Tuệ
Uyển
Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một trong những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế
giới hiện tại, và có thể là nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo với tầm ảnh
hưởng khắp địa cầu của các ngài. Thiền sư Nhất Hạnh đã được Mục sư Luther
King đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1964, còn Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đoạt giải
Nobel Hòa Bình vào năm 1989.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tên thật là Lhamo Dhondup như chính ngài nói:
“Tôi đã sinh ra trong một ngôi làng nhỏ gọi là Taktser, ở miền Đông Bắc[1] của Tây Tạng,
vào ngày năm tháng năm, năm Lợn Gỗ của lịch Tây Tạng – thế đấy, dương lịch là
[ngày 6 tháng Bảy] năm 1935.” [2] Vào khoảng
ba tuổi ngài được công nhận là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, hóa thân
của Quán Thế Âm, Đức Phật từ bi; và sau đấy được đặt tên là Jetsun Jamphel
Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Tháng Hai năm 1940, ngài chính thức đăng
quang tại Điện Potala trước sự tham dự của đông đảo Tăng chúng và các sứ thần của
các quốc gia lân cận kể cả Ấn Độ và Trung Hoa Dân Quốc bình đẳng cùng với những
quốc gia khác trong hàng khách danh dự, như một bằng chứng cho việc chọn
lựa và đăng quang của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 do chính phủ Tây Tạng độc lập
hoàn toàn đảm nhiệm[3].
Vào năm 1949, sau khi lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng
Giới Thạch và hoàn toàn làm chủ Hoa Lục, lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 mới mười
lăm tuổi, đến lượt Tây Tạng bị Hồng Quân Trung Cộng tấn công, trước tình hình
nguy ngập ấy, dù ở tuổi vị thành niên nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được giao
toàn quyền chấp chánh mà thông thường phải đến tuổi thành niên mới nhận lãnh
trách vụ này.
Các Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư không
tham gia trong sinh hoạt chính trị. Chỉ bắt đầu từ Đức Đạt Lai Lạt
Ma thứ năm ngài mới bắt đầu đảm trách ngôi vị Nguyên thủ quốc gia Tây Tạng.
Tuy vậy, mới năm trước (2011) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã ký một văn kiện
bổ sung trong hiến pháp Tây Tạng quy định rằng từ nay trở đi các vị Đạt Lai Lạt
Ma không đảm nhiệm vị trí lãnh đạo thế quyền của Tây Tạng nữa và cũng từ đấy
ngài từ chối những nghi thức của lãnh tụ quốc gia.
Tây
Tạng ngày xưa thường được biết với tên Thổ Phồn, ở Tây Nam Trung Hoa hay Đông Bắc
Ấn Độ. Đất nước này nằm trên một vùng đất được gọi là "nóc nhà thế
giới", từng lan rộng đến các vùng ngày này còn nhiều người Tây Tạng cư trú
là Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Thổ Phồn có lúc rất hùng mạnh
từng đánh và chiếm kinh đô Trường An của Đại Đường Trung Hoa. Sau đấy
hai bên đã ký một hòa ước hiện còn ghi lại trên cột đá chùa Jokhang (Đại Chiêu
Tự): “người dân Tây Tạng sẽ sống một cách hạnh phúc trong lãnh thổ vĩ đại
Tây Tạng, và người dân Trung Hoa sẽ sống một cách hạnh phúc trong vùng đất rộng
lớn của Trung Hoa.[4]” Kể từ đấy về sau
trong quan hệ Hoa - Tạng hầu như không có cuộc xung đột lẫn nhau nào đáng kể.
