Wednesday, November 25, 2015

Thật vì sanh tử

-kinh Quán Vô Lượng Thọ nói về “tam phước tịnh nghiệp” mà tu tập như: 1. Hiếu dưỡng cha mẹ/ phụng sự sư trưởng/ từ tâm bất sát/ tu thập thiện nghiệp. 2. Thọ trì tam quy/đầy đủ các giới/ không phạm oai nghi. 3. Phát tâm Bồ-đề/ tin sâu nhân quả/ tụng đọc Đại thừa/ khuyến tấn người tu hành.
-Các kinh về Tịnh độ đều dạy không chỉ có niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cõi Cực lạc, mà còn dạy hành giả thọ trì Tam quy, Ngũ giới, hành Thập thiện, phát Bồ-đề tâm, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp, tu tạo các công đức phước lành như hộ trì Tam bảo, hoằng truyền Chánh pháp, cúng dường, từ thiện-bố thí, phóng sinh v.v.. Nếu nội dung tu tập của hành giả Tịnh độ không đúng những gì kinh điển đã dạy thì chỉ có danh chứ không thực, hành giả đã đi sai đường. 

-Pháp môn Tịnh độ không chỉ là niệm Phật mà còn phát tâm Bồ-đề, làm các công đức, tin sâu nhân quả, thọ Tam quy, trì Ngũ giới, hành Thập thiện (kinh Quán Vô Lượng Thọ). Chưa kể phát Bồ-đề tâm, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh; chưa kể công đức niệm Phật, chỉ cần thọ Tam quy, hành Thập thiện trọn vẹn cũng đã gieo nhân làm nền tảng để sau này thành tựu đạo quả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật (kinh Thập thiện nghiệp đạo). Luận về niệm Phật, trong Khóa hư lục, Trần Thái Tông (Thiền sư Việt Nam thời Trần) có viết: “Niệm Phật do tâm khởi. Tâm khởi thiện là thiện niệm. Khởi thiện niệm tất báo thiện nghiệp. Tâm khởi ác là ác niệm. Sinh ác niệm tất ứng ác nghiệp. Như gương hiện ảnh, tựa bóng theo hình”.
Tại sao phải
“Thật vì sanh tử
Phát Bồ Đề tâm
Dùng tín nguyện sâu
Trì danh hiệu Phật”

Tại sao chọn Tịnh Độ tông
Nhân, thiên, thanh văn, Duyên giác, Bồ tát Phật
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo.  Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi.  Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực.  Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh.
Vô sanh là thoát ly sanh tử, nhưng muốn vô sanh thì phải chứng quả vô sanh tức là quả a la hán.  Còn nếu chưa chứng quả a la hán là còn sanh tử luân hồi.  Nhưng để chứng quả a la hán tôi không nghĩ đấy là một chuyện dễ dàng.
Độ sanh, thì đây là hạnh nguyện của Bồ tát và Phật, là những bậc đã chứng quả, những bậc đã thoát ly sanh tử nhưng còn trở lại cõi tử sanh để hóa độ chúng sanh thoát khổ.
Duy chỉ có vãng sanh là nhờ nương nơi tha lực của Đức Phật Di Đà mà Phật tử mới có thể thoát ly sanh tử một cách tương đối phổ thông hơn.
Tâm thành nguyện hướng Vô Lượng Quang
Công đức Thế Tôn khó nghĩ  bàn
Sáu chữ Di Đà không tưởng khác
Chẳng tốn khảy tay đến Lạc Bang
Chứng ngôi bất thối vô sanh nhẫn
Phân thân vô số độ trần gian
Cực Lạccó thể như thật đối với chúng ta như trái đất và thế giới con người
Tuy vậy, trong Phật tử lại có người nghi ngờ về một cõi như vậy, người thì nói là Đức Phật không đến, như kinh tạng Nam truyền của Theravada chẳng hạn; người thì lại nói "tịnh độ duy tâm".  Theo Thiền sư Nhất Hạnh thì Kinh Ðại Thiện Kiến vương (Mahàsudassana sutta) của Trung A Hàm có mô tả những chi tiết tương tự như cõi Cực Lạc.  Đức Đạt Lai Lạt Ma thì nói rằng " Vô số ngôi sao và chòm sao mà chúng ta thấy ngày nay đã được hình thành và khám phá từ từ, nhưng điều hấp dẫn là khi dùng những viễn vọng kính càng tối tân, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều hơn và nhiều hơn những ngôi sao và sự sống. Do vậy, càng có năng lực để nhìn thấy sự vật, chúng ta càng có nhiều sự kiện hơn để nhìn thấy."  Đại sư Vạn Đức Trí Tịnh thì nói rằng người tu Tịnh Độ chứng đạo thì, "Muốn về Cực lạc lúc nào thì về"  đây quả là minh chứng của câu: "Lục  tự Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương" chứ không phải là một câu để đọc lên nghe cho sướng lỗ tai.
Về điểm thứ hai là những người thuộc Bắc Tông, nhưng lại cho là "tịnh độ duy tâm" nên không có cõi Cực Lạc nên không cần cầu đến đấy, nhưng không lẽ như thế thì "ta bà duy vật"  .  Thật sự người ta nói như thế nhưng lại quên có món nào lại không duy tâm, như câu "ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo".  Nhưng có một câu cụ thể hơn, để đáp lại câu "tịnh độ duy tâm" đấy là "tam giới duy tâm" là thế giới con người đang hiện diện.  Trong bài dưới đây, nhà tâm lý trị liệu Larry Cappel cũng dùng luận chứng trên và nói rằng " chúng ta cần nhớ giáo lý về tánh không và nhớ rằng tất cả lục đạo tồn tại trong tâm thức," và để chuyển hóa tâm thức đến thế giới Cực Lạc vì " Chúng ta trải nghiệm trái đất và thế giới của chúng ta như là rất thật, và Cực Lạc (Dewachen) có thể như thật đối với chúng ta như trái đất và thế giới con người đối với chúng ta hiện nay.  Chúng là thật trong một ý nghĩa tương đối: chúng rõ ràng thực tiển, là điều thật sự không thể tách rời với những gì chúng ta gọi là tánh không."  Và nếu ai tin Long Thọ[1] mà không tin cõi Cực Lạc thì nghĩ cũng lạ.
Không nghi ngờ gì, thế giới ta bà  hay thế giới chúng ta hiện hữu là do tập hợp nghiệp lực của tất cả chúng ta hình thành nên.  Nếu chúng ta có thể chuyển hóa thế giới này thành một cõi Cực Lạc thì chúng ta không cần phải mong cầu đến Cực Lạc, mà như thế thì mỗi chúng ta cùng phát nguyện để biến thế giới chúng ta thành Cực Lạc, bằng không có những thệ nguyện bồ tát độ sinh mạnh mẽ lớn lao như vậy thì chúng ta phải phát nguyện thoát ly sinh tử khổ đau (và phải chứng quả vô sinh giải thoát) hay phát nguyện vãng sinh Cực Lạc vì như chúng ta đã biết cõi Cực Lạc do thệ nguyện của Đức Phật Di Đà tạo nên, nhưng cũng có thể nói Cực Lạc là do nghiệp thanh tịnh của chúng sinh tạo thành, nên chúng ta có thể cùng tạo nghiệp thanh tịnh,cùng tạo nhân tương ưng , cùng phát nguyện sinh để hòa nhập vào thế giới Cực Lạc. Và khi đã hoàn thành đạo nghiệp giác ngộ ở Cực Lạc thì chúng ta có thể tùy duyên hóa độ chúng sinh ở cõi Ta bà chứ không an nhàn nơi cõi tịnh mà thôi.  Đấy là ý nghĩa tích cực của Tịnh Độ tông.
TẠI SAO TIN VỀ MỘT CÕI Cực Lạc
"Tịnh độ duy tâm" một câu nghe lý tưởng và hơi huyền ảo nhưng lại rất thực vì như thế chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức chúng ta.  Khi đọc Duy biểu học ngay bài đầu:
Tâm là đất gieo hạt
Bao hạt giống gieo đầy
Tâm địa cũng chính là
Toàn thể hạt giống ấy.
Vì thế chắc chắn rằng mỗi suy nghĩ tương ưng, mỗi hành vi tương ưng là mỗi bước thể nhập.  Nếu có lòng tin Đức Phật Di Đà, có phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thì mỗi câu niệm Nam mô A Di Đà Phật của tôi cũng là 'mỗi bước chân đi vào Tịnh Độ[2]', một hạt giống để tạo nhân thể nhập Cực Lạc của Phật A Di Đà vậy.
Tay lần tràng hạt cõi Ta bà
Cầu nguyện thân quyến khắp gần xa
Hiện tại an vui tăng phước huệ
Mai sau hẹn gặp cõi Di Đà

