ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI GLASSMAN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jim Glassman
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/06/2011
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin
Gyatso là lĩnh tụ tâm của Tây Tạng cho đến gần đây cũng là lĩnh tụ chính trị. Từ
lúc bị áp lực phải đào thoát khi Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã liên tục chủ trương một giải pháp hòa bình đối với sự chiếm
đóng của Trung Cộng và "một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa" cho quê hương
của ngài. Ngài cũng làm việc không mệt mõi như một nhà hoạt động cho
nhân quyền toàn thế giới.
Dallas,
Texas, USA, 10 tháng Năm, 2011 - Đức
Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt
của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky.
Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống
George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng
một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón
tiếp Đức Thánh Thiện. Sau này, nói chuyện tại buổi ăn trưa với sự hiện diện
của ông Bush, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài đang chờ đợi để gặp cựu Tổng thống
một lần nữa, và gọi ông là "người bạn thân thiết của tôi" (my dear
friend).
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi từ tư gia ông Bush để đến
Viện Bảo Tàng Meadows của trường Đại học Southern Methodist, nơi gặp gở cho cuộc
phỏng vấn về dân chủ được điều khiển bởi cựu Đại sứ Jim Glassman, Giám đốc điều
hành Viện George W. Bush. Buổi phỏng vấn sẽ được truyền đi trên đài PBS
(American public television) và cũng được lưu trử trong sưu tập dân chủ của
Trung Tâm Bush. Trong buổi phỏng vấn Đức Thánh Thiện đã chăm chú vào quan
điểm khái quát của ngài về nền dân chủ đang phổ biến và giải thích về lịch sử
phát triển kinh nghiệm dân chủ của Tây Tạng.
GLASSMAN: Xin
chào mừng đến Tư Tưởng trong Hành Động một loạt chương trình về những tư
tưởng và kết quả của chúng. Tôi là Jim Glassman.
Tôi đã có cơ hội để ngồi lại với Đức Đạt
Lai Lạt Ma tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Meadows trong cơ sở của Trường Đại Học Southern
Methodist ở Dallas. Đức Đạt Lai Lạt Ma là lĩnh tụ tâm linh của Phật Giáo
Tây Tạng và là một nhà hoạt động không mệt mõi cho tự do và dân chủ của nhân loại. Ngài
đang nói chuyện với chúng tôi như một phần của Freedom Collection (Góp Nhặt
Dân Chủ), một loạt phỏng vấn với những nhà hoạt động cho dân chủ và lĩnh đạo từ khắp
nơi trên thế giới cho Trung Tâm George W. Bush Presidential. Chủ đề của
tuần này: một cuộc đàm luận về tự do với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là Ideas
in Action (Tư Tưởng trong Hành Động).
Tenzin Gyatso được công nhận như Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1937 là lĩnh tụ tâm linh của những người Phật tử
Tây Tạng , và cho đến gần đây vẫn là nguyên thủ của chính phủ Tây Tạng. Bị
áp lực phải lưu vong vào năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã điều khiển một chính
quyền lưu vong. Tọa lạc ở Dharamsal, Ấn Độ trong 52 năm qua. Trong thời
gian ấy Đức Thánh Thiện đã liên tục chủ trương cho một giải pháp hòa bình đối với
sự chiếm đóng Tây Tạng của Trung Cộng,đòi hỏi một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa cho
quê hương của ngài. Cùng lúc ấy ngài đã thiết lập một chính quyền dân chủ
Tây Tạng lưu vong và đã viết nhiều quyển sách về Đạo Phật và nghệ thuật của hạnh
phúc. Ngài phụng sự như một biểu tượng sống động cho nhu cầu của tự do
chính trị và tôn giáo không chỉ trong dân tộc của ngài mà cũng đối với những ai
khổ đau vì áp bức trên toàn thế giới.
