Monday, July 14, 2014

NHÂN LOẠI TIẾN ĐẾN MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

NHÂN LOẠI TIẾN ĐẾN MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển Việt dịch

Giới thiệu
Khi chúng ta thức dậy mỗi buổi sáng và nghe trên đài phát thanh hay đọc trên báo chí, chúng ta đối diện với những tin tức buồn thảm giống nhau: bạo hành, tội phạm, chiến tranh, và thiên tai. Chúng tôi không thể nhớ lại một ngày nào không có những báo cáo vể những thảm kịch xãy ra ở đâu đấy. Ngay cả trong thời gian hiện tại ngày nay điều rõ ràng rằng đời sống quý giá của loài người thì không an toàn.  Không có một thế hệ quá khứ nào lại chứng kiến quá nhiều những tin tức đau buồn như chúng ta đối diện ngày nay, sự tĩnh thức cảnh giác liên tục này về sợ hải và căng thẳng nên tạo thành một câu hỏi nghiêm khắc của mỗi người nhạy cảm và từ bi đối với tiến trình của thế giới hiện đại của chúng ta.
Thật là đáng buồn rằng càng có nhiều những vấn đề nghiêm trọng hơn sản sinh từ sự ngày càng phát triển của xã hội công nghiệp kỷ nghệ. Khoa học và kỷ thuật đã hoạt động diệu kỳ trên nhiều lãnh vực, nhưng những vấn đề nan giải của nhân loại vẫn tồn tại. Có một sự chưa từng có về sự biết đọc-biết viết (xoá nạn mù chữ), tuy vậy sự giáo dục (học vấn) toàn cầu dường như không nuôi dưỡng, khuyến khích, ấp ủ một tính tốt, một lòng tốt, một lòng hào hiệp, mà thay vào đấy chỉ là một tinh thần hiếu động và không hài lòng hay sự bất mãn.  Không có nghi ngờ gì về sự gia tăng trong tiến trình và kỷ thuật vật chất của chúng ta, nhưng trong một khía cạnh nào đấy điều này không có khã năng, hay không đủ khi mà chúng ta chưa thành công trong việc đem đến hoà bình và hạnh phúc hay là trong việc vượt thắng khổ đau.
Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng phải có những sai lầm một cách nghiêm trọng với chương trình và sự phát triển của chúng ta, và nếu chúng ta không kiểm soát lại nó đúng lúc có thể có một hậu quả khủng khiếp cho tương lai của loài người.  Chúng tôi hoàn toàn không chống lại khoa học và kỷ thuật - chúng đã cống hiến một cách bao la, mênh mang cho toàn bộ kinh nghiệm của loài người; cho một đời sống vật chất tốt đẹp và thoãi mái của chúng ta và cho sự hiểu biết vĩ đại đối với thế giới chúng ta đang sống.  Nhưng nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều đến khoa học va kỷ thuật chúng ta có nguy cơ quên lãng với những khía cạnh về tri thức và hiểu biết của con người với sự cảm hứng trên tính trung thực, tính chân thật, tính lương thiện  và lòng vị tha.
Khoa học và kỷ thuật, mặc dù có thể tạo nên một sự thoãi mái vật chất không tính đếm được, nhưng không thể thay thế cho những giá trị tinh thần và nhân bản lâu đời mà văn minh thế giới đã được tô điểm một cách sâu sắc, rộng rãi, trong tất cả mọi hình thức quốc gia của nó mà chúng ta được biết ngày hôm nay.  Không ai có thể phủ nhận những lợi ích vật chất chưa từng có của khoa học kỷ thuật, nhưng những nan đề của loài người vẫn tồn tại; chúng ta tiếp tục đối diện với những vấn đề giống như vậy, nếu không phải là thêm khổ đau, sợ hải và căng thẳng.  Vì vậy chúng không chỉ là hướng đến một sự cân bằng giữa phát triển vật chất trên một phương diện và phát triển những giá trị tinh thần về mặt kia.  Nhằm mục tiêu đem đến một sự điều chỉnh vĩ đại này, chúng ta cần làm sống lại những giá trị nhân bản của chúng ta.
Chúng tôi chắc chắn rằng nhiều người chia sẻ sự quan tâm của chúng tôi về sự khủng hoảng đạo đức toàn cầu và sẽ tham gia vào lời kêu gọi của chúng tôi đến tất cả những ai theo chủ nghĩa nhân đạo và những người thực hành tôn giáo, những người cũng chia sẻ quan tâm này để hổ trợ làm nên một xã hội, một cộng đồng của chúng ta từ bi hơn, bác ái hơn, yêu thương hơn, công bằng hơn, và vô tư hơn. Chúng tôi không nói như một Phật tử hay ngay cả là như một người Tây tạng. Mà chúng tôi cũng không tuyên bố như một nhà chuyên môn trên những chính trường quốc tế (mặc dù chúng tôi không tránh khỏi bình luận trên những vấn đề này).  Tốt hơn là, chúng tôi nói năng đơn giản như một người của nhân loại, như một người ôm ấp những giá trị tinh thần nhân bản mà căn nguyên của nó không chỉ ở Đại thừa Phật giáo mà ở tất cả những tôn giáo vĩ đại trên thế giới.  Từ triển vọng của viễn cảnh này chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả quan điểm cá nhân của chúng tôi - rằng: 
1- Chủ nghĩa nhân đạo toàn cầu là căn bản để giải quyết những vấn đề của trái đất;
2- Từ bi bác ái là cột trụ của hoà bình thế giới;
3- Tất cả những tôn giáo thế giới phải chuẩn bị sẳn sàng cho một thế giới hoà bình bằng con đường này, với tất cả người nhân đạo của bất cứ triết thuyết nào.
4- Mỗi cá nhân phải có một trách nhiệm toàn cầu để hình thành những tổ chức phục vụ cho những việc cần thiết của nhân loại.
GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN NẠN CỦA NHÂN LOẠI THÔNG QUA VIỆC CHUYỂN HOÁ THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI
Trong nhiều vấn đề mà chúng ta đối diện ngày nay, có một số là thiên tai và phải được chấp nhận và đối diện với một sự trấn tĩnh, bình thản.  Tuy vậy, những việc khác, là do chúng ta tự làm nên, tạo nên bằng sự thiếu hiểu biết, thiếu cảm thông, và có thể điều chỉnh được.  Một loại như vậy đã trỗi dậy từ  sự xung đột của những tư tưởng, chính trị và tôn giáo. Khi người ta chiến đấu với kẽ khác đến tận cùng của sự hẹp hòi, chúng ta đã đánh mất cái cảnh tượng căn bản của loài người điều mà đã nối kết chúng ta lại với nhau như một gia đình loài người dường như đơn độc trong vũ trụ bao la.  Chúng ta phải nhớ rằng sự khác nhau về tôn giáo, tư tưởng, và hệ thống chính trị của thế giới là nhằm ý nghĩa cho nhân loại đạt được hạnh phúc.  Chúng ta không được đánh mất cái viễn tượng của mục tiêu căn bản này và không khi nào chúng ta nên đánh giá những ý nghĩa nào trên điều này; quyền lợi tối thượng của loài người, của nhân tính đứng trên tất cả mọi vấn đề và tư tưởng phải luôn luôn được duy trì và nhắc nhở.