Tại sao Di

Bài viết chưa xemgửi bởi phuoctuong » Thứ 2 Tháng 12 31, 2007 11:55 pm
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện. Tâm khởi ác là niệm ác là niệm ác, sanh nghiệp ác thì ứng nghiệm ác. Như gương hiện ảnh, tợ bóng theo hình. Cho nên thiền sư Vĩnh Gia nói:" Ai vô niệm, ai vô sanh?'' là nghĩa này vậy.Nay học giả muốn khởi chánh niệm để dứt ba nghiệp, cũng nhờ công niệm Phật.

THẾ NÀO LÀ NIỆM PHẬT ĐƯỢC DỨT BA NGHIỆP?
---THÂN NGHIỆP: vì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm tà hạnh là dứt thân nghiệp.
---KHẨU NGHIỆP: miệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp.
---Ý NGHIỆP: ý gắng tinh tấn, chẳng khởi niệm tà là dứt ý nghiệp.

Song người trí có ba bậc:
---THƯỢNG TRÍ: bậc thượng trí thì tâm tức là Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân PHật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không sai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.
---TRUNG TRÍ: bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.
---HẠ TRÍ: bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sinh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không thối chuyển. Sau khi mạng chung tuỳ niệm thiện đấy được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo chánh pháp, chứng được giác ngộ, cũng vào quả Phật.

Ba bậc trên sâu cạn chẳng đồng, chỗ được là một vậy.
---Song bậc thượng trí nói thì dễ mà hành thì khó. Người thời nay muốn theo gương học, toàn không có chỗ gá nương, trọn không trông bờ rồi lui, rất khó đặt chân.
---Bậc trung trí nếu hay siêng tu như lời nói ở trên thì tức khắc thành Phật. Nếu như lậu chưa hết mà lâm chung, tuỳ quả báo kia trở lại thọ sanh ở đời, nhận quả báo thiện. Quả báo thiện đã hết, không có người đánh thức, trở lại rơi vào ác đạo. Như thế cũng là khó vậy.
---Bậc hạ trí lấy niệm Phật làm nấc thang, lấy tinh tấn làm cây thang, chú ý duyên lành, nguyện sanh về nước Phật. Siêng năng không lười biếng, tâm tánh thuần thục, sau khi mạng chung, tuỳ theo sở nguyện, được sanh về nước Phật. Đã sanh về nước Phật thân đấy không bao giờ mất.

Người học thời nay, đã được thân người, ba nghiệp đồng có, mà chẳng dùng niệm Phật, cầu sanh về cõi Phật, đâu chẳng khó sao? Như muốn niệm PHật, tức lấy bậc hạ trí làm trước. Tại sao? - Vì có chú ý vậy. Ví như xây đài ba tầng, mà chẳng dùng tầng dưới làm trước thì không thế có vậy.

- Trích KHÓA HƯ LỤC - Trần Thái Tông-
-Hoà thượng THÍCH THANH TỪ dịch-
---------------------------------------------------------
CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

"Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo"

Khi biết được những câu này rồi thì câu:" Tịnh độ duy tâm, Di Đà tự tính" không quá xa vời, hay không thể vói tới; hay cõi Cực lạc không ngoài tâm. Nếu không có hai tâm, thì cõi ta bà và cực lạc cũng không hai vậy. Vì ta bà - cực lạc không hai nên mới có những vị " bất lao đàn chỉ đáo Tây phương", nhưng nên nhớ điều này chỉ dành cho những vị đã " nhất cú Di Đà vô biệt niệm". 

Vì cõi Cực lạc không ngoài tâm, nên chỉ một niệm, một suy nghĩ hướng về, cầu về tịnh độ thì một hạt sen đã được gieo trên cõi Cực lạc và chúng ta phải tu thế nào để hạt sen nở thành hoa khai kiến Phật để về tới cõi Cực lạc hay vãng sinh Cực lạc, CỰC LẠC HOA KHAI.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi ngược lại rằng: " thế thì cõi ta bà trong tâm hay ngoài tâm?" Nếu đã có cõi ta bà, và các cõi của lục đạo, thì tại sao không thể tin và nghi ngờ là cõi Cực lạc không có thật hay không hiện hữu?

MỘT MÃY BỤI TRẦN, MẮT NHÌN TỎ RÕ, ĐÂU RẰNG CÓ
BA NGHÌN THẾ GIỚI, LƯỠI RỘNG BAO TRÙM, CHỚ NÓI KHÔNG 


Mình tin rằng:- Những vị đã chứng VÔ NIỆM thì ta bà cực lạc không hai.
Mình tin rằng:- Những vị đã đạt NHẤT TÂM BẤT LOẠN thì vãng sinh 100% chắc chắn.
Nhưng còn hạng ĐỚI NGHIỆP VÃNG SINH mới là điều dành cho đa số, cho hạng bình dân, hay cho rằng pháp môn tịnh độ là dễ tu, dễ chứng và dễ "đới nghiệp vãng sinh".
Nếu đã "đới nghiệp vãng sinh" rồi thì cũng an toàn chắc chắn rồi đấy, vì cõi Cực lạc không có điều kiện để nghiệp trổ quả. 
Nhưng tu như thế nào mới "đới nghiệp vãng sinh" đấy mới là điều đáng nói, chúng ta phải tin hiểu hành trì như thế nào để "đới nghiệp vãng sinh".