Nhưng khi quân Mông Cổ xâm lăng và đánh bại Đại Tống Trung Hoa,
đội quân này đem quân chinh phục Đại Lý (Nam Chiếu tức là Vân Nam ngày nay) và
từ đấy đổ quân vào tấn công và đánh bại quân đội Tây Tạng. Phải nói đây
là lần đầu tiên Tây Tạng và Trung Hoa cùng nằm trong một quốc giới của Đại
Nguyên và họ cùng xem là như là bị thống trị bởi ngoại nhân (Việt Nam may mắn
dưới sự lãnh đạo của các vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, và danh tướng Trần
Hưng Đạo đã ba lần đánh thắng quân Mông Cổ, [1257-58, 1284-85, 1287-88,]
nên không rơi vào tình trạng mất nước như Đại Lý sau này). Tuy
nhiên những người thống trị Mông Cổ được các Đạo sư Tây Tạng chinh phục và trở
thành những Phật tử theo truyền thống Tây Tạng cho đến ngày nay. Khi Chu
Nguyên Chương khởi binh chống lại sự thống trị của người Mông Cổ với khẩu hiệu
"Phản Mông Phục Hán" và sau đó đã lật đổ được triều đình Đại Nguyên
và thành lập triều Đại Minh (1368), người Mông Cổ lui về vùng sa mạc, nhưng vẫn
giữ quốc hiệu là Đại Nguyên. Đến lúc này cả Mông Cổ và Tây Tạng không nằm
trong quốc giới của Đại Minh. Đến khi người Mãn Châu xâm lấn Trung Hoa và
lật đổ triều đình Đại Minh và thành lập triều Đại Thanh, một lần nữa Trung Hoa
của người Hán và Tây Tạng lại cùng rơi vào ách thống trị của ngoại nhân là người
Mãn Châu và cả người Mông Cổ cũng nằm trong quốc giới Đại Thanh thật sự chấm dứt
quốc hiệu Đại Nguyên (Việt Nam may mắn có vua Quang Trung nên không rơi vào ách
thống trị của người Mãn Thanh). Tuy nhiên triều đình Đại Thanh cũng lại
là những người theo Đạo Phật Tây Tạng. Đến khi Tôn Trung Sơn lãnh đạo
cách mạng nổi dậy lật đổ sự thống trị của người Mãn Châu với khẩu hiệu
"Đánh Đổ Mãn Thanh Khôi Phục Trung Hoa" và thành công với Cách Mạng
Tân Hợi năm 1911. Cùng năm ấy Mông Cổ tuyên bố độc lập tuy sau đấy bị
chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng trở lại năm 1919, nhưng đến năm 1921
dưới sự hổ trợ của Liên Sô, người Mông Cổ làm cách mạng Cộng Sản và tuyên bố độc
lập một lần nữa dưới sự hổ trợ của Liên Bang Sô Viết và thành lập nước Cộng Hòa
Nhân Dân Mông Cổ và tồn tại như một nước độc lập cho đến ngày nay.
Về phần Tây Tạng, ""Theo sau cách mạng Tân Hợi ở Trung
Quốc, quân du kích địa phương người Tibet mở một cuộc tập kích bất ngờ vào đồn
lính Trung Quốc đóng tại Tibet. Sau đó quan chức Trung Quốc ở Lhasa buộc phải
kí kết "Hiệp định 3 điểm" chấp nhận đầu hàng và rút đi lực lượng đóng
tại miền trung Tibet. Đầu năm 1913, vị Dalai Lama quay trở lại Lhasa và ra một
bản tuyên cáo phát tán đi toàn cõi Tibet lên án "Ý định xâm chiếm Tibet
làm thuộc địa dưới quan hệ nhà bảo trợ - thầy tu", và tuyên bố rằng,
"Chúng ta là một nước nhỏ, độc lập, phụng sự tôn giáo." Tibet
và Mông Cổ ký kết một hiệp định vào năm 1913 công nhận độc lập lẫn nhau.[5]" Như vậy
cho đến cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911, người Tây Tạng tuy có lần bị sáp nhập và đế
quốc Đại Nguyên và Đại Thanh chịu sự cai trị người Mông Cổ và người Mãn Châu
nhưng chưa bao giờ bị sự thống trị của người Hán (cũng là một điều may mắn hơn
người Việt Nam chúng ta với hơn ngàn năm Bắc Thuộc).
