Monday, July 14, 2014

NHỮNG KHÔNG GIAN TÂM LINH

NHỮNG KHÔNG GIAN TÂM LINH


His Holiness the Dalai Lama


HAI TRÌNH ĐỘ TÂM LINH

Anh chị em, chúng tôi muốn thuyết giảng về chủ đề những giá trị tâm linh bằng sự giải nghĩa hai trình độ tâm linh.
Để bắt đầu, để chúng tôi nói rằng như những chúng sinh chúng ta căn bản tập trung vào là để có một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ; tất cả chúng ta đều muốn trải qua kinh nghiệm của hạnh phúc.  Đấy là tự nhiên cho chúng ta để tìm kiếm hạnh phúc.  Đây là mục tiêu của đời sống chúng ta.  Lý do thật rõ ràng: khi chúng ta mất đi hy vọng, kết quả là chúng ta bị chán nản, buồn phiền, hay trì trệ và có thể ngay cả tự tử.  Vì vậy, sự tồn tại thực của chúng ta có gốc rể một cách mạnh mẻ trong hy vọng.  Mặc dù không có gì bảo đảm cho những điều sẽ mang tới trong tương lai.  Đấy là bởi vì chúng ta có hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục sống. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng mục tiêu của đời sống của chúng ta, chủ tâm của đời sống chúng ta, là hạnh phúc vui vẻ.
Loài người không phải được sản xuất bằng máy móc.  Chúng ta không chỉ là sự kiện, chúng ta hơn thế ấy, chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm.  Lý do ấy, chỉ sự thoải mái vật chất đơn độc không đủ.  Chúng ta cần những gì sâu sắc hơn, thâm diệu hơn, điều mà chúng tôi thường ám chỉ đến như lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu.  Với ảnh hưởng của lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu, tất cả những phát triển vật chất mà chúng ta có ở sự xếp đặt, bố trí, thực hiện của chúng ta có thể rất xây dựng và có thể sản sinh những kết quả tốt.  Tuy vậy, nếu không có lòng nhân hay tình người, những phát triển vật chất đơn độc sẽ không làm chúng ta hài lòng, thỏa mãn, hoặc chúng sẽ cũng không sản sinh trong chúng ta bất cứ không gian nào của tâm linh hòa bình hay hạnh phúc.  Vì vậy, lòng nhân hay tình người, hay từ bi thương yêu, là chìa khóa đến hạnh phúc của nhân loại.

TRÌNH ĐỘ TÂM LINH THỨ NHẤT: NHỮNG TÔN GIÁO CỦA THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI
Trình độ tâm linh thứ nhất. cho tất cả loài người ở mọi nơi, là tín ngưỡng một trong nhiều tôn giáo của thế giới.  Chúng tôi nghĩ có một vai trò quan trọng của cho mỗi một tôn giáo của đa số tôn giáo thế giới, nhưng để cho tôn giáo hành hoạt một cống hiến tác động đến lợi ích của nhân loại từ khía cạnh tôn giáo, có hai nhân tố quan  trọng cần lưu tâm.
Nhân tố thứ nhất là mỗi hành giả của những tôn giáo khác nhau - đấy là, tự chính chúng ta - phải thực hành một cách chân thành.  Giáo nghĩa tôn giáo là một bộ phận căn bản thiết yếu của đời sống chúng ta; giáo lý không nên bị tách biệt với cuộc sống chúng ta.  Thỉnh thoảng chúng ta đến nhà thờ hay chùa viện và dâng lời cầu nguyện, hay phát sinh một loại cảm giác tâm linh, và rồi thì, khi ra khỏi Phật đường hay Thánh đường, không có một cảm xúc tôn giáo nào được duy trì tồn tại.  Đấy không là một phương pháp chính đáng để thực hành-thọ trì.  Thông điệp của tôn giáo phải luôn theo chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đến.  Những lời dạy của tôn giáo chúng ta phải hiện diện trong đời sống chúng ta như vậy vì thế khi chúng ta thật sự cần hay thỉnh cầu gia hộ hay nội lực mạnh mẽ, những lời dạy sẽ hiển lộ ngay nơi ấy ngay cả tại những thời gian như vậy; sự cảm ứng hiện tiền nơi ấy khi chúng ta trải qua những khó khăn bởi vì nó hằng hiện hữu ở  bên chúng ta.  Chỉ khi tôn giáo trở thành một bộ phận thiết yếu của đời sống chúng ta thì tôn giáo mới có thể thực sự tác động ảnh hưởng.
Chúng ta cũng cần kinh nghiệm một cách sâu xa hơn, thâm diệu hơn trong những ý nghĩa và giá trị tâm linh của truyền thống tôn giáo của chính chúng ta – chúng ta cần biết những lời dạy này không chỉ trên một cấp độ lý trí nhưng cũng xuyên qua kinh nghiệm thâm sâu hơn của chính chúng ta.  Thỉnh thoảng chúng ta hiểu biết tư tưởng những tôn giáo khác nhau ở trình độ quá nông cạn,quá thiển cận hay quá lý trí.  Không có một kinh nghiệm cảm xúc tâm linh chân thật hơn, sâu sắc hơn, tác động của tôn giáo trở nên giới hạn.  Vì vậy, chúng ta phải thực hành – thọ trì một cách chân thật, và tôn giáo phải trở nên một phần của đời sống chúng ta.