Với viễn cảnh của sự nguy hiểm lớn nhất rõ ràng mà loài người đối diện - trong sự kiện, toàn thể sự sống trên hành tinh của chúng ta - là sự đe doạ của hiểm hoạ tàn phá bởi bom nguyên tử.  Chúng tôi nghĩ không cần quá chi tiết về sự nguy hiểm này, nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả những lãnh tụ của các cường quốc nguyên tử, những người thật sự nắm giữ tương lai của thế giới trong tay, đến những khoa học gia và kỷ thuật gia những người tiếp tục chế tạo nên những vũ khí của sự tàn phá kinh khiếp này, và đến tất cả những người có những vị trí ảnh hưởng đến những lãnh tụ của họ; chúng tôi kêu gọi đến họ thực thi sự ôn hoà của họ và bắt đầu làm việc tháo bỏ và phá huỷ toàn bộ vũ khí nguyên tử.  Chúng ta biết rằng trong sự kiện của một cuộc chiến tranh hạch tâm sẽ không có người chiến thắng vì sẽ không có kẽ nào tồn tại !   Có phải nó không làm hoảng sợ nhưng chỉ để trầm tư với sự tàn phá phi nhân  và vô  tâm như vậy mà thôi hay sao ?  Và, nó không hợp tình, hợp lý hay sao khi chúng ta nên từ bỏ nguyên nhân cho sự tàn phá của chính chúng ta khi mà chúng ta biết  nguyên nhân và có cả thời gian cùng  ý nghĩa để làm như thế ?  Thông thường chúng ta không thể vượt thắng những vấn đề nan giải của chúng ta bởi vì có thể chúng ta không biết nguyên nhân hay, nếu chúng ta hiểu nó, không có ý nghĩa gì để từ bỏ hay giải quyết việc ấy.  Điều này không phải là trường hợp của hiểm hoạ hạt nhân.
Cho dù chúng ta thuộc vào loài tiến triển hơn như loài người hay những loại đơn giản hơn như loài vật, tất cả mọi loài căn bản đều tìm kiếm hoà bình, thoãi mái và an toàn.  Cuộc sống đáng yêu đối với loài vật thầm lặng cũng như đối với bất cứ một người nào; ngay cả côn trùng đơn giản nhất cũng cố gắng để bảo vệ đối với những hiểm nguy đe doạ cho đời sống của nó.  Giống như mỗi chúng ta muốn sống và không muốn chết, đấy cũng là ước vọng của tất cả những tạo vật khác trong vũ trụ mặc dù năng lực của chúng tác động  lên điều này như thế nào, đây lại là một vấn đề khác.
Đại khái có hai loại của hạnh phúc và khổ đau, tinh thần (tâm lý) và vật chất (vật lý), và cho cả hai điều này, chúng tôi tin tưởng rằng hạnh phúc và khổ đau của tinh thần là sâu sắc và kịch liệt hơn.  Vì thế, chúng tôi nhấn mạnh việc rèn luyện tâm để chịu đựng khổ đau và đạt đến trạng thái thật cùng tận của hạnh phúc.  Tuy vậy, chúng tôi có một ý kiến tổng quát và cụ thể hơn về hạnh phúc, một sự phối hợp của hạnh phúc nội tại, sự phát triển kinh tế, và, trên tất cả, sự thanh bình của thế giới.  Để đạt được những mục tiêu này chúng tôi cảm thấy cần thiết để phát triển một ý thức cảm xúc của trách nhiệm toàn cầu, một sự quan tâm sâu sắc cho tất cả bất kể tín ngưỡng, màu da, giới tính, hay quốc tịch.
Hứa hẹn theo sau ý tưởng trách nhiệm toàn cầu này là sự kiện đơn giản rằng, trong dạng thức phổ thông, tất cả những khát vọng của những người khác  là giống như của tôi.  Mỗi người muốn hạnh phúc, mỗi chúng sinh muốn hạnh phúc, và không muốn khổ đau.  Nếu chúng ta, loài người thông minh, không chấp nhận sự kiện này, thì sẽ có nhiều hơn và nhiều hơn khổ đau trên hành tinh này.  Nếu chúng ta nuôi dưỡng một trung tâm tự ngã để tiếp cận với cuộc sống và không ngớt cố gắng sử dụng, lợi dụng kẽ khác cho lợi ích của chính chúng ta, chúng ta có thể đạt được những lợi ích tạm thời, nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ không thành công trong trong việc đạt đến ngay cả hạnh phúc cá nhân, và  thanh bình thế giới sẽ hoàn toàn là một câu hỏi ngoài lề.
Trong đòi hỏi cho hạnh phúc, nhân loại đã từng sử dụng những phương pháp khác nhau, mà tất cả cũng rất thường tàn bạo và kinh khiếp.  Những thái độ ứng xử hoàn toàn không xứng hợp với cái nhãn hiệu con người, người ta đã giáng khổ đau xuống đồng loại và những loài khác cho những lợi ích vị kỷ của họ.  Cuối cùng, những hành động thiển  cận như vậy sẽ đem đến khổ đau cho chính người ấy cũng như những người khác.  Để được sinh ra làm người tự nó là một sự kiện hiếm có, và thật là thông minh để lợi dụng cơ hội này một cách có hiệu quả và thiện nghệ như chúng ta có thể làm.  Chúng ta phải có viễn cảnh chính đáng của tiến trình của cuộc sống toàn cầu, vì vậy hạnh phúc và vinh quang của một người hay một nhóm thì không thể tìm kiếm bằng sự trả giá của kẻ khác.
