His Holiness The
Dalai Lama
Chúng tôi rất
vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật
sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói
riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm
kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
Bây giờ, những vấn
đề môi trường là những gì mới mẻ đối với chúng tôi. Khi ở Tây Tạng, chúng tôi luôn luôn lưu tâm đến
sự tinh khiết của môi trường. Đối với những
người Tây Tạng, bất cứ khi nào chúng tôi
thấy một dòng suối ở Tây Tạng, không có câu hỏi là nó có an toàn để uống hay
không. Tuy thế, điều này khác xa khi
chúng tôi đến Ấn Độ và những nơi khác.
Thí dụ, Thụy Sĩ là một quốc gia rất
xinh đẹp và ấn tượng, tuy vậy, người ta nói “Đừng uống nước ở dòng suối này, nó
bị ô nhiễm!”
Dần dần, người
Tây Tạng chúng tôi đã thu thập được kiến thức và tĩnh thức rằng những gì đó bị
ô nhiễm và không thể dùng. Thực tế, ở Ấn
Độ khi những chúng tôi bắt đầu định cư ở một số vùng, một số lớn người Tây Tạng
ngã bệnh với những vấn đề của đường ruột như một kết quả của việc uống nước bị
nhiễm ô. Vì vậy, qua những kinh nghiệm của
chúng tôi và nhờ gặp gở những khoa học gia chúng tôi đã trở nên tốt hơn
qua học hỏi về những vấn đề môi trường.
Khi nhìn trở lại
xứ sở của chính mình, Tây Tạng, đấy là một đất nước rộng lớn với một vùng đất
bao la với độ cao và khí hậu lạnh và khô ráo.
Có lẽ, những thứ này cung cấp một loại bảo vệ thiên nhiên nào đấy đến
môi trường Tây Tạng – giữ nó sạch sẽ và tươi mát. Trong những đồng cỏ phía Bắc, những vùng núi
đá, những vùng rừng cây, và thung lũng của những dòng sông thường có nhiều thú
hoang dã, cá và chim. Như một quốc gia
Phật Giáo, có những ‘Luật lệ truyền thống ở Tây Tạng lưu ý với một sự cấm hoàn
toàn đến việc câu cá và săn thú.
Chúng tôi nhớ lại
ở Lhasa, khi chúng tôi còn trẻ, một số người Nepal đã làm một cuộc săn bắn và
câu cá nhỏ, bởi vì họ không quan tâm gì nhiều đến luật lệ Tây Tạng. Còn thường thì có một sự an toàn thật sự cho
thú vật vào lúc ấy.
Có một câu chuyện
lạ. Những người nông dân Trung Hoa và những
người làm đường đến Tây Tạng sau 1959 rất thích thịt. Họ thường săn bắn chim, như vịt trời, mặc áo
quần quân đội Trung Cộng. Những áo quần
đó làm hoảng hốt những con chim và chúng bay đi lập tức. Cuối cùng, những người săn bắn bắt buộc phải
ăn mặc áo quần Tây Tạng. Đây là một câu
chuyện thật! Những điều như thế xảy ra, đặc biệt vào những năm 1970 và 80,
khi mà vẫn còn một số lượng lớn chim chóc.
Gần đây, vài nghìn
người Tây Tạng từ Ấn Độ đã đi đến những vùng chôn rau cắt rốn của họ Tây Tạng. Khi họ trở lại, tất cả đã kể cùng câu chuyện ấy. Họ nói rằng khoảng bốn hay năm mươi năm về
trước, có những khu rừng vĩ đại bao quanh khu vực địa phương của họ. Bây giờ những núi non giàu có rừng rậm đã sói
trọc như đầu một tu sĩ. Không còn những
cây cao. Trong vài trường hợp, ngay cả
những rễ cây cũng bị bứng lên và đem đi!
Đây là tình trạng hiện tại. Trong
quá khứ, có những đàn thú rừng đông đảo được thấy ở Tây Tạng, nhưng chỉ còn một
số ít ngày nay. Vì thế đã có rất nhiều
thay đổi.
Sự tàn phá rừng
rộng lớn ở Tây Tạng là một vấn đề đau buồn lớn.
Nó không chỉ buồn cho địa phương, vì nó làm mất đi vẽ đẹp, mà đối với những
người địa phương, bây giờ ngay cả khó khăn để tìm kiếm đủ chất đốt. Liên hệ tới điều này, có những vấn đề nhỏ hướng
đến một viễn tượng rộng hơn, tàn phá rừng
có những hậu quả tiêu cực khác rộng lớn.
Trước nhất, nhiều vùng ở Tây Tạng cao và khô. Điều này có nghĩa là nó cần thời gian lâu hơn
để hồi phục so với những vùng thấp hơn với khí hậu ẩm ướt, và vì thế những ảnh
hưởng tiêu cực sẽ tồn tại lâu dài hơn.
Thứ hai, nhiều
dòng sông chảy qua những vùng rộng lớn ở Á Châu, qua Pakistan, Ấn Độ, Trung
Hoa, Việt Nam, Lào, và Campuchia, những sông như Hoàng Hà, Brahmapputra, Dương
Tử, Salween, và Cửu Long, tất cả đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Tại những vùng phát nguyên của những dòng
sông này đấy là sự tàn phá rừng rộng lớn và việc đào tìm khoáng sản đang xảy
ra. Sự ô nhiễm của những dòng sông này ảnh
hưởng mạnh mẻ đến những quốc gia vùng hạ lưu.
