Sunday, November 9, 2014

Môi trường: Điều này đánh dấu bước chuyển biến trong tính tự nhiên của nhân loại

Môi trường: Điều này đánh dấu bước chuyển biến trong tính tự nhiên của nhân loại

Đã đọc: 3595          Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
imageProfessor Colin Blakemore
Cho đến năm nay, nếu bạn đã từng nói “Copenhagen” đến tiêu chuẩn khoa học, chắc chắn họ có thể trả lời rằng: “Borh”. Niels, cái tên ấy, là cha đẻ của của trường học về cơ học lượng tử ở Copenhagen – một câu chuyện thần thoại về vùng đất mà nơi ấy moi thứ có thể hiện diện tại hai địa điểm cùng một lúc, mọi thứ thay đổi khi bạn nhìn vào chúng và những con mèo có thể cả sống lẫn chết.
Bây giờ, điểm nổi bật của “Copenhagen”   có thể đã thay đổi vĩnh viễn – như một điện tử được hé nhìn tới.  Những đầu đề đang kêu la về những hổn độn và thất bại:  những đảo quốc đang biến mất nói rằng họ đã bị phản bội; ngay cả Tổng thống Obama cũng thú nhận rằng một thỏa thuận hợp pháp ràng buộc sẽ cần phải có “thời gian nào đấy” để đạt đến.  Nhưng sự thuộc vào những biểu hiện ác ý của chính trị, Copenhagen có thể vẫn là một cái tên quan trọng cho khoa học môi trường như nó đã từng đối với vật lý.
Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi, Copenhagen xứng đáng có một loại danh dự khác, có lẽ thậm chí nổi bật hơn trong một bước tiến tới để bảo vệ hành tinh này của chúng ta.  Copenhagen có thể đánh dấu một điểm chuyển biến trong tính tự nhiên của nhân loại, khi ngôi làng địa cầu đòi hỏi một tâm niệm hoàn cầu.
Những gì chúng ta vừa chứng kiến là những đại biểu từ 193 quốc gia nói về tiến hành những sự hy sinh, phát triển chậm lại, kiềm chế công nghiệp của họ, đòi hỏi công dân của họ, trong một sự trả giá chung đến sự thắt ngặt của khí hậu biến đổi.  Những quốc gia ấy bao gồm hầu như mọi thành phần chủng tộc, mọi tôn giáo, mọi hình thức chính quyền – từ những vương triều đến  những chế độ độc tài, từ những nền dân chủ hiến định cho đến những quốc gia cộng sản.
Trong năm nghìn năm qua, những thỏa ước giữa những quốc gia đã được giải quyết bằng sức mạnh quân sự hay kinh tế, bằng những chủ thuyết chính trị hay lý thuyết tôn giáo.  Những gì Copenhagen đã làm nên, thậm chí vớ vẩn, tránh né, giả dối và trì hoãn, đấy là một sức mạnh mới đang hành động trong chính trường quốc tế.  Một năng lực không nói trong những thuật ngữ hay hình thức của tín ngưỡng và kết tội, điều ấy thậm chí không chắc chắn về điều gì đấy mà nó phải nói.  Năng lực ấy là khoa học.
Khắp địa cầu nhiệt độ trung bình đã gia tăng khoảng 0,7 độ C kể từ thời kỳ trước khi phát triển công nghiệp.  Đấy là sự lên xuống nổi bật của thống kê (như những nhà nghiên cứu nói), nhưng đấy không phải là chứng cứ đã đưa đẩy chuyển động chưa từng thấy đối với sự hợp tác toàn cầu tại Copenhagen.  Đấy là những sự tiên đoán về những sự kiện của tương lai – lâu dài hơn những nhiệm kỳ của những đại biểu dân cử và thậm chí cũng trường kỳ hơn những chế độ độc tài muốn thống trị muôn năm hay những triều đại được tung hô vạn tuế.
Những quốc gia phát triển không vui với sự cung cấp tài chính bồi thường từ những sức mạnh giàu có.  Nhưng những tổng số trên những thập niên sắp tới là choáng váng.  Tất cả những điều này, và chính trị, luật pháp, và thuế vụ sẽ được cần đến để thực hiện một thỏa ước thật sự, đã được đưa ra bởi những ý kiến của những người không thuộc chủng tộc, tín ngưỡng hay nền chính trị đặc thù nào, và có năng lực cá nhân vô cùng bé nhỏ - những nhà khoa học đã làm những tiên đoán về ngày phán quyết cuối cùng (ngày tận thế).
Điều gì ngạc nhiên về những quốc gia hành động với nhau để quay lưng đi với một đe dọa thông thường mà nó thể hiện đối nghịch quá nhiều đến điều mà chúng ta thấu hiểu về tính tự nhiên của con người.  Một sự diễn dịch giản dị về Copenhagen sẽ nói những đại biểu đã được thúc đẩy bởi lòng vị tha và chia sẻ những quan tâm, phản ánh một sự đánh giá vô tư (thản nhiên, không xúc động) về hiểm họa và làm những quyết định có lý, (phải lẽ, có chừng mực.)  Nhưng những con người cũng như những con thú bình thường sẽ không cư xử như thế.
Giúp đở sự tồn tại của kẻ khác những kẻ cùng chia sẻ những gien (gene) làm nên ý nghĩa trong những hình thức tiến hóa.  Một lần khi được hỏi ông sẽ hy sinh đời sống để cứu một người anh em bị đang sắp chết đuối không (chia sẻ phân nửa số gien tạo nên ông ta) nhà sinh học vĩ đại của Ăng lê JBS Haldane đã trả lời:  “Không, nhưng tôi sẽ cứu mạng của hai người anh em hay tám người bà con.”  Thật là phi thường , sau đó, về hội nghị Copenhagen là những cá nhân của có sự di truyền đa dạng có thể nói như họ sắp làm sự hy sinh cho mỗi người.
Trong bài nói chuyện quan trọng đầu tiên sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, Barack Obama nói về giá trị của khoa học như sau: “Đấy là sự lắng nghe về những gì mà các nhà khoa học chúng ta phải nói, thậm chí khi nó bất tiện  - một cách đặc biệt khi nó không thuận lợi,”  Và trong diễn văn nhậm chức, ông hứa hẹn “khôi phục khoa học và vị trí đúng đắn của nó.”  Thậm chí với sự sai lầm của nó, những gì Copenhagen khuyến nghị là vị trí đúng đắn của khoa học là trái tim của chính sách cho một thế giới đấy đe dọa.  Đại dương đã dâng lên rồi.  Hoặc là chúng ta chìm xuống một cách riêng rẻ, hay cùng bơi với nhau.
Colin Blakemore, professor of neuroscience at the universities of Oxford and Warwick, is a Fellow of the Royal Society, Academy of Medical Sciences, Royal College of Physicians & Society of Biology. He has been honoured for his scientific achievements with prizes from the Royal Society, Swiss Academy of Medical Sciences, French Académie Nationale de Médecine & Royal College of Physicians. In 2003, he became head of the UK Medical Research Council, overseeing an annual budget of more than £700 million. This article first appeared in the Observer (UK)
--

No comments:

Post a Comment