Tất cả những lời kêu gọi này là cho một sự tiếp cận mới đến những vấn đề của địa cầu chúng ta.  Thế giới đang trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn - và càng ngày càng lệ thuộc liên đới hơn - như một kết quả của sự phát triển nhanh chóng của kỷ thuật và trao đổi mậu dịch thế giới cũng như sự phát triển quan hệ giữa các quốc gia.  Bây giờ chúng ta lệ thuộc rất nhiều với những người khác.  Ngày xưa, những vấn đề hầu hết là ở phạm vi gia đình, và người ta giải quyết một cách tự nhiên ở cấp độ gia đình, nhưng tình trạng đã thay đổi.  Ngày nay chúng ta quá lệ thuộc, quá liên hệ gần gũi với những người khác, và rằng nếu không  có một ý thức trách nhiệm toàn cầu, một cảm giác huynh đệ tỉ muội toàn cầu, và một sự hiểu biết và tin tưởng rằng chúng ta là một phần của một gia đình nhân loại lớn, chúng ta không thể hy vọng vượt thắng những hiểm họa cho sự tồn tại quý báu của chúng ta - hãy để chỉ tình thân nhân loại mang về hòa bình và hạnh phúc.
Những vấn đề của một quốc gia không thể được giải quyết một cách hài lòng bởi chính quốc gia ấy nữa; nó lệ thuộc rất nhiều trên sự hứng khởi, thái độ, và sự hợp tác của những quốc gia khác.  Một chủ nghĩa nhân đạo toàn cầu tiếp cận đến những vấn đề của thế giới dường như là một căn bản hợp lý duy nhất cho thanh bình của thế giới. Điều này có nghĩa gì?  Chúng ta bắt đầu từ sự thừa nhận trước tiên rằng tất cả mọi loài yêu mến, ấp ủ hạnh phúc và không muốn khổ đau.   Rồi thì nó trở nên cả hai sự sai lầm đạo đức và thực tế không thông minh để tiếp tục theo đuổi chỉ cho hạnh phúc của chính mình và lãng quên  cảm xúc và khát vọng của tất cả những người khác chung quanh chúng ta như những thành viên của một gia đình nhân loại.  Chiều hướng  thông thái hơn là cũng nghĩ đến những người khác khi theo đuổi cho chính hạnh phúc của chúng ta.  Điều này sẽ dẫn đến điều được gọi là sự tự quan tâm minh mẫn.  Hy vọng đấy là điều sẽ chuyển hóa chính nó thành thỏa hiệp tự quan tâm, hay tịch  tĩnh hơn, quan tâm  hổ tương.
Mặc dù sự phát triển lệ thuộc liên đới giữa các quốc gia chắc rằng có thể phát sinh sự đồng cảm hợp tác hơn, nhưng thật là khó khăn để đạt đến  một tâm linh chân thành hợp tác cho đến khi mà người ta vẫn duy trì trong sự lãnh đạm thờ ơ đến cảm giác và hạnh phúc của những người khác. Khi người ta bị thúc đẩy bởi động cơ chủ yếu là tham lam và ghen tỵ, thì  người ta không thể sống trong hòa hiệp.  Một tâm linh tiếp cận có thể không thể giải quyết toàn bộ những vấn đề chính trị mà đã từng bị quay cuồng bởi lề thói ngã chấp hay vị kỷ, nhưng về lâu về dài nó sẽ vượt thắng chinh phục cái chìa khóa căn bản của những vấn đề mà chúng ta đối diện hôm nay.
Mặt khác, nếu nhân loại tiếp tục tiếp cận với những vấn đề của mình với tư tưởng chỉ với tính cách lợi ích nhất thời, những thế hệ tương lai sẽ đối phải đối diện với những khó khăn khủng khiếp.  Dân số toàn cầu đang gia tăng, và tài nguyên của chúng ta thì đang nhanh chóng cạn kiệt.  Hãy nhìn cây cối, thí dụ.  Không ai biết chính xác những tác động nào có hại do việc tàn phá rừng ồ ạt  sẽ có trên  toàn bộ khí hậu, đất đai, và môi trường sinh thái học của địa cầu.  Chúng ta đối diện với những vấn đề khó khăn vì người ta đang tập trung chỉ trên sách lược ngắn hạn , lợi ích vị kỷ của họ, không nghĩ đến toàn bộ gia đình nhân loại.  Người ta không nghĩ đến trái đất và những tác động lâu dài đối với toàn bộ đời sống của thế giới và vũ trụ của chúng ta.  Nếu chúng ta, thế hệ hiện tại không nghĩ đến những vấn đề này bây giờ, những thế hệ tương lai có thể không thể đối phó với chúng.
TỪ BI YÊU THƯƠNG LÀ CỘT TRỤ CỦA THẾ GIỚI THANH BÌNH 
Theo giáo nghĩa của đạo  Phật, hầu hết những vấn đề khó khăn của chúng ta xuyên qua bởi sự đam mê khát vọng và vướng mắc ngã chấp đến những việc mà chúng ta hiểu sai lầm như thực thể tồn tại lâu dài.  Sự theo đuổi những đối tượng của sự khát vọng và vướng mắc của chúng ta liên hệ với chiến tranh xâm lược hay gây hấn và sự cạnh tranh và cho đó như là những phương tiện có hiệu quả.  Những tiến trình tinh thần này có  thể dễ dàng chuyển thành những hành động, sản sinh đấu tranh như một tác động rõ ràng.  Những tiến trình như vậy đã theo tâm tính loài người từ xa xưa, nhưng sức tàn phá của chúng đã trở nên tác động hơn dưới những điều kiện hiện đại.  Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những loại "thuốc độc" này - ảo tưởng, tham lam, và hiếu động-gây hấn?  Những thứ thuốc độc này là mặt trái của hầu hết những vấn đề khó khăn trên thế giới.
Như một thành viên đến từ truyền thống đại thừa Phật giáo,  chúng tôi cảm thấy rằng yêu thương và từ bi là kết cấu, là khung sườn, là nền tảng đạo đức của thanh bình thế giới.  Hãy để chúng tôi trước nhất giải thích thế nào là ý nghĩa của từ bi.  Khi chúng ta có một lòng trắc ẩn hay từ bi cho một người rất nghèo, chúng ta biểu hiện cảm xúc bởi vì người ấy nghèo; lòng từ bi của chúng ta căn cứ trên sự quan tâm vị tha.  Mặt khác, tình thương đến người chồng, người vợ, con cái, hay bạn thân thì thường đặt trên sự ái luyến hay chấp trước.  Khi sự ái luyến hay chấp trước thay đổi sự tử tế lịch sự cũng thay đổi; nó có thể biến mất.  Điều này không phải là lòng yêu thương chân thật.  Tình yêu thương chân thành thì không đặt trên sự chấp trước, mà trên lòng vị tha.  Trong trường hợp này lòng từ bi yêu thương của  chúng ta sẽ tồn tại như một sự đáp ứng nhân đạo đến sự khổ đau cho đến khi nào chúng sinh còn tiếp tục đau khổ.
