ĐẠO PHẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Sống hòa hiệp với thiên nhiên là một sự thực hành thiết yếu của Đạo Phật
Tác giả: Nick Wallis giải thích tại sao
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 16-11-2010
Khi chúng ta nhìn vào những kinh luận truyền thống của Đạo
Phật dường như có rất ít liên hệ trực tiếp với những gì ngày nay gọi là khái
niệm môi trường hay sinh thái học. Khi chúng ta thể nhập một cách thông
minh vào thế giới mà Đức Phật đã sống và hành đạo, lý do của điều này sẽ trở
nên rõ ràng hơn. Khung cảnh nổi bật lên là một nền văn hóa sống trong sự
hòa hiệp vô cùng sâu xa với môi trường, nếu đôi khi phải nói là trong sự thông
cảm của lối sống Phật Giáo, và một cuộc “Vận Động Môi Trường” đơn giản là không
cần đến. Sự liên kết mạnh mẽ rằng con người cảm nhận với môi trường được
soi sáng một cách đặc biệt trong câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật, mà trong
ấy tất cả những sự kiện nổi bật nhất xãy ra ở miền quê và được phối hợp với cây
cối: Ngài đã đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni khi Mẹ Ngài với nắm một cành cây
Vô Ưu, kinh nghiệm của Ngài vào lúc thiếu niên trong thể trạng thiền quán dưới
cây tăng táo, Ngài giác ngộ dưới cây Bồ Đề, và Ngài đã niết bàn giữa những cây
Ta La Song Thọ. Do thế, trong sự tầm cầu để áp dụng Phật Pháp vào trong
lĩnh vực môi trường, chúng ta phải tìm kiếm những nguyên tắc nền tảng thích hợp
đến chính thế giới khác biệt này mà chúng ta đang sống.
Chúng ta
không cần phải nhìn đâu xa. Trong cái nhìn sâu thẩm phổ thông, một trong
những bông hoa Đại Thừa của giáo huấn Đức Phật về Duyên Sinh (pratitya
samutpada), chúng ta có một tuệ giác căn bản trong mối liên hệ của chúng ta với
thiên nhiên. Cái nhìn này được minh họa trong biểu tượng của lưới Đế
Thích: phía trên Thiên đàng, trên nóc cung điện của vua trời Đế Thích, ở
đấy treo vô số châu báu xen lẫn với nhau trong một mạng lưới vĩ đại. Khi
ánh sáng phản chiếu từ những trân bảo đủ loại này không chỉ mỗi hạt châu phản
chiếu toàn bộ vũ trụ, mà cũng là phản chiếu từ mỗi hạt châu khác trong mạng
lưới, bao hàm tất cả sự phản chiếu của tất cả châu báu, những sự phản chiếu của
những sự phản chiếu, và tất cả những sự phản chiếu kia.
Trong cảnh
tượng xinh đẹp ngoạn mục này, chúng ta có thể bắt đâu liên kết một cách sáng
tạo với sự hệ thuộc hổ tương của tất cả mọi tiến trình. Đem tuệ giác này về
trái đất, một cách thực tiển, điều trở nên rõ ràng rằng bằng việc tổn hại thiên
nhiên, chúng ta thật sự làm tổn hại chính mình. Có rất nhiều thí dụ để
minh chứng điều này trong truyền thông hiện tại: mưa a xít, hiệu ứng nhà kính,
những lỗ của tầng ozone, ô nhiễm phóng xạ, đây chỉ là một số điều được nêu tên. Những
sự phản ứng của thiên nhiên đến sự cẩu thả của chúng ta làm tại hại cho chúng
ta không chỉ về vật lý mà cũng về tâm lý, khi chúng ta đối diện với sự đe dọa
của môi trường gia tăng một cách không thân thiện đến sức khỏe của đời sống
nhân loại.