SỰ QUAN TRỌNG CUẢ MỘT MỐI QUAN HỆ THÂN HỮU GẦN GŨI GIỮA CÁC TÔN GIÁO
Nhân tố thứ hai là quan tâm hơn với sự ảnh hưởng qua lại giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới.  Ngày nay, vì sự thay đổi phát triển kỷ thuật và tự nhiên của kinh tế thế giới, chúng ta lệ thuộc vào những người khác hơn bao giờ hết.  Những xứ sở khác nhau, những lục địa khác nhau, đã trở nên hợp tác một cách gần gũi hơn với nhau.  Trong thực tế sự tồn tại của một vùng, một khu vực của thế giới tùy thuộc vào những vùng và khu vực khác.  Vì vậy, thế giới trở nên thật gần gũi hơn, tùy thuộc liên đới nhiều hơn.  Như một kết quả, có nhiều sự tác động qua lại của nhân loại hơn.  Dưới một tình trạng như vậy, ý tưởng của chủ nghĩa đa phương giữa các tôn giáo thế giới là rất quan trọng.  Trong quá khứ, khi những cộng đồng sống biệt lập với nhau và những tôn giáo phát khởi trong sự cô lập liên hệ.  Ý nghĩ rằng chỉ có một tôn giáo rất phổ biến.  Nhưng ngày nay tình thế đã thay đổi, và những hoàn cảnh đã hoàn toàn khác nhau.  Bây giờ, vì vậy, thật là thiết yếu để chấp nhân sự kiện là sự tồn tại hiện hữu của nhiều tôn giáo khác nhau, để phát triển sự tôn trọng chân thành giữa các tôn giáo; tiếp xúc thân cận giữa các tôn giáo khác nhau là căn bản quyết định. Đấy là nhân tố thứ hai để các tôn giáo thế giới sẽ có thể được tác động ảnh hưởng đến lợi ích của nhân loại.
Khi chúng tôi ở Tây tạng, chúng tôi không có tiếp xúc với những người thuộc những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, vì vậy thái độ của chúng tôi trước những tôn giáo khác không mấy tích cực.  Nhưng khi đã có cơ hội gặp gở với những người khác tín ngưỡng và học hỏi tử kinh nghiệm và tiếp xúc cá nhân, thái độ cuả chúng tôi trước những tôn giáo khác đã thay đổi.  Chúng tôi nhân thức sự hữu dụng thế nào đến với nhân loại của những tôn giáo khác nhau, và khả năng tiềm tàng nào của mỗi tôn giáo cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hoàn hảo hơn.  Trong những thế kỷ gần đây, những tôn giáo khác nhau đã có những cống hiến vĩ đại trước sự cải thiện cho nhân loại, và ngay cả hôm nay có một số lượng lớn những giáo đồ của Ki tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo v.v…Hàng triệu tín đồ đang được lợi lạc từ tất cả những tôn giáo này.
Để cho một thí dụ về giá trị của cuộc gặp gở của những người từ những tín ngưỡng khác nhau, những cuộc gặp gở của chúng tôi với cố tu sĩ dòng Trappist Mỹ, Thomas Merton (1915-1968), đã làm cho chúng tôi nhận thấy rõ, một người tuyệt vời, kỳ diệu thế ấy. Trong một dịp khác chúng tôi đã gặp gở với một tu sĩ Gia tô giáo ở Monserrat, một trong những tu viện nổi tiếng của Tây ban nha.  Chúng tôi được kể lại rằng tu sĩ này đã từng sống vài năm như một ẩn sĩ trên một ngọn đồi chỉ ở sau tu viện.  Khi chúng tôi viếng thăm tu viện, ông đi xuống từ ẩn mật thất một cách đặc biệt để gặp chúng tôi.  Khi cuộc gặp gở xảy ra, tiếng Anh của ông còn kém hơn ngay cả tôi, và điều này đã cho tôi can đảm hơn để nói chuyện với ông!  Chúng tôi đã duy trì diện đối diện, và chúng tôi hỏi han: “Trong những năm ấy, tu sĩ đã làm gì trên ngọn đồi ấy?”  Ông nhìn tôi và trả lời. “Thiền định về từ bi, về yêu thương.”  Khi ông nói ít lời ấy, chúng tôi đã hiểu thông điệp qua đôi mắt ông ta.  Chúng tôi thật sự dâng tràn lòng cảm phục với người tu sĩ này và cho những ai giống như tu sĩ ấy.  Những kinh nghiệm như thế đã giúp củng cố trong tâm chúng tôi rằng tất cả những tôn giáo thế giới có khả năng để sản sinh những người tốt, những người có đạo đức, những người có lòng từ bi lớn,  bất chấp những sự khác nhau về triết lý và giáo nghĩa của tôn giáo.  Mỗi truyền thống tôn giáo có  một thông điệp diệu kỳ để truyền đạt.
Thí dụ, từ quan điểm của đạo Phật khái niệm về một đấng tạo hóa là không hợp lý; bởi vì những phương pháp mà đạo  Phật phân tích về thuyết nhân quả, cho nên nó là một khái niệm (đấng tạo hóa) khó khăn cho những người Phật tử để hiểu.  Tuy nhiên, đây không phải là nơi để bàn luận về những vấn đề triết lý.  Điểm quan trọng ở đây là cho những người giáo đồ theo những giáo lý mà trong điều căn bản của tín ngưỡng là một đấng tạo hóa, điều tiếp cận ấy thì rất ảnh hưởng.  Theo những truyền thống ấy, cá nhân con người được tạo ra bởi Thượng đế.  Hơn thế nữa, như chúng tôi vừa học từ một trong những người bạn Ki tô giáo, họ không chấp nhận triết lý tái sinh, vì vậy, không chấp nhận những đời sống quá khứ hay tương lai.  Họ chỉ chấp nhận cuộc sống này.  Tuy  nhiên, họ chấp giữ rằng kiếp sống hiện tại này là được tạo nên bởi Thượng đế, bởi đấng tạo hóa, và ý tưởng ấy phát triển trong họ một cảm nhận mật thiết với Thượng đế.  Lời dạy quan trọng nhất của họ là do từ ý chí của Thượng đế mà chúng ta hiện diện nơi đây, tương lai chúng ta tùy thuộc trên đấng tạo hóa, và bởi vì đấng tạo hóa được xem như là thánh thiện và tối thượng, chúng ta phải yêu mến Thượng đế, đấng tạo hóa.