Nghĩ điều lành, nói điều lành, làm việc lành.
Nghĩ về tịnh độ, nói về tịnh độ, làm việc hồi hướng về tịnh độ.

Thế chúng ta có nên biết rằng:
"Tâm là đất gieo hạt
bao hạt giống gieo đầy
Tâm địa cũng chính là
Toàn thể hạt giống ấy"- 
Duy biểu học-
Có lẽ chúng ta cần biết điều này, để làm thế nào tâm điạ chúng ta toàn là hạt giống tịnh độ thì lo gì không vãng sinh, hay phải nghĩ thế nào, nói-niệm thế nào, tu trì hoạt động thế nào để những hạt giống của tịnh độ, cực lạc phải vượt trội những hạt giống phiền não khác thì mới mong ĐỚI NGHIỆP VÃNG SINH.
----------------------------------------------------
MỤC TIÊU TU TỊNH ĐỘ

Nói đến tu tịnh độ là nói là nói đến vãng sinh Cực lạc, Cực lạc hoa khai, hoa khai kiến Phật. Tu tịnh độ mà không vãng sinh Cực lạc là không thành công rồi vậy.

---ĐỚI NGHIỆP VÃNG SINH có thể là mục tiêu then chốt của người tu tịnh độ, cứ đến được Cực lạc là an toàn, dù là ở dạng thai sinh (trong hoa sen chưa nở) như kinh Quán Vô Lượng Thọ nhắc đến, hằng 500 năm, thời gian ở Cực lạc, thì cũng an lạc tột cùng (Cực lạc mà), và chắc chắn là không rơi trở lại sinh tử luân hồi nữa. Đới nghiệp vãng sinh là mang cả nghiệp lực cùng về Cực lạc, nhưng ở đấy thì hoàn toàn không có duyên, không có điều kiện hổ trợ để nghiệp lực trổ qủa. Đới nghiệp vãng sinh là mục tiêu mà người tu tịnh độ tin chắc (tâm nguyện) phải đạt được trong một đời vì "nhân thân nan đắc---nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục". Đới nghiệp vãng sinh là điều mà tịnh độ tông tự hào là pháp môn dễ tu, dễ chứng, hợp thời cơ;--- có tín, có hạnh, có nguyện là có vãng sinh.
Nhưng đầu tư thế nào để chắc chắn đới nghiệp vãng sinh là điều mà mỗi người tu tịnh độ cũng phải tự vấn, học hỏi, và tu tập,cũng như lưu tâm trong việc trau giồi thân, khẩu, ý ---vì rằng pháp sư Tịnh Không có nói rằng:"Tuy nói tịnh độ là pháp môn dễ hành (dễ hơn so với những pháp môn khác), trên thực tế thì cũng chẳng dễ, thế nên người niệm Phật thì nhiều nhưng người vãng sinh rất ít". Theo phuoctuong nghĩ thì "đới nghiệp vãng sinh" cũng như "đậu vớt" trong kỳ thi vào trường Cực lạc vậy, sau khi các thí sinh đã cố gắng để trúng tuyển.

---NHẤT TÂM BẤT LOẠN có thể xem như là thí sinh hạng "á khoa" của trường Cực lạc, vì đạt "nhất tâm bất loạn" là chắc chắn nêu danh Cực lạc như kinh Di Đà đã nêu, nếu người niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung Phật Di Đà, cùng các thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thì người ấy tâm bất điên đảo, tức thì vãng sinh A Di Đà Phật Cực lạc Quốc độ. Dĩ nhiên thời gian bảy ngày không phải cố định mà có thể là bảy tháng, bảy năm, hay bảy mươi năm,...(trong PG NT kinh Tứ niệm xứ cũng nói đến trường hợp một người có thể chứng qủa a la hớn trong vòng bảy ngày, bảy tháng hay bảy năm,..) NIệm Phật đạt được "nhất tâm bất loạn" là cầm chắc chiếc vé Cực lạc trong "tâm", nhưng nếu không đạt được thì cũng còn chiếc vé "đới nghiệp vãng sinh", chứ nếu cứ tành tành, nhởn nhơ chờ "đới nghiệp vãng sinh" thì nếu nhỡ chuyến đò "đới nghiệp vãng sinh" thì sao?
Không hiểu tại sao không ít người cho rằng "không cần phải nhất tâm bất loạn" chẳng lẽ "cố ý nhị tâm' mà vãng sinh được hay sao? Trừ những ai không thực sự muốn vãng sinh Cực lạc?

---VÔ NIỆM có thể xem như thí sinh hạng "thủ khoa" của trường phái Cực lạc, xin nhớ là vô niệm của những vị tu tịnh độ,(vì có những vị tu thiền tông cũng đạt vô niệm nhưng không nguyện vãng sinh Cực lạc).
VÔ NIỆM là kết quả sau khi niệm Phật được "nhất tâm bất loạn", đối với những vị đạt đưọc Vô Niệm thì các bậc đại sư của tịnh độ tông như Pháp sư Tịnh Không thì nói rằng:"Hiển minh thanh bạch. Đây là linh quang độc chiếu, tâm địa thanh tịnh rõ ràng. Hai câu này (tẩy sạch cấu nhiểm, hiển minh thanh bạch), nếu dùng lời của Đại Thế Chí mà nói tức là "thu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế " khi công phu thuần thục rồi thì tự đắc tâm khai. Đây chính là minh tâm kiến tánh của Thiền tông, là đại triệt ngộ".
Hân Tịnh đại sư cũng cho là khi đạt đến Vô niệm thì tương đương kiến tánh của thiền tông, và với những vị này thì "muốn về Cực lạc lúc nào thì về" tức là như câu "ta bà bất ly đương xứ, tịnh độ chỉ tại mục tiền..."
Xem vậy thì tức là những vị chứng vô niệm tức là chứng đạo hiện tiền, không phải như nhất tâm bất loạn hay đới nghiệp vãng sinh phải chờ đến lúc lâm chung.

Tại sao người tu tịnh độ không quyết chí tu đạt Vô niệm hiện tiền mà chỉ chờ đới nghiệp vãng sinh? Nhưng nếu quyết chí mà không đạt được Vô niệm thì đâu mất phần "đới nghiệp vãng sinh"!Thiền tông Trúc lâm hiện tại cũng nhắm đến mục tiêu VÔ NIỆM nhưng thuần thiền tông. Vậy thì chứng VÔ NIỆM dù là tịnh độ tông hay thiền tông cũng chính là điều ngài Huệ Năng nói rằng:" Huệ Năng vì mọi người dời cõi Tây phương trong khoảng sát-na ở trước mắt khiến cho quí vị được thấy, quí vị có muốn thấy hay chăng ?"