Xin chào mừng Đức Thánh Thiện. Thưa
ngài, ngài đã bị áp lực phải lưu vong vào năm 1959, và ngài đã thành lập một
chính quyền ở Dharamsala, Ấn Độ, một chính phủ lưu vong, và ngài đã chọn lựa để
thực hiện một thể chế dân chủ mặc dù có một lịch sử -- một lịch sử chính trị thần
quyền. Tại sao ngài quyết định vì một nền dân chủ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Năm
1956, tôi đến Ấn Độ dự một lễ hội của Phật Giáo. Tôi đã được chính quyền Ấn
Độ mời, vì thế tôi đã đến đấy. Rồi thì, tôi cũng thấy -- quán sát Quốc hội
Ấn Độ.
GLASSMAN: Vâng,
thế đấy.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi
đã thấy một sự tương phản lớn. Quốc hội Trung Cộng rất là nghiêm túc, gò
bó.
GLASSMAN: Vâng. Vì
thế Ấn Độ là một sự ngưỡng mộ? Quốc hội Ấn Độ là một nguồn cảm hứng?
ĐỨC
ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng. Quốc hội Ấn Độ
trông không nghiêm túc gò bó gì, rất ồn ào. Và như một nghị viên, người ta
rất tự hào phê phán những lĩnh đạo của họ, chính quyền của họ thích như thế. Vì
thế, tôi rất ấn tượng. Tôi -- rất lấy làm cảm kích. Nhưng rồi --
tháng tư năm 1959 chúng tôi đến Ấn Độ, chúng tôi -- rồi thì, lập tức, chúng tôi
bắt đầu, một số thay đổi nào đấy. Không giống như loại hệ thống trước đây,
mà hầu như,. có sự thay đổi nào đấy trong hội đồng nội các. Rồi thì, từ
năm 1960, chúng tôi bắt đầu hoạt động cho dân chủ.
GLASSMAN: Và
rồi thì -- có những sự bầu cử vào lúc ấy chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vào
lúc ấy không. Rồi thì năm 2001, chúng tôi đã sẳn sàng bầu cử tầng lớp lĩnh
đạo chính trị. Từ ấy, vị trí của tôi là điều gì như là vị thế bán hưu
trí. Do vậy -- tôi thật sự cảm thấy, ông thấy đấy, đó là thành quả của
chúng tôi. Bây giờ là dân chủ hoàn toàn, hầu như một hệ thống như thế.
GLASSMAN: Nhưng
ngài đặt dân chủ thành một chương trình, một tiến trình từ từ bắt đầu trong năm
1959, hay những năm đầu của thập niên sáu mươi.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Vâng,
đúng đấy.
GLASSMAN: Bây
giờ, ngài đã làm một quyết định. Ngài là lĩnh tụ tâm linh của Phật Giáo
Tây Tạng, và ngài cũng là nguyên thủ của quốc gia. Và ngài quyết định từ
nhiệm khỏi tất cả những quyền lực chính trị. Việc đáp ứng đến điều ấy là
gì?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đấy
là một phần của tiến trình của dân chủ. Tôi luôn luôn có một quan điểm rất
mạnh mẽ. Cơ cấu chính trị và cơ cấu tôn giáo phải được riêng biệt.
GLASSMAN: Nhưng
một số người Tây Tạng đã không vui vẻ về điều này, có đúng không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
đúng đấy - đúng đấy -- nhưng đây là, tôi nghĩ, qua sự thiếu kiến thức ở trình độ
toàn cầu, một khung cảnh nào đấy, và cũng là một loại hoàn cảnh nào đấy. Tôi
vẫn ở đấy. Vì thế, trong trường hợp của cần thiết cao độ nào đấy về sự
liên hệ của tôi, tôi thì -- tôi ở đấy.
GLASSMAN: Ngài
vẫn ở đấy.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
nhưng -- không chóng thì chầy, sẽ có một ngày không có Đạt Lai Lạt Ma, một cách
thật sự. Rằng, mau hay chậm, ngày ấy sẽ đến. Do vậy, mọi người phải
chuẩn bị. Thế nên, tốt hơn nhiều khi tôi đang hiện diện.