Loại từ bi yêu thương này là điều chúng ta phải cố gắng để phát triển trong chính mỗi chúng ta, và làm nó lớn mạnh từ một sự giới hạn khối lượng đến vô giới hạn.  Từ bi yêu thương không phân biệt, không gò bó, không giới hạn cho tất cả mọi loài chúng sinh là một  cách rõ ràng không phải tình yêu thương cho những người bạn hay gia đình, điều bị làm giảm giá trị hay bị làm xấu đi bởi si ám, khát ái, và chấp trước.  Loại tình yêu thương mà chúng ta nên tán thành là tình thương bao  la hơn điều mà chúng ta có thể có ngay cả cho những người đã từng làm tổn hại đến chúng ta: kẽ thù của chúng ta.
Nhân tố chính cho từ bi thương yêu là mỗi người chúng ta muốn tránh khổ đau và được hạnh phúc.  Điều này, trong cái nhìn, là căn bản giá trị cảm giác của cái "tôi", điều quyết định cái tính phổ biến khát vọng hạnh phúc.  Quả thực, tất cả mọi loài sinh ra với những khát vọng giống nhau và nên có một quyền bình đẳng để đáp ứng cho tất cả mọi giới.  Nếu so sánh chính chúng tôi với những người khác, vô số, chúng tôi cảm thấy rằng những người khác quan trọng hơn bởi vì chúng tôi chỉ là một thành viên trong khi những người khác thì quá nhiều.  Xa hơn nữa, truyền thống Phật giáo Tây tạng dạy chúng tôi hãy nhìn tất cả chúng sinh như những người mẹ thân thương của chúng tôi và biểu lộ lòng biết ơn  của chúng tôi bằng cách yêu thương tất cả.  Và theo giáo nghĩa đạo Phật, chúng ta sinh và tái sinh trong vô số kiếp sống, và điều này có thể nhận thức được rằng mỗi chúng sinh đã từng là cha mẹ của nhau ở lần này hay lần khác.  Trong cách này, tất cả chúng sinh trong vũ trụ cùng chia sẻ liên hệ của một gia đình. 
Cho dù một người có tin tưởng ở tôn giáo hay không, không một ai lại không hiểu rõ giá trị hay  không cảm kích lòng yêu thương và từ bi.  Ngay từ khoảnh khắc của sự sinh, chúng ta được sự săn sóc triều mến của cha mẹ chúng ta, và sau này trong cuộc sống, khi đối diện với khổ đau của bệnh tật và tuổi già, chúng ta lại lệ thuộc vào lòng tốt của những người khác.  Nếu từ lúc bắt đầu và cho đến lúc cuối đời chúng ta lệ thuộc vào sự tử tế của những người khác, tại sao ở khoảng trung gian không nên hành động ân cần đến những người khác?
Sự phát triển một trái tim ân cần thân thương(một cảm giác gần gũi với tất cả chúng sinh) không liên hệ với tín ngưỡng mà chúng ta phụng thờ với những qui ước thực hành tôn giáo.  Nó không chỉ cho người tín ngưỡng tôn giáo, nhưng cho mọi người không kể thuộc thành phần nào của màu da, tôn giáo, hay chính trị.  Nó dành cho tất cả những ai  thấy rằng, ở trên tất cả, mình là một thành viên của gia đình nhân loại và những ai thấy những việc với viễn cảnh bao la và lâu dài hơn.  Đây là một cảm giác với mãnh lực năng động mà chúng ta nên phát triển và áp dụng, thay vì chúng ta thường hờ hửng nó, đặc biệt trong những năm chính yếu khi chúng ta  trãi qua kinh nghiệm của một ý thức sai lầm về an toàn.
Khi chúng ta nghĩ đến đến tầm quan trọng của một viễn cảnh lâu dài hơn, sự kiện là tất cả chúng ta ước vọng để đạt đến hạnh phúc và né tránh khổ đau , và giữ trong tâm sự không quan trọng của chúng ta trong mối liên hệ đến vô lượng chúng sinh khác, chúng ta có thể kết luận rằng đó là toàn thể thế giới chia sẻ những sở hữu của chúng ta với những kẽ khác.  Khi chúng ta rèn luyện tâm chúng ta với một cái nhìn thế này,– một ý thức yêu thương chân thành và tôn trọng đến kẽ khác – một cảm xúc từ bi thành thật trở nên có thể hiện thực.  Hạnh phúc cá nhân sẽ dừng lại để ý thức tự tìm một sự tác động; nó trở thành  một sự tự động và cao xa thâm diệu bằng sự sản xuất toàn bộ tiến trình của yêu thương và phục vụ kẽ khác.
Một kết quả khác của phát triển tâm linh, phổ biến thông dụng trong đời sống hằng ngày, là nó cho một sự tịch tĩnh yên ổn và sự nhanh trí của tâm.  Đời sống chúng ta trong sự thay đổi liên tục, mang đến vô số khó khăn.  Khi đối diện với một tâm tĩnh lặng và trong sáng, những vấn đề khó khăn có thể được giải quyết một cách thành công; khi, thay vì, chúng ta mất sự kiểm soát tâm tính chúng ta qua thù ghét, vị kỷ, ganh tị, và giận dữ,  chúng ta đánh mất ý thức của sự phán đoán.  Tâm chúng ta trở nên mù quáng và ngay tại những thời khắc cuồng dã ấy bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả chiến tranh.  Vì vậy, thực tập từ bi và tuệ trí là thông dụng cho tất cả, đặc biệt cho những người có trách nhiệm điều khiển cả bộ máy của quốc gia, trong tay những ai nắm giữ quyền lực và cơ hội để  tạo dựng cấu trúc của một thế giới thanh bình.
NHỮNG TÔN GIÁO THẾ GIỚI VÌ THẾ GIỚI THANH BÌNH 
Những vấn đề chính thảo luận tiếp diễn phù hợp với đạo đức của tất cả những tôn giáo thế giới.  Chúng ta phải thấy  rằng đại đa số tôn giáo trên thế giới – Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Do thái giáo, Bái hỏa giáo (Zoroastrianism), Kỳ na giáo (Jainism), đạo Sikh (Sikhism) – có cùng những ý tưởng giống nhau về lòng yêu thương , giống nhau về mục tiêu lợi ích cho nhân loại thông qua thực hành tâm linh, và giống nhau về tác động làm cho giáo đồ của chúng ta trở nên những người tốt đẹp hơn.  Tất cả những tôn giáo giáo huấn những giới điều đạo đức cho sự toàn hảo những phương diện của tâm, thân, và lời nói.  Tất cả đều dạy chúng ta không được lừa dối, trộm cắp hay lấy mạng sống của kẽ khác, v.v… Mục tiêu phổ thông của tất cả những giới điều đạo đức đề ra bởi những đạo sư vĩ đại của nhân loại là vô ngã, không vị kỷ.  Những đạo sư vĩ đại muốn giảng dạy để hướng dẫn giáo đồ xa rời những con đường của những hành vi tiêu cực bởi nguyên nhân của si mê, ám tối và phát sinh trong họ những con đường của tính tốt, của lòng hào hiệp.