TỊNH ĐỘ NHÂN GIAN NHÂN NHÂN NGUYỆN
TỊNH ĐỘ NHÂN TÂM, TÂM TÂM ĐỒNG
NAM MÔ QUY Y CỰC LẠC GIỚI
TÂM TỊNH PHẬT ĐỘ THỆ NGUYỆN TÒNG
THIỀN TỊNH SONG TU

--------------------------------------------------------------------------------

Nói đến THIỀN TỊNH SONG TU là nói đến sự tương đồng về lý sự, và sự hổ trợ nhau để đến cùng mục tiêu.
Mình sẽ sưu tập và trích dẫn những điều đã biết qua.

---LÝ: cùng chung lý giải
------Đại sư Hân Tịnh: tức tâm là Phật.
------Pháp sư Tịnh Không: Hết thảy các pháp đều từ tâm tưởng sanh.
------Ni trưởng Như Thanh:Ngài Đại Thế Chí trong khi tu pháp niệm Phật, đã nhiếp phục cả sáu căn. Cả sáu căn đều quy về nơi Nhất niệm niệm Phật, không để tán loạn rong ruổi theo ngoại duyên. Tịnh niệm thường nối luôn, không xen một niệm gì khác, nên chứng đặng niệm Phật Tam muội. Đây là mẫu mực của Thiền Tịnh song tu vậy.

---MỤC TIÊU:
--------------- Thiền Tịnh cùng giải quyết vấn nạn "SINH TỬ SỰ ĐẠI". 
--------------- Thiền Tịnh cùng gặp nhau ở khởi điểm là từ TẠP NIỆM đến NHẤT NIỆM ( Nhất niệm của Tịnh độ là "Nhất tâm bất loạn" và nhất niệm của thiền tông là "công tu thành phiến")và kết quả tuyệt đỉnh VÔ NIỆM hay minh tâm kiến tánh. Không chỉ THIỀN VÀ TỊNH MÀ THEO MINH KỂ CẢ MẬT CŨNG CÙNG một nguyên tắc căn bản khởi điểm ở chuyển hóa TẠP NIỆM đến NHẤT NIỆM và GẶP NHAU Ở VÔ NIỆM, (đấy là theo thiển kiến chủ quan của minh).

Nhưng ngang đây có phần khác biệt giữa Thiền và Tịnh là nếu người tu Tịnh không đạt được Vô Niệm thì vẫn có thể đới nghiệp vãng sinh Cực lạc do nơi tín, hạnh, nguyện, mà không bị lưu chuyển trong các cõi luân hồi.

---TU TẬP: để tiến từ TẠP NIỆM đến NHẤT NIỆM và VÔ NIỆM nên dù Thiền là tự lực, Tịnh là nương nơi tha lực Phật Di Đà vẫn phải qua các giai đoạn như Hân Tịnh đại sư chỉ dẫn làmình thử so sánh với thiền chăn trâu) 

-----ĐIỀU TÂM NHẤT Ý là điều cần thiết cho tất cả các pháp môn, mà chúng ta có thể hiểu là CHÁNH NIỆM là căn bản, không để tán loạn rong ruổi theo ngoại duyên(CHĂN TRÂU)
-----NIỆM LỰC TƯƠNG TỤC, chánh niệm thường nối luôn, không xen một niệm gì khác, ở tịnh độ là CHẤP TRÌ DANH HIỆU---(CỞI TRÂU VỀ)
-----NHẤT TÂM BẤT LOẠN hay CÔNG PHU THÀNH PHIẾN là kết quả của niệm lực tương tục--(QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI)
-----VÔ NIỆM--(NGƯỜI TRÂU ĐỀU QUÊN) 


Nếu như lời giảng giải ở LUẬN NIỆM PHẬT thì ở quá trình này chúng ta đã đi từ HẠ TRÍ QUA TRUNG TRÍ ĐẾN THƯỢNG TRÍ tức là chứng đạo hiện tiền. Tức là nương nơi hạ trí niệm Phật cầu vãng sinh, nhưng khi chứng vô niệm thì đồng bậc thượng trí.

Thế nhưng nhưng người tu Tịnh độ quả là rộng đường, vẫn niệm Phật cầu vãng sinh mà vẫn có thể đạt vô niệm tức là kiến tánh của thiền tông. Nó không có gì trở ngại cho người tu tịnh độ, người tu tịnh độ một cách bình dân chỉ cần biết niệm Phật, nguyện vãng sinh, tin tưởng cõi Cực lạc; Nhưng các bậc đại sư Tịnh độ quả là những vị thông thấu lý tánh của thiền tông lẫn tịnh độ, kết hợp việc niệm Phật với quán xét tâm tánh quả là như chấp cánh trên con đường ngộ đạo, tu đạo và chứng đạo vậy.

Người tu Tịnh độ có lợi thế là nương vào tha lực Phật Di Đà và Câu niệm Phật trong khi nhiếp niệm, khi tham sân khởi lên thì niệm Phật Di Đà hoá giải , nhưng cũng phải có chánh niệm mới nhận diện được vọng niệm khởi lên, như lời Pháp sư Tịnh Không giảng là:"Bất uý tham sân khởi, duy khủng tự giác trì, cần phải giác ngộ cho nhanh, Sự giác ngộ này tức là một câu niệm Phật. Ý niệm thứ nhất là phiền não, ý niệm thứ hai là A Di Đà Phật...Niệm lâu ngày vọng tuởng phiền não tự tiêu, không gây chưóng ngại nữa, như thế khi Phật đến tiếp dẫn, mới có thể buông xả sạch sẽ mà vãng sinh."

Pháp sư Tịnh Không nói rằng:"Nếu như dùng cái tánh trong căn, nghiệp đã hoàn toàn tiêu trừ hết, người như thế niệm Phật vãng sinh phẩm vị rất cao, đến Tây phương Cực lạc, họ vào Thật báo trang nghiêm trang nghiêm độ, không còn ở Phàm thánh đồng cư độ như những người đới nghiệp vãng sinh".

" Nhiếp tâm niệm Phật là Tịnh, quy cả sáu căn về nhất niệm, không để chúng tán loạn rong ruổi theo trần cảnh, ấy là Thiền. Thiền Tịnh song tu thì mau chứng đặng Tam muội, vì dùng tất cả năng lực vào một mục tiêu duy nhất, vì xoay trần cảnh vào Phật tâm. Tự lực đã sung mãn lại thêm Phật lực thường hộ trì nên sự thành công rất mau chóng và trọn đủ. (Thiền Tịnh Song Tu, Ni Trưởng Thích nữ Như Thanh)

Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, Việt dịch của Hòa thượng Thích Thiền Tâm), Phẩm thứ 2 nói rằng:

Pháp môn niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt, v.v... mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu A Di Đà Phật."(

Nói ít một câu chuyện
Niệm nhiều một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm
Hiển pháp thân chân thật.


