Friday, April 10, 2015

TÁC Ý, KÝ ỨC VÀ TÂM THỨC


MỘT KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG NHẬN THỨC  
TÂM LÝ, THẦN KINH VÀ TƯ DUY VỚI ĐỨC DALAI LAMA 
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ 
-- 
  
Dharamsala, India • April 6–10, 2009 
 
The Mind and Life Dialogues and the Mind and Life Institute 
  
Mở màn thế kỷ hai mươi, khoa học đã bắt đầu kiểu mẫu thay thế có ảnh hưởng lớn cho sự hiểu biết thế giới tự nhiên bằng phương pháp khách quan, đo lường định lượng, dùng những khí cụ  của khoa học. Sự hợp thành một hệ thống thống nhất của kiến thức khoa học và kỷ thuật cống hiến rộng rãi đến sự hiểu biết của chúng ta về thế giới vật lý và để phát triển sự bảo đảm cho đời sống của con người.  Xa hơn nữa, qua thời gian trải dài hơn 2.500 năm qua, Phật giáo đã biểu  lộ trong những nền văn hóa đa dạng xuyên qua Á châu như kiểu mẫu có ảnh hưởng lớn cho sự hiểu biết thế giới tự nhiên bằng những phương pháp quán sát khách quan, định lượng bằng sự rèn luyện thiền quán tinh vi cao độ.  Sự hợp thành một hệ thống thống nhất của giáo thuyết đạo Phật và sự thực hành đã mở ra nhiều sự hiểu biết sâu sắc trong tính tự nhiên của tâm thức và vai trò của nó trong tự nhiên, trong sự chuyển hóa tận gốc rể và việc làm phong phú những những điều nó phục vụ xã hội và làm tăng tiến phẩm chất đời sống về sự hội nhập của nó.  Trong nhiều phương thức, những phương pháp và mục tiêu của khoa học và sự thẩm tra tư duy là sâu sắc đầy đủ, với mỗi thứ của chúng có khả năng bao la để sự làm phong phú cho những  thứ kia. 
  
Năm 1987, nhận thức rằng không có phương cách thứ lớp chính thức cho khoa học và Phật học chia sẻ sự tìm tòi của chúng, và tin chắc rằng một sự đối thoại và hợp tác khoa học nghiêm chỉnh giữa hai truyền thống ấn tượng này sẽ lợi ích cho nhân loại, nhà thần kinh học Francisco Varela và thông dịch viên Adam Engle bắt đầu những cuộc Đối thoại về Tâm thức và Đời sống với Đức Dalai Lama.  Kể từ lúc ấy, những hội nghị Tâm thức và Đời sống đã tập trung vào một loạt những chủ đề rộng rãi xếp loại từ tâm thức khoa học và sinh vật học đến vật lý học và vũ trụ học.  Cuộc gặp gở hiện nay này là tập trung trên tác ý, ký ức, và nghiên cứu hiện tượng của tâm thức là trọng tâm của cuộc đối thoại lần thứ mười tám về Tâm thức và Đời sống. 
  
Điều làm nên sự khác biệt giữa Đối thoại của Tâm thức và Đời sống và những cuộc hội họp khác  giữa khoa học và Phật giáo là sự tập trung trên sự đối thoại chiều sâu , xuyên văn hóa.  Trong cuộc gặp gở này, những tham luận buổi sáng do những nhà tri thức khoa học sẽ kéo dài 60 phút, tiếp theo là 90 phút thảo luận; và phiên họp buổi chiều do những nhà tri thức khoa học cùng học giả và tu sĩ Phật giáo sẽ kéo dài từ 30 đến 45 phút, với thời gian giải lao 2 tiếng rưỡi  cho thảo luận.  Những thảo luận này sẽ luôn luôn đặt trọng tâm tập trung của mỗi cuộc gặp gở Tâm thức và Đời sống, và trong cuộc hội nghị này chúng sẽ đóng một vai trò vượt trội hơn bao giờ hết. 
  
