His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nottingham, England, May 26, 2008
Transcribed, translated in parts,
and lightly edited by Alexander Berzin
With clarifications indicated in violet between square brackets
Nguyên tác: What Is the Self, Does the Self Have a Beginning, Will It Have an End?
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
--
GIỚI THIỆU
Khi chúng ta nói về những tôn giáo hay về tâm linh phổ thông, điều quan trọng đấy là để phát triển sự tôn trọng đến mỗi truyền thống. Vì vấn đề ấy, điều quan trọng để biết và tôn trọng căn bản của những tôn giáo này nhầm để tôn trọng giá trị của chúng. Đây là phần ý nghĩa của việc thúc đẩy hòa hiệp tôn giáo.
Trong đối thoại liên tôn luôn luôn có ba câu hỏi: “Tôi là ai?” hay “Tự ngã là gì?” và “ ‘Cái tôi’ đấy, hay tự ngã, nó đến từ chốn nào?” và “[Nó] có sự bắt đầu hay không, và cuối cùng điều gì sẽ xãy ra, có một sự chấm dứt hay không?” Đại đa số tôn giáo cố gắng để trả lời ba câu hỏi này.
TỰ NGÃ LÀ GÌ?
Bây giờ, đối với câu hỏi thứ nhất, “Tự ngã là gì, ‘cái tôi’?” Một số người tôn sùng tín ngưỡng thô sơ thờ phượng những thần thánh tâm linh địa phương, vì thế họ không quan tâm nhiều đến ba câu hỏi này. Khi một thảm họa xãy đến, họ chỉ cầu nguyện đến những thánh thần bản thổ. Nhưng đối với những tôn giáo trọng yếu, có một số thậm chí ba nghìn năm trước khi Phật Giáo đã khảo nghiệm ba câu hỏi này. Gần đây, chúng tôi đã gặp một học giả từ một trường đại học Ai Cập và ông đã nói với tôi rằng trong nền văn minh cổ đại Ai Cập, năm nghìn năm về trước, họ cũng đã có những triết lý và khái niệm tôn giáo thuyết minh về kiếp sống tới. Vì thế, những câu hỏi này đã đi ngược trở lại rất, rất xa.
Bây giờ, để trả lời “Tự ngã là gì?” cho dù chúng ta đang nói về một tôn giáo hữu thần hay một tôn giáo vô thần, cả hai có thể nói trong những thuật ngữ của một cái ngã độc lập tồn tại bên cạnh một thân thể và đấy là điều “làm chủ” thân thể. Nó là độc lập với tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Các tôn giáo thừa nhận rằng có một tự ngã mà [nó] không bị tác động, vô thể chất, và độc lập. Một cách chắc chắn khái niệm về một linh hồn mà chúng ta thấy trong nhiều tôn giáo có ba khía cạnh này.
Chỉ riêng Phật Giáo là tôn giáo duy nhất nói rằng không có ngã độc lập với những tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Phật Giáo nói phổ thông trong những thuật ngữ vô thường, khổ não, không, và vô ngã. Những điều này là [bộ phận của] bốn pháp ấn để xác chứng những lời dạy của Đức Phật, như đối lập đến sự hiện hữu trong khái niệm không Phật Giáo. [Không và vô ngã – có nghĩa hoàn toàn vắng bóng một cái ngã khả dĩ – cấu thành dấu ấn thứ ba.] Điều thứ tư là những hiện tượng duyên [tác động] là vô thường [luôn thay đổi]; những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau đưa đến khổ đau; tất cả những hiện tượng là trống rỗng [và vắng bóng một linh hồn hay tự ngã khả dĩ]; và niết bàn là an bình tịch tĩnh [một sự lắng dịu của chấm dứt khổ đau.]
Thế nên đây là hai câu trả lời căn bản đến câu hỏi “Tự ngã là gì?” – [hoặc là có một cái ngã độc lập của thân thể và tâm thức, hay không có một cái ngã như vậy.]