RONG CHƠI
[*][*][*]
Có khi nằm xuống không thức dậy
Chẳng còn cơ hội nhìn mặt nhau
Ngay đây, bằng con mắt thương hiểu
Để mình người bắt nhịp cầu qua
[*]
Một đời, nay dựng phim đoạn cuối
Đúc kết tinh hoa của kiếp người
Nghệ nhân sân khấu là ta đó
Khán giả ngồi xem cũng là ta
[*]
Thôi chừ về chăm sóc vườn cũ
Với câu niệm Phật thở vào ra
Đi, đứng, nằm, ngồi trong tịnh lạc
Quẳng gánh xuống rồi bước thảnh thơi
[*]
Chẳng còn thời gian nữa em ơi
Không gian trãi rộng dẫu vô bờ
Nhưng thân tứ đại đà mòn mõi
Tật bệnh, sơn đầu phu tuyết tro
[*]
Như cá bờ ao nước khô cạn
Vui chi ngày tháng giữa bùn dơ
Chờ mưa hay hoa thêm đôi cánh
Bay bổng trời xanh ra biển khơi
[*][*][*]
SƠN CƯ
15/03/2008 


Đây là một bài thơ sưu tập, và phuoctuong xin diễn bằng văn xuôi.

Ai trong chúng ta cũng không tránh khỏi ngày ấy, giờ phút ấy là "có khi nằm xuống không thức dậy", điều ấy là chắc chắn, chúng ta sẽ "chẳng còn cơ hội để nhìn mặt nhau nữa", dù chẳng phải chết là hết, nhưng hoặc là kẽ ta bà, người cực lạc; kẽ giải thoát, người còn kẹt trong lục đạo; người thiên đường, kẽ địa ngục. Mà dẫu có cùng làm người đi nữa, dù có gặp nhau, cũng chẳng thể biết nhau, mà chỉ đối đãi với nhau bằng duyên nợ của nghiệp chướng.

Vậy thì ngay trong lúc hiện tại này, ngay trong kiếp sống này, "ngay đây bằng con mắt thương và hiểu" hay chúng ta tu tập để được con mắt thương và hiểu "để mình người bắt nhịp cầu qua", nhịp cầu của sự cảm thông của tình người, nếu ngay đây mà không có sự hiểu và thương thì rồi sẽ không còn cơ hội nữa. Nhưng làm thế nào để hiểu và thương lại chính là hoa trái của sự tu học, của sự an lạc hôm nay và giải thoát ngày mai.

Chỉ trừ nhũng trẻ thơ, những thiếu nhi chưa biết gì, chưa hiểu gì về cuộc đời, nhưng nếu có chút it giáo lý và có tu học,, ai trong chúng ta cũng biết, vô thường sẽ không hẹn ngày tháng, "mạc đãi lão lai phương học đạo, cô phần đa thị thiếu nên nhân". Thế thì ai biết đoạn phim cuối của cuộc đời sẽ là đoạn nào thanh niên, trung niên hay lão niên. Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn sàng cho "một đời nay dựng phim đoạn cuối" bất cứ lúc nào. Ngay bây giờ chúng ta có thể "đúc kết tinh hoa của kiếp người", sinh tử đau thương, dâu biển vô thường, hiểu thương giải thoát. Là Phật tử, nếu không phải là những bậc giác ngộ, thì chúng có thể nói rằng chúng ta gặp nhau toàn do duyên nghiệp vay trả. "Nghệ nhân sân khấu là ta đó", ta đó không phải là một cá nhân nào, mà là tất cả chúng ta. Chúng ta không rõ căn nguyên của nghiệp chướng và chúng ta vô tình cũng do nghiệp chướng, chúng ta cố ý cũng do nghiệp chướng để tạo ra những tình huống éo le, rồi chúng ta lại thưởng thức những màn trình diễn trên sân khấu cuộc đời do chính chúng ta là diễn viên, mà khi chưa tới vai mình thì chúng ta là khán giả, hay chúng ta vừa diễn vừa xem vai mình diễn...

Nếu hiểu được như thế và thấy được như thế, nếu có thể tránh được những vai diễn bất đắc dĩ của duộc đời, thì "thôi chừ về chăm sóc vườn cũ". Vườn cũ ấy chính là tâm ta, "với câu niệm Phật thở vào ra" là hạt giống hãy vun trồng, chăm sóc, trong mọi lúc, "đi, đứng, nằm, ngồi trong tịnh lạc". Có "đây là tịnh độ, tịnh độ là đây", có tạo hiện tại tịnh độ, thì mới mong có tương lai tịnh độ, chưa tạo được cảnh tịnh độ, thì tạo tâm tịnh độ, nói chi khi được "tâm tịnh, Phật độ tịnh" thì còn gì bằng. Gieo hạt sen thì mới mọc cọng sen và trổ hoa sen, chứ không thể gieo hạt sún mà mong sen nở sau này. Dĩ nhiên cuộc đời thì muôn sự rối rắm chứ không đơn giản, nhưng nếu đơn giản thì không có pháp môn tịnh độ. Nói niệm một câu A Di Đà Phật là dứt được một nghiệp chướng quả không ngoa vậy, và lúc nào lại không niệm Phật được. Nếu một mai thật sự giả từ sân khấu cuộc đời là ta đã "quẳng gánh xuống rồi, bước thảnh thơi".

Chần chừ, do dự thì e rằng "chẳng còn thời gian nữa em ơi". "Không gian trãi rông dẫu vô bờ" nhưng thân tứ đại thì hạn hẹp, ngũ ấm kềm hảm, làm sao có thể vươn trãi đến hư vô, chúng ta như trên một cỗ xe mà không biết tài xế muốn lái đến chốn nào, nếu chúng ta chưa thật sự là tài xế của cỗ xe ấy. Nhưng mấy ai dám tự hào có thể lèo lái chuyến xe ngũ ấm lúc nào cũng điều hòa để thôi đừng "ngũ ấm xí thạnh" nữa mi ơi! "Nhưng thân tứ đại đà mòn mõi" làm sao có thể ngắm mãi trời cao, đất rộng, dù có ham muốn, có tiếc nối, có điều kiện,... nhưng đã sinh thì phải lão và khi "tật bệnh sơn đầu phủ tuyết tro". Dẫu có tụng thuộc lòng như cháo "vô khổ, tập, diệt, đạo" thì có ích gì?

