Sunday, November 9, 2014

HÀNH HƯƠNG


HÀNH HƯƠNG
Tác giả: DJKN
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 12/12/2011

Truyền thống hành hương là một sự thực hành đã được khuyến khích bởi tất cả những tôn giáo lớn của thế giới hàng nghìn năm qua. Nó đã trở nên phổ thông cục bộ bởi vì nó là một cơ hội cho những người tầm cầu tâm linh tiếp nhận một loại lễ hội phối hợp niềm vui với hành vi đạo đức. Đối với hầu hết chúng ta, ý tưởng của việc du lịch qua những địa điểm xa xăm kỳ bí là quyến rũ hơn một số thực hành khắc khổ hơn mà truyền thống của chúng ta tán thành, và trong khi theo đuổi niềm vui thích không phải là lý do duy nhất cho việc tiếp tục cuộc hành hương, nó là một củ cà rốt rất hiệu quả cho việc khuyến dụ những Phật tử nặng về vật chất như chính tôi thực hành bất cứ một sự thực tập nào. Và một cuộc hành hương cũng là một điều gì đấy mà chúng ta có thể hoàn thành một cách tương đối đơn giản, mà nó đang thúc đẩy.
Thông thường, mục tiêu của một cuôc hành hương tâm linh là để thăm viếng một nơi nào đấy 'thiêng liêng'. Địa điểm và những gì 'thiêng liêng' thay đổi tùy thuộc vào truyền thống tâm linh đang theo đuổi. Đối với một số tôn giáo, một địa diểm được xem như thiêng liêng bởi vì vị Giáo chủ sinh ra hay tử đạo ở đấy, hay một cây đinh một mãnh gỗ là thiêng liêng bởi vì một vị thánh đã chạm đến, ban phép đến. Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam và sự gây hấn của con người, hay một cách quan trọng hơn, bởi một tâm thức phán đoán và nhị nguyên. Do thế, nói một cách nghiêm chỉnh, không cần ai trong chúng ta tìm kiếm một nơi nào thiêng liêng ở bên ngoài hay những người thiêng liêng bởi vì như Đức Thế Tôn đã hứa hẹn, "Bất cứ ai nghĩ về ta, ta sẽ ở trước mặt người ấy." Do thế, khoảnh khắc chúng ta nghĩ hay cảm thấy thành tâm với Đức Phật và Giáo Huấn của Ngài, chúng ta ở nơi nào thì ngài ở ngay đấy với chúng ta, và nơi ấy sẽ trở thành thiêng liêng hay thánh địa.
hanhhuong001Tuy thế, vấn nạn hầu hết chúng ta đối diện mặc dù là nhiều lần chúng tôi nói về điều này, tâm thức 'lém lỉnh', bi quan, và hoài nghi đơn giản không chấp nhận nó, là điều làm cho chúng ta hoàn toàn không giống Ben của Kongpo. Ben là một trong những cá nhân hiếm hoi - một người siêu xuất với một sự giàu có lớn lao về phúc đức và niềm tin tuyệt đối - sự thành tâm không mõi mệt đơn giản và tinh khiết xóa tan những biên giới của nhận thức duyên sinh. Suốt cuộc đời của Ben ông đã nghe những câu chuyện về bức tượng Jowo Rinpoche nổi tiếng ở chùa Jokhang, Lhasa (bức tượng của Đức Phật Thích Ca này vẫn được xem là một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất ở Tây Tạng) và sau nhiều năm dài, cuối cùng ông đã hoàn thành hành trình từ Kham để tự thân thấy Rinpoche vĩ đại. 
Một lần, ngày Ben đến chùa nơi bức tượng được tôn trí không ai chung quanh và ông có thể bước vào ngay trước tượng Jowo Rinpoche, người ông yêu thích ngay lập tức và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt vàng kim với nụ cười mĩm của Ngài. Sau đó, Ben chú ý rằng những phẩm vật cúng dường và đèn dầu bơ chung quanh vị đạo sư đáng yêu này, và không thể nghĩ những thứ ấy để làm gì. Ông nghĩ, có lẻ những bánh cúng và bơ chảy ra là thức ăn của Đức Phật, và rằng, một cách thành thật, ông nên chia sẻ thực phẩm với Ngài. Thế là ông tự mình ăn một cái bánh lớn mà ông nhúng sâu trong bơ và ăn với gia vị.
