Published: Tuesday, 17 November, 2009 Tuệ Uyển chuyển ngữ |
|
|
South Tyrol President Luis Durnwalder (Centre R) receives His Holiness the Dalai Lama at Bolzano airport, Italy, Monday, November 16, 2009. (Photo: Tibet.net
South Tyrol & Trento, Italy, 17 November 2009 (OT-Geneva) - “Hân hoan Cung nghinh Đấng Thánh Thiện đến xứ sở, thành phố và quê hương của chúng tôi” Thống đốc Luis Durnwalder của South Tyrol nói như thế. Hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng Bolzano và Trento thủ phủ của chính quyền những vùng Tự trị của South Tyrol và Trento, ở miền Bắc Ý Đại Lợi, . Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tỏ lòng biết ơn sự hổ trợ từ nhân dân và những chính quyền của hai vùng tự trị.
)
Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã chỉ Thống đốc Luis Durnwalder bản đồ của Tây Tạng và những nơi đã nổ ra
những cuộc phản kháng hòa bình năm 2008. Trong khi nhìn vào bản đồ
Thống đốc Luis Durnwalder đã hỏi Lhasa ở nơi nào. Sau khi chỉ Lhasa, Ngài
cũng đã chỉ trên bản đồ nơi sinh quán của Ngài, Amdo.
Mặc dù tình trạng
đe dọa ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói mọi việc đang thay
đổi. Nhiều học giả Trung Hoa đang biểu lộ cảm tình và thông hiểu cuộc đấu
tranh của người Tây Tạng. Hơn 800 tiêu đề bằng tiếng Trung Hoa đã được
viết về vấn đề Tây Tạng và nhiều bài đã được viết ở Hoa Lục.
Trong khi ở
Bolzano như một bộ phận của Chuỗi Chương trình “Gặp gở Những Khôi nguyên Nobel”
được tổ chức bởi Hàn lâm viện Âu châu tại Bolzano, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng dự
những buổi họp nói về những câu hỏi và trả lời thời niên thiếu của
Ngài, tái sinh, Phật giáo Tây Tạng, bất bạo động, và vấn đề Tây Tạng.
Sau khi hội kiến
với Thống đốc Lozenro Dellai của Trento vào buổi trưa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
phát biểu cuộc hội thảo bàn tròn về khu Tự trị Tây Tạng. Cả hai vị Thống
đốc Luis Durnwalder và Lorenzo Dellai cũng phát biểu tại hội nghị.
Hai ngày hội nghị được tổ chức bởi Tỉnh Tự Trị Trento cộng tác với Bộ Khoa học,
Đại học Trento và Hàn lâm viện Âu châu tại Bolzano. Một cách thân ái để
thấy Những Giải pháp của Những vùng Tự trị trong Sự Hổ trợ cho Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
đã tuyên bố lòng biết ơn của Ngài trong một hội nghị như thế được tổ chức cho
sự tự trị. Ngài nói rằng một hội nghị như thế này sẽ gởi một thông điệp
mạnh mẽ đến Bắc Kinh rằng vấn đề Tây Tạng sẽ không bị quên lãng.
“Chúng tôi cũng
muốn sự tự trị trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các bạn hưởng thụ
tất cả những quyền được đề cập trên giấy tờ. Trong trường hợp của chúng
tôi, mặc dù hiến pháp (Trung Cộng) đề cập những quyền này nhưng không có điều
gì được thi hành,” Ngài nói.
Người Tây Tạng có
ít ra là 1.000 năm lịch sử. “Chúng tôi đã phát triển ngôn ngữ và chữ viết
riêng cùng nền văn minh của chúng tôi. Không phải chúng đến từ Trung
Hoa,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế.
“Không người Tây
Tạng nào xem họ là người Trung Hoa,” Ngài nói. “Bất cứ nơi nào tôi đến,
người ta nói Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, chứ không phải Đạt Lai Lạt Ma của
Trung Hoa.” Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng liên hệ Phật Giáo Tây Tạng và
nó không gọi là Phật Giáo Tây Tạng của Trung Hoa.