Cuộc sống dần trôi ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm này đến năm khác, cuộc đời mỗi chúng ta "như cá bờ ao nước khô cạn" dẫu chúng ta muốn kéo dài nữa thì kiếp sống cũng không cho phép, mà "vui chi ngày tháng giữa bùn dơ", nếu không tận dụng sự may mắn của kiếp nhân sinh để gieo hạt nhân của " nhụy vàng bông trắng lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Chúng ta không thể "chờ mưa bay hay hóa thêm đôi cánh" để "bay bổng trời xanh ra biển khơi" vì vậy chúng ta "hãy tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ, không thể nào mặc cả,..."

Nhưng không phải thế mà chúng ta cho là bi quan "những sự thật này đã được khám phá bởi Đức Phật với một thông điệp tích cực: rằng con người có thể khắc phục những sự thật về khổ đau vì chúng ta có sự tái sinh quý báu của con người và rằng mỗi người có bổn tánh không khác Đức Phật. Phật giáo khuyến tấn mọi người hãy nhìn thế gian trong một chiều hướng hiện thực và hữu ích. Có những chân lý về thế gian mà hành giả nên quán chiếu.
." -Simhas-

Chúng ta có muốn vãng sinh cực lạc thì hằng ngày phải tạo từng niệm cực lạc, không thể hiện tại sống trong bi lụy đau thương, gây khổ đau hiềm hận cho nhau mà tương lai sẽ có cảnh cực lạc, hãy thật sự tạo cuộc sống cực lạc ngay hiện tại bằng từng tâm niệm của mỗi chúng ta, và cùng thật sự nguyện ước, hò hẹn, "thệ hải minh sơn" rằng:

-Đối với người thân quá vãng:

Nọ ân, nọ nghĩa, nọ tình thương
Thiên thu cách biệt đôi nẽo đường
Đất tròn nhưng chẳng mon gặp lại
Chỉ hẹn cùng nhau ở Tây phương

-Đối với thân nhân hiện tiền

Tay lần tràng hạt cõi Ta bà
Cầu nguyện thân nhân khắp gần xa
Hiện tại an vui tăng phước tuệ
Mai sau hẹn gặp cõi Di Đà

-Đối với chính mình

Nguyện sinh cực lạc cõi Di Đà
Hoa sen chín phẩm là mẹ cha
Chứng ngộ vô sinh khi hoa nở
Phật và thánh chúng ở quanh ta

-Và cuối cùng là

Ta bà sinh tử chốn vô thường
Trầm luân trôi nổi lắm đau thương
Sao không nhất niệm về cực lạc
Hết khổ luân hồi thật quê hương!


Nam mô tam thập lục vạn ức nhất thập nhất vạn cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật

Nhất cú Di Đà vô biệt niệm
Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương

PHÁT NGUYỆN  VÃNG SANH CỰC LẠC

Trong hai lời hồi hướng chúng tôi thường hát tại Sukhasiddhi chúng tôi nguyện cầu đi đến Cực Lạc vào lúc cuối cuộc đời này.  Trong bài ca của Milarepa, chúng tôi hát, "Kiếp sống tới, xin cho chúng con gặp nhau ở thế giới Tịnh độ", liên hệ đến cõi tịnh độ của Đức Phật A Súc Bệ, và trong bài ca của Khenpo Tsultrim, "Nguyện cho quý vị được sinh ra trong cõi Cực Lạc phương Tây" là cõi tịnh độ của Đức Phật Di Đà, cũng được biết trong Phạn ngữ là Sukhavati và Tạng ngữ là Dewachen.  Cực Lạc của Phật Di Đà được xem như là cõi tịnh độ khả dĩ nhất cho con người đạt đến sự thâm nhập.  Trong năm gia đình Phật[3], Đức Phật Di Đà là vị Phật chính của gia đình Hoa Sen, thường có hình trong hướng Tây của mạn đà la gia đình Phật.  Mỗi Đức Phật có một cõi tịnh độ, nhưng như được dạy rằng tất cả những cõi tịnh độ khác  đòi hỏi những điều kiện khó thâm nhập hơn nhiều so với cõi Cực Lạc của Đức Phật Di Đà.
Ngày nay, những gì được gọi là pháp môn Tịnh Độ của Đạo Phật là thường thấy nhất ở những trường phái Phật Giáo Nhật Bản.  Tịnh Độ tông thỉnh thoảng được gọi là trường phái "tha lực" của Đạo Phật, tập trung trên tín, hạnh và nguyện như con đường để giác ngộ.  Điều này tương phản với Thiền tông một cách lịch sử tập trung hơn trên "tự lực", thực tập cần mẫn trong tham thiền và hành động để giải quyết những vấn đề của tự thân như con đường giác ngộ.  Truyền thống Tây Tạng bao hàm cả những quan điểm này như hai trong nhiều phương tiện thiện xảo cho việc đạt đến giác ngộ.  Trong cả hai bài ca này bởi những đại đạo sư của chúng tôi, chúng tôi được khuyến khích để phát triển niềm tin, và hồi hướng cũng như hoạt động cần mẫn trong tham thiền.
Theo những gì mà Đức Phật Thích Ca đã dạy trong kinh Tiểu bổn và Đại bổn Di Đà, nhiều kiếp xa xưa Pháp Tạng Tỳ Kheo đã phát nguyện rằng một khi đạt đến Quả Phật, tất cả những ai tin tưởng trong Ngài và trì niệm danh hiệu Ngài có thể sinh ra trong thế giới Tịnh độ của Ngài và ở đấy cho đến khi đạt đến Niết Bàn.  Pháp Tạng sau đó đã dành nhiều a tăng kỳ kiếp tích tập phước đức và tuệ trí cần thiết để trở thành một vị Phật.  Sau đó Ngài đã dùng công đức để tạo nên cõi Cực Lạc để hoàn thành đại nguyện và trở thành Đức Phật A Di Đà.  Như một kết quả của đại nguyện, cõi Tịnh độ của Ngài, Cực Lạc, hình thành hiện hữu và được xem như là cõi tịnh độ dễ thâm nhập nhất cho chúng ta, những chúng sinh bình thường.  Việc đạt đến tùy thuộc trên sức mạnh và lòng chân thành của nguyện ước để đến đấy, sự hồi hướng của chúng ta, và trong rèn luyện trong sự thực tập Phowa[4], sự thực hành chuyển hóa tâm thức.  Hồi hướng đến Đức Phật Di Đà có nghĩa hồi hướng đến những gì Ngài biểu hiện: lòng từ bi vô lượng của Ngài và sự đáp ứng vô biên của thể trạng tỉnh thức đến những chúng sanh khổ đau.  Trong truyền thống Kim Cương thừa chúng tôi xem Đức Phật Di Đà không tách rời với tâm tỉnh thức của chính vị đạo sư của chúng tôi.
Đức Phật Thích Ca đi đến giải thích rằng cõi Cực Lạc là môi trường lý tưởng để học tập và thực tập giáo pháp và đạt đến giác ngộ.  Trong tiểu kinh Cực Lạc (tiểu bổn Di Đà) Đức Phật Thích Ca đã nói với đệ tử Xá Lợi Phất rằng:
Những chúng sanh ấy nghe [lời này] nên phát nguyện, 'tôi nguyện xin được sanh về nước ấy.'  Và tại sao?  Những người đạt đến là tất cả những người siêu việt và hoàn hảo, tất cả cùng đến trong một nơi.  Xá Lợi Phất, người ta không thể dùng chút ít căn lành, gia hộ , đạo đức và nhân duyển để được sanh trong cõi ấy.  Xá Lợi Phất, nếu có người nam lành hay nữ lành người được nghe nói đến 'A Di Đà Phật' và thọ trì danh hiệu, cho dù một ngày, hai ngày, ba, bốn, năm ngày, sáu ngày, dài như bảy ngày, với tâm không rối rắm, khi người này sắp chấm dứt đời sống, trước mặt người ấy sẽ xuất hiện Đức Phật Di Đà và tất cả các hàng Thánh Chúng.  Khi lâm chung tâm người ấy không bị đảo lộn; trong cõi Cực Lạc của Phật Di Đà người ấy sẽ được tái sinh.  Xá Lợi Phất bởi vì ta thấy lợi ích này, ta nói những lời này: nếu chúng sanh được nghe lời này họ nên phát lời nguyện, 'tôi sẽ được sanh trong cõi ấy.'
Sẽ hoàn toàn không đúng để nghĩ vê Cực Lạc như một vị trí vật chất, một thế giới nào đó mà chúng ta đi đến.  Nhằm để thấu hiểu điều này, chúng ta cần nhớ giáo lý về tánh không và nhớ rằng tất cả lục đạo tồn tại trong tâm thức[5], điều gì đấy khó để nhớ khi những hoàn cảnh hằng ngày dường như  được làm phù hợp một cách hoàn hảo theo những kiểu mẫu nghiệp chướng hoạt hóa.  Từ một quan điểm tương đối, chúng tôi nói về Cực Lạc như một chốn được tạo nên bởi chư Phật vì lợi ích của chúng ta.  Nhưng từ một quan điểm tuyệt đối thì Cực Lạc là cái thấy thuần khiết của chúng ta.  Do vậy, khi chúng ta 'đi' đến Cực Lạc thì chúng ta không phải đang đi đến một thế giới vật chất khác biệt.  Thay vì thế chúng ta đang chuyển hóa tâm thức của chúng ta đến một sự tỉnh thức mới với những nhận thức khác biệt, một thể trạng của tâm thức[6] dễ lãnh hội hơn để đạt đến giác ngộ.  Cực Lạc không là một sự giác ngộ hoàn toàn, nhưng là một nơi chư Phật và Bồ Tát liên tục cung ứng những giáo pháp  trong một môi trường tuyệt hảo nhất cho việc phát triển trên con đường giác ngộ.  Chúng ta trải nghiệm trái đất và thế giới của chúng ta như là rất thật, và Cực Lạc hay Dewachen có thể như thật đối với chúng ta như trái đất và thế giới con người đối với chúng ta hiện nay.  Chúng là thật trong một ý nghĩa tương đối: chúng rõ ràng thực tiển, là điều thật sự không thể tách rời với những gì chúng ta gọi là tánh không.
Trong kinh Đại Bổn Di Đà (Vô Lượng Thọ kinh) Đức Phật Thích Ca diễn tả trong chi tiết tỉ mỉ hơn những gì ở Cực Lạc ra sao.  Nó giống như một nơi huy hoàng rực rở, nơi những con chim hát lời diễn giảng giáo Pháp, những ao hồ tuyệt đẹp tự động thay đổi nhiệt độ và chiều sâu của chúng, tất cả cây cối có hoa trái chín muồi thật ngon lành, giáo huấn Pháp bảo tự vang âm đồng thời, và nhiều nhiều chi tiết sáng chói khác nữa.  Tất cả những điều này, được hoàn thành để tạo nên một môi trường lý tưởng để chúng ta học hỏi và thực tập giáo Pháp mà không có những xao lãng như chúng ta trải nghiệm ở đây trong thế giới tham dục.  Như những pháp đồ chuyên dụng, những người học hỏi một cách cần mẫn và phát triển những phẩm chất sùng tín, phước đức, trí tuệ, tất cả chúng ta đều được hoan nghênh ở Cực Lạc.  Nguyện cho tất cả chúng ta sẽ lại gặp nhau ở Cực Lạc và khao khát như Khenpo Tsultrim chỉ dạy trong bài ca của ngài: "Và một  khi sinh ra ở đấy, chúng ta hoàn tất các địa (thập địa Bồ Tát[7]) và những con đường (năm con đường: tích tập, chuẩn bị, thấy đạo, thiền định, và hoàn thành[8].)"
http://thuvienhoasen.org/images/upload/Larry_Cappel.jpgLarry Cappel là một nhà tâm lý trị liệu ở Denver và Louisville Colorada và cũng là thủ lĩnh của Community Dharma được ủy quyền bởi Tổ Chức Sukhasiddhi, một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng.  Có thể tìm hiểu thêm và liên lạc với ông theo địa chỉ sau:www.downtowndenvertherapy.com  hay www.therapylouisvilleco.com


MÔI TRƯỜNG, HY VỌNG CHO MÔI SINH TÂY TẠNG




His Holiness The Dalai Lama

Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho  những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng.  Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.

Bây giờ, những vấn đề môi trường là những gì mới mẻ đối với chúng tôi.  Khi ở Tây Tạng, chúng tôi luôn luôn lưu tâm đến sự tinh khiết của môi trường.  Đối với những người Tây Tạng, bất cứ  khi nào chúng tôi thấy một dòng suối ở Tây Tạng, không có câu hỏi là nó có an toàn để uống hay không.  Tuy thế, điều này khác xa khi chúng tôi đến Ấn Độ và những nơi khác.  Thí dụ,  Thụy Sĩ là một quốc gia rất xinh đẹp và ấn tượng, tuy vậy, người ta nói “Đừng uống nước ở dòng suối này, nó bị ô nhiễm!”

Dần dần, người Tây Tạng chúng tôi đã thu thập được kiến thức và tĩnh thức rằng những gì đó bị ô nhiễm và không thể dùng.  Thực tế, ở Ấn Độ khi những chúng tôi bắt đầu định cư ở một số vùng, một số lớn người Tây Tạng ngã bệnh với những vấn đề của đường ruột như một kết quả của việc uống nước bị nhiễm ô.  Vì vậy, qua những kinh nghiệm của chúng tôi và nhờ gặp gở những khoa học gia chúng tôi đã trở nên tốt hơn qua  học hỏi về những vấn đề môi trường.