Bây giờ, đối với câu hỏi thứ nhất, “Tự ngã là gì, ‘cái tôi’?” Một số người tôn sùng tín ngưỡng thô sơ thờ phượng những thần thánh tâm linh địa phương, vì thế họ không quan tâm nhiều đến ba câu hỏi này. Khi một thảm họa xãy đến, họ chỉ cầu nguyện đến những thánh thần bản thổ. Nhưng đối với những tôn giáo trọng yếu, có một số thậm chí ba nghìn năm trước khi Phật Giáo đã khảo nghiệm ba câu hỏi này. Gần đây, chúng tôi đã gặp một học giả từ một trường đại học Ai Cập và ông đã nói với tôi rằng trong nền văn minh cổ đại Ai Cập, năm nghìn năm về trước, họ cũng đã có những triết lý và khái niệm tôn giáo thuyết minh về kiếp sống tới. Vì thế, những câu hỏi này đã đi ngược trở lại rất, rất xa.
Bây giờ, để trả lời “Tự ngã là gì?” cho dù chúng ta đang nói về một tôn giáo hữu thần hay một tôn giáo vô thần, cả hai có thể nói trong những thuật ngữ của một cái ngã độc lập tồn tại bên cạnh một thân thể và đấy là điều “làm chủ” thân thể. Nó là độc lập với tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Các tôn giáo thừa nhận rằng có một tự ngã mà [nó] không bị tác động, vô thể chất, và độc lập. Một cách chắc chắn khái niệm về một linh hồn mà chúng ta thấy trong nhiều tôn giáo có ba khía cạnh này.
Chỉ riêng Phật Giáo là tôn giáo duy nhất nói rằng không có ngã độc lập với những tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Phật Giáo nói phổ thông trong những thuật ngữ vô thường, khổ não, không, và vô ngã. Những điều này là [bộ phận của] bốn pháp ấn để xác chứng những lời dạy của Đức Phật, như đối lập đến sự hiện hữu trong khái niệm không Phật Giáo. [Không và vô ngã – có nghĩa hoàn toàn vắng bóng một cái ngã khả dĩ – cấu thành dấu ấn thứ ba.] Điều thứ tư là những hiện tượng duyên [tác động] là vô thường [luôn thay đổi]; những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau đưa đến khổ đau; tất cả những hiện tượng là trống rỗng [và vắng bóng một linh hồn hay tự ngã khả dĩ]; và niết bàn là an bình tịch tĩnh [một sự lắng dịu của chấm dứt khổ đau.]
Thế nên đây là hai câu trả lời căn bản đến câu hỏi “Tự ngã là gì?” – [hoặc là có một cái ngã độc lập của thân thể và tâm thức, hay không có một cái ngã như vậy.]
TỰ NGÃ CÓ BẮT ĐẦU HAY KHÔNG?
Thế rồi có câu hỏi, “Tự ngã có một sự bắt đầu hay không?” Một số nói rằng tự ngã sinh khởi từ chỗ không có nguyên nhân trên căn bản của những tập hợp [uẩn], vì thế nó tự sinh. Thậm chí khi lưu tâm đến nguyên khởi của vũ trụ, họ nói rằng nó sinh khởi từ không điều gi, không nguyên nhân (1). Điều này thật sự là lập trường của khoa học. Ở Ấn Độ, luận điểm duy vật của trường phái Charvaka (2) thừa nhận điều này. Nhưng vì “không nhân” là điều gì đấy bất tiện [không thoãi mái], nên hầu hết những người khác nói rằng phải có một vài nguyên nhân và điều kiện nào đấy.
Khi những Số Luận Sư (3) nói rằng vũ trụ đến từ nguyên chất thường tại căn bản – điều mà họ gọi là bản tính [prakriti], với ba sự cấu thành vũ trụ của nó, ba công đức [guna] – đây là luận điểm của một nguyên nhân hiện hữu tịch tĩnh hay thường tại. Nhưng những người khác, thí dụ những người thuộc phái Tự Tại Thiên [Ishvara], thừa nhận rằng vũ trụ hình thành hiện hữu qua ý chí của một đấng siêu việt. Tất cả những tôn giáo hữu thần có cùng lối giải thích: Do Thái giáo, Ki Tô giáo, và Hồi giáo. Tất cả họ nói rằng Thượng Đế tạo nên tự ngã [linh hồn]. Thế nên, khái niệm sáng thế là câu trả lời của họ cho mệnh đề “Tôi đến từ chốn nào.”