Thêm nữa cho những cuộc Đối thoại và việc công bố về Tâm thức và Đời sống, học viện Tâm thức và Đời sống có hai chương trình khác để  hổ trợ cho nhiệm vụ của chúng tôi.  Một chương trình làm quen học hỏi nghiên cứu hợp tác giữa những nhà khoa học và tu sĩ, tập trung trên việc xác định những tác động của thiền quán và những sự thực hành tư duy khác.  Để xác định thời gian, những nghiên cứu như thế bắt đầu tại: the University of Wisconsin; UCSF Medical Center; Princeton; Harvard; UC Berkeley; Reed College; Pennsylvania State University; và University of Pennsylvania. 
Một chương trình khác được diễn ra để đẩy mạnh nghiên cứu mới nảy ra trong lãnh vực này là Học viện Nghiên cứu Tâm thức và Đời sống Mùa hè, điều này sẽ xảy mỗi năm một tuần hội họp một cách đặc biệt cho những khoa học gia và học giả trẻ tuổi có sự hấp dẫn trong lĩnh vực này.  Học viện Nghiên cứu này sẽ phối hợp những tham luận khoa học và Phật học, thảo luận chiều sâu trên vấn đề làm thế nào phát triển nâng cao sự gặp gở giữa khoa học và những kiểu mẫu tư duy tĩnh lự của của sự thẩm tra và thực hành thiền quán. 
  
KHÁI QUÁT 
  
Chủ đề của hội nghị Tâm thức và Đời sống XVIII là tác ý, ký ức, và tâm thức con người lưu tâm từ quan điểm nhận thức thuộc về hiện tượng (bao gồm tư duy), tâm lý, và thần kinh.  Trong sự liên hệ giữa tác ý, ký ức, và tâm thức là một lĩnh vực làm say mê các nhà nghiên cứu trong khoa học tâm lý và thần kinh học.  Nó cũng đặc biệt hấp dẫn khi khảo sát trong Phật học, bởi vì nó xuyên qua sự tư duy tĩnh lự tinh tế và tĩnh thức một khi đã khám phá những đặc điểm để phân biệt, tính nguyên sơ, và những khả năng về sự tỉnh thức của con người, của khổ đau, và của hạnh phúc chân thật.  Tóm lại, sự rèn luyện tĩnh lự tư duy được biết như “chỉ” (shamatha-thiền chỉ-thiền định) để đáp ứng với sự phát triển và sự tinh tế của tác ý và điều này là cơ sở cho “quán” (vipashyana- thiền quán- tuệ minh sát), là những phương thức theo thứ tự cho kinh nghiệm khám phá tính tự nhiên của tâm thức và sự liên hệ của nó đến thế giới bao la. 
  
Xa hơn nữa, kéo dài tác ý tự nguyện (định-samadhi) thì liên hệ một cách gần gũi với ký ức (nghĩ nhớ), bởi vì nhằm mục tiêu có chủ tâm (suy nghĩ kỷ) kéo dài sự tác ý của một người trên một đối tượng lựa chọn, người ấy phải tiếp tục nhớ nghĩ để làm như thế từ thời khắc này đến thời khắc tiếp theo, chính xác trung thực trở lại để tài tập trung trên đối tượng ấy bất cứ khi nào tâm thức lang thang khỏi nó. Giống như thế, trong Phật giáo, năng lực của “chính niệm” (smrti) liên hệ không chỉ tỉnh thức từ thời khắc này đến thời khắc tiếp theo của những sự kiện hiện diện.  Thay vì thế, nghĩa rộng chính yếu của Phạn ngữ này (Pali là “sati”) là ký ức, hồi ức.  Điều này bao gồm tỉnh thức lâu dài, ngắn hạn, và ký ức hoạt động, không quên, đặt trọng tâm hiện tại, và cũng là ký ức về sau, đấy là, nhớ  tức là tỉnh thức về điều gì ấy hay làm việc gì đấy tại một thời điểm định rõ trong tương lai.  Trong những phương cách này, từ một nhận thức tư duy tĩnh lự, ký ức là sự kết nối quan trọng đến tác ý, và cả hai khả năng tinh thần này có những sự phân nhánh cho nghiên cứu về kinh nghiêm và hiện tượng về tâm thức, sự rèn luyện của nó, và khả năng lạc quan. 
  