Theo thống kê của
Trung Cộng có 126 khoáng sản khác nhau ở Tây Tạng. Khi những nguồn khoáng sản này được khám phá
bởi những Trung Cộng, họ đã khai thác rộng rãi mà không có những sự bảo đảm an
toàn đến môi trường, kết quả làm thoái hóa
môi trường. Như một hệ lụy, tàn
phá rừng và khai thác khoáng sản là nguyên nhân lũ lụt ở những vùng thấp ở Tây
Tạng.
Sự tàn phá rừng ở
cao nguyên Tây Tạng, theo phỏng đoán, sẽ thay đổi tổng lượng phản chiếu từ tuyết
vào trong không gian (những vùng rừng cây hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn) và
điều này ảnh hưởng gió mùa và mưa vào năm tới, không chỉ ở Tây Tạng, mà trong tất
cả những vùng chung quanh. Vì thế, nó thật
trở nên quan trọng hơn đến việc bảo tồn môi trường Tây Tạng.
Chúng tôi nghĩ sự
thay đổi khí hậu ở Tây Tạng sẽ không ảnh hưởng đến Úc Đại Lợi ngay lập tức. Vì thế sự quan tâm của quý vị cho Tây Tạng là
một sự vị tha chân thành. Quan tâm từ
Trung Hoa và Ấn Độ có thể không chân thành khi nó liên hệ trực tiếp đến tương
lai của họ.
Môi trường Tây Tạng
rất quý giá hiếm hoi và rất quan trọng.
Kém may mắn thay, như quý vị đã biết, trong thế giới Cộng Sản, trong những
quốc gia như Liên Sô cũ, Ba lan và Đông Đức cũ, có rất nhiều vấn đề ô nhiễm
trong quá khứ kết quả từ sự thiếu cẩn trọng, đơn giản chỉ vì những hãng xưởng
đang lớn hơn lên, và sự sản xuất tăng gia với một chút quan tâm đến sự thiệt hại
do sự lớn mạnh này là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường. Tình trạng cũng giống như ở Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa. Trong những năm 1970 và 80 chẳng
có sự cảnh giác nào đến ô nhiễm, mặc dù bây giờ chúng tôi nghĩ đã có một vài sự
lưu tâm đang được phát triển. Vì thế,
chúng tôi nghĩ tình trạng đã bắt đầu với sự thiếu hiểu biết.
Theo một vài tin
tức. Dường như trong thời gian Cách Mạng
Văn Hóa (1966-1976) những đền chùa ở Trung Hoa thật sự ít chịu sự tàn phá hơn
những nơi khác. Đây có thể không qua
chính sách của chính quyền , nhưng đúng hơn có thể là do sự phân biệt của những
viên chức địa phương. Vì vậy, dường như giới chức Trung Cộng đã từng xao lãng đến
môi trường trong những vùng dân tộc thiểu số sinh sống.
Một câu chuyện
khác đến từ vùng Dingri miền Nam Tây Tạng.
Năm năm trước đây một người dân địa phương Tây Tạng nói với chúng tôi về
một dòng sông mà tất cả người dân làng thường dùng nước để uống. Cũng có những người thuộc quân đội Trung Cộng
thường trú ở đấy, nhưng họ được thông tin cho biết là đừng uống nước sông,
trong những người dân địa phương Tây Tạng không được thông báo như thế. Người Tây Tạng vẫn dùng nước bị ô nhiễm. Điều này cho thấy rằng một hình thức nào đấy
của tính cẩu thả đang tiếp diễn. và rõ ràng không phải bởi vì nó thiều sự tỉnh
thức, nhưng qua những lý do khác. Trong
ánh sáng, bất cứ sự quan tâm nào đến những anh chị em nhân loại khác của chúng
ta và cho trường hợp không may mắn của chúng tôi, những người không may mắn và
môi trường của họ nhận được là rất biết ơn và rất quan trọng.
Rồi thì nói về
môi trường thường xuyên hơn, nó đến tâm tư rằng nhân tố then chốt trong tương
lai là dân số nhân loại. Hãy nhìn tại
Trung Hoa và Ấn Độ, có quá nhiều người dân.
Mức độ căn bản bảo đảm cho đời sống là rất thấp. Rất khó khăn để giải thích hay giáo dục những
đám đông về môi trường khi mối quan tâm đè nặng nhất trên họ là tồn tại.
Thí dụ, trên quê
hương thứ hai của chúng tôi ở thung lũng Kangra, (Himachal Pradesh, Ấn Độ), những
người dân làng địa phương sinh tồn tùy thuộc trên việc cắt gỗ và khai thác đá
phiến. ‘Ở phía Đông của Dharamsala chúng
tôi có một số lượng lớn những mõ đá. Một
số người bạn Ấn Độ nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên nói lên về sự tàn phá
môi trường vô cùng rộng lớn rằng những mõ đá ấy là nguyên nhân, nhưng thật khó
khăn. Vì ít nhất vài trăm gia đình sinh
kế tùy thuộc chỉ vào những hành vi này.
Ngoại trừ chúng ta hướng dẫn cho họ những phương pháp mới để bảo đảm
sinh kế của họ, bằng không rất khó mà buộc họ ngừng lại. Do thế, sự bùng nổ dân số một cách căn bản là
một vấn đề rất nghiêm trọng. Thế cho
nên, kế hoạch hóa gia đình là thiết yếu, đặc biệt trong thế giới phát triển.
Hope for Tibets Environment
http://dalailama.com/page.92.htm
No comments:
Post a Comment