Tất cả những tôn giáo nhất trí trên sự cần thiết kiểm soát cái tâm hoang dã, không được luyện tập ẩn chứa vị kỷ và những cội rể của những phiền muộn, rối rắm, bất an, và mỗi tôn giáo  dạy một con đường hướng đến một trạng thái tâm linh hòa bình, thuần hóa, đạo đức, và thông tuệ.  Trong nhận thức này chúng tôi tin tưởng tất cả mọi tôn giáo có một thông điệp cùng bản chất.  Những sự khác nhau của giáo lý có thể bị đổ lỗi đến sự khác nhau của thời đại và hoàn cảnh như sự ảnh hưởng của văn hóa; quả vậy, chưa bao giờ ngừng nghĩ sự tranh luận học thuật khi chúng ta xem xét đến khía cạnh tinh khiết tâm linh siêu hình của tôn giáo.  Tuy vậy, nó sẽ lợi ích hơn để cố gắng thực hành bổ sung trong cuộc sống hằng ngày sự chia sẻ những giáo huấn cho lòng hảo tâm, tính hào hiệp được dạy bởi tất cả những tôn giáo tốt hơn là để tranh luận về những khác biệt nhỏ nhoi khi tiếp cận.
Có nhiều tôn giáo khác nhau để mang đến sự thoải mái và hạnh phúc cho nhân loại trong nhiều phương pháp như những chửa trị cho những chứng bệnh khác nhau.  Tất cả những tôn giáo nổ lực phương pháp riêng của nhau để hổ trợ chúng sinh né tránh khổ đau và gặt hái hạnh phúc.  Và, mặc dù chúng ta có thể tìm những lý do căn bản nào đấy thích hợp để giải thích những chân lý của tôn giáo, có một nguyên nhân to lớn hơn nhiều để đoàn kết hòa hiệp, xuất phát từ trái tim con người.  Mỗi tôn giáo hoạt động trong đường hướng của chính mình để làm giảm bớt khổ đau của nhân loại và cống hiến đến nền văn minh thế giới.  Sự đổi đạo không phải là phương hướng.  Thí dụ, chúng tôi không nghĩ đến việc biến đổi những người khác trở thành Phật tử hay chỉ đơn thuần xa hơn vì lý do Phật giáo.  Tốt hơn, chúng tôi cố gắng nghĩ đến việc làm thế nào như một con người Phật tử có thể đóng góp đến hạnh phúc của con người.
Trong khi đề ra những điều tương tự căn bản của những tôn giáo thế giới, chúng tôi không biện hộ cho một tôn giáo đặc biệt nào để làm mất uy tín, hay bất lợi đến tất cả những tôn giáo khác, chúng tôi cũng không tìm kiếm một tôn giáo thế giới mới.  Tất cả những tôn giáo khác nhau trên thế giới cần làm phong phú cho kinh nghiệm của nhân loại và văn minh thế giới.  Tâm tính loài người chúng ta, hiện hữu phẩm chất, năng lực và khuynh hướng khác nhau, cần những tiếp cận khác nhau đến hòa bình và hạnh phúc.  Nó giống như thực phẩm.  Những người nào đấy tìm đến Cơ đốc giáo cảm thấy hấp dẫn hơn, những người khác thích Phật giáo bởi vì không có đấng tạo hóa trong nó và mọi thứ tùy thuộc trên những hành động của chính chúng ta.  Chúng ta có thể có những cuộc thảo luận tương tự cho những tôn giáo khác như thế.  Vì vậy, quan điểm thì rõ ràng, loài người cần tất cả những tôn giáo của thế giới để thích hợp với những cung cách sống, nhiều loại nhu cầu tâm linh khác nhau, và thừa kế truyền thống quốc gia của mỗi cá thể con người.
Từ viễn tượng này mà chúng tôi hoan nghênh những tác động hiện hữu đã làm  những phần khác nhau của thế giới cho sự hiểu biết hơn giữa những tôn giáo.  Sự cần thiết cho điều này đặc biệt cấp bách ngay bây giờ.  Nếu tất cả những tôn giáo hành động cải thiện nhân loại như sự quan tâm chính của họ, rồi thì họ có thể dễ dàng hoạt động hợp tác với nhau trong sự hoà hiệp cho thanh bình thế giới.  Sự cảm thông liên hệ của những người khác tín ngưỡng (sự hiểu biết liên tôn) sẽ mang đến sự đoàn kết hoà hiệp cần thiết cho mọi tôn giáo để hoạt động hợp tác với nhau. Tuy nhiên, mặc dù qủa thực đây là một bước quan trọng, chúng ta phải nhớ rằng không có những giải pháp nhanh chóng hay dễ dàng.  Chúng ta không thể che dấu những khác nhau của giáo điều đã tồn tại với những tín ngướng khác nhau, chúng ta cũng không hy vọng thay thế những tôn giáo hiện hữu bằng một tín ngưỡng toàn cầu mới.  Mỗi tôn giáo có những cống hiến  đặc biệt chính nó để hành động, và mỗi tôn giáo trong phương pháp riêng của minh thích hợp cho từng nhóm người như họ thông hiểu đời sống.  Thế giới cần tất cả mọi tôn giáo.
Có hai nhiệm vụ đối mặt với những hành giả tôn giáo, những người quan tâm đến hoà bình thế giới.  Thứ nhất, chúng ta phải đẩy mạnh sự hiểu biết liên tôn cũng như tạo nên một không khí có thể hoạt động được của sự hoà hiệp giữa tất cả các tôn giáo.  Điều này có thể đạt được từng bộ phận bằng sự tôn trọng những tín ngưỡng của những người khác và bằng sự nhấn mạnh sự quan tâm chung của chúng ta cho nhân loại tốt đẹp hơn.  Thứ hai, chúng ta phải đem sự đồng tâm nhất trí có thể thành tựu trên những căn bản giá trị tâm linh điều đã tác động mỗi trái tim con người và làm tăng hạnh phúc chung của loài người.  Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhấn mạnh mẫu số chung của tất cả mọi tôn giáo - những ý tưởng nhân đạo.  Đây là hai bước sẽ cho phép chúng ta hành động một cách cá nhân và hợp tác để tạo nên những điều kiện tâm linh cần thiết cho hoà bình thế giới.
