
toàn bộ những đối tượng, khi chúng ta tập trung sự tự quán sát bên trong đến
tính bản nhiên của tâm, nó là, như chúng tôi đã nói, được tìm thấy là một sự trống
không vô tận tự tại với bất cứ sự u tối vô minh hay những chướng ngại nào khác. Tuy vậy, điều này
không có nghĩa là chúng ta đã thấy rõ thật tính tinh tế bản nhiên của tâm. Những
điều được giải thích ở trên liên quan đến trạng thái của tâm trong sự liên hệ với
kinh nghiệm cụ thể và nhận thức trong sáng bởi tâm, những điều là chức năng của
nó, nhưng nó chỉ diễn tả tính bản nhiên tương đối của tâm.
Thêm một vài khía cạnh và trạng thái khác của tâm.
Trong ngôn ngữ khác, thể nhận tâm ở mức độ căn bản nhất, có nhiều thuộc tính
liên hệ đến nó. Chỉ như củ hành bao gồm những lớp chồng chất lên nhau và có thể
bóc ra, vì vậy mỗi một đối tượng có vô số lớp chồng chất; và điều này không sai với tính bản nhiên của
tâm được giải thích ở đây; nó cũng vậy, có lớp này trong lớp nọ, trạng thái này
trong trạng thái kia.
Tất cả những sự, những vật được hợp thành là những đối
tượng để tan rã. Vì kinh nghiệm và kiến thức là vô thường và là đối tượng để
tan rã, cho nên "tâm", với những chức năng (tự nhiên), không phải là
điều gì ấy được duy trì bất biến và vĩnh cữu. Từ từng khoảnh khắc nó phải thay
đổi và tàn hoại. Sự chuyển biến này của tâm là khía cạnh tự nhiên của nó. Tuy vậy,
khi chúng ta quán sát, thật tính tự nhiên của tâm có nhiều khía cạnh, bao gồm
những nhận thức của những kinh nghiệm cụ thể và tri thức của những đối tượng.
Bây giờ chúng ta hãy thể nghiệm xa hơn để hiểu thấu ý nghĩa tinh tế căn bản của
một tâm như thế. Tâm hiện hữu bởi nguyên nhân của chính nó. Để phủ nhận căn
nguyên của tâm tuỳ thuộc vào một nguyên
nhân, hay nói rằng nó được mệnh danh như một phương tiện để nhận ra bản chất của
tập hợp tâm, thì không đúng. Với sự quán
sát nông cạn của chúng ta, tâm, có kinh nghiệm cụ thể và nhận thức rõ rệt như
tính tự nhiên của nó, xuất hiện như một thực thể toàn năng, độc lập, thống trị
một cách hoàn toàn ở khắp nơi. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn sẽ thấy rằng tâm
này, sở hữu như nó làm chức năng của kinh nghiệm và nhận thức, nó không là một
thực thể tự sáng tạo nhưng lệ thuộc vào những nhân tố khác cho sự tồn tại của
nó. Vì lý do này nó tuỳ thuộc vào những điều khác hơn chính nó. Phẩm chất không
độc lập này của căn bản của tâm là thực tính tự nhiên của nó trong điều khiến đấy
là nền tảng thực sự của chính nó.
Ở hai khía cạnh này, thật tính cơ bản tự nhiên của
tâm và một kiến thức của thực tính cơ bản tự nhiên đấy, điều trước là căn bản
và điều kế tiếp là thuộc tính. Tâm (tự ngã) là căn bản và tất cả nhũng trạng
thái khác nhau của nó là những thuộc tính. Tuy vậy, căn bản và những thuộc
tính, điều căn bản-đầu tiên có cùng thể chất với từng đơn vị-những thuộc tính.
Sự sáng tạo vô ngã (tuỳ thuộc trên một nguyên nhân khác chính nó) thực thể tâm
(nền tảng căn bản) và bản chất của nó, tính không, có sự tồn tại một cách không
ngừng như một thực chất , giống nhau, không thể tách rời từ khởi nguyên vô thỉ.
Tính tự nhiên của tính không toả khắp tất cả mọi yếu tố. Bây giờ khi chúng ta
và vì chúng ta không thể hiểu thấu hay nhận thức thấu đáo sự bền bỉ, tự nhiên,
nền tảng thực sự (tính không) của tâm chúng ta, chúng ta tiếp tục liên luỵ vào
những sai lầm và những thiếu sót của chúng ta vẫn cứ dai dẳng.
Nhận tâm như chủ thể và thực tại cơ bản của tâm như
đối tượng của nó, chúng ta sẽ đạt đến một sự thấu hiểu thích đáng với bản chất
thực tính của tâm... thực tại tột cùng của tâm. Và khi, sau một thời gian dài
kiên nhẫn thiền định, chúng ta sẽ nhận biết và hiểu thấu thực tại tột cùng của
tâm, là điều lìa xa những đặc tính của nhị nguyên, chúng ta sẽ dần dần có thể
làm rỗng không ảo tưởng và những khiếm khuyết của những tư tưởng trung tâm và
phụ thuộc như giận dữ, thích phô trương, ghanh ghét, thèm muốn, v.v...