Những điều từ lời dạy này là chúng ta nên yêu mến những đồng loại chúng sinh loài người của chúng ta – đây là thông điệp chính ở đây.  Lý do là nếu chúng ta yêu mến Thượng đế, chúng ta phải yêu mến đồng loại loài người của chúng ta bởi vì họ giống như chúng ta, được tạo nên bởi Thượng đế.  Tương lai của họ, giống như chúng ta, tùy thuộc trên đấng sáng thế, vì vậy, hoàn cảnh cuả họ giống như chính chúng ta.  Bởi thế, tín ngưỡng của những người nói rằng, “yêu mến Thượng đế” nhưng tự họ không tỏ ra chân thành yêu mến trước những người đồng loại là đáng nghi ngờ.  Người tin tưởng ở Thượng đế và trong sự yêu mến Thượng đế phải làm sâu sắc thêm tính thành khẩn của sự yêu mến của họ đối với Thượng đế qua tình yêu thương trực tiếp đến những người đồng loại.  Điều tiếp cận này rất mạnh mẽ, có đúng không?
Vì vậy, nếu chúng ta trắc nghiệm mỗi tôn giáo từ những góc cạnh khác nhau trong cùng một phương phá – không đơn giản từ chính vị thế triết học của chúng ta nhưng từ một vài điểm của quan niệm – có thể không nghi ngờ rằng tất cả đại đa số tôn giáo đều có khả năng phát triển nhân loại.  Điều này là rõ rang.  Thông qua sự tiếp xúc thân cận với những tín ngưỡng khác nhau có thể phát triển một thái độ tư tưởng khoáng đạt và sự tôn trọng lẫn nhau đến những tôn giáo khác nhau.  Sự tiếp xúc gần gũi với những tôn giáo khác nhau giúp chúng tôi học hỏi những ý tưởng mới, những sự thực hành mới, và những phương pháp mới hay những kỷ thuật mới mà chúng tôi có thể kết hợp với những sự thực hành của chính chúng tôi.  Một cách tương tự, một số các anh chị em Ki tô hữu của chúng tôi đã tiếp nhận những phương pháp nào đấy của Phật giáo – thí dụ, sự thực hành “nhất niệm tâm” cũng như những kỷ năng để giúp phát triển tính bao dung, tâm từ bi, và lòng yêu thương.  Có những lợi ích to lớn khi những hành giả của những tôn giáo khác nhau đến với nhau cho những sự trao đổi thế này.  Thêm vào sự phát triển hòa hiệp giữa nhau, có những lợi ích khác cũng gặt hái được.
Những chính trị gia và lĩnh tụ quốc gia thường nói về “cùng tồn tại” và “đến với nhau”.  Cũng với những người tôn giáo của chúng ta, tại sao không,? Chúng tôi nghĩ rằng thời điểm đã đến.  Tại Assisi vào năm 1987, thí dụ. những lãnh tụ và đại biểu của những tôn giáo khác nhau trên thế giới gặp gở và cùng cầu nguyện, mặc dù chúng tôi không chắc chắn “cầu nguyện” có phải là từ ngữ chính xác để diễn tả sự thực hành của tất cả những tôn giáo này một cách đúng đắn hay không.  Trong bất cứ trường hợp nào, điều gì là quan trọng để những đại diện của những tôn giáo khác nhau đến với nhau tại một địa điểm và , theo từng tín ngưỡng để nguyện cầu.  Điều này đã đang xảy ra rồi và,  chúng tôi nghĩ, là một sự phát triển rất tích cực.  Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đặt tác động hơn trước trước sự tăng tiến hòa hiệp và thân cận giữa những tôn giáo thế giới, vì rằng không có những tác động như thế, chúng ta sẽ tiếp tục trải qua vô số vấn đề đã, đang và sẽ chia rẻ nhân loại.
Nếu tôn giáo đã là phương pháp cứu chửa duy nhất để giảm thiểu xung đột của nhân loại, nhưng phương pháp ấy tự nó trở nên một nguồn gốc khác của sự xung đột, đấy quả là bất hạnh tai hại thay.  Ngày nay, như trong quá khứ, những xung đột xảy ra nhân danh tôn giáo, bởi vì sự khác nhau của những tôn giáo, và chúng tôi nghĩ rằng điều này là buồn thật buồn.  Nhưng như chúng tôi đã lưu ý trước đây, nếu chúng ta nghĩ một cách thoáng đạt rộng rãi, sâu sắc, chúng ta nhận thấy rằng hoàn cảnh trong quá khứ hoàn toàn khác biệt với tình thế ngày nay.  Chúng ta không còn cô lập nữa nhưng chúng ta tùy thuộc lien đới với nhau.  Ngày nay, vì vậy, rất quan trọng để nhận thức rằng một sự liên hệ gần gũi giữa những tôn giáo khác nhau là thiết yếu, vì vậy những nhóm tôn giáo khác nhau có thể hoạt động gần gũi với nhau và  làm một tác động chung cho lợi ích của loài người.
Vì vậy, tính thành khẩn và tín ngưỡng trong thực hành tôn giáo trên một phương diện; và tính bao dung và hợp tác tôn giáo là phương diện khác, bao gồm cấp độ thứ nhất này của những giá trị thực hành tâm linh đến nhân loại.