Tiếp theo, Ben quyết định ông nên thật sự đi nhiễu vài vòng. Mặc dù rắc rối là ông sẽ phải tháo đôi ủng ra mà không biết phải để nơi nào an toàn. Ông nghĩ, có lẻ, Đức Phật dễ thương này sẽ trông chừng cho mình, và ông đã để ngay nơi chân của Đức Phật trước khi bắt đầu việc đi kinh hành của ông. Một lúc sau đó, người phụ trách hương đăng trở lại và đã kinh khủng khi thấy thấy một một đôi ủng cũ kỷ, dơ bẩn, tệ hại nhất để ngay chân tượng Đức Phật. Ông vội vả bước tới để lấy nó đi, vô cùng ngạc nhiên, khi ông ta khom người xuống để dở lên, Đức Phật nói, "Đừng vất đôi ủng ấy đi! Kongpo Ben đã gửi nó cho ta trông giùm!"
Cuối cùng, đã đến lúc Ben phải rời chùa, vì thế ông trở lại vị đạo sư dễ mến, cảm ơn Ngài đã trông giùm đôi ủng của ông ta và thỉnh đạo sư Jowo tức Đức Phật Thích Ca thăm ngôi làng quê hương của ông. Không ngập ngừng bức tượng trả lời, "Ta sẽ đến". Theo Patrul Rinpoche, Đức Phật Thích Ca đã thăm Ben và vợ ông ta vào năm kế, sau khi Ngài tan biến vào trong một tảng đá gần làng quê của họ và nơi ấy bây giờ được nói là thiêng liêng cũng như Jowo Rinpoche - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở thủ đô Lhasa.
Có nhiều câu chuyện với tâm hồn giản dị như Ben, về những người thành tâm mà lòng khao nhất niệm của họ thật sự tạo nên những nơi thiêng liêng hay ngay cả gợi lên sự hiện diện vật chất của những bậc thánh thiện vào trong nhận thức riêng của họ. Như Lodro, thí dụ thế, người cảm thấy thành tâm vô hạn với Bồ tát Văn Thù. Một buổi tối nọ, ông thâm nhập một thông điệp làm ông ngạc nhiên trong một quyển sách mà ông đang đọc về việc ngài Văn Thù đã phát nguyện ba lần để biểu hiện chính ngài đến bất cứ người nào hành hương đến Núi Panchashisha (Ngũ Đài San). Đối với Lodro, điều này là một khám phá tuyệt vời và gợi cảm nhất, và ông đã trở nên vô cùng thích thú về điều ấy, sau một đêm thiếu ngủ và không ăn sáng, ông chạy đến thất của vị thầy và xin phép thầy cũng như sự gia hộ để đi viếng Núi Panchashisha. Trước tiên thầy của Lodro dùng mọi cách thuyết phục với ông rằng một hành trình như vậy, đầy hiểm nguy và khó khăn, và hoàn toàn không cần thiết. Nhưng Lodro không thể bị thuyết phục. Hết lần này đến lần nọ, ông van nài thầy ông cho phép ông đi, cho đến cuối cùng vị thầy nhượng bộ và đồng ý.
Dù những ngày du hành khó khăn như vậy, nhưng Lodro không bị khuất phục bởi những hiểm nguy phía trước, mang theo đủ thức ăn và thuốc men cho vài tháng trên lưng con lừa, chào tạm biệt thầy, gia đình và tất cả bạn hữu của ông, và hướng rời khỏi cao nguyên Tây Tạng.
