Wednesday, November 25, 2015

MÔI TRƯỜNG Ở CỰC THỨ BA


ECOCIDE ON THE THIRD POLE- Jamyang Norbu 
Tuệ Uyển chuyễn ngữ


• TAI HỌA Ở TÂY TẠNG (1 min 30 secs) 
• Cảnh quay cá nhân về vận hành của nước ở Tây Tạng 
• Một bộ phim do Michael Buckley thực hiện 
• Bộ phim về tuyết ngưu hoang dã 
• Được Jamyang Norbu duyệt lại
moisinh-15
Cựu Phó Tổng thống Al Gore vừa cho ra mắt một quyển sách mới (Sự Lựa Chọn của Chúng ta: Một Dự Án để Giải Quyết Khủng Hoảng Khí Hậu) hiện diện ở những hiệu sách đúng thời gian trước khi Hội Nghị Về Khí Hậu ở Copenhaghen vào tháng Mười Hai này. Trong những thảo luận quan trọng ở thủ đô Đan Mạch, tôi dự đoán là sự tan chảy băng ở vùng đầu cực sẽ đặc biệt nổi bật, và điều mà công chúng sẽ được biết đến trên CNN vào ngày tới là hình ảnh những con gấu trắng bơi lội trong vùng biển không có băng hay những con chim cánh cục lạc lối.
Một điều mà chúng ta có thể chắc chắn rằng sẽ không được thảo luận tại hội nghị (hay trong sách Al Gore) là khủng hoảng sinh quyển trong vùng khác của thế giới, như bình luận trong những cách nào đấy ở Bắc Băng Dương và Châu Nam Cực. Một số nhà chuyên môn đã đi xa hơn để liên hệ đến vùng gọi là “cực thứ ba” của tình trạng trái đất ấm lên. Vùng đấy, dĩ nhiên là, cao nguyên Tây Tạng.
moisinh-moitruongocucthubaBăng hà ở Hy Mã Lạp Sơn và cao nguyên Tây Tạng hiện đang tan chảy vô cùng nhanh chóng và ngay cả một hay hai nhân vật hữu trách ở Bắc Kinh đã bắt đầu báo động. “Trãi qua tình trạng trái đất ấm lên, băng hà ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng đang tan chảy một cách lan rộng ở một tốc độ nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới,” Qin Dahe (秦答蚵), cựu giám đốc của cục Khí Tượng Trung Hoa, đã nói gần đây. Hiện trạng tạm thời sẽ làm những hồ ao mở rộng và đem đến lũ lụt và đất chùi hay bùn tràn ngập. Trong lâu dài, băng hà là sinh mạng, là sự sống của những dòng sông ở Á châu như Hằng hà, Ấn hà và Cửu Long; và một khi chúng cạn kiệt, nguồn cung cấp nước trong những vùng ấy sẽ nguy ngập.