Bây giờ, trong những tôn giáo hữu thần, có hai quan điểm. Thứ nhất là chỉ có kiếp sống [trên trái đất này,] đời sống này: thí dụ, điều này sẽ là quan điểm của Ki Tô giáo. Thứ khác hơn là quan điểm của Ấn Độ, đấy là có nhiều kiếp sống, [tức là có] tái sinh: do thế, từ quan điểm Ấn Độ, Tự Tại Thiên [Ishvara] hay Phạm Thiên [Brahma] tạo nên linh hồn với nhiều đời sống và mỗi đời sống có hình dáng hơi khác, tùy theo nghiệp báo. Thế nên, những luận điểm Ấn Độ này chấp nhận cả đấng tạo hóa và luật nhân quả. Ki Tô giáo nói chỉ có duy nhất đời sống này và nó được tạo nên bởi Thượng Đế. Chúng tôi nghĩ đây là một ý tưởng rất năng động và hữu ích; tin tưởng điều này mang đến một cảm giác mạnh mẽ và mật thiết với Thượng Đế. [Ý tưởng ấy làm cho tín hữu thấy] có khả năng hơn để theo đuổi mong ước của Thượng Đế và để kính yêu (4) Thượng Đế cùng để cứu giúp chúng sinh.
Một lần, khi chúng tôi viếng thăm một cộng đồng Hồi giáo ở Ladakh rất gần biên giới của Pakistan, một trong những người bạn Hồi giáo của chúng tôi, một tu sĩ Hồi giáo địa phương, đề cập rằng một người tin tưởng thật sự trong Hồi giáo nên mở rộng tình yêu thương đến tất cả những sinh thể được Allah tạo nên như người ấy kính yêu Allah. Điều này tương tự với quan điểm của Phật giáo về lòng yêu thương tất cả mọi loài chúng sinh. Do vậy, với những tôn giáo hữu thần này, những tôn giáo tin tưởng Thượng Đế tạo nên linh hồn, có một cảm nhận thật gần gũi với Thượng Đế, và vì thế [họ] nhiệt tình hơn để thực tập những lời dạy [của tôn giáo ấy].
Tuy thế, có một nhóm hay những tôn giáo khác, bao gồm những người Kỳ Na giáo , Phật giáo, và một phần của phái Số Luận, những người không chấp nhận một đấng tạo hóa. Họ nói rằng mọi thứ hình thành [một cách đơn giản] qua những nhân và duyên.
Vậy là chúng ta có một quan điểm hữu thần và vô thần quan tâm đến luận điểm “cái tôi’ đến từ chốn nào, và ở đây, luận thuyết vô thần là của Kỳ Na giáo, Phật giáo, và một phần của phái Số Luận. Theo quan điểm của nhóm này, không có sự bắt đầu: chỉ có luật nhân quả.
Trong tình trạng ấy, chúng tôi không biết câu trả lời chính xác của phái Số Luận ở đây. Nếu nguyên chất căn bản có những sự xáo trộn liên tục, thế thì vì cả nguyên chất căn bản và tự ngã là những chân lý cơ bản, và hai mươi ba hiện tượng khác mà họ nói đến là những thứ xáo trộn của nguyên chất, và tự ngã biết nguyên chất căn bản, vậy thì câu hỏi là: “Có phải tự ngã là kết quả của nguyên chất căn bản như điều gì đấy biểu hiện từ nó hay chúng hoàn toàn tách biệt với nhau?” Thật sự, chúng tôi nghĩ họ nói rằng chúng hoàn toàn riêng biệt với nhau, nhưng [thế thì] mối quan hệ thật sự [của chúng] là gì?
[See: Basic Tenets of the Samkhya and Yoga Schools of Indian Philosophy.]
Thế rồi có câu hỏi, “Tự ngã có một sự bắt đầu hay không?” Một số nói rằng tự ngã sinh khởi từ chỗ không có nguyên nhân trên căn bản của những tập hợp [uẩn], vì thế nó tự sinh. Thậm chí khi lưu tâm đến nguyên khởi của vũ trụ, họ nói rằng nó sinh khởi từ không điều gi, không nguyên nhân (1). Điều này thật sự là lập trường của khoa học. Ở Ấn Độ, luận điểm duy vật của trường phái Charvaka (2) thừa nhận điều này. Nhưng vì “không nhân” là điều gì đấy bất tiện [không thoãi mái], nên hầu hết những người khác nói rằng phải có một vài nguyên nhân và điều kiện nào đấy.