Những lối đi cực kỳ khó khăn. Ông đã vượt qua vài dòng sông chảy xiết và sống sót với những cơn nóng dữ dội của những sa mạc trống rỗng, nơi mà những đồng hành của ông chỉ là những con rắn độc và thú hoang. Tuy nhiên, sau vài tháng, Lodro đã đến núi Ngũ Đài an toàn và lập tức đi tìm Bồ tát Văn Thù. Ông đã đi tìm mọi nơi, hết lần này đến lần khác, nhưng không thể thấy bất cứ người nào ngay cả lờ mờ giống với Bồ tát. Sau đó, một tuối tối, ông đã dựa lưng trên một bậc thềm sắt của một tu viện và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.
Việc tiếp theo ông nhớ là đang đi vào một hàng quán, nơi mà một đám đông người địa phương náo nhiệt đang nhậu nhẹt, cười nói với những trò vui. Lúc trời đã tối và Lodro đã mệt mõi. Ông hỏi một căn phòng, và một phụ nữ cực kỳ đẩy đà ngồi sau một chiếc bàn nhỏ phía cuối của hành lang nói với ông ta phòng đã đầy ấp, nhưng ông có thể ngủ ở một góc của hành lang nếu ông muốn. Ông chấp nhận một cách cảm kích và lấy ra một quyển sách trong hành trang để đọc trước khi đi ngủ.
Ngay lúc ấy, một nhóm nam thanh thiếu niên người Hoa ồn ào bật ra khỏi hàng quán và đi đến hành lang và trêu chọc người phụ nữ to béo ấy. Lodro cố gắng để lờ đi, nhưng thủ lĩnh của nhóm trai trẻ ấy đã thấy ông ta và nói huênh hoang như để thách thức ông.
"Ông làm gì ở đây?" hắn hỏi.
Hoàn toàn không biết nói gì, Lodro, trong sự vô tư, tự nhiên nói với những trai trẻ người Hoa về thệ nguyện của Bồ tát Văn Thù. Bọn trẻ cười và cười ha hả lên.
"Những người Tây Tạng của ông quá mê tín! Tại sao thế? nó la lên. "Và ông thật sự tin những gì ông đọc trong kinh điển! Tôi đã sống ở đây cả đời, và tôi chưa bao giờ nghe ai gọi là Văn Thù." Lắc đầu không tin tưởng, nó quay lại nói với bạn bè của nó, và nói, "Mùa đông đã đến. Ông nên trở về nhà trước khi lạnh cóng mà chết."
Cả đám sau đó trở vào trong quán để tiếp tục nhậu nhẹt khi người đàn bà phốp pháp và Lodro nhìn nhau nhẹ nhõm.
Một vài ngày sau đó, trên đường trở lại sau một chuyến leo núi vô ích. Lodro nhảy vào với nhóm trai trẻ người Hoa nọ.
"Ông vẫn còn ở đây?" một đứa la lên.
"Đủ rồi, tôi không tin nữa," Lodro trả lời, với một nụ cười uể oải. "Cậu nói đúng, tôi quá mê tín."
"Vậy là cuối cùng ông đã chán chê rồi hả? đám trẻ la lên. "Ông sẽ về nhà bây giờ chứ?"
"Tôi nghĩ là tôi sẽ đi hành hương đến Mongolia," Lodro nói. "Tôi cũng có thể trên đường trở về nhà. Và nó có nghĩa là cuộc hành trình này không hoàn toàn lãng phí thời gian."
Lodro trông có vẻ buồn bả và có gì điều đó về cung cách của ông nhún vai khi ông nói làm cậu trai trẻ người Hoa mềm lòng.
"Tôi nói với ông thế này," cậu trai trẻ nói, ít hùng hổ hơn lúc trước. "Ông không có nhiều tiền và lương thực đem theo gần hết rồi, ông sẽ phải cần giúp đở. Tôi có một người bạn ở Mongolia. Tôi sẽ viết cho cậu ta một lá thư. Nếu ông đưa cho nó, tôi chắc chắn là nó sẽ giúp ông những gì nó có thể làm."