TRÌNH ĐỘ TÂM LINH THỨ HAI:      TỪ BI YÊU THƯƠNG NHƯ MỘT TÔN GIÁO TOÀN CẦU
Trình độ tâm linh thứ hai quan trọng hơn thứ nhất bởi vì, không cần biết bất cứ kỳ diệu thế nào tôn giáo có thể, nó vẫn được chấp nhận chỉ với một số lượng người rất giới hạn   Đại đa số của năm hay sáu tỉ người trên hành tinh chúng ta thật sự không thực hành-thọ trì hay quy hướng bất cứ một tôn giáo nào.  Theo quá khứ gia đình, họ có thể tự minh chứng thuộc về một tôn giáo này hay tôn giáo kia – “Tôi là người Ấn giáo”, “Tôi là người Phật giáo”, “Tôi là người Ki tô giáo” – nhưng sâu trong tâm hồn, hầu hết những cá nhân này không nhất thiết là một hành giả của bất cứ một tín ngưỡng nào.  Điều ấy cũng tốt thôi, cho dù họ là một người đi theo một tôn giáo hoặc không đi nữa thì đấy là quyền cá nhân của người ấy.  Tất cả những đạo sư vĩ đại thời xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Giê-su Ki-tô, Mohammed, thất bại trong việc chuyển hóa tâm linh toàn nhân loại.  Sự việc là không ai có thể làm việc ấy.  Cho dù những người không tín ngưỡng ấy bị gọi là vô thần không thành vấn đề.  Thực vậy, theo những học giả phương Tây, Phật giáo đồ cũng là những người vô thần, bởi vì họ không chấp nhận một đấng tạo hóa.  Vì vậy, chúng tôi thỉnh thoảng thêm vài từ ngữ để diễn tả những người không tín ngưỡng này, và đó là cực đoan, chúng tôi gọi họ là những người không tín ngưỡng cực đoan.  Những người ấy không chỉ không tín ngưỡng mà họ còn cực đoan trong quan điểm của họ trong điều mà họ cố chấp là tính chất tinh thần-tâm linh không có giá trị.  Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những người ấy cũng là một bộ phận của nhân loại, và rằng họ cũng giống như tất cả loài người hiện hữu, có khao khát được hạnh phúc – để có một đời sống vui tươi và hòa bình.  Đây là điểm quan trọng.
Chúng tôi nghĩ rằng cũng chẳng sao để duy trì những người không tín ngưỡng, nhưng các vị cũng là một bộ phận của loài người, quý vị cũng là những con người, quý vị cần tình cảm nhân loại, từ bi yêu thương của nhân loại.  Điều này thật sự là giáo huấn căn bản của tất cả mọi truyền thống tôn giáo; điểm cốt yếu là từ bi thương yêu, hay tình cảm con người, lòng nhân đạo.  Không có tình cảm con người, ngay cả những tín ngưỡng tôn giáo có thể trở nên tiêu cực, không xây dựng, hay tàn phá.  Vì vậy, căn bản thiết yếu, ngay cả trong tôn giáo, là một trái tim tốt, một lòng hảo tâm.  Chúng tôi có ý kiến là tình cảm con người, hay từ bi bác ái, là tôn giáo toàn cầu.  Cho dù một người tín ngưỡng hay một người không tín ngưỡng, mọi người cần tình cảm loài người, hay từ bi thương yêu, bởi vì từ bi thương yêu cho chúng ta sức mạnh nội tại, hy vọng, và sự hòa bình của tâm hồn.  Vì vậy, nó cần thiết cho mọi người.
Hãy để chúng ta, thí dụ, trắc nghiệm lợi ích của trái tim tốt, hay lòng hảo tâm trong đời sống hằng ngày.  Nếu chúng ta trong một tâm trạng tốt khi thức dậy vào buổi sáng, nếu có một cảm giác của trái tim ấm áp, tự động cánh cửa nội tâm của chúng ta được mở ra cho ngày ấy.  Ngay cả có một người không thân thiện bên cạnh, chúng ta không cảm thấy phiền toái nhiều và có thể chúng ta  ngay cả chủ động nói những lời lịch sự dễ thương với người ấy.  Chúng ta có thể đối thoại với những người không mấy thân thiện và có thể ngay cả một cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa.  Nhưng vào một ngày khi tâm trạng chúng ta kém tích cực và chúng ta cảm thấy cáu kỉnh, bực dọc, tự động cánh cửa nội tại đóng lại.  Như một hậu quả, ngay cả chạm trán với một người bạn thân, chúng ta cảm thấy không thoải mái, không tự nhiên.  Những thí dụ này chỉ dẫn làm thế nào những tình trạng và quan điểm nội tại làm nên một sự khác biệt lớn lao trong kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta.  Vì vậy, để tạo nên một không khí vui vẻ dễ thương trong chính chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong những cộng đồng chúng ta, chúng ta phải nhận thức rằng cội nguồn căn bản của không khí tươi mát thân thương ấy là trong mỗi cá nhân, trong mỗi chúng ta – một trái tim tốt, một lòng hảo tâm, lòng từ bi thương yêu của con người.
Một khi chúng ta tạo dựng một không khí bằng hữu tích cực, nó tự động giúp chúng ta giảm thiểu sợ hãi, và không an toàn.  Trong cách này chúng ta dễ dàng có thêm bạn và tạo nên nhiều nụ cười hơn.  Xét cho cùng, chúng ta là xã hội của loài vật hay thế giới hoang dã nếu không có tình thân hữu nhân loại, không có nụ cười của loài người, đời sống chúng ta trở nên khốn cùng.  Cảm giác đơn côi trở nên không thể chịu nổi.  Nó là luật tự nhiên – điều ấy nói là, theo luật tự nhiên chúng ta tùy thuộc trên những người khác để sống.  Nếu dưới những tình trạng nào đấy, bởi vì có gì sai sót, lầm lẫn bên trong chúng ta, thái độ chúng ta đối với những người đồng loại, trên những người chúng ta tùy thuộc liên đới, trở nên không thân thiện, làm thế nào chúng ta hy vọng đạt đến hòa bình của tâm hồn hay cuộc sống hạnh phúc?  Tâm hòa bình – Thế giới thanh bình.  Theo căn bản tự nhiên của loài người hay luật tự nhiên, tình cảm – từ bi yêu thương – là chìa khóa của hạnh phúc.
Theo y học hiện thời, một trạng thái tinh thần tích cực, hay một tâm hồn yên bình, thì cũng có lợi ích cho sức khỏe vật lý.  Nếu chúng ta liên tục bị dao động, chúng ta cuối cùng làm tổn hại sức khỏe của chúng ta.  Vì vậy, ngay cả từ quan điểm của sức khỏe chúng ta, tinh thần tịch tĩnh, và yên bình thanh thản là rất quan trọng.  Điều này chỉ cho thấy rằng cơ thể vật lý tự nó biết thưởng thức và đáp ứng đến tình cảm con người, sự yên bình của tâm con người.

CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI
Nếu chúng ta nhìn vào cơ sở tự nhiên của con người, chúng ta thấy rằng tự nhiên của chúng ta thì hiền lành-thuần thiệp hơn là hiếu động-gây hấn. Nếu chúng ta trắc nghiệm những thú vật khác nhau, chúng ta chú ý rằng những loài vật của một tự nhiên thanh bình hơn có một cấu trúc cơ thể tương ứng, trong khi những con thú săn mồi có một cấu trúc cơ thể phát triển theo tự nhiên của chúng.  So sánh con cọp và con nai; có một sự khác nhau to lớn trong cấu trúc vật lý của chúng.  Khi chúng ta so sánh cấu trúc cơ thể của chúng ta với chúng, chúng ta thấy rằng chúng ta giống những con nai và con thỏ hơn là những con cọp.  Ngay cả răng chúng ta thì giống chúng hơn, có phải không?  Chúng không giống răng của cọp.  Móng của chúng ta là một thí dụ khác tốt hơn – chúng ta không thể bắt một con chuột chỉ với      móng tay người.  Dĩ nhiên, bởi vì sự thông minh của con người, chúng ta có thể phát minh sáng chế và sử dụng những dụng cụ và những phương pháp để hoàn tất những sự việc, sự vật mà có thể khó khăn để hoàn thành nếu không có chúng.  Vì vậy, như chúng ta có thể thấy, do bởi điều kiện vật lý của chúng ta chúng thuộc vào loài vật hiền lành.  Chúng tôi nghĩ đây là cơ sở căn bản tự nhiên của con người như được biểu hiện bởi cấu trúc cơ bản vật lý.