Tuy nhiên, Đức Đạt
Lai Lạt Ma nói rằng chúng tôi (người Tây Tạng) không đang tìm kiếm sự độc
lập khỏi Trung Hoa. Và không có thay đổi gì trong vị thế của chính quyền
Trung Cộng. Họ sợ rằng nếu họ cho thêm tự do, điều đó sẽ mang đền nhiều
rắc rối hơn.
Ngày mai, Đức Đạt
Lai Lạt Ma sẽ phát biểu tại Hội nghị Nghị viên Thế giới lần thứ năm vì
Tây Tạng vào ngày 18 tháng Mười một tại Rome. Hơn 200 Nghị viên từ hơn 28
quốc gia bao gồm hơn 100 Nghị viên Ý Đại Lơi sẽ tham dự hội nghị quan trọng
này. Hai ngày hội nghị sẽ được tổ chức tại Hạ nghị viện Ý Đại Lợi
và được tổ chức bởi Liên nhóm Nghị viên Ý Đại Lợi vì Tây Tạng.
Những Giải
pháp về những Vùng Tự trị vì sự Hổ trợ cho Tây Tạng.
Trong tháng Ba năm
2008, thế giới đã bị khích động về sự đàn áp bạo tàn của chính quyền Trung Cộng
đối với những cuộc biểu tình phản kháng ở Lhasa và nhiều vùng khác ở Tây Tạng,
mà người Tây Tạng đã phản đối sự vi phạm nhân quyền cùng đòi hỏi tự do.
Trong sự diễn tiến của Thế vận hội, vấn đề Tây Tạng vì thế một lần nữa đã đi
vào công luận thế giới. Ngay sau Thế vận hội, đại diện của chính quyền
lưu vong Tây Tạng đã trình bày đến những người tương nhiệm Trung Cộng “Bức Giác
thư về sự Tự Trị Chân Thật cho người Tây Tạng.”
Trong bức giác thư
này, phía Tây Tạng đồng ý thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa trong sự hoán đổi
cho một sự tự trị thật sự. Xa hơn thế, Bức Giác thư kêu gọi sự tôn trọng
nền văn hóa và đặc tính của người Tây Tạng, trong khi tôn trọng những nền tảng
căn bản của hiến pháp Trung Hoa.
Bức Giác thư cung
cấp một căn bản để thảo luận cho việc thi hành một cách đúng đắn điều đã đã
được thừa nhận bởi chính quyền Bắc Kinh một cách chính thức lần đầu tiên trong
“Thỏa ước Mười bảy điểm” năm 1951 và sau đó với việc thành lập vùng Tự Trị Tây
Tạng, nhưng thật sự đã bị phủ nhận từ năm 1959, sau khi Bắc Kinh chiếm trọn
quyền thống trị Tây Tạng và đem người Han đến định cư, điều ấy làm cho người
Tây Tạng trở thành thiểu số ngay trên mãnh đất quê hương của họ.
Sự tự trị của
những Vùng và Tỉnh mà chúng tôi đại diện là chứng cớ rõ rệt nhất rằng những sự
xung đột có thể được giải quyết trong một cách bất bạo động, hoàn toàn tôn
trọng những quyền lợi của cả đôi bên, và có thể bảo tồn truyền thống văn hóa
cũng như đặc tính của một dân tộc, ngay cả thiểu số, qua hình thức những vùng
tự trị và chính quyền tự quản. Điều ấy đặc biệt biểu lộ rằng những quyền
lợi của nhóm và dân tộc thiểu số tương hợp với chủ quyền và sự thống nhất của
quốc gia.