Ngày hôm sau, Lodro một lần nữa thu xếp hành trang lên lưng con lừa và cảm thấy chán nản và mất nhuệ khí, nhìn một lần cuối núi Văn Thù, hy vọng một cách tuyệt vọng rằng ngài Văn Thù có thể xuất hiện tối thiểu vừa đủ để vẩy chào tạm biệt ông. Nhưng không. Đám đông của những người vội vả và đi qua đi lại trước ông ta không có gì hơn mà là cậu trai trẻ người Hoa với lá thư cậu ta đã hứa hẹn. Lodro cảm ơn, đặt lá thư vào trong áo choàng của ông và cất bước hướng đến Mongolia.
Sau một vài tháng, Lodro đã đến thị trấn nơi người bằng hữu của chàng trai trẻ người Hoa ở. Cầm lá thư trên tay, ông chặn mỗi người ông gặp để hỏi nơi nhận lá thư có thể tìm ra ở chốn nào. Với sự ngạc nhiên của ông, mỗi người ông gần đến đều bật cười. Lodro cực kỳ kinh dị. Cuối cùng ông đã gặp một bà lão người và bà cố gắng tự kiềm chế đủ lâu để hỏi bà có thể đọc bức thư được không. Lodro đưa bức thư cho bà, mà không tự đọc. Bà lão nghiên cứu kỷ lưỡng, rồi hỏi,
"Ai viết bức thư này?"
Và Lodro nói với bà lão toàn bộ câu chuyện. Bà lắc đầu và thở dài, "Những chàng trai trẻ ấy luôn luôn bắt nạt các người hành hương tội nghiệp như ông. Nhưng có một tạo vật tôi biết theo tên được viết trong lá thư ấy. Nếu ông muốn đưa thư, hãy đến tận cùng nơi chẳng ra gì của ngôi làng. Ở đấy ông sẽ thấy một con lợn. Nó rất là béo mập nên ông không thể không thấy nó."
Lodro hơi hoang mang với thông tin ấy, tuy nhiên ông ta quyết định rằng, vì ông đã quá gần nên ông sẽ đi đến tận cùng của ngôi làng ấy và nhìn vào con lợn ấy. Không bao lâu, ông thấy một ngọn đồi với rác rưởi trên đỉnh, nơi ấy có một con lợn đầy lông lá cực kỳ to lớn đang ngồi đấy. Cảm thấy hơi tự chủ, Lodro mở lá thư ra và đưa nó trước đôi mắt nhỏ của con lợn và hoàn toàn kinh ngạc khi con lợn hình như đọc bức thư. Khi nó đọc xong, con lợn bắt đầu nhỏ nước mắt khóc không thể cầm được và ngã ra chết. Bổng nhiên tò mò về những gì có thể làm nên một sự tác động mạnh mẽ đến con vật, Lodro cuối cùng đọc lá thư.
Bồ tát Thánh Pháp Tôn Quý
Việc hoằng pháp để làm lợi ích cho chúng sinh của ngài ở Mongolia đã hoàn tất. 
Bây giờ hãy gấp rút trở lại núi Panchashisha (Ngũ đài san).
Văn Thù Sư Lợi
Kinh ngạc và hăng hái lại, Lodro vội vả trở lại núi Ngũ đài chỉ với một niệm trong tâm ông, "Lần này, khi tôi gặp Văn Thù, tôi sẽ ôm ngài thật chặc, và không bao giờ để ngài rời khỏi được!"
Nơi dừng lại đầu tiên của ông ở núi Ngũ đài là cái quán nơi người đàn bà đã cho ông chỗ ngủ. Lodro hỏi bà chứ bà có thấy chàng trai trẻ người Hoa không.
"Những cậu con trai ấy luôn luôn di chuyển. Ai mà biết chúng ở đâu? bà trả lời sẳng giọng.
Lodro nghe như thót tim lại.