Khi những Số Luận Sư (3) nói rằng vũ trụ đến từ nguyên chất thường tại căn bản – điều mà họ gọi là bản tính [prakriti], với ba sự cấu thành vũ trụ của nó, ba công đức [guna] – đây là luận điểm của một nguyên nhân hiện hữu tịch tĩnh hay thường tại. Nhưng những người khác, thí dụ những người thuộc phái Tự Tại Thiên [Ishvara], thừa nhận rằng vũ trụ hình thành hiện hữu qua ý chí của một đấng siêu việt. Tất cả những tôn giáo hữu thần có cùng lối giải thích: Do Thái giáo, Ki Tô giáo, và Hồi giáo. Tất cả họ nói rằng Thượng Đế tạo nên tự ngã [linh hồn]. Thế nên, khái niệm sáng thế là câu trả lời của họ cho mệnh đề “Tôi đến từ chốn nào.”
Bây giờ, trong những tôn giáo hữu thần, có hai quan điểm. Thứ nhất là chỉ có kiếp sống [trên trái đất này,] đời sống này: thí dụ, điều này sẽ là quan điểm của Ki Tô giáo. Thứ khác hơn là quan điểm của Ấn Độ, đấy là có nhiều kiếp sống, [tức là có] tái sinh: do thế, từ quan điểm Ấn Độ, Tự Tại Thiên [Ishvara] hay Phạm Thiên [Brahma] tạo nên linh hồn với nhiều đời sống và mỗi đời sống có hình dáng hơi khác, tùy theo nghiệp báo. Thế nên, những luận điểm Ấn Độ này chấp nhận cả đấng tạo hóa và luật nhân quả. Ki Tô giáo nói chỉ có duy nhất đời sống này và nó được tạo nên bởi Thượng Đế. Chúng tôi nghĩ đây là một ý tưởng rất năng động và hữu ích; tin tưởng điều này mang đến một cảm giác mạnh mẽ và mật thiết với Thượng Đế. [Ý tưởng ấy làm cho tín hữu thấy] có khả năng hơn để theo đuổi mong ước của Thượng Đế và để kính yêu (4) Thượng Đế cùng để cứu giúp chúng sinh.
Một lần, khi chúng tôi viếng thăm một cộng đồng Hồi giáo ở Ladakh rất gần biên giới của Pakistan, một trong những người bạn Hồi giáo của chúng tôi, một tu sĩ Hồi giáo địa phương, đề cập rằng một người tin tưởng thật sự trong Hồi giáo nên mở rộng tình yêu thương đến tất cả những sinh thể được Allah tạo nên như người ấy kính yêu Allah. Điều này tương tự với quan điểm của Phật giáo về lòng yêu thương tất cả mọi loài chúng sinh. Do vậy, với những tôn giáo hữu thần này, những tôn giáo tin tưởng Thượng Đế tạo nên linh hồn, có một cảm nhận thật gần gũi với Thượng Đế, và vì thế [họ] nhiệt tình hơn để thực tập những lời dạy [của tôn giáo ấy].
Tuy thế, có một nhóm hay những tôn giáo khác, bao gồm những người Kỳ Na giáo , Phật giáo, và một phần của phái Số Luận, những người không chấp nhận một đấng tạo hóa. Họ nói rằng mọi thứ hình thành [một cách đơn giản] qua những nhân và duyên.
Vậy là chúng ta có một quan điểm hữu thần và vô thần quan tâm đến luận điểm “cái tôi’ đến từ chốn nào, và ở đây, luận thuyết vô thần là của Kỳ Na giáo, Phật giáo, và một phần của phái Số Luận. Theo quan điểm của nhóm này, không có sự bắt đầu: chỉ có luật nhân quả.
Trong tình trạng ấy, chúng tôi không biết câu trả lời chính xác của phái Số Luận ở đây. Nếu nguyên chất căn bản có những sự xáo trộn liên tục, thế thì vì cả nguyên chất căn bản và tự ngã là những chân lý cơ bản, và hai mươi ba hiện tượng khác mà họ nói đến là những thứ xáo trộn của nguyên chất, và tự ngã biết nguyên chất căn bản, vậy thì câu hỏi là: “Có phải tự ngã là kết quả của nguyên chất căn bản như điều gì đấy biểu hiện từ nó hay chúng hoàn toàn tách biệt với nhau?” Thật sự, chúng tôi nghĩ họ nói rằng chúng hoàn toàn riêng biệt với nhau, nhưng [thế thì] mối quan hệ thật sự [của chúng] là gì?
[See: Basic Tenets of the Samkhya and Yoga Schools of Indian Philosophy.]
………….
………….
No comments:
Post a Comment