Tái tuyên
bố một cách rõ ràng cái nhìn này về sự thâm nhập trong một ý nghĩa tích cực, để
cải thiện phẩm chất cuộc sống, chúng ta cần sống hòa hiệp hơn nhiều với thiên
nhiên. Điều này nghe có vẻ như là một vấn đề hiển nhiên và giản dị, nhưng
thật sự chắc chắn không là cung cách mà nền văn hóa chúng ta tiếp cận với thiên
nhiên. Trong nền văn hóa vật chất hiện tại, không nghi ngờ gì sự ảnh hưởng
một cách mạnh mẽ của quan điểm Ki Tô Giáo rằng Thượng Đế đã đặt để thiên nhiên
ở đấy cho con người sử dụng vì mục tiêu của nhân loại, nên chúng ta phải tiếp
cận môi trường từ quan điểm của sự quản lý tài nguyên. Trong nhiều trường
hợp với những công ty kỷ nghệ lớn, điều này đáng gọi là sự quản lý tài nguyên
sai lạc, khi đầu óc hẹp hòi lèo lái vì mục tiêu lợi nhuận làm cho những khối lượng
khổng lồ của chất độc đã được thải vào trong bầu trời, sông ngòi, và đại dương
của chúng ta cũng như vung vải khắp những vùng đất đai làm những nơi ấy trở
thành những rắc rối cho những người khác.
Phương
pháp ‘quản lý tài nguyên’ đưa chúng ta vào trong những khó khăn trên một mức độ
cá nhân hơn. Trong việc nhìn chính chúng ta như những người ‘quản lý’, và
do thế bên trên thiên nhiên, chúng ta có thể đánh mất một cách dễ dàng chính
những phẩm chất này là những điều đã được ban cho chúng ta, nhân loại chúng
ta. Đây là là nguồn gốc đáng chú ý một cách đặc biệt. Có phải sự tàn
bạo vô vàn liên hệ đến việc tàn sát thú vật để làm cho những nhà bếp của thế
giới được cung cấp liên tục với thịt, hay sự giết hại những tạo vật khổng lồ ở
trên biển cả bởi những quốc gia giàu có như Nhật Bản đã làm cho suy thoái toàn
bộ chủng loại loài người. Vị thế của Phật Giáo, trên mặt khác, nhấn mạnh
sự tương tác hòa hiệp giữa chính chúng ta và thiên nhiên, không thụ động cũng
không cố gắng để thống trị, và hoàn toàn đưa chúng ta quan tâm đến việc khả dĩ
cho một chế độ chay tịnh một cách tự nhiên.
Vì thế,
đây là viễn kiến, nhưng làm thế nào chúng ta biến điều này trở thành hiện
thực? Ở đây chúng ta thấy đạo đức Phật Giáo hổ trợ chúng ta, với nguyên
tắc căn bản về bất bạo động (ahimsa) hay không tổn hại. Trong tuyên bố của
giới thứ nhất, tránh việc tổn hại sự sống của chúng sinh, chúng ta có thể thấy
kỷ nghệ sử dụng tài nguyên trái ngược với nguyên tắc này; trong việc tàn phá
rừng mưa nhiệt đới, chúng ta phá hoại nơi sinh sống của những tạo vật khác và
tạo điều kiện cho những điều kiện của sự xói mòn đất đai, mà điều này đưa đến
lụt lội và đói kém, do thế biến thành khổ đau không kể xiết cho những người
khác. Vì thế, đặt nguyên tắc này vào trong thực hành, chúng ta cũng cần một
mức độ tỉnh thức sâu sắc về những hậu quả do những việc làm của chúng ta – đây
là một điều kiện tiên quyết cho bất cứ hành động thiện xảo chân thành nào.
Thông
thường, những hành động mà chúng ta thực thi trong mối liên hệ với môi trường
cũng mâu thuẩn với giới thứ hai, tránh không lấy những gì không được
cho. Điều này có thể xãy ra trong ý nghĩa hoàn toàn thô sơ hay vi tế hơn
nhiều. Trong khi chạy quanh quẩn xuyên qua một cánh đồng đầy bông hoa, bao
nhiêu người trong chúng ta hái một số bông hoa – hơn là chúng ta cần đến –
giống như chúng là của chúng ta và không có một tư tưởng nào nghĩ đến việc
người khác sẽ bị thiếu thốn những niềm vui trong việc cảm ơn những bông hoa
ấy? Nguyên tắc bất bạo động không nên được xem như có nghĩa rằng con người
phải từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng của mình đối với những tài nguyên thiên nhiên
vì sợ phải làm tổn hại bất cứ sự sống nào. Nói cho cùng, con người chúng
ta cũng là một bộ phận của thiên nhiên, và cần duy trì một sự quan tâm lành
mạnh cho lợi ích của chính chúng ta và của những thành viên nhân
loại. Chúng ta cần sử dụng tài nguyên sẳn có để giải thoát chúng ta khỏi
việc vướng mắc những sự tàn phá thiên nhiên: bảo tố, lủ lụt, và đói
kém. Tuy nhiên, với sự tỉnh thức về những hậu quả của chúng ta, chúng ta
có một trách nhiệm lớn lao hơn trong việc sử dụng tài nguyên trong một cách có
thể không tổn hại và lợi ích nhất.