Chúng ta những hành giả thực tập những tín ngưỡng khác nhau có thể hợp tác hành động vì hoà bình thế giới khi chúng ta nhìn những tôn giáo khác nhau như những công cụ căn bản để phát triển một trái tim tốt, một hảo tâm - yêu thương và tôn trọng những kẻ khác, một ý thức cộng đồng chân thành.  Điều quan trọng nhất là nhìn vào mục tiêu của tôn giáo chứ không nhìn vào những diễn giải giáo điều hay siêu hình, điều có thể dẫn đến duy lý trí (sự quá nặng về trí óc).  Chúng tôi tin tưởng rằng đại đa số tôn giáo trên thế giới có thể cống hiến cho hoà bình thế giới và hợp tác với nhau vì lợi ích của con người nếu chúng ta để qua một bên những khác biệt siêu hình trừu tượng, điều thực sự  là công việc nội bộ, nhiệm vụ nội tâm của từng tôn giáo.
Bất chấp những tiến bộ thế gian phi tôn giáo đã mang đến bởi sự hiện đại hoá toàn cầu đổi mới và bất chấp những cố gắng có hệ thống của một số bộ phận của thế giới để phá huỷ những giá trị tinh thần, đại đa số nhân loại tiếp tục tin tưởng một tôn giáo này hay tôn giáo kia.  Sự bất tử của niềm tin tôn giáo, bằng chứng ngay cả dưới những hệ thống chính trị không tôn trọng tín ngưỡng hay phi tôn giáo rõ ràng minh chứng hiệu lực của tôn giáo như thế.  Năng lượng và sức mạnh tâm linh này có thể được sử dụng có ý nghĩa, và có tầm quan trọng để mang những điều kiện tâm linh cần thiết cho hoà bình thế giới.  Những lĩnh tụ tôn giáo và những nhà nhân đạo trên toàn thế giới có một vai trò đặc biệt hành động trong mối lưu tâm này.
Cho dù chúng ta sẽ có thể đạt đến hoà bình thế giới hay không, chúng ta không có lựa chọn nào khác mà phải hành động tiến tới mục tiêu ấy.  Nếu tâm tư chúng ta bị chế ngự bởi sân hận, giận dữ, chúng ta sẽ đánh mất đi phần tuyệt hảo thông minh của loài người - tuệ trí, khã năng quyết định giữa đúng và sai.  Sân hận, giận hờn là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới ngày nay.
NĂNG LỰC CÁ NHÂN ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG TỔ CHỨC
Sân hận đóng một vai trò không nhỏ trong những xung đột hiện tại như ở Trung Đông, Nam Á, Bắc và Nam, v.v... Những xung đột này khởi lên từ sự thất bại để hiểu biết nhân tính của người khác.  Câu trả lời không phải là sự phát triển hay dùng những lực lượng quân sự to lớn, mạnh mẽ hơn, cũng không là sự chạy đua vũ trang.  Nó cũng không là chính trị trong sạch hay kỷ thuật trong sạch.  Một cách căn bản nó là tâm linh, trong ý thức rằng điều gì đòi hỏi một ý thức hiểu biết trong vấn đề chung của nhân loại.  Thù ghét và chiến đấu không thể đem đến hạnh phúc cho bất cứ ai, ngay cả những kể chiến thắng của chiến trường.  Bạo lực luôn luôn sinh sản khốn cùng và vì vậy nó là sự sản xuất tiêu cực một cách căn bản.  Cho nên, nó là thời gian của những lãnh tụ thế giới học hỏi vượt thắng những khác biệt về chủng tộc, văn hoá, và tư tưởng và để lưu tâm những người khác qua đôi mắt thấy những vấn đề chung của nhân loại.  Vì làm như thế sẽ lợi ích cho những cá nhân, những cộng đồng, những quốc gia và rộng ra cho toàn thế giới.
...
Chúng tôi gợi ý rằng những lĩnh tụ thế giới gặp nhau mỗi năm một lần ở một địa điểm vô cùng xinh đẹp không nhầm một mục tiêu gì cả, chỉ gặp nhau để hiểu nhau như những con người.  Rồi thì, sau đấy, họ có thể gặp gở và thảo luận những vấn đề  hổ tương toàn cầu.  Chúng tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ chia sẻ ao ước của chúng tôi rằng  những lĩnh tụ của thế giới gặp gở tại bàn hội nghị trong một không khí tôn trọng lẫn nhau và hiểu nhau với tình người.
Để phát triển sự gặp gở cá nhân với cá nhân trên toàn thế giới, chúng tôi muốn thấy sự cổ vũ lớn hơn của du lịch quốc tế.  Cũng vậy, trong hoàn cảnh rộng lớn, đặc biệt là những xã hội dân chủ, có thể hành động một cống hiến to tát cho hoà bình thế giới bằng sự cho phép những tin tức rộng rãi hơn đến những thứ gợi phấn khích con người phản ánh tính chất căn bản hoà hiệp đồng nhất của nhân loại.  Với sự vươn lên của một ít cường quốc lớn trên vũ đài quốc tế, nhân đạo đóng vai trò trong những tổ chức quốc tế đang bị phớt lờ và hờ hửng.  Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ được điều chỉnh và rằng tất cả những tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, sẽ được năng nổ và tác động hơn bảo đảm chắc chắn lợi ích tối đa cho nhân loại và đẩy mạnh, khuyến khích , tích cực ủng hộ sự hiểu biết quốc tế.  Thực vậy nó sẽ là thảm kịch nếu một ít cường quốc thành viên tiếp tục quên đi phần lớn của thế giới giống như Liên hiệp quốc là cho những cảm hứng một phía của họ.  Liên hiệp quốc phải trở nên phương tiện cho hòa bình thế giới.  Thân thể này, cơ cấu này, hội đồng này của thế giới phải được tôn trọng bởi tất cả, Liên hiệp quốc là niềm hy vọng duy nhất cho những quốc gia bị áp bức, nhược tiểu và vì lý do đấy cho toàn thể hành tinh chúng ta.
Khi tất cả những quốc gia mà kinh tế tùy thuộc trên những quốc gia khác hơn bao giờ hết, sự hiểu biết của nhân loại phải vượt khỏi những biên giới quốc gia và thích ứng theo cộng đồng quốc tế rộng lớn.  Thực vậy, ngoại trừ chúng ta có thể tạo nên một không khí hợp tác chân thành, đạt được không phải bởi đe dọa hay thật sự dùng đến vũ lực nhưng bằng sự thông cảm chân thành của con tim hiểu biết, những nan đề của thế giới sẽ chỉ tăng lên.  Nếu những người trong những quốc gia nghèo bị từ chối hạnh phúc mà họ khao khát và đáng được hưởng, tự nhiên họ sẽ không hài lòng và quy những vấn đề cho những nước giàu.  Nếu những hình thức xã hội, chính trị, và kinh tế không ai muốn bị tiếp tục lạm dụng, lừa gạt, phỉnh phờ không thiện ý với người dân,  sự đạt đến hòa bình thế giới thật đáng ngờ, hay không chắc chắn.  Tuy vậy, nếu chúng ta làm hài lòng mọi người ở cấp độ con tim với con tim, hòa bình sẽ đến một cách chắc chắn.