GLASSMAN: Và
ngài sẽ có một người kế tục -- như một lĩnh tụ tâm linh -- như một lĩnh tụ tâm
linh; ngài dự đoán có một người kế tục chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây
giờ, đấy là -- vì tôi đã 79 -- tôi làm rất rõ một cách chính thức và công khai
đến đồng bào Tây Tạng, rằng ngay cả thế chế Đạt Lai Lạt Ma có nên tiếp tục hay
không là tùy vào người dân Tây Tạng, trước hết. Rồi thì, trong trường hợp
đa số đồng bào Tây Tạng và cũng như những người nào đấy quan tâm đến thể
chế Đạt Lai Lạt Ma, thế thì -- nếu họ muốn duy trì thể chế này, thì nó sẽ tồn tại. Rồi
thì câu hỏi đi đến -- người kế tục. Chúng tôi nên theo đuổi phương pháp
truyền thống xưa nay hay mới theo tình hình bây giờ.
GLASSMAN: Tôi
tự hỏi, đầu tiên, điều gì -- điều gì là phản ứng của ngài đến những việc đang
xãy ra ở Trung Đông nơi mà ngài thấy những cuộc nổi dậy chống lại những kẻ cầm
quyền chuyên chế?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi
nghĩ, sự cai trị bởi những vị vua hay những lĩnh tụ tôn giáo -- bây giờ đã lỗi
thời rồi. Ngay cả như ở Anh, Nhật, hoàng gia vẫn được duy trì, nhưng chỉ
như biểu tượng. Nhưng về mặt khác, những thứ này bây giờ -- chỉ là lịch sử
quá khứ. Rồi thì, những lĩnh tụ này, tôi nghĩ ban đầu, có thể một số -- với
sự ủng hộ của dân chúng, giống như hầu hết những cuộc cách mạng và phong trào
này, không có sự ủng hộ của người dân, họ sẽ không thành công. Do vậy, dân
chúng ủng hộ ở đấy, ban đầu. Nhưng rồi thì, một khi -- tôi nghĩ như những
người Cộng sản Trung Hoa, và cũng thế, tôi nghĩ một thí dụ nào đấy, tôi nghĩ họ
là Lê-nin, loại cách mạng Bolshevik. Ban đầu, tôi nghĩ giới nghèo khổ
trong dân chúng thật sự ủng hộ thời điểm ban đầu của cách mạng, tôi nghĩ giống
như bất cứ thứ nào khác, tôi nghĩ rất trong sạch, và sự ủng hộ của người dân
cũng ở đấy. Rồi thì, bất hạnh thay, những cá nhân thiếu nguyên tắc đạo đức,
hay kỷ luật tự giác, và một khi nắm được chính quyền, sau đó quyền lực làm
hư hỏng họ. Rồi thì, cuối cùng -- những ý tưởng nguyên thủy phụng sự nhân
dân của họ. Thế rồi, cuối cùng, qua quyền lực, họ thích thấy sự kiểm soát
quyền lực, kiểm soát người dân.
GLASSMAN: Vâng,
điều ấy không tránh khỏi, ngài có nghĩ thế không? Rằng họ sẽ trở
nên thối nát?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
vâng,tôi nghĩ -- vâng. Và đôi khi, thấy đấy, điều ấy hoàn toàn tự nhiên,
những người lĩnh đạo một cuộc vận động nào đấy, họ có lòng tự tin, quyết
tâm. Nhưng đôi khi, cuối cùng, sự tự tin -- quá tự tin -- quá tự tin.
GLASSMAN: Quá
tự tin, đúng thế. Đúng thế.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rồi,
ông thấy, họ rất nhạy cảm về những lời phê phán họ. Tôi luôn luôn nói với
mọi người -- ngay cả trên mức độ quốc tế, thế giới thuộc về con người. Thế
giới thuộc về gần bảy tỉ con người, không phải những vị vua hay lĩnh tụ tôn
giáo như thế, hay những đảng phái khác nhau -- như Hoa Kỳ, thuộc về những người
Mỹ. Giống như Trung Hoa hay Ai Cập, thuộc về người dân, không phải một thiểu
số những gia đình hay cá nhân thống trị. Do thế, nhằm để mang lấy trách
nhiệm về xứ sở của mình, do nơi người dân, rồi thì hệ thống tốt nhất là qua bầu
cử những đội ngũ lĩnh đạo. Điều ấy cũng thế, từ lúc này đến lúc khác, bầu
cử. Điều ấy, tôi nghĩ, là cung cách tốt nhất để cai trị một quốc gia do
dân, vì dân. Do vậy, dân chủ là hệ thống tốt nhất.