TỪ BI YÊU THƯƠNG VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Trong hoàn cảnh hiện tại của trái đất chúng ta, hợp tác là căn bản, đặc biệt trên những phạm vi như kinh tế và giáo dục (học vấn).  Quan điểm cho rằng những khác nhau là quan trọng không ít thì nhiều đã biến mất, như được chứng minh bởi sự vận động vì một liên hiệp Âu châu.  Chúng tôi nghĩ, cuộc vận động này thật sự tuyệt vời và thật đúng thời. Tuy vậy sự hoạt động thân cận giữa các quốc gia này không phải xảy ra do bởi từ bi yêu thương hay tín ngưỡng tôn giáo, mà đúng hơn là bởi vì cần thiết.  Có một sự lớn mạnh trên thế giới đối với sự thức tỉnh toàn cầu.  Dưới những hoàn cảnh hiện tại một quan hệ gần gũi hơn với nhau trở nên yếu tố của sự sống còn hiện hữu của chúng ta.  Vì vậy, khái niệm của trách nhiệm toàn cầu đặt cơ sở trên từ bi yêu thương và trên một tình cảm anh chị em là thiết yếu bây giờ.  Thế giới đầy những xung đột – xung đột do bởi tư tưởng, do bởi tôn giáo, ngay cả xung đột trong những gia đình; những xung đột căn cứ trên việc người này muốn điều này, và người khác muốn điều khác.  Vì vậy, nếu chúng ta xét nghiệm nguồn gốc những xung đột này, chúng ta tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều nguồn gốc khác nhau, ngay cả trong chính chúng ta.
Tuy nhiên trong lúc ấy, chúng ta có tiềm lực và khả năng để đến với nhau trong hòa hiệp.  Tất cả những việc khác này là liên hệ. Mặc dù có nhiều nguồn gốc của xung đột, cùng lúc cũng có nhiều tiềm năng đem đến sự đoàn kết và hòa hiệp. Thời cơ đã đến để nhấn mạnh hơn trên sự hợp đoàn.  Ở đây một lần nữa phải có tình cảm nhân loại, tình người.  Thí dụ, quý vị có thể có một ý niệm vể tư tưởng hay tôn giáo khác với những người khác.  Nếu quý vị tôn trọng quyền của những người khác và chân thành biểu lộ một thái độ từ bi thương yêu đối người ấy, rồi thì không có gì quan trọng cho dù ý kiến của người ấy có thích hợp với quý vị hay không, đấy là thứ yếu.  Cho đến khi người ấy vẫn còn tin tưởng trong đấy, cho đến khi người ấy vẫn lợi ích với quan niệm như vậy, đấy là quyền lợi thật sự, hoàn toàn, và thuần túy của người ấy.  Vì vậy chúng ta phải tôn trọng và chấp nhận sự kiện là sự tồn tại của những quan điểm khác biệt. Trong thế giới của kinh tế cũng thế, những người ganh đua cũng phải nhận một số quyền lợi, bởi vì họ cũng cần phải tồn tại.  Khi chúng ta có một viễn cảnh rộng rãi hơn đặt trên cơ sở của từ bi yêu thương, chúng tôi nghĩ những sự việc trở nên dễ dàng hơn. Một lần nữa, từ bi yêu thương là nhân tố chìa khóa.