Vì những lý do này
chúng tôi hổ trợ sự quan tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Chính phủ cùng Quốc hội
lưu vong của Tây Tạng để theo đuổi quyền tự quyết nội trị thay vì sự độc
lập. Những đề nghị chứa đựng trong “Bức Giác thư về sự Tự Trị Chân Thật
cho người Tây Tạng” là phương pháp hiệu quả nhất để đạt được những quyền lợi
cho người Tây Tạng để tự trị trong tất cả những vùng của Tây Tạng và cho sự bảo
tồn ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo của họ, cũng như cho sự bảo tồn môi trường
và tài nguyên thiên nhiên của họ.
Quán sát kinh
nghiệm của những vùng tự trị khắp thế giới, là điều chứng tỏ rằng những xung
đột có thể được ngăn ngừa hay vượt qua bằng việc tôn trọng những quyền lợi căn
bản của những dân tộc khác nhau cùng nhân chủng và ngôn ngữ thiểu số và cho
phép họ thi hành những quyền để tự trị trong khi tôn trọng sự toàn vẹn lĩnh thổ
quốc gia.
Chúng tôi
kêu gọi Quốc vụ viện Trung Hoa:
- Quan tâm đến sự
tồn tại và kinh nghiệm của những vùng tự trị này và khả năng của họ vượt qua
xung đột và duy trì những đối thoại có tính chất xây dựng tương ứng giữa chính
phủ trung ương và chính quyền những vùng tự trị.
- Và để tiến hành những cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Chính phủ cùng Quốc hội Tây Tạng trên căn bản của Bức Giác thư về sự Tự Trị Chân Thật.
- Và để tiến hành những cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Chính phủ cùng Quốc hội Tây Tạng trên căn bản của Bức Giác thư về sự Tự Trị Chân Thật.
Chúng tôi kêu gọi
kêu gọi Chính phủ Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Chính phủ cùng Quốc hội Tây
Tạng lưu vong:
- Nhanh chóng
thương thảo nhầm để bảo đảm cho việc thi hành một sự tự trị chân thành bởi
người Tây Tạng một cách sớm sủa nhất và để ngăn ngừa sự xung đột trầm trọng
hơn.
Cuối cùng, chúng
tôi thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc và chính phủ các nước thành viên hổ trợ những đối
tượng của giải pháp này là điều hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Như những lĩnh thổ
thực sự tồn tại được hưởng sự tự trị và chính quyền tự quản, chúng tôi đưa ra
sự hổ trợ của chúng tôi cho sự đạt đến một sự tự trị chính đáng và chân thật
cho lĩnh thổ Tây Tạng trong sự quan tâm của các bên tương ứng.
Chúng tôi cống
hiến kiến thức và những bài học mà chúng tôi học được từ lịch sử của chúng tôi,
vị thế và hệ thống hợp pháp của chúng tôi có thể cung cấp những thí dụ hữu ích
trong việc làm thế nào để làm cho thích hợp cho những đặc tính lĩnh thổ và nhân
chủng trong những tình trạng quốc gia khác nhau trong những cách phục vụ cho sự
quan tâm của các bên để giải quyết những vấn đề dị biệt của họ.
Chúng tôi cống
hiến những tài liệu hợp pháp và hành chính để hổ trợ cho việc tìm kiếm cho việc
phát triển những điều khoản và cơ cấu tiêu chuẩn và hợp pháp cho việc nhận thức
về sự tự trị trong việc giữ gìn với hoàn cảnh đặc trưng và phức tạp trong nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chúng tôi kêu gọi
tất cả những vùng tự trị hãy ký vào giải pháp này và đệ trình lên chính phủ
quốc gia liên hệ để hổ trợ cho yêu cầu cho một sự tự trị chân chính và có thể
chấp nhận được, điểu có thể làm cho người Tây Tạng được hưởng một chính quyền
tự trị chân thật và hòa bình trong khuôn khổ hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
HH the Dalai
Lama Visits the Regional Autonomous Governments
Tuệ Uyển chuyển ngữ
18-11-2009
http://www.dalailama.com/news.482.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
18-11-2009
http://www.dalailama.com/news.482.htm
No comments:
Post a Comment