GLASSMAN: Thế
thì, ngài ủng hộ những việc đang xãy ra ở Trung Đông hiện nay chứ gì? Ngài nghĩ
đấy là một việc tốt?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
vâng. Điều ấy hoàn toàn tự nhiên. Bây giờ, điều quan trọng, tôi muốn
chia sẻ -- Bây giờ, họ phải mang lấy một ý nghĩa trách nhiệm hay chí nguyện và
xây dựng đất nước. Và dân chủ -- trong toàn bộ nền dân chủ, tự do và biểu
lộ tất cả những việc ây, và hành động -- hành động -- hành động ít hơn. Và
đôi khi, quá nhiều phê phán với nhau, và một tình trạng hơi vô trật tự. Điều
ấy không tốt. Bây giờ, làm việc cần mẫn. Có những quan điểm khác nhau
hay những loại ý kiến khác nhau hay những loại tư tưởng khác nhau hay những loại
tin tưởng khác nhau, okay, không có vấn đề gì. Nhưng phải làm việc với
nhau và xây dựng một xã hội mới. Điều ấy rất quan trọng.
GLASSMAN: Hãy
-- hãy nói về tình trạng Tây Tạng. Ngài đã từng nói về một khu tự trị đầy
đủ ý nghĩa --
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.
GLASSMAN: -- Đối
với Tây Tạng. Và điều ấy không có nghĩa là hoàn toàn độc lập như một quốc
gia riêng biệt, đúng không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đúng
đấy. Đúng đấy.
GLASSMAN: Vậy
thì, ngài có thể diễn tả một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa có nghĩa gì trong mối
quan hệ với Trung Hoa không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tại sao
chúng tôi không nói về sự độc lập hay ly khai -- bởi vì thế giới đang thay đổi. Tôi
luôn luôn nhìn, hầu như, với sự ngưỡng mộ đến tinh thần của Liên Hiệp Châu
Âu. Con người, ông thấy, suy nghĩ điều quan tâm thông thường quan trọng
hơn là quốc gia, hầu như quan tâm duy nhất. Do vậy, Tây Tạng cũng thế,
bất kể quá khứ lịch sử là gì, bây giờ chậm tiến về vật chất. Mọi người Tây
Tạng muốn hiện đại hóa. Tôi nói một cách trung thực -- hoàn toàn với những
người Tây Tạng du nhập bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, tại sao? Họ đến Mỹ --
không phải tìm kiếm tâm linh mà tìm kiếm tiền.
GLASSMAN: Đúng.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vậy
thì, người Tây Tạng cũng muốn giàu sang -- giàu -- và vì thế, họ -- nhằm để
phát triển vật chất, chúng tôi duy trì trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng
tôi sẽ có những lợi ích lớn hơn. Giống như đường xe lửa -- việc xây dựng
đường xe lửa liên hệ, đây là sự cống hiến cho việc phát triển xa hơn cung
cấp hữu ích một cách thích đáng. Và bây giờ, họ sử dụng quân đội một cách
chính yếu cho những mục đích như thế. Và bất cứ cách nào -- đấy cũng là một
cách mà sự quan tâm của chúng tôi và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như toàn thể,
Tây Tạng không ly khai -- và duy trì trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và
đó là sự quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh.
GLASSMAN: Thế
nên, ngài đang thực hiện tiến trình đối với khu tự trị?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chưa
(cười)
GLASSMAN: Ngài
đang bàn thảo với Bắc Kinh...
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
vâng.