"Nhưng ông đã mõi mệt," người đàn bà tiếp tục, hơi nhẹ nhàng hơn. "Tại sao ông đi ngủ bây giờ cho rồi. Ông có thể tìm chàng trai ấy ngày mai." Và bà cho ông ta nơi ông từng ngủ trước đây ở hành lang. Ông rơi vào giấc ngủ thật nhanh, chỉ thức dậy và lại thấy ông co mình trên những nấc thang của tu viện và lạnh tê cóng. Không có dấu hiệu gì của người đàn bà, hàng quán của thị trấn. Thực tế mà nói ông đang ở tại núi Ngũ đài, cảnh giới ngoại tại được nói là nơi cư trú của Văn Thù Bồ tát, nhưng công đức của ông đã cho ông những kinh nghiệm với Đức Văn Thù như ngài đã đưa ông vào giấc mơ. Tôi luôn luôn hy vọng rằng Lodro cuối cùng nhận ra rằng lòng từ bi của Văn Thù là bao la và cùng khắp chắc chắn có thể gợi lên sự hiện hữu của ngài bất cứ nơi nào - ngay cả trong làng xóm của chính ông. Và từ quan điểm ấy, chuyến hành hương sang Trung Hoa của ông không thành công, nhưng chắc chắn không lãng phí, bởi vì nếu Lodro không thực hiện chuyến hành hương ấy, ông chắc chắn không kinh nghiệm chuyến du hành nội tại, hay nhận ra bất cứ điều gì cả.
Sau khi nghe câu chuyện này từ Deshung Rinpoche, tôi đã viếng thăm núi Ngũ đài vài lần, nhưng thậm chí ít thành công hơn Lodro. Không chỉ tôi hoàn toàn thất bại để làm gợi lên sự hiện diện của Văn Thù, tôi đã không có một giấc mơ nào cả. Một điều duy nhất đã xảy ra là tôi đã bị quấy rầy bởi hệ thống bán vé được thiết lập tại hầu hết những ngôi tự viện và bởi những tu sĩ bán vé. Hầu như tôi cực kỳ chán nản để thấy những thánh địa đã bị hạ cấp thành những biểu tượng đền đài quốc gia. Mặc dù sau này tâm thức sáng suốt của tôi đã bắt đầu tự hỏi biết đâu một trong những tu sĩ kiêu ngạo, tham lam ấy những người chỉ biết đến số tiền vé mà họ bán ra thực tế là Văn Thù Bồ tát thì sao. Ai biết được?
Hai nghìn năm trăm sau khi Đức Thế Tôn Thích Ca thị hiện niết bàn, những hành giả Phật tử ngày nay có thể viếng thăm những nơi như Đạo tràng Giác Ngộ - Bodhgaya nơi mà vị thầy của chúng ta đã thành đạo, và Varanasi nơi Ngài giảng dạy, cũng như những nơi thiêng liêng khác của Đạo Phật mà thậm chí hai trăm năm trước đây chỉ được biết lờ mờ. Chúng ta khuyến khích mỗi người chúng ta và chính chúng ta bằng việc kể lại những câu chuyện về những gì đã xảy ra ở đấy, và hầu hết đều dễ chịu, hấp dẫn và thường đẹp như tranh. Nhưng không phải tất cả những thánh địa đều có lịch sử bay bổng như thế.
Vào giữa thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, Ashoka Đại đế đã thống trị hầu hết Ấn Độ sau nhiều năm chinh chiến đẫm máu, nhưng khi những người lĩnh đạo của Kalinga (hiện tại là Orissa) từ chối quy phục, ông đã đem một đội quân xâm lược lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ để tiêu diệt lực lượng vũ trang địa phương. Hơn một trăm nghìn chiến binh đã bị tàn sát và gia đình họ bị phân tán trong mọi hướng khi Ashoka giành được chiến thắng lớn nhất chưa từng có trong lịch sử, để lại khung cảnh sự tàn phá đằng sau ông có thể so sánh với Hiroshima sau khi quả bom được thả xuống vào lúc cuối của Thế Chiến Thứ Hai.