"Tibet thiết lập Văn phòng Ngoại giao năm 1942 và năm 1946
họ gửi những phái đoàn chúc mừng đến Trung Quốc và Ấn Độ (nhân dịp Thế chiến thứ
2 kết thúc). Phái đoàn đến Trung Quốc mang theo một lá thư gửi đến Tổng thống
Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-sek) nói rằng, "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì
nền độc lập của Tibet như là một quốc gia cai quản bởi các vị Dalai Lama nối tiếp
nhau thông qua một hệ thống chính trị-tôn giáo thực sự." Phái đoàn đồng ý
tham dự một phiên họp Quốc hội Trung Quốc ở Nanjing như là quan sát viên."[6]
Tuy nhiên sau khi lật đổ chính quyền Quốc Dân Đảng thì hàng trăm
ngàn Hồng Quân Trung Cộng rầm rộ tiến vào Tây Tạng, trong khi quân đội Tây Tạng
chỉ có mười mấy ngàn người với vũ khí thô sơ nên nhanh chóng bị đè bẹp.
Sau đó hai bên đã ký kết Thỏa Ước 17 điểm thừa nhận Tây Tạng là một phần lãnh
thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng khi đào thoát khỏi Tây Tạng thì Đức
Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong sau khi tham khảo với những luật gia quốc
tế đã tuyên bố rằng thỏa ước 17 điểm không còn giá trị vì chính quyền Bắc Kinh
đã không thi hành nghiêm chỉnh. Hơn nữa Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng
phái đoàn đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị thúc ép để ký thỏa ước ấy,
nhưng vị trưởng đoàn đã không dùng con dấu ông đem theo từ Tây Tạng để đóng vào
văn kiện mà dùng con dấu do chính quyền Bắc Kinh làm ra. Phải nói rằng so với
Mông Cổ thì Tây Tạng kém may mắn hơn vì không có một cường quốc nào hổ trợ cho
nền độc lập của mình như Liên Sô đã hổ trợ cho Mông Cổ.
Đức
Đat Lai Lạt Ma thứ 14 đã đến Bắc Kinh vào năm 1954 và ở đấy khoảng nửa năm và tỏ
ra rất lạc quan với hoàn cảnh ở đấy. Từ những năm 1952, ngài nói rằng chính phủ
Tây Tạng đã thành lập một Hội Đồng Cải Cách hệ thống thuế vụ và cho vay.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong khoảng thời gian này tuy ở trong nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhưng chính quyền tự trị Tây Tạng vẫn có một số quyền
hành trong khu tự trị. Nhưng theo ngài, thì từ những năm 1956-57 trở đi tình
hình trở nên khắc nghiệt hơn, những cuộc cải cách dân chủ kiểu Mao mà theo như
ngài không thích hợp với hoàn cảnh ở Tây Tạng. Và nó đã đi đến mức độ người
Tây Tạng không thể chịu đựng được nữa và tổ chức phản kháng đòi Quân Đội Trung
Quốc rút đi. Tư lệnh quân Trung Cộng ở thủ đô Lhasa mời Đức Đạt Lai Lạt
Ma đến doanh trại của họ nhưng người Tây Tạng tuần hành chung quanh Cung điện
Mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma là Norburlingka kêu gọi ngài không nên đi đến doanh
trại quân chiếm đóng. Cuối cùng ngài đã quyết định bí mật rời khỏi
Norburlingka và xin tị nạn ở Ấn Độ, và chỉ không lâu ngay sau đó, Norburlingka
đã bị đạn pháo quân chiếm đóng san thành bình địa vì tưởng chủ nhân của tòa điện
vẫn còn bên trong.
Những năm đầu, ngài và chính phủ Tây Tạng chủ trương độc lập,
nhưng sau này ngài chủ trương con đường trung đạo, vận động đòi hỏi cho Tây Tạng
được tự trị đầy đủ ý nghĩa, những điều đã được quy định trong hiến pháp nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhưng không được thi hành. Song song với việc
đòi hỏi một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa cho Tây Tạng là một cuộc đấu tranh bất bạo
động, một chủ trương mà cả những người thân cận nhất như anh em của ngài không
tin sẽ thành công, tuy thế ngài đã tuyên bố rằng ngài sẽ duy trì chủ trương đấu
tranh bất bạo động vì một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa của Tây Tạng cho đến hết cuộc
đời của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã thăm những vùng tự trị ở Bắc Ý Đại
Lợi[7] và những lãnh
đạo nơi này cũng ra lời kêu gọi chính phủ Bắc Kinh hãy đáp ứng đề nghị và đối
thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma về khu tự trị
Tây Tạng đã được nêu lên trong lời phát biểu và diễn thuyết khi nhận giải Nobel hòa bình là
" Năm Điểm cho việc khôi phục hòa bình và nhân quyền ở Tây Tạng. Điều
này bao gồm việc biến toàn bộ cao nguyên Tây Tạng thành một Khu vực Ahimsa, bất
bạo động, một nơi tôn nghiêm của hòa bình và bất bạo động nơi con người và
thiên nhiên có thể sống trong sự an bình và hòa hiệp". 5 điểm đó
là:
1- Biến toàn thể Tây Tạng, kể cả những tỉnh miền
đông, Kham và Amdo, thành một vùng bất bạo động (Ahimsa).