GIẢI TRỪ QUÂN BỊ
Ngày nay, tình trạng thế giới chúng ta đã được làm bớt căng thẳng một cách đáng kể.  May mắn thay, bây giờ chúng ta có thể nghĩ và nói một cách nghiêm chỉnh về giải trừ quân bị, hay tối thiểu ý tưởng về giải trừ quân bị.  Năm năm về trước, hay có thể ngay cả gần đây như hai năm về trước, thật khó khăn ngay cả nói về nó, nhưng bây giờ Chiến tranh lạnh giữa Liên Sô và Hoa Kỳ đã qua rồi.  Với sự lưu tâm đến Hoa Kỳ, chúng tôi luôn nói với những người bạn Hoa Kỳ của chúng tôi rằng, “Sức mạnh đến không từ vũ khí hạt nhân nhưng từ ý tưởng cao quý của tổ tiên quý vị về tự do, giải phóng, và dân chủ”.  Khi ở Hoa Kỳ vào năm 1991, chúng tôi có cơ hội gặp gở cựu Tổng thống George Bush.  Lúc ấy chúng tôi đã bàn thảo về Trật tự thế giới mới, và chúng tôi đã nói với ông rằng, “Một trật tự thế giới mới với từ bi yêu thương là rất tốt. Chúng tôi không chắc về một Trật tự thế giới mới mà không có từ bi yêu thương.”  Chúng tôi bây giờ tin rằng thời điểm đã chin muồi để nghĩ và nói về  giải trừ quân bị.  Có những dấu hiệu sẵn sàng về giảm thiểu vũ khí cho lần đầu tiên, giải trừ quân bị.  Từng bước  từng bước,  chúng ta đang thấy một sự giảm thiểu quân bị, và chúng tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta nên giải thoát thế giới – hành tinh bé nhỏ của chúng ta – khỏi vũ khí.  Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên phá hủy tất cả những loại vũ khí.  Chúng ta có thể giữ lại một số, vì luôn luôn có một số những người và những nhóm tác hại ở xung quanh chúng ta.  Để phòng ngừa và được bảo vệ an toàn đối với những nguồn tác hại này, chúng ta nên xây dựng một hệ thống của lực lựơng cảnh binh giám sát quốc tế khu vực, không nhất thiết thuộc một quốc gia nào nhưng kiểm soát chung và quản lý một cách căn bản bởi một tổ chức như Liên hiệp quốc hay một tổ chức quốc tế tương tự như vậy.  Bằng cách ấy, không có vũ khí sẵn sàng, sẽ không có hiểm họa xúng đột quân sự giữa các quốc gia, và cúng không có những cuộc nội chiến.
Chiến tranh vẫn tồn tại, một cách đáng buồn thảm, một phần của lịch sử nhân loại cho đến hiện tại, nhưng chúng tôi nghĩ thời điểm đã đến để thay đổi những nhận thức khái niệm mà đã dẫn đến chiến tranh.  Một số người có ý kiến rằng chiến tranh là những gì vinh quang; họ nghĩ là thông qua chiến tranh họ có thể trở nên những anh hùng.  Thái độ thông tục này đối với chiến tranh là rất sai lạc.  Gần đây trong một cuộc phỏng vấn đáng lưu ý đến chúng tôi. “người phương Tây rất sợ hãi với cái chết, nhưng người phương Đông dường như rất ít sợ hãi cái chết”. Cho vấn đề ấy, chúng tôi trả lời nữa đùa rằng: “Dường như đối với chúng tôi là, với tâm lý phương Tây, chiến tranh và tổ chức quân đội là cực kỳ quan trọng.  Chiến tranh có nghĩa là chết – bằng sự giết chóc, không phải do nguyên nhân tự nhiên.  Vì vậy, nói tóm lại, dường như quý vị là những người không sợ chết, bởi vì các vị quá thích với chiến tranh. Trái lại, chúng tôi, đặc biệt là người Tây Tạng, không thể ngay cả lưu ý đến chiến tranh, chúng tôi không thể nghĩ đến chiến đấu , bởi vì kết quả không thể tránh của chiến tranh là thảm họa: chết chóc, thương tật, và khốn cùng.  Vì vậy, khái niệm của chiến tranh, trong tâm chúng tôi là cực kỳ tiêu cực. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi thực sự sợ hãi chiến tranh hơn các vị. Quý vị có nghĩ như thế chứ?”  Đáng tiếc thay, do bởi những nhân tố như thế đấy, ý kiến về chiến tranh của chúng tôi thì không đúng.  Vì vậy, thời điểm đã đến để suy nghĩ một cách nghiêm khắc về giải trừ quân bị.
Chúng tôi đã cảm thấy điều này một cách rất mạnh mẽ trong khi và sau khi sự cố vùng Vịnh Ba tư (Persian Gulf).  Dĩ nhiên, mọi người quy trách nhiệm cho Saddam Hussein, và không có câu hỏi rằng Saddam Hussein là một người tiêu cực – ông ta đã làm nhiều lỗi lầm và hành động một cách sai lầm trong nhiều cách.  Cuối cùng, ông ta là một nhà độc tài, và một nhà độc tài, dĩ nhiên, có những thứ tiêu cực.  Tuy vậy, nếu không có tổ chức quân đội, không có vũ khí, Saddam Hussein không thể vận hành như một nhà độc tài.  Ai đã cung cấp vũ khí?  Những người cung cấp phải chịu một phần trách nhiệm. Những quốc gia cung cấp vũ khí cho ông ta mà không nghĩ đến hậu quả.
Chỉ nghĩ đến tiền, của sự lợi nhuận từ việc bán vũ khí thì thật là khủng khiếp.  Chúng tôi đã một lần gặp một phụ nữ Pháp, người đã nhiều năm ở Beirut, Li-băng. Bà ta nói với chúng tôi một cách buồn bả rằng trong thời gian xảy ra sự cố ở Beirut có những người đã kiếm được lợi nhuận tại một thành phố do bán vũ khí và cùng ngày ấy đến bán tại một thành phố khác, những người vô tội khác bị giết với những vũ khí ấy.  Tương tự như vậy, một phía này của hành tinh chúng ta, có những người hoang phí do lợi nhuận từ việc bán vũ khí, thì ở phía khác của hành tinh chúng ta có những người vô tội phải chết vì những viên đạn ấy.  Vì vậy, bước  đâu tiên phải dừng bán vũ khí.  Thỉnh thoảng chúng tôi đùa với những người bạn Thụy Điển của chúng tôi rằng: “Ô, quý vị thật là tuyệt vời.  Trải qua những thời điểm cuối cùng của xung đột quý vị vẫn duy trì trung lập. Và quý vị luôn luôn quan tâm đến việc quan trọng của nhân quyền và hòa bình thế giới.  Thật là tốt.  Nhưng cùng lúc quý vị đang bán rất nhiều vũ khí.  Đây có một chút gì mâu thuẫn, có phải không?”
Vì vậy, từ thời điểm của sự cố Vùng vịnh Ba tư, chúng tôi tự làm một lời hứa trong tâm rằng – nguyện rằng cho đến hết cuộc đời của mình, chúng tôi sẽ cống hiến xa hơn cho một ý tưởng của giải trừ quân bị.  Đến khi mà xứ sở của chính chúng tôi được quan tâm, chúng tôi nguyện trong tâm mình rằng trong tương lai, Tây Tạng nên được hoàn toàn là một khu vực phi quân sự.  Một lần nữa, trong hành động để mang đến sự giải trừ quân bị, nhân tố then chốt là lòng từ bi yêu thương của nhân loại.