Sau khi vị vua vĩ đại quán sát qua những đống thân thể tan nát khổng lồ rải rác khắp chiến trường đẩm máu, vị vua chợt nhận ra những khổ đau và khủng khiếp lớn lao như thế nào mà ông chịu trách nhiệm tràn ngập trong tâm tư ông, và cuối cùng ông có thể gặt hái nổi đau buồn trong những hành vi bạo động của ông. Nổi ân hận quá sâu sắc đã hướng ông trở thành một tín đồ trong giáo huấn của Đức Phật - một trong những sự cải đạo nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo - và ông hiến dâng toàn bộ đời sống còn lại của ông để truyền bá Phật Pháp trong toàn bộ đế quốc của ông. Ngày nay, đối với những ai ngưỡng mộ việc thực tập bất bạo động - ahimsa, chiến trường kinh khủng này đã trở thành một thánh địa thật sự đáng ngưỡng mộ.
hanhhuong002Lộc Uyển - Sarnath đã trở thành một thánh địa nổi tiếng và được tôn kính vì đấy là nơi Đức Phật và năm vị đệ tử đầu tiên thảo luận về Bốn Chân Lý Cao Quý. Giáo huấn này từ đấy đã được giảng dạy khắp Á châu, và ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến những vị vua, chính trị gia, và học giả trong những vùng đất tận Trung Hoa, Nhật Bản và Miến Điện. Bốn Chân Lý Cao Quý xác đáng một cách quá huyền ảo và phổ quát nên bây giờ đang bắt đầu đi vào tâm thức và con tim của những người tầm cầu tâm linh và học giả phương Tây. Như một kết quả, đôi mắt của hàng triệu người đã được mở ra với sự thật của những ngôn từ của Đức Phật, tâm tư họ đã thay đổi và cuộc sống của họ đã hoàn toàn chuyển hóa.
Trong khi 'thánh địa' là một khái niệm tương đối, Đức Phật đã nói, trong một tuyên bố về sự thật tuyệt đối có thể thấy trong: Vua của Những Lời Cầu Nguyện Ngưỡng Mộ (Nguyện Vương): 'Nguyện Vọng Đến Những Hành Vi Thánh Thiện' của Phổ Hiền (Phổ Hiền Hạnh Nguyện)
Qua năng lực của lời cầu nguyện này, ngưỡng vọng đến Hành vi Thánh thiện,
Tất cả những Đấng Chiến Thắng xuất hiện sinh động nơi đây trước tâm tôi
Và tôi phân thân nhiều như những nguyên tử trong vũ trụ
Mỗi thân lễ lạy phủ phục trước tất cả chư Phật,
 
Trong mỗi nguyên tử hiện đủ tất cả chư Phật có trong tất cả nguyên tử,
Và chung quanh các Ngài, tất cả những bồ tát kế thừa
Và tôi cũng quán tưởng các Ngài tràn đầy khắp
Một cách hoàn toàn trong không gian của thực tại.
(Phổ Hiền hạnh nguyện oai thần lực
Phổ hiện nhất thiết Như Lai tiền
Nhất thân phục hiện sát trần thân
Nhất nhất biến lễ sát trần Phật.
Ư nhất trần trung trần số Phật
Các xử bồ tát chúng hội trung
Vô tận pháp giới trần diệc nhiên
Thâm tín nhất thiết giai sung mãn)
Theo lời cầu nguyện này, có rất nhiều vị Phật trong mỗi nguyên tử của hiện tượng tồn tại như số những nguyên tử trong vũ trụ, điều này có nghĩa là chúng ta không thể loại bỏ khả năng có một vị Phật hiện đang ở trong trung tâm Sanlitun ở Bắc Kinh hay Bois ở Paris. Một cách thật sự, không chỉ là một khả năng, mà đấy là một trăm phần trăm. Tuy thế, tâm thức của đại đa số con người là quá cứng nhắc, thì tuyệt đối không thể bất cứ người nào đến viếng thăm một nơi như vậy mà có thể nhận thức những vị Phật trong số họ.