Những thảo luận quanh hội nghị Tâm thức và Đời sống XVIII sẽ tập trung chủ yếu trên hiện tượng học chủ quan, sự hoạt động của tiến trình thông tin, và thuyết cơ giới thần kinh của tác ý, ký ức và tỉnh thức cảm quan từ cả quan điểm khoa học và Phật học.  Nhiệt tâm kỳ vọng rằng những người tham dự trong những cuộc đối thoại này, đến từ những khuynh hướng đa dạng khác nhau của triết học, tâm lý học, thần kinh học, và các học giả cùng hành giả Phật giáo sẽ hành động đặc biệt hướng đến sự hiểu biết và phối hợp trong phạm vi rộng rãi của những ý tưởng của những người khác và những quan điểm về những chủ đề của cuộc gặp gở này.  Đặc biệt  chú tâm sẽ được tập trung trên những đặc điểm phân biệt và sự tác động lẫn nhau của tác ý, ký ức và siêu nhận thức như được thấy từ những quan điểm khác nhau, bao gồm sự khả dĩ của những chiều kích của tỉnh thức (không giới hạn sự thảo luận đến những đặc điểm tương tự của những tâm thức thấy rõ (thô) và vi tế, và sự liên hệ giữa toàn bộ hình ảnh của tiến trình thông tin của con người, tĩnh thức, và thế giới kinh nghiệm của đời sống (Lebenswelt) như một tổng thể.  Chúng tôi tiên đoán rằng sự khám phá này sẽ dẫn đến sơ đồ hệ thống xa hơn cho sự khám phá mới nghiên cứu về kinh nghiêm và lý thuyết trên việc thực hành thiền quán và tư duy tĩnh lự tại điểm gặp gở giữa khoa học và Phật học.  Những người tham dự sẽ được chuẩn bị để hành động ảnh hưởng hợp tác qua lại đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu hấp dẫn như thế. 
  
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ 
  
Tenzin Gyatso, His Holiness, the XIV Dalai Lama  
David E. Meyer, Ph.D., Professor of Psychology, University of Michigan  
B. Alan Wallace, Ph.D., President, Santa Barbara Institute for Consciousness Studies  
Anne Treisman, Ph.D., Professor of Psychology, Princeton University  
Rupert Gethin, Ph.D., Director of the Centre for Buddhist Studies, University of Bristol, UK  
Adele Diamond, Ph.D., Professor of Developmental Cognitive Neuroscience, University of British Columbia, Vancouver, BC, Canada  
Amishi Jha, Ph.D., Assistant Professor of Psychology, University of Pennsylvania  
Clifford Saron, Ph.D., Assistant Research Scientist, Center for Mind and Brain, UC Davis  
Elizabeth Phelps, Ph.D., Professor of Psychology, New York University  
Shaun Gallagher, Ph.D., Professor of Philosophy and Cognitive Science, University of Central Florida 
  
THÔNG DỊCH VIÊN  

Geshe Thupten Jinpa, Ph.D., President of the Institute of Tibetan Classics in Montreal  
B. Alan Wallace, Ph.D., President of the Santa Barbara Institute for Consciousness Studies  
__ 
Mind and Life XVIII 
Attention, Memory and the Mind: 
A Synergy of Psychological, Neuroscientific, and Contemplative Perspectives 
with His Holiness The Dalai Lama 

No comments:

Post a Comment