Như
mục sư Phật Giáo Anh quốc, người sáng lập Hội Thân Hữu Phật tử Tây Phương,
Sangharakshita đã từng nói, ‘Việc sử dụng đúng đắn thiên nhiên là
một bộ phận của đời sống tâm linh.’ Điều này môt lần nữa đưa chúng ta quan
tâm đến việc khả dĩ cho chế độ chay tịnh. Ở việc ước lượng sơ sài, phải
cần rau cải mười lần hơn để nuôi một người dùng chay tịnh. Trong một thế giới
với sự căng thẳng gia tăng chưa từng có về việc cung cấp thực phẩm cho việc ăn
uống xa xỉ về thịt dường như ngày càng thiếu đạo đức hơn, ngoài việc liên hệ
đến sự tàn sát thú vật.
Nếu chúng
ta có thể bắt đầu thâm nhập sâu xa hơn đến mối quan hệ của chúng ta với thiên
nhiên qua sự thấu hiểu tương tức tương nhập, và sống hòa hiệp hơn với môi
trường của chúng ta qua việc sử dụng nguyên tắc bất bạo động, thế thì một sự
tỉnh thức lớn mạnh hơn về thiên nhiên sẽ bắt đầu để bồi bổ cho việc thực hành
tâm linh của chúng ta. Khả năng của chúng ta để phát triển như những con
người là gắn bó một cách gần gũi với môi trường mà chúng ta sinh sống; hòa hiệp
với môi trường ấy sẽ có một tác dụng tích cực với sự thực hành tâm linh của
chúng ta. Nói cho cùng, trong thế giới tự nhiên, chúng ta thấy nhiều biểu
tượng gợi hứng nhất cho khả năng phát triển của chúng ta ; bầu trời màu xanh,
đại dương bao la, những ngọn núi cao ngất. Có nhiều tấm gương đơm hoa kết
trái từ việc gợi hứng đến từ kinh nghiệm của con người về sự xinh đẹp và tráng
lệ của thiên nhiên, đặc biệt những nơi hoang vu. Từ những nhà khoa học đến
huyền bí học, con người đã tìm thấy những điều mầu nhiệm và phức tạp của thiên
nhiên là cội nguồn của tuệ giác và tăng thượng. Vì lý do duy nhất này,
điều rất quan trọng là tối thiểu một số những nơi hoang vắng nào đấy sẽ được
tồn tại [1].
Mặc dù
thế, chúng ta phải cẩn trọng về việc quá đa cảm về thiên nhiên; sự tuần hoàn
của đời sống trong thế giới tự nhiên có thể đôi khi rất khắc nghiệt. Sự
phát triển kỷ thuật đã giải thoát chúng ta khỏi điều này một phần nào và một
vận động cho việc ‘trở lại với tự nhiên’ chắc chắn sẽ không là một giải pháp
cho những vấn nạn của nhân loại. Với hàng khối vấn đề, nhưng mỗi hành động
nho nhỏ của chúng ta là đáng giá. Hy vọng rằng sẽ đủ để mọi người thức
tỉnh đến sự kiện rằng chúng ta đang cần kiếp sự thay đổi thái độ của chúng ta
đối với thiên nhiên để cho những thế hệ tương lai có thể tiếp tục thu hưởng sự
sống đầy cảm hứng trên trái đất này.
[1] Có
những đỉnh núi ở Nepal cấm người lai vãng để bảo tồn sự linh thiêng của những
nơi ấy.
Buddhism and the Environment
Ẩn Tâm Lộ ngày10 - 03 – 2011
No comments:
Post a Comment