KẾT LUẬN:  Ý NGHĨA CỦA TỪ BI YÊU THƯƠNG
Chúng tôi đã nói nhiều về từ bi yêu thương mà chưa giải thích ý nghĩa chính xác của nó.  Chúng tôi muốn kết luận bằng việc giải thích ý nghĩa của từ bi yêu thương, điều thường bị hiểu sai lạc.  Lòng từ bi yêu thương chân thành không đặt cơ sở trên kế hoạch và dự tính của chính chúng ta, nhưng đúng hơn là trên quyền lợi của những người khác không kể là bạn thân hay kẻ thù, cũng như thế người ấy ao ước cho hòa bình và hạnh phúc, và nguyện ước vượt thoát khổ đau, và rồi thì trên căn bản ấy chúng ta phát triển sự quan tâm chân thành cho những vấn đề của họ.  Đây là lòng từ bi yêu thương chân thành.
Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây là từ bi yêu thương.  Đấy không là từ bi yêu thương; nó là sự ái luyến, hay vướng mắc (gắn bó).  Ngay cả trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân lâu dài vì không phải do bởi gắn bó ái luyến đơn thuần, mặc dù nó là sự hiện diện một cách thông thường – nhưng bởi vì cũng có từ bi yêu thương.  Hôn nhân ngắn ngủi do bởi thiếu vắng từ bi yêu thương, chỉ có tình cảm ái luyến đặt cơ sở trên kế hoạch, dự tính và cả ảo tưởng (sự trông mong).  Khi chỉ có sự quan hệ ràng buộc giữa những người bạn thân là gắn bó ái luyến, rồi thì khi ngay cả chỉ có một vấn đề nhỏ có thể làm nguyên cớ cho những kế hoạch (ảo tưởng) của một người thay đổi.  Ngay khi kế hoach chúng ta thay đổi, sự gằn bó ái luyến liên kết biến mất – bởi vì sự ái luyến gắn bó ấy đã được đặt cơ sở đơn thuần trên kế hoạch ,dự tính và cả ảo tưởng (sự trông mong).
Có thể có một lòng từ bi yêu thương mà không vướng mắc (ái luyến) – và tương tự, có một sự sân giận mà không thù hận.  Vì vậy, chúng ta cần phải làm sáng tỏ minh bạch sự khác nhau  giữa từ bi yêu thương và ái luyến ràng buộc,  giữa sân giận và thù hận.  Sự sáng tỏ rõ ràng như vậy rất lợi ích trong đời sống hằng ngày và trong ảnh hưởng tác động của chúng ta với hòa bình thế giới.  Chúng tôi lưu tâm rằng đây là căn bản của những giá trị tâm linh cho hạnh phúc của toàn nhân loại,  không kể dù  đấy là một người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.

Dimensions of Spirituality
Tuệ Uyển chuyển ngữ

05 - 08 - 2008

No comments:

Post a Comment