GLASSMAN: Những
đại diện của Ngài đàm phán với Bắc Kinh chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
vâng, Vài trường hợp. Từ năm 79 -- chúng tôi đã triển khai việc liên lạc
trực tiếp với chính quyền Trung Cộng, khi Đặng Tiểu Bình ở đấy. Đại diện
cá nhân của tôi -- đã gặp Đặng Tiểu Bình và sau đó nó chỉ mới bắt đầu, loại đối
thoại này với chính quyền Bắc Kinh. Không có kết quả tích cực
nào. Trong khi ấy, bên trong Tây Tạng -- có những thứ -- trở nên ngày càng
tệ hại hơn.
GLASSMAN: Tôi
muốn nói với ngài về điều ấy. Vậy thì -- những tình trạng như thế nào
bên trong Tây Tạng?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây
giờ những công binh Trung Hoa đã gia tăng hơn nhiều. Và những người bảo vệ
cũng tăng. Một phía. Nên, sự cai trị của sợ hãi, sự cai trị của khủng
bố ở đấy. Và rồi, trong lúc ấy -- về -- tôi nghĩ hơn mười năm trước,
một Bí thư của khu tự trị Tây Tạng -- họ nói -- ông ta là một người thuộc loại
theo đường lối cứng rắn. Sau một hội nghị Đảng, ông ta thật sự đề cập một
loại đe dọa căn bản, Tây Tạng tách biệt khỏi Hoa Lục là tín ngưỡng Phật Giáo
Tây Tạng. Thế nên, theo đấy, từ đấy họ leo thang trong việc kiểm soát về
-- giáo dục. Và trong sự giáo dục như ở Đại học Lhasa, trước đây - trong
chương trình -- cũng bao gồm một loại sách vở tài liệu cổ điển của Tây Tạng. Nhưng
tất cả đã chấm dứt. Rồi thì tiến lên -- trong các tu viện hay ni viện với
việc học tập chính trị. Vào lúc ấy, những người Tây Tạng nói rằng bây giờ
là một thứ bán cách mạng văn hóa[1] đang
trở lại. Nên, loại chính sách theo đường lối cứng rắn, tư tưởng hẹp hòi,
thiển cận chính là chủ trương đã làm nên cuộc khủng hoảng 2008. Như thế đấy.
GLASSMAN: Cuộc
khủng hoảng 2008 -- cuộc nổi dậy.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng
-- vâng --
GLASSMAN: Ngài
nói -- ngài -- ngài mới nói là cuộc 'bán cách mạng văn hóa?'
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.
GLASSMAN: Và
điều đó không xảy ra bất cứ nơi nào khác ở Trung Hoa. Chỉ ở Tây Tạng?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Vào
lúc ấy, ngay cả những vùng Tây Tạng khác trong những tỉnh khác ở Trung Hoa so
sánh thì khá hơn. Bây giờ, những vùng này cũng ngột ngạt hơn. Tôi vừa
mới đây nhận được tin, thí dụ năm ngoái -- con số những trường Tây Tạng trong
những vùng ngoài khu tự trị --- chủ trường mới bây giờ, mọi môn học phải dạy bằng
tiếng Hoa. Và ngôn ngữ Tây Tạng chỉ là một ngôn ngữ -- những môn khác phải
dạy bằng tiếng Hoa. Rồi mới một vài ngày trước, tôi đã nhận một tin tức --
ở một trường nào đấy -- những cảnh sát Trung Hoa địa phương đã lùng kiếm những
loại sách ở nhà học sinh và lấy đi tất cả những sách vở Tây Tạng. Và bây
giờ -- tử giờ trở đi -- học sinh chỉ có thể đọc và giữ những loại sách chính thức
của nhà trường. Thế nên, thật sự ngột ngạt, thật sự kềm kẹp, thật sự xiết
chặc.