Một cách tổng quát, nhận thức thông thường về một nơi 'thiêng liêng' hay thánh địa có khuynh hướng phong nhiêu và hoàn toàn tĩnh. Chúng ta không dùng sự uyển chuyển và vô tư của tâm thức đi với một Quan Điểm chân thật bao la, thay vì thế chúng ta bị kẹt với tất cả những tiêu chuẩn và mong đợi của xã hội mà chúng ta trưởng thành với chúng. Đối với hầu hết chúng ta, một nơi thiêng liêng phải là yên tĩnh và sạch sẽ và trật tự, không nóng bức, bụi bậm, ồn ào, bị quấy rầy bởi những con ruồi, hôi thối và phiền toái đến thiên đàng. Tuy nhiên, những địa điểm như Đạo Tràng Giác Ngộ và Lộc Uyển,Varanasi, là những nơi hoàn toàn hổn độn, tiếp tục được tôn kính như là thiêng liêng một cách xác thật. Chúng ta không nên bao giờ quên rằng hai nghìn năm trăm năm trước đây (khi biên giới giữa Nepal và Ấn Độ ít nhiều không chính xác như bây giờ), Đức Phật Thích Ca đã chọn sinh ra trong một Ấn Độ cổ xưa và rằng chín trăm chín mươi chín Đức Phật của 'Hiện Tại Hiền Kiếp' sẽ giáng sinh ở đấy trong tương lai, đấy là lý do chính mà hầu hết mọi người xem như khu vực ấy là vô cùng thiêng liêng hơn một vùng sạch sẽ ở Thụy Sĩ, thí dụ thế.
Thánh địa Phật Giáo không chỉ là những nơi liên hệ đến cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, thí dụ, nơi Ngài sinh, giác ngộ, giảng dạy, và thể nhập niết bàn. Có nhiều nơi khác liên hệ đến những Đức Phật khác, các đệ tử, a la hán, và bồ tát trong thời kỳ của chúng ta. Trong thời đại vàng son của Đạo Phật, những đại đạo sư đã giảng dạy khắp Á châu, Tân Cương, A Phú Hản, Pakistan, Indonesia, Trung Hoa, Tây Tạng, và Nepal không đề cập đến Ấn Độ. Qua nhiều thế kỷ, mặc dù một số quốc gia này đã mất sự liên hệ với Phật Pháp, và mặc dù vẫn có thể thăm viếng những thánh tích ở đấy, chúng có thể được nhận ra một cách sơ sài và thường không ổn định và nguy hiểm vì chính trị.
Phật Giáo Mật Tông cống hiến cho chúng ta những sự diễn tả đáng kinh ngạc về những thánh địa và đến tháp thiêng liêng trong khoảng 'năm mươi sáu' nơi khắp thế giới, cũng như những thánh tích ẩn tàng phong phú, như Vương Quốc Shambhala , mà nó không bị giới hạn đến một vị trí địa lý đơn độc nào cả. Những vùng đất bí ẩn này được khám phá bởi những đại sư mật tông trong quá khứ và chúng sau đó đã trở thành những nơi chốn mà con người đã dâng hiến trọn cuộc đời của họ để thực tập. Về mặt lịch sử mà nói, không phải bất thường cho những học nhân Phật tử nhiệt tâm hy sinh nhà cửa, gia đình, nghề nghiệp và tất cả những sở hữu thế gian để họ có thể đi đến an trụ trong một vùng đất huyền bí ẩn mật. Một số đã trở nên rất nổi tiếng, như Tashi Ding ở Sikkim và Pemakö nằm ở vùng Tây Nam Tây Tạng, chỗ con sông Brahmaputra đổ vào Ấn Độ .
Những thánh địa cổ xưa ở Ấn Độ và khắp vùng Hy mã lạp sơn đã được gia hộ hết lần này đến lần khác bởi chư Phật và Bồ tát khắp các thời đại, và đã được hàng triệu người hành hương viếng thăm; đây là những gì làm cho chúng trở nên sống động mạnh mẽ và ảnh hưởng một cách sâu đậm. Những thánh địa này chưa từng được tổ chức hay bị kiểm soát bởi bất cứ người nào. Không ai đang dàn dựng, một thể nghiệm thánh địa' và không có sự khai thác nghiêm trọng, điều ấy có nghĩa là cho đến bây giờ chúng thoát khỏi bất cứ dấu vết nào của một đầu óc 'Disneyland'. Vẫn có thể ngồi bên bờ sông Hằng vào buổi chiều để nhìn những lễ hỏa táng, nghe mùi xương thịt con người bị thiêu đốt, và mê hồn bởi sự tán tụng kinh Vệ Đà liên tục, giống như không có gì thay đổi trong 3,000 năm qua.