2- Từ bỏ chính sách di chuyển dân cư của Trung
Hoa.
3- Tôn trọng những quyền căn bản và sự tự do
dân chủ của người Tây Tạng.
4- Tái lập và bảo vệ môi trường thiên nhiên của
Tây Tạng.
5- Khởi động thương thảo nghiêm chỉnh về vị thế
tương lai của Tây Tạng và về quan hệ giữa người Tây Tạng và người Hán.
Ngay cả ở Trung Hoa hình ảnh kiểu mẫu của những khu tự trị như Hồng
Công và Macau mà chính quyền Bắc Kinh rất muốn chính phủ Đài Loan chấp nhận, một
quốc gia hai chế độ, nhưng chính phủ Đài Bắc đã kiên quyết cự tuyệt.
Ngoài việc là một nhà lãnh đạo chính phủ Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt
Ma còn là một Đạo sư Phật Giáo, mà tuệ trí và lòng từ bi của ngài đã lan tỏa vô
cùng sâu rộng trong các tầng lớp Phật tử. Không những vậy, thế giới
khoa học cũng vô cùng khâm phục và hợp tác nghiên cứu cùng ngài trong những
lĩnh vực tâm thức.
Sự thành công của Đức Đạt Lai Lạt Ma như một bậc Đạo sư là sự
thành công của Đạo Phật. Nhà văn Nguyễn Tường Bách khi thăm Tây Tạng về
đã nói rằng sự suy vong của Phật Giáo Tây Tạng sẽ là sự suy vong của Đạo Phật
trên thế giới nói chung. Và là sự thất bại của Đại Thừa Phật Giáo Bồ tát đạo
nói riêng. Việc này có đúng hay không thì chưa biết, nhưng hiện nay các trường
phái chính của Phật Giáo Tây Tạng đã có những cơ sở vững vàng tại Ấn Độ cũng
như các vị lãnh đạo của các tông phái này cũng đều ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự thất
bại về công cuộc đấu tranh bất bạo động cho một nền tự trị đầy đủ ý nghĩa của
Tây Tạng sẽ là một nguy cơ cho những quốc gia bé nhỏ chung quanh một nước khổng
lồ mà sức mạnh ngày càng gia tăng như một vị bộ trưởng quốc phòng Mỹ là Leon
Penatta đã từng nói (Power raised in Asia). Và giáo sư Colin Blakemore nói
đến hội nghị Copenhagen về môi trườngthế giới: "đấy
là một sức mạnh mới đang hành động trong chính trường quốc tế." Từ năm
1949, không một biên giới của một nước nào với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa lại
không bị phiền toái. Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm
1979, suy cho cùng không gì khác hơn là để vẽ lại biên giới Hoa - Việt,
mà người ta nói hoa mỹ là "để dạy cho Việt Nam một bài học". Bây giờ
thì những kẻ cầm quyền của chế độ Khơ me đỏ đã ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng,
thì bài học cho những kẻ tay sai ấy cũng đã rõ. Hơn thế nữa trong mấy năm
gần đây không một nước nào có vùng biển chung với Trung Hoa từ Nhật Bản, Hàn Quốc,
đến Việt Nam, Phi Luật Tân và các nước Đông Nam Á đều có rắc rối với chính phủ
Bắc Kinh. Từ những hoàn cảnh như vậy, sự đấu tranh bất bạo động là có
liên quan mật thiết với các nước đang gặp rắc rối với thái độ của Bắc Kinh.
"Khi được hỏi về vai trò của ngài trong đời sống, Đức Đạt Lai
Lạt Ma thường liên hệ chính ngài như một "thầy tu giản dị". Nhiều
người khác xem ngài là một trong những lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất của thời
đại chúng ta và một trong những học giả và đạo sư Phật Giáo hàng đầu của thế giới.