GLASSMAN: Xiết
chặc. Vậy -- vậy thì, thưa Đức Thánh Thiện, người Tây Tạng có thể làm bất
cứ điều gì nhằm để, hãy nói là, tránh -- có sách lược nào mà họ có thể sử dụng? Thí
dụ, tẩy chay? Hay điều gì đấy để ngăn ngừa trong một cách bất bạo động cho
những gì đang xảy ra không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều
đấy tôi nghĩ -- điều này gợi nhớ lại năm 1956, khi tôi ở Ấn Độ. Và trong một
người đấu tranh tự do theo chủ nghĩa Gandhi kinh nghiệm của họ về việc làm thế
nào để đem đến một sự bất tuân và một loại vận động dân sự. Rồi tôi đã nói
với ông ta rằng Đế quốc Anh khá tệ, nhưng vẫn có một hệ thống tư pháp độc lập
và cũng như tự do ngôn luận. Bây giờ, kẻ thống trị mới ở Tây Tạng (cười
khúc khích) -- không có hệ thống tư pháp độc lập (cười khúc khích) - và không
có tự do ngôn luận. Thánh Gandhi từ trại giam - ngài còn có thể viết thư
và đòi hỏi ở tòa án. Nhưng trong hệ thống cai trị của Trung Cộng -- không
thể. Thế -- thế nên, không có cách nào -- rất khó khăn. Vì thế,
dĩ nhiên, có loại khác -- cách biểu lộ đối kháng hay phẩn uất -- sau đó họ --
chắc chắn, họ sẽ làm -- nhưng, không có lựa chọn nào khác ngoài một số cuộc biểu
tình tuần hành. Rồi thì ngay khi những cuộc tuần hành xảy ra -- họ bị gán
cho cái tên làm náo loạn chính quyền. Rồi thì bắt bớ và một khi bắt bớ, thì có
tra tấn nghiêm trọng. Nhiều người bị bắt sau đó thả ra, hoặc là bị gảy
chân hay gảy ta như thế.
GLASSMAN: Nhưng,
về những gì hổ trợ từ bên ngoài? Từ Hoa Kỳ? Hay từ những quốc gia
khác? Có giúp đở được gì không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô,
vâng. Trên đường dài, rất hữu ích. Ở bên ngoài - nhiều chính phủ và
-- kể cả Hoa Kỳ, ông thấy đã đề cao vấn đề nhân quyền và những thứ
này. Trong lúc ấy, trong nước, những trí thức đã biểu lộ sự giận dữ của họ. Họ
muốn tự do hơn. Tự do ngôn luận, như thế. Thế nên, cả hai phía
bên trong và bên ngoài. Và rồi tôi cũng nghĩ những người nào ở bên trong xứ
sở, những người thật sự đem đến một sự thay đổi nào đấy - một loại tự do nào đấy,
khi thế giới bên ngoài biểu lộ sự quan tâm, biểu lộ sự chú ý về những điều như
vậy là nguồn động viên bao la. Rất là, rất là quan trọng.
GLASSMAN: Và
ngài đã đề cập -- tự do tín ngưỡng và ngài cũng nói rằng chính quyền Bắc Kinh
đang cố -- đè nén --
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.
GLASSMAN: Phật
Giáo Tây Tạng. Tôn giáo quan trọng như thế nào trong cuộc vận động tự do
cho Tây Tạng? Cho một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tâm
linh Tây Tạng liên hệ rất nhiều với niềm tin Đạo Phật. Như tâm linh của Ba
Lan -- những loại hoàn cảnh khó khăn khác biệt đã làm cho quân Quốc Xã của
Hitler và Liên Bang Sô Viết chiếm đóng, rất nhiều khó khăn. Nhưng trong những
thời điểm này, tinh thần quốc gia Ba Lan và tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo phối hợp
giữ gìn tâm linh của họ. Trường hợp của Tây Tạng giống hệt như vậy - sự
quan tâm đến quốc gia và niềm tin Phật Giáo phối hợp. Và, thế nào đi nữa,
tôi đã nói rằng di sản nền văn hóa Tây Tạng -- một cách căn bản, tôi diễn tả,
là nền văn hóa của hòa bình. Nền văn hóa bất bạo động. Ngay cả viên
chức của Trung Cộng cũng nói - cũng thừa nhận điều này. Những rắc rối của
Tân Cương và vấn đề Tây Tạng. Một lần viên chức Trung Cộng đề cập đến Tây
Tạng - người Tây Tạng là Phật tử. Nên, một cách căn bản, bất bạo động. Vì
thế, họ ít lo lắng hơn. Ngay cả cán bộ đã đề cập như thế. Do vậy, nền
văn hóa Tây Tạng -- nền văn hóa của hòa bình, văn hóa của từ bi. Thế nên,
rằng -- cuối cùng, lợi lạc vô biên cho hàng triệu người Trung Hoa trẻ ở Hoa Lục. Và
rồi thì cũng là, bây giờ tất cả, Trung Hoa trông thối nát, tham nhũng. Vô
vàn. Ở mọi cấp độ. Thế nên, ông thấy --
GLASSMAN: --
Những giá trị đạo đức --
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một
ít người, ông thấy, bị kết án tử hình, bị giết. Đó không phải là câu trả lời. Ô,
điều đó, tôi có thể nói -- tất cả những truyền thống tôn giáo khác nhau hổ trợ
rất tốt và kể cả Phật Giáo. Do vậy -- về lâu về dài, Trung Hoa - - vì sự
quan tâm của chính người Hoa - - rất quan trọng để giữ gìn truyền thống từ
bi, truyền thống tâm linh của Tây Tạng --
GLASSMAN: Để
duy trì sự năng động của nền văn hóa.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.