Nói một cách tổng quát, môi trường mà chúng ta sinh sống ảnh hưởng cung cách chúng ta suy tư và cung cách chúng ta nhìn vào những thứ chung quanh chúng ta. Thật đáng giá để nhớ rằng, trong hàng tỉ hành tinh mà Đức Phật Thích Ca có thể đã giáng sinh, Ngài đã chọn trái đất của chúng ta; và trong hàng trăm xứ sở đã làm nên thế giới chúng ta, Ngài đã chọn Ấn Độ cổ xưa; và trong tất cả mọi nơi, Ngài có thể đạt đến giác ngộ, ngài đã chọn tiểu bang Bihar của Ấn Độ. Thoáng nhìn qua, Bihar không hiện ra như tĩnh lặng hay thiêng liêng - trong thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhưng một khi chúng ta đến Đạo Tràng Giác Ngộ, thí dụ thế, và đặc biệt khi chúng ta đi vào vòng bên trong, chúng ta có thể lập tức cảm thấy nơi ấy thật sự rất đặc biệt. Hay Đỉnh Linh Thứu, là một nơi rất bé nhỏ mà chúng ta có thể cất bước quanh nó trong vòng mười phút và khi nhìn qua con mắt của một nhà phát triển đất đai nó là một xã hội sa mạc, tuy thế đây là nơi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng một số kinh điển quan trọng cho hàng trăm tu sĩ, a la hán, và bồ tát.
Chỉ trước khi nhập niết bàn, những đệ tử thân cận đã hỏi Ngài, "Như những Phật tử, chúng con nên nói gì với thế gian về Đức Thế Tôn?" Đức Phật sau đó đã giảng dạy cho họ những lời hướng dẫn vô cùng hữu ích, kể cả bốn phần thông tín đặc biệt vì lợi ích của những đệ tử của Ngài cũng như toàn thể chúng sinh.
"Các con nên nói với thế giới rằng một con người bình thường, Sĩ Đạt Ta, đã đến trái đất này, đạt đến giác ngộ, giảng dạy con đường để giác ngộ, và đã không trở thành bất diệt mà đã đi vào niết bàn."
Đặt nó vào trong một cung cách khác, Ngài đã dạy rằng:
* Mặc dù chúng sinh bị nhiễm ô và do thế một cách bình thường, tất cả chúng ta có Phật tính.
*Những nhiễm ô của chúng ta là tạm thời, không phải bản chất tự nhiên của chúng ta, và do thế có thể tiêu trừ - như một kết quả chúng ta có thể trở thành những vị Phật.
* Có một con đường chỉ cho chúng ta tiêu trừ ô nhiễm của chúng ta và đạt đến giác ngộ như thế nào; và
* Bằng việc đi theo con đường này, chúng ta sẽ đạt đến giải thoát khỏi mọi cực đoan.
Giáo huấn của Đức Phật đưa ra những phương pháp phong phú để giúp chúng ta nhớ bốn lời tuyên bố này, từ đơn giản như niệm Phật, trì chú cho đến những sự thực tập thiền quán khó khăn cực độ. Trong thực tế, nhớ đến những giáo huấn này và đưa chúng vào trong sự thực tập là cốt lõi của lộ trình Phật Giáo, và một trong nhiều phương pháp truyền thống đã giúp chúng ta làm điều này là việc thực tập hành hương.
Trích từ quyển What to Do at Buddhist Holy Sites
Ẩn Tâm Lộ ngày 14/12/2011

No comments:

Post a Comment