Trong phạm vi những cuộc du hành rộng rãi, ngài cũng nói cũng biện hộ cho
chí nguyện của ngài trong đời sống. Thứ nhất, ngài nguyện cố gắng để thúc
đẩy cho những giá trị căn bản của con người, hay những gì ngài thường liên hệ
như những "đạo đức thế tục". Thứ hai, ngài nguyện thúc đẩy hòa
hiệp và thông hiểu trong những truyền thống tôn giáo quan trọng của thế giới.
Và thứ ba, ngài nguyện đối với "vấn đề Tây Tạng", dâng hiến đến
những lợi ích của đồng bào Tây Tạng, hành động như một phát ngôn viên trong sự
đấu tranh của họ vì nhân quyền, sự tự trị, và tự do rộng rãi hơn. Bất cứ
nơi nào ngài đến, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài đã biểu hiện một sự cởi mở chân
thành đến thính chúng cho lòng ân cần từ tế, từ bi, bao dung và trách nhiệm phổ
quát."[8]
Chúng ta cầu mong sự đấu tranh bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt
Ma vì sự tự trị đầy đủ ý nghĩa của Tây Tạng được thành công, và đấy sẽ là góp
phần vĩ đại cho một thế giới hòa binh, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói vì tôi đã
lãnh giải Nobel hòa bình nên tôi có bổn phận phải hành động vì hòa bình của thế
giới.
Đời sống của ngài như một minh chứng về những đặc trưng mà mọi
người đã nghĩ về ngài và dâng tặng đến ngài, cũng như những chủ trương mà ngài
đang theo đuổi, qua các phần thưởng:
- Đức Đạt Lai Lạt Ma và Huân Chương
Vàng Quốc Hội Hoa Kỳ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thường trích dẫn Đại sư Tịch Thiên câu:
"Nếu có giải pháp thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu không có giải
pháp thì lo lắng cũng không ích gì". Nói thế chứ là người bình thường
không có công phu tu tập, không có trình độ thực chứng nào đó về tâm linh thì
cũng không dễ mà không lo lắng. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khi nghe kể về những
nổi khổ của người Tây Tạng ở quê hương Tuyết Sơn thì ngài đôi khi rơi lệ và rất
đau buồn, nhưng ngay lúc ấy ngài liền lạc quan trở lại và như ngài nói trong lời
kết luận giảng luận về Thái Độ Rèn Luyện Như Tia Sáng rằng:
" Chúng ta bây giờ kết
luận sự truyền trao giáo huấn Thái Độ Rèn
Luyện Như Tia Sáng. Đây là điều gì đấy rất lợi lạc cho tâm thức, một luận
điển về những phương pháp mà nó sẽ dẫn chúng ta trở thành cực kỳ hạnh phúc. Tôi
thường cảm nhận và nói với mọi người rằng tôi phải là người hạnh phúc nhất trên
thế giới. Phân nửa qua vị trí của Đạt Lai Lạt Ma mà tôi có và chắc chắn rằng
phân nửa khác qua thái độ rèn luyện mà tôi đã tu tập, là điều cho tôi niềm hạnh
phúc và nghị lực để đối diện với tất cả những hoàn cảnh khó khăn mà tôi đã gánh
nặng trên đôi vai tôi. Những lượng định ngăn ngừa về giáo Pháp là những tiêu
chuẩn mà chúng ta thật sự tiếp nhận, mà chúng ta thực tập. Tất cả chúng ta làm
tốt để dâng hiến mọi nổ lực của chúng ta
cho điều này."
Xin cầu nguyện cho nền hòa bình của thế giới và sự trường thọ của
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ Thursday, April 02, 2015
[1] Tỉnh Amdo nay
là tỉnh Thanh Hải của Trung Hoa.
[4] Xem Phát biểu
nhận giải Nobel
[6] giống như phần
phụ giải 4
[8] Trích từ lời
giới thiệu về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quyển "Nghệ thuật hạnh phúc trong thế
giới phiền não" mà Tuệ Uyển đã và do nhà xuất bản Hông Đức ấn hành.
No comments:
Post a Comment