Người Tây Tạng và những người ủng hộ đã cảnh giác rõ ràng rằng thảm họa môi trường sắp xãy ra và không thể tránh được ở cao nguyên Tây Tạng mà điều ấy không chỉ là kết quả của tình trạng trái đất ấm lên, nhưng song song với điều ấy nếu không phải là nghiêm trọng hơn, đấy là hậu quả của sự khai thác cạn kiệt và tàn phá “những ngọn núi và thủy đạo” của Tây Tạng.
Để hướng sự chú tâm đến “sự thật không thích đáng” này về cao nguyên Tây Tạng một tài liệu đã được công bố, là điều sẽ phát sinh một số câu hỏi quan trọng nhưng gây bối rối là;
- Số phận nguồn nước của những dòng sông vĩ đại ở Tây Tạng là thế nào? 
- Tại sao những người dân du cư đang dần bị biến mất ở những đồng cỏ? 
- Tại sao Trung Cộng đang xây dựng quá nhiều đập nước to lớn ở cao nguyên Tây Tạng. 
- Điều này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến những quốc gia ở vùng hạ lưu? 
- Những kỷ sư Trung Cộng mưu tính điều gì (đang xây dựng những gì trên trái đất)?
Trong cuộn phim bốn mươi phút, Tai Họa ở Tây Tạng, nhà làm phim Michael Buckley xử dụng những đoạn phim bí mật và những bức ảnh chụp, để cho chúng ta, một thoáng bối rối vào bên trong những chương trình xây dựng đập nước của Bắc Kinh và khả năng của thảm họa to lớn ở Tây Tạng. Ông chỉ cho chúng ta thấy cung cách để làm lối đến cho những chương trình cho những con đập to lớn và khai thác mõ. Những người dân du cư đang bị áp lực lìa bỏ những vùng đất truyền thống của họ. Nhưng nhà làm phim nói với chúng ta điều này chỉ là trên đầu mút của tảng băng. Cái bóng to lớn phía trước là khủng hoảng mênh mang về nước có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người của những vùng dân cư đông đúc ở Trung Hoa, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchea, và Việt Nam.
moisinh-moitruongocucthuba-02Tôi biết Michael từ những năm tám mươi khi tác phẩm đầu tiên Người Hướng Dẫn Hành Tinh Cô Đơn đến Tây Tạng, mà tôi đã duyệt cho Tạp Chí Tây Tạng. Từ dạo ấy đến nay, Michael đã du hành khắp Tây Tạng bằng chân, bằng xe đạp đi núi, bằng xe hơi, và trong bộ phim này, trên một chiếc bè. Bên cạnh Người Hướng Dẫn Hành Tinh Cô Đơn, Michael đã trước tác một số sách khác về du lịch Tây Tạng, nhưng quan tâm của ông lớn mạnh với vấn đề song sinh là sự tàn phá môi trường Tây Tạng và lối sống của con người ở đấy, đã đưa ông ta đến chỗ thực hiện quyển bộ phim này. Một khi Bắc Kinh thấy được bộ phim này chắc chắn báo hiệu cho việc chấm dứt những ngày du hành của ông ở Tây Tạng.
Bộ phim lôi cuốn với năng lực và tính cấp bách của nó từ sự kiện Michael thực sự thả bè những trên dòng sông mà ông bàn tới, và rằng ông ta thu lại trong phim tính chất ngoạn mục làm mê mẫn ở những thủy lộ vĩ đại của Á châu. Trong ấy, ông đã bí mật quay lại một số đập nước bí mật mà Bắc Kinh đang xây dựng trên những dòng sông này, cung cấp tài liệu về những dấu ấn đặc biệt thật sự như chúng là. Tôi có thể trở nên hơi kiểu cách ở đây một ít nhưng bộ phim dường như hơi chậm lại khi nó nó di chuyển từ những dòng sông đến sự bàn luận phổ biến với sự hiện diện của Trung Cộng tại Tây Tạng, và về Phật Giáo Tây Tạng cùng sự bảo tồn. Tuy thế, Tai Họa ở Tây Tạng là một bộ phim đầy kịch tính, bổ ích, và thậm chí là một bộ phim giải trí mà nó có thể thổi một làn gió đầy năng lực vì một động lực cho môi trường và sự tự do của Tây Tạng. Đương nhiên đấy phải là một bộ phim mà những người Tây Tạng, ủng hộ viên, cũng như những người thân hữu phải xem.
Michael đã đề nghị gửi tặng DVD đến những tổ chức Tây Tạng và những nhóm ủng hộ để xử dụng cho việc trưng bày công cộng nhầm phát triển sự cảnh giác và như một khí cụ cho những cuộc hội luận và những diễn đàn khác trên vấn đề. (If you are putting on a special screening you could ask for a Blue Ray disc. Check out the trailer. Also check out the website www.MeltdowninTibet.com for more information.) 

Những nhà hoạt động Ranzen (*) có thể dùng bộ phim này và Hội nghị Copenhagen, không chỉ lên án Trung Cộng đã cưỡng bức cao nguyên Tây Tạng mà còn có thể đưa ra một tiêu điểm giá trị rằng sự cống hiến không phải lúc này đến ‘sự ấm lên của trái đất’ là kết quả trực tiếp của việc xâm lược, việc chiếm đóng và làm ô nhiễm Tây Tạng. Xa hơn thế, trong quá khứ, nền độc lập của Tây Tạng, những người du mục, nông dân và chính quyền nơi ấy đã là những người quản lý có trách nhiệm với đất đai và đời sống hoang dã – một sự thật mà chính Michael đã nhấn mạnh trong bộ phim. Tôi đang viết một luận đề về sự thực hành và đức tin môi trường truyền thống của Tây Tạng lúc trước, rằng tôi sẽ cố gắng và hoàn thành nhanh chóng, điều có thể cung cấp một số tin tức nữa về đề tài đặc biệt này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường xuyên tuyên bố điều này một vài năm về trước. “Điều quan trọng sâu xa để thông báo đến công luận rằng môi trường sinh quyển ở Tây Tạng cần một sự chăm sóc đặc biệt. Những người Trung Cộng đã xử dụng thiếu thận trọng tài nguyên thiên nhiên vì hai lý do: thứ nhất, họ thiếu hiểu biết; thứ hai, họ bất cần.” Tất cả những ai muốn tham gia trong “việc thông báo đến công luận” và những nhà hoạt động liên hệ Tây Tạng khác trong thời gian hội nghị khí hậu thay đổi của Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen tháng Mười hai này, hãy xem trang web: www.tibetthirdpole.org.
ECOCIDE ON THE THIRD POLE- Jamyang Norbu 
http://www.phayul.com/ 
Tuệ Uyển chuyễn ngữ 
19-11-2009

No comments:

Post a Comment