Thất bại trong việc nhận diện tính bản nhiên của tâm
sẽ được vượt thắng qua việc đạt được năng lực nhận biết thực tại cơ bản của
tâm. Điều này lại sẽ nhỗ gốc của khát dục và thù ghét cùng tất cả cội rễ của những
vọng tưởng phụ thuộc khác của chúng ta từ căn bản. Vì thế, không có chỗ để tích
tập những nghiệp không lành.
Theo những nghĩa này việc tạo những ác nghiệp ảnh hưởng
cho những đời sống tương lai sẽ bị loại trừ; chúng ta sẽ có thể gia tăng chất
lượng và số lượng của điều kiện nguyên nhân công hạnh lành và để trừ tiệt gốc sự
tạo tác điều kiện nguyên nhân tổn hại ảnh hưởng những đời sống tương lai-ngoài
những nghiệp xấu tích tập trước đây ra.
Trong việc thực hành để đạt được kiến thức toàn hảo
của thực tính bản nhiên của tâm, đòi hỏi những cố gắng tích cực và tập trung
tinh thần để nhận biết thấu đáo đối tượng. Trong những điều kiện bình thường của
chúng ta như hiện tại, khi tâm chúng ta tiếp xúc với bất cứ gì nó liền bị lôi
cuốn tức thì. Điều này khiến sự nhận hiểu bất lực. Vì vậy, để đạt được năng lực
tịch tĩnh to lớn của tinh thần, sự nổ lực thật tối đa là đòi hỏi cấp thiết nhất.
Thí dụ như, một dòng sông lớn trôi chảy qua một vùng mở rộng sẽ có rất ít năng
lực, nhưng khi nó xuyên qua một dốc núi hẹp tất cả nước tập trung trong một
không gian hẹp và vì vậy nó tuôn chảy với một mãnh lực lớn. Với một lý do đơn
giản tất cả những điều xao lãng của tinh thần, điều lôi cuốn tâm xa rời với đối
tượng quán chiếu được tránh và tâm duy trì kiên định không chuyển trên đối tượng.
Ngoại trừ điều này được hoàn tất, sự thực hành để đạt được một sự thấu hiểu
thích đáng thực tính bản nhiên của tâm sẽ hoàn toàn thất bại.
Làm cho tâm thuần thục ngoan ngoản, là điều căn bản cho chúng ta rèn luyện và kiểm
soát nó tốt đẹp. Lời nói và hành động của thân là điều tương ứng với trình tự của
tinh thần, tuyệt không cho phép nó diễn tiến trong chiều hướng vô ý, thả lỏng,
và bừa bãi. Chỉ như một huấn luyện viên luyện tập và trầm tĩnh một con ngựa
hoang bướng bỉnh bằng khuất phục nó và sự rèn luyện dài lâu. Vì vậy những hành
động hoang dã, rong ruỗi, bừa bãi phải được thuần hoá và làm chúng ngoan ngoản,
chính đáng, và thiện xảo. Vì vậy những lời Dạy của Đức Thế Tôn bao gồm trong ba
chủ đề, đó là giới (rèn luyện đạo đức cao thượng), định (rèn luyện thiền định
cao thâm) và tuệ trí (rèn luyện tuệ trí cao xa), tất cả đấy là để dành cho rèn
luyện tâm.
Bằng việc học tập, thiền định và thực hành tam vô lậu
học trong phương pháp này, chúng ta hoàn thành tiến trình thực chứng. Một người
luyện tập sẽ được phú cho phẩm chất tuyệt vời của khã năng có thể chịu đựng một
cách kiên nhẫn những bất hạnh và khổ đau, những điều là kết quả những nghiệp
chướng quá khứ của người ấy.
Người ấy sẽ quan tâm sự bất hạnh của chính họ như
chuyện không may mà lại hoá may, làm cho
người ấy sáng tỏ ý nghĩa của nghiệp báo và làm cho người ấy nhận thức thấy sự cần
thiết để tập trung tiến hành duy chỉ những hành động đạo nghiệp xứng đáng mà
thôi. Nếu nghiệp xấu quá khứ của người ấy chưa trổ quả, nó sẽ vẫn có thể được
xoá sạch những nghiệp chưa chín này bằng việc sử dụng sức mạnh của bốn năng lực:
1- Quyết định đạt đến Phật quả;
2- Quyết định tránh làm những hành vi sai trái lỗi lầm,
ngay cả cái giá của một đời sống;
3- Tiến hành những hành vi tốt lành;
4- Sám hối.
Đấy là con đường để đạt được hạnh phúc trực tiếp,tức
thời, gần nhất, để mở đường cho đạt đến giải thoát và giúp chúng ta tránh tích
tập những lỗi lầm xa hơn.
-Tuệ Uyển dịch-
No comments:
Post a Comment