GLASSMAN: Tôi
có một -- đáng tiếc thay, chúng ta đã hết thời gian. Vì thế, tôi có một
câu hỏi sau cùng. Tôi tự hỏi ngài có một thông điệp gì cho những người
trên khắp thế giới những ai đang đấu tranh cho tự do không.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi
nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và
tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động . Về lâu về dài, điều ấy sẽ
tác động hơn. Nhưng, đôi khi, nó biểu hiện dữ dội như - Ai Cập hay một số
nơi khác -- có một ngoại lệ nào ở đấy. Nhưng -- bây giờ ở Libya -- một sự
ngoại lệ nào đấy. Nhưng - nhưng, một cách tổng quát, tôi nghĩ nên nghĩ
phương pháp bất bạo động. Như, tôi nghĩ cách lật đổ nhà độc tài của
Phillipine -- Marcos hay điều gì như thế đấy.
GLASSMAN: Đúng
thế. Đúng thế.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cuộc
vận động hòa bình do người dân. Và tôi nghĩ cũng như ở Chile. Nên,
phong trào hòa bình của nhân dân bây giờ trở nên, tôi có thể nói là, thực tế. Và
tôi nghĩ so sánh với Nam Phi cũng thấy những phương thức hòa bình, thay đổi cuối
cùng. Nên, tôi nghĩ rằng tôi muốn chia sẻ. Hãy giữ lòng quyết tâm,
năng lực của ý chí, bởi vì chúng ta có công lý. Trong kinh nghiệm hay sự
quán chiếu cả đời, một cách thiết yếu, chân lý luôn luôn mãi mạnh mẽ hơn
năng lực của sức mạnh hay năng lực của súng đạn. Rất rõ ràng. Súng đạn
tạm thời rất mạnh mẽ. (Cười khúc khích) Mọi người yêu mến đời sống của
mình. Nên khi súng ống biểu hiện -- vì sợ hãi, nó là một sự khép nép nho
nhỏ. Nhưng, đó là phương pháp tạm thời. Tôi nghĩ lịch sử thế giới cho
thấy điều này. Vì vậy, sự đấu tranh vì tự do, dân chủ thật sự -- là đúng đắn,
hợp lý, và mọi người có quyền để được tự do.
GLASSMAN: Cảm
ơn. Thật là tuyệt vời - chỗ tuyệt vời để chấm dứt. Cảm ơn Đức
Thánh Thiện thật rất nhiều vì đã tham dự với chúng tôi.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cảm
ơn.
GLASSMAN: Cảm
ơn. Và đấy là tiết mục tuần này của chương trình Tư Tưởng trong Hành
Động(Ideas in Action).
[1] Cuộc
cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày
16 tháng 5 năm 1966 ( diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976), với mục tiêu
chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự
nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng
này được mọi người công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm
soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền
lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng
ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...
No comments:
Post a Comment