Trong mỗi quốc gia, cá nhân phải được trao cho quyền được hạnh phúc, và trong những quốc gia phải quan tâm bình đẳng cho quyền lợi của ngay cả những quốc gia nhỏ nhất.  Chúng tôi không đang gợi ý rằng hệ thống này tốt hơn hệ thống kia và tất cả nên được chấp nhận.  Trái lại, nhiều hệ thống chính trị và tư tưởng khác nhau là ước ao khao khát và phù hợp với những khuynh hướng khác nhau trong cộng đồng nhân loại.  Trạng thái muôn màu muôn vẻ này làm nổi bật yêu cầu không ngừng của nhân loại cho hạnh phúc.  Vì vậy mỗi cộng đồng nên tự do liên hệ gắn bó với hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của chính mình, trên cơ sở chính của sự tự quyết.
Việc đạt đến công lý, hòa hiệp, và hòa bình tùy thuộc trên nhiều nhân tố.  Chúng ta nên nghĩ về chúng trong những quan hệ của lợi ích nhân loại cho tương lai lâu dài hơn là định kỳ ngắn hạn.  Chúng tôi nhận thức được tầm cở công việc phía trước chúng ta, nhưng chúng tôi không thấy lựa chọn nào khác hơn những điều mà chúng tôi đã đề xuất – điều đặt căn bản trên lợi ích chung của nhân loại chúng ta.  Những quốc gia không có lựa chọn nào khác hơn mà phải quan tâm đến quyền lợi của nhau, không phải vì sự tin tưởng của họ ở nhân loại mà bởi vì nó là trong sự hổ tương và lợi ích lâu dài mà tất cả cùng quan tâm.  Một sự đánh giá đúng cho thực tế mới này được biểu thị  bằng sự lớn mạnh của những tổ chức kinh tế khu vực hay lục địa như Cộng đồng kinh tế Âu châu, Liên hiệp các quốc gia Đông Nam Á, Tổ chức tự do mậu dịch Châu Mỹ, v.v...Chúng tôi hy vọng các tổ chức trao đổi mậu dịch liên quốc gia sẽ được hình thành nhiều hơn, đặc biệt trong những khu vực nơi kinh tế phát triển và khu vực nguồn dự trử dường như thiếu thốn thường xuyên.
Dưới những điều kiện hiện tại, một cách rạch ròi dứt khoát có một nhu cầu lớn mạnh cho sự thông cảm của nhân loại và một ý thức trách nhiệm toàn cầu.  Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta phải phát sinh một trái tim tốt và tử tế, một lòng hảo tâm và ân cần, nếu không có điều này, chúng ta có thể cũng không đạt được hạnh phúc toàn cầu hoặc cuối cùng cũng không đạt đến hoà bình thế giới.  Chúng ta không thể tạo dựng hoà bình trên giấy tờ.  Trong khi chủ trương trách nhiệm toàn cẩu và tình anh chị em toàn cầu, cơ sở lập luận là bản chất của loài người được tổ chức hoàn toàn riêng biệt với hình thức  những  xã hội của quốc gia. Vì vậy, trong nhận thức thực tế, chúng tôi cảm thấy những xã hội này phải hành động như những mãng cấu trúc cho hoà bình thế giới.
Những cố gắng đã được triển khai trong quá khứ nhầm tạo dựng những xã hội công bằng và bình đẳng hơn.  Những tổ chức đã được hình thành với những hiến chương cao quí để tranh đấu những năng lực chống xã hội.  Bất hạnh thay, những ý tưởng như thế đã từng bị lừa bịp bởi vị kỷ.  Hơn bao giờ  hết, ngày nay chúng ta chứng kiến đạo đức và những nguyên tắc cao quý bị che khuất bởi bóng tối của sự quan tâm vị kỷ, đặc biệt trong không khí của chính trị.  Có một trường phái tư tưởng cảnh báo chúng ta kiềm chế hoàn toàn với chính trị, như chính trị là đồng nghĩa với thiếu đạo đức.  Chính trị không đạo đức không giúp cho lợi ích của nhân loại, và đời sống không đạo đức hạ thấp loài người xuống trình độ của loài vật.  Tuy vậy, chính trị không phải hiển nhiên nhớp nhúa.  Tốt hơn là rằng, những công cụ văn hóa chính trị của chúng ta đã bóp méo những tư tưởng cao thượng và những quan niệm cao quý đóng góp cho lợi ích của nhân loại.  Đương nhiên, những người tinh thần biểu lộ sự quan tâm về những lĩnh tụ tôn giáo lẫn lộn với chính trị, khi họ e ngại chính trị hắc ám làm ô uế tôn giáo.
Chúng tôi tự hỏi một giả định thông thường rằng tôn giáo và đạo đức không vị trí trong chính trị và rằng nhân vật tôn giáo nên tự tách rời như những nhà ẩn dật hay khổ hạnh.  Những quan điểm như vậy của tôn giáo là quá thiên lệch; nó thiếu một viễn tượng thực sự đúng mực trong mối quan hệ của cá nhân và xã hội và vai trò của tôn giáo trong đời sống của chúng ta.  Đạo đức như điều cốt yếu quyết định đến một chính trị gia cũng như đối với một hành giả tôn giáo.  Những hậu quả nguy hại sẽ kéo theo khi những chính trị gia và người cầm quyền quên những nguyên tắc đạo đức chủ yếu.  Cho dù chúng ta tin tưởng ở Thượng Đế hay nghiệp báo nhân quả, đạo đức vẫn là nền tảng của mỗi tôn giáo.
Những phẩm chất của con người như đạo đức, từ bi, lịch sự, tuệ trí, v.v…đã là những nền tảng cuả tất cả mọi nền văn minh.  Những phẩm chất này phải được phát triển và duy trì thông qua hệ thống giáo huấn đạo đức trong một môi trường xã hội thuận lợi vì thế một thế giới nhân bản hơn có thể vươn lên.  Những phẩm chất đòi hỏi sáng tạo như một thế giới phải được thấm nhuần ngay từ lúc bắt đầu, từ tuổi thơ.  Chúng ta không thể chờ đợi để thế hệ sau làm sự thay đổi này, thế hệ hiện tại phải cố gắng làm mới những giá trị căn bản của loài người. Nếu có  bất cứ hy vọng nào, đấy là trong thế hệ sau, nhưng ngoại trừ chúng ta tiến hành sự thay đổi lớn lao trên bình diện toàn cầu trong hệ thống học vấn hiện tại của chúng ta.  Chúng ta cần một cuộc cách mạng trong nguyện ước của chúng ta để thực hành những giá trị nhân đạo toàn cầu.
