Monday, November 10, 2014

MỘT THÁI ĐỘ TÂM LINH CHUẨN BỊ VỮNG VÀNG HƠN CŨNG CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN CHO HÀNH TINH NÀY

MỘT THÁI ĐỘ TÂM LINH CHUẨN BỊ VỮNG VÀNG HƠN CŨNG CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN CHO HÀNH TINH NÀY
Luân Đôn, Anh quốc – Có phải tái thẩm tra sự quan trọng của Đạo Phật và những yếu tố tâm linh khác lại thức tỉnh sự nhận thức sâu sắc của chúng ta về sự cân bằng giữa con người và hành tinh?

Nhiều người nghĩ như thế. Thật thế, có vài nguyên tắc bao trùm tâm linh và vật chất mà chúng chia sẻ những điểm rất giống nhau.

Satish Kumar, tác giả, nhà sinh thái học, hòa bình, và cố vấn của Hành Tinh Tương Lai của Chúng Ta, không nghi ngờ gì Phật giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích những phương cách mà chúng ta có thể đạt đến hạnh phúc và chăm sóc thế giới chúng ta.

Một cách căn bản Đạo Phật nói rằng tất cả mọi vật liên hệ với nhau,” ông nói rằng “Con người và thiên nhiên tất cả đều liên kết. Từ ngữ thiên nhiên tự nó có thể có một ý nghĩa căn bản là sinh ra. Thiên nhiên (nature), sự sinh sản (nativity), sau khi sinh đẻ (post-natal, pre-natal), tất cả những từ ngữ này đều có ngữ căn trong sự sinh sản.”

“Vì thế chim chóc trên bầu trời, nai hươu, cây cối và sông ngòi, tất cả chúng là người quen biết và bà con của chúng ta. Những gì chúng ta làm cho thiên nhiên là chúng ta làm cho chúng ta. Đây là về sự hợp nhất của sự sống, và chúng ta cần phải biểu lộ sự tôn trọng của chúng ta đối với sự sống, và không tàn phá sự sống. Tổn hại những chúng sinh khác phải là phương sách cần kíp cuối cùng.”

Một khoảnh khắc tư duy về sự liên hệ này trong sự sinh tồn của địa cầu như thế nào cho thấy rằng sự mở rộng lối suy tư này sẽ có những lợi ích ngay lập tức.

Không có cách nào những lĩnh tụ chính trị và thương mại đi theo những lý thuyết như vậy sẽ quyết định những sự khai thác dầu mõ ở Alaska, đến sự tàn phá đời sống hoang dã vô tội, hay ép buộc những cộng đồng bất lực rời khỏi những mãnh đất lịch sử , trong sự truy tìm những đồng tiền nhanh chóng. Hãy suy nghĩ những tâm tư.

“Tất cả chúng ta là chúng sinh, tất cả chúng ta là sự sống,” Kumar nói tiếp. “Và như thế chúng ta cần tôn trọng và được tôn trọng. Chặt phá, làm ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức, đó là những phương sách không tôn trọng đến sự sống. Chúng ta cũng hướng đến một suy tư trong những dạng thức về tính ưu thế của con người trên mạng lưới của sự sống. Nhưng đây không là môi trường của chúng ta, mà nó là môi trường.”

“Trong những dạng thức của sinh kế, chúng ta có thể tìm kiếm một sự sống giản đơn để sống một cách giản dị,” ông nói thế. “Chúng ta có thể giảm thiếu tối đa sự tác động của chúng ta, và chúng ta có thể thực hành sự kiềm chế. Không phải mọi thứ đều là của chúng ta và chúng ta có thể giàm đến mức tối thiểu nhu cầu của chúng ta. Tai họa cho nền văn minh hiện đại là phù phiếm, kiêu căng và lãng phí. Không có những thứ này chúng ta duy chỉ lưu tâm những thiết yếu của cuộc sống và giảm thiểu những nhu dụng của chúng ta.”

“Chúng ta có thể gia tăng sự tưởng tượng của chúng ta, chúng ta có thể mong đợi để tìm kiếm một sự hoan hỉ trong những không gian khác nhau, trong những thứ như âm nhạc, thi ca, nghệ thuật, thiên nhiên và bông hoa. Sự mộc mạc và tiết kiệm tối đa tự nguyện, tiết kiệm tối đa những gì chúng ta cần trong đời sống của mình, “người ta tiến bước.”

Một lần nữa, những sự tiếp cận như thế duy chỉ soi sáng một cách quá rõ ràng những tác động của con người có trên hành tinh, nhiều thứ ấy, những nhà duy linh tranh luận, chỉ làm cho sự bất bình của con người sâu xa hơn và làm tổn hại khả năng của chúng ta cho từ bi yêu thương.

“Chúng ta cần ít sở hữu hơn, ít quan tâm hơn về quyền sở hữu của riêng mình, vui tươi, yêu thương, quan tâm, từ ái và bi mẫn, những điều này là quan trọng,” Kumar gợi ý như thế.

“Chúng ta cần sống tốt lành và giản dị. Tại sao phải có hai mươi cái áo sơ mi, trong khi năm cái là đủ. Tại sao phải có hai mươi đôi giày trong nhà, hơn một cái máy điện toán, hơn một cái máy truyền hình. Tại sao không chỉ cần một cái tivi và đến xem chung với nhau như một cộng đồng hay như một gia đình?”

“Phật giáo không phải là sự phủ nhận, mà nó nói về bước chân trên con đường trung đạo, nó không nói về tất cả hay không có gì cả,” ông bộc bạch.

Những trang mạng chủ đạo như ‘The Buddhist Channel’gợi ý rằng, “Thất bại trong việc thích ứng và quán chiếu những bài học căn bản đã đưa chúng ta đến những khủng hoảng mà chúng ta đang đối diện hiện nay.”

“Nếu con người đã theo đuổi khái niệm về quy luật đề kháng và điều độ, chúng ta không phải bị vướng vào trong khủng hoảng tài chính hiện nay, mà nó vốn xuất phát từ chủ nghĩa tiêu dùng quá đáng, cũng như quá thừa thãi,” nó khuyến nghị.

“Nếu con người tỉnh thức một cách đầy đủ về mối liên hệ hổ tương trong những hành vi của họ với môi trường, chúng ta sẽ tiêu thụ một cách thông thái hơn mà không để lại những tác động tổn hại đến thế giới chung quan chúng ta.”

Ý tưởng rằng thất bại trong việc thực tập tiết chế, điều độ đã đưa đến một sự liên hệ thừa thãi trong tiêu thụ, càng đòi hỏi hơn nữa cho con người và sự đặt để một giá cả cao hơn nữa trên hành tinh chúng ta để cầu khẩn những tài nguyên này.”

Lướt nhìn xuống những con đường cao cấp của phương Tây, nơi mà những khách hàng tiêu thụ chen lấn cho những món quà món hàng mới nhất, trước khi chụp nhình những món đồ chơi mới trên điện thoại cầm tay của họ, có thể soi sáng nơi mà chúng ta đã lạc lối con đường. Một chút tỉnh thức hơn chắc chắn có thể làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.


Logic suggests a more spiritual mindset could enrich the planet too
by Giles Crosse, Ourfutureplanet.org, 19 April 2010
Giles Crosse retreats into a calmer world
Tuệ Uyển chuyển ngữ, 13/06/2010
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,9095,0,0,1,0
   
 
Trở lại
 
 

No comments:

Post a Comment