Thật là thiếu sót khi đánh tiếng kêu gọi ngập ngừng sự suy luận đạo đức; chúng ta phải hành động về việc này.  Khi những chính quyền hiện tại không gánh trên vai trách nhiệm tôn giáo như thế, những lĩnh tụ nhân đạo và tôn giáo phải củng cố sự tồn tại những tổ chức công dân, xã hội, văn hóa, học vấn và tôn giáo, để làm sống lại những giá trị nhân bản và tâm linh.  Bất cứ nơi nào cần thiết, chúng ta phải tạo thành những tổ chức mới để đạt được những mục tiêu này.  Chỉ có trong những việc làm như thế có thể chúng ta hy vọng tạo nên một căn bản vững chắc cho hòa bình thế giới.
Sống trong xã hội, chúng ta nên chia sẻ những khổ đau của những đồng bào, công dân, của chúng ta và thực hành từ bi, lòng khoan dung và sự nhẫn nại không chỉ đối với những người thân yêu của chúng ta mà cũng đến với kẽ thù của chúng ta.  Đây là sự thể nghiệm sức mạnh đạo đức của chúng ta.  Chúng ta phải làm một cuộc trắc nghiệm bằng sự thực hành của chính chúng ta, cho điều mà, chúng ta không thể hy vọng thuyết phục người khác giá trị của tôn giáo chỉ bằng lời nói.  Chúng ta  phải sống trên cùng một trình độ liêm minh và hy sinh cao thượng mà chúng ta đã đòi hỏi ở kẻ khác.  Mục tiêu căn bản của tất cả mọi tôn giáo là phục vụ cho lợi ích của nhân loại.  Điều này là tại sao rất quan trọng rằng tôn giáo luôn luôn được sử dụng để tác động cho hạnh phúc và hòa bình của tất cả mọi loài chúng sinh và không chỉ cho những người thay đổi chính kiến.
Hơn nữa, trong tôn giáo không có những biên giới quốc gia.  Một tôn giáo có thể và nên được tiếp nhận và thực hành bởi bất cứ  ai tìm thấy lợi ích trong ấy.  Nhưng sự hòa nhập vào một tôn giáo đặc biệt nào đấy không có nghĩa là sự từ chối một tôn giáo khác hay cộng đồng của chính ai đấy.  Thực tế là, nó thật quan trọng rằng ai đấy nương tựa một tôn giáo không nên cắt đứt chính họ ra khỏi cộng đồng của họ; họ nên tiếp tục sống trong cộng đồng của chính họ và trong sự hòa hiệp với những thành viên của cộng đồng ấy.  Bởi vì bằng sự thoát ly khỏi cộng đồng của chính mình, chúng ta không thể làm lợi ích cho những người khác, trong khi mà lợi ích cho người khác lại thật sự là căn bản hướng vào của tôn giáo.
Trong mối lưu tâm này, có hai việc quan trọng để giữ trong tâm: tự trắc nghiệm và tự sửa sai.  Chúng ta nên liên tục kiểm soát thái độ chúng ta đối với những người khác, trắc nghiệm tự chính chúng ta một cách cẩn thận, và chúng ta nên sửa sai chính chúng ta ngay lập tức khi chúng ta tìm thấy chúng ta trong sự sai sót.
Cuối cùng, một vài lời về tiến trình vật chất.  Chúng tôi đã từng nghe rất nhiều lời phàn nàn về tiến trình vật chất với những người phương Tây, và tuy vậy, một cách nghịch lý, nó là điều rất tự hào của thế giới phương Tây.  Chúng tôi không thấy có gì sai với sự tiến bộ vật chất tự chính nó, người được cung cấp là luôn luôn cho trước.  Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng để giải quyết những vấn đề của nhân loại trong tất cả những tính chất của nó, chúng ta phải kết hợp và hòa điệu sự phát triển kinh tế với sự lớn mạnh của tâm linh.
Tuy vậy, chúng ta phải biết những giới hạn của nó.  Mặc dù những kiến thức vật chất,(duy vật, thế tục, trần gian) trong hình thức của khoa học và kỷ thuật đã cống hiến lợi ích một cách khổng lồ cho nhân loại, nó không có thể tạo nên hạnh phúc tận cùng.  Thí dụ, những nơi kỷ thuật phát triển thì có thể tiến bộ hơn những xứ sở khác, những vẫn còn rất nhiều những khổ đau tinh thần. Điều này bởi gì kiến thức vật chất thế gian chỉ có thể cung cấp một loại hạnh phúc tùy thuộc trên những điều kiện vật lý.  Nó không thể cung cấp hạnh phúc, điều, tuôn trào từ phát triển nội tại độc lập với những nhân tố ngoại tại.
Để làm mới những giá trị nhân bản và đạt đến hạnh phúc tận cùng, chúng ta cần xem di sản chung của nhân loại khắp các quốc gia trên toàn thế giới.  Mong rằng bài luận văn cung cấp một sự nhắc nhở cấp bách để chúng ta khỏi quên những giá trị nhân bản, điều đã liên kết tất cả chúng ta như một gia đình đơn độc trên địa cầu này.
Chúng tôi đã viết những dòng trên
Để nói với cảm xúc chung thủy của chúng tôi
Bất cứ khi nào chúng tôi gặp ngay cả một người ngoại quốc
Chúng tôi luôn luôn có một cảm giác giống nhau
Chúng tôi đang gặp một thành viên khác của gia đình nhân loại
Thái độ này làm sâu thêm
Ảnh hưởng và tôn trọng của chúng tôi cho tất cả chúng sinh
Cầu cho nguyện ước tự nhiên này là
Sự cống hiến nhỏ nhoi của chúng tôi cho hòa bình thế giới
Chúng tôi cầu nguyện cho tình thân hữu hơn
Ân cần hơn và hiểu biết hơn
Gia đình nhân loại trên hành tinh này.
Cho tất cả những ai không thích khổ đau.
Những người yêu quý hạnh phúc tận cùng
Đây là lời khẩn thiết chân thành của chúng tôi!
A Human Approach to World Peace
http://dalailama.com/page.62.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ 
29-07-2008
 


No comments:

Post a Comment