Khi nhìn trở lại xứ sở của chính mình, Tây Tạng, đấy là một đất nước rộng lớn với một vùng đất bao la với độ cao và khí hậu lạnh và khô ráo.  Có lẽ, những thứ này cung cấp một loại bảo vệ thiên nhiên nào đấy đến môi trường Tây Tạng – giữ nó sạch sẽ và tươi mát.  Trong những đồng cỏ phía Bắc, những vùng núi đá, những vùng rừng cây, và thung lũng của những dòng sông thường có nhiều thú hoang dã, cá và chim.  Như một quốc gia Phật Giáo, có những ‘Luật lệ truyền thống ở Tây Tạng lưu ý với một sự cấm hoàn toàn đến việc câu cá và săn thú.

Chúng tôi nhớ lại ở Lhasa, khi chúng tôi còn trẻ, một số người Nepal đã làm một cuộc săn bắn và câu cá nhỏ, bởi vì họ không quan tâm gì nhiều đến luật lệ Tây Tạng.  Còn thường thì có một sự an toàn thật sự cho thú vật vào lúc ấy.

Có một câu chuyện lạ.  Những người nông dân Trung Hoa và những người làm đường đến Tây Tạng sau 1959 rất thích thịt.  Họ thường săn bắn chim, như vịt trời, mặc áo quần quân đội Trung Cộng.  Những áo quần đó làm hoảng hốt những con chim và chúng bay đi lập tức.  Cuối cùng, những người săn bắn bắt buộc phải ăn mặc áo quần Tây Tạng.  Đây là một câu chuyện thật!  Những điều như thế  xảy ra, đặc biệt vào những năm 1970 và 80, khi mà vẫn còn một số lượng lớn chim chóc.

Gần đây, vài nghìn người Tây Tạng từ Ấn Độ đã đi đến những vùng chôn rau cắt rốn của họ Tây Tạng.  Khi họ trở lại, tất cả đã kể cùng câu chuyện ấy.  Họ nói rằng khoảng bốn hay năm mươi năm về trước, có những khu rừng vĩ đại bao quanh khu vực địa phương của họ.  Bây giờ những núi non giàu có rừng rậm đã sói trọc như đầu một tu sĩ.  Không còn những cây cao.  Trong vài trường hợp, ngay cả những rễ cây cũng bị bứng lên và đem đi!  Đây là tình trạng hiện tại.  Trong quá khứ, có những đàn thú rừng đông đảo được thấy ở Tây Tạng, nhưng chỉ còn một số ít ngày nay.  Vì thế đã có rất nhiều thay đổi.

Sự tàn phá rừng rộng lớn ở Tây Tạng là một vấn đề đau buồn lớn.  Nó không chỉ buồn cho địa phương, vì nó làm mất đi vẽ đẹp, mà đối với những người địa phương, bây giờ ngay cả khó khăn để tìm kiếm đủ chất đốt.  Liên hệ tới điều này, có những vấn đề nhỏ hướng đến một viễn tượng rộng hơn,  tàn phá rừng có những hậu quả tiêu cực khác rộng lớn.  Trước nhất, nhiều vùng ở Tây Tạng cao và khô.  Điều này có nghĩa là nó cần thời gian lâu hơn để hồi phục so với những vùng thấp hơn với khí hậu ẩm ướt, và vì thế những ảnh hưởng tiêu cực sẽ tồn tại lâu dài hơn.

Thứ hai, nhiều dòng sông chảy qua những vùng rộng lớn ở Á Châu, qua Pakistan, Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam, Lào, và Campuchia, những sông như Hoàng Hà, Brahmapputra, Dương Tử, Salween, và Cửu Long, tất cả đều bắt nguồn từ Tây Tạng.  Tại những vùng phát nguyên của những dòng sông này đấy là sự tàn phá rừng rộng lớn và việc đào tìm khoáng sản đang xảy ra.  Sự ô nhiễm của những dòng sông này ảnh hưởng mạnh mẻ đến những quốc gia vùng hạ lưu.

Theo thống kê của Trung Cộng có 126 khoáng sản khác nhau ở Tây Tạng.  Khi những nguồn khoáng sản này được khám phá bởi những Trung Cộng, họ đã khai thác rộng rãi mà không có những sự bảo đảm an toàn đến môi trường, kết quả làm thoái hóa   môi trường.  Như một hệ lụy, tàn phá rừng và khai thác khoáng sản là nguyên nhân lũ lụt ở những vùng thấp ở Tây Tạng.

Sự tàn phá rừng ở cao nguyên Tây Tạng, theo phỏng đoán, sẽ thay đổi tổng lượng phản chiếu từ tuyết vào trong không gian (những vùng rừng cây hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn) và điều này ảnh hưởng gió mùa và mưa vào năm tới, không chỉ ở Tây Tạng, mà trong tất cả những vùng chung quanh.  Vì thế, nó thật trở nên quan trọng hơn đến việc bảo tồn môi trường Tây Tạng.

Chúng tôi nghĩ sự thay đổi khí hậu ở Tây Tạng sẽ không ảnh hưởng đến Úc Đại Lợi ngay lập tức.  Vì thế sự quan tâm của quý vị cho Tây Tạng là một sự vị tha chân thành.  Quan tâm từ Trung Hoa và Ấn Độ có thể không chân thành khi nó liên hệ trực tiếp đến tương lai của họ.

Môi trường Tây Tạng rất quý giá hiếm hoi và rất quan trọng.  Kém may mắn thay, như quý vị đã biết, trong thế giới Cộng Sản, trong những quốc gia như Liên Sô cũ, Ba lan và Đông Đức cũ, có rất nhiều vấn đề ô nhiễm trong quá khứ kết quả từ sự thiếu cẩn trọng, đơn giản chỉ vì những hãng xưởng đang lớn hơn lên, và sự sản xuất tăng gia với một chút quan tâm đến sự thiệt hại do sự lớn mạnh này là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường.  Tình trạng cũng giống như ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.  Trong những năm 1970 và 80 chẳng có sự cảnh giác nào đến ô nhiễm, mặc dù bây giờ chúng tôi nghĩ đã có một vài sự lưu tâm đang được phát triển.   Vì thế, chúng tôi nghĩ tình trạng đã bắt đầu với sự thiếu hiểu biết.

Theo một vài tin tức.  Dường như trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) những đền chùa ở Trung Hoa thật sự ít chịu sự tàn phá hơn những nơi khác.  Đây có thể không qua chính sách của chính quyền , nhưng đúng hơn có thể là do sự phân biệt của những viên chức địa phương. Vì vậy, dường như giới chức Trung Cộng đã từng xao lãng đến môi trường trong những vùng dân tộc thiểu số sinh sống.

Một câu chuyện khác đến từ vùng Dingri miền Nam Tây Tạng.  Năm năm trước đây một người dân địa phương Tây Tạng nói với chúng tôi về một dòng sông mà tất cả người dân làng thường dùng nước để uống.  Cũng có những người thuộc quân đội Trung Cộng thường trú ở đấy, nhưng họ được thông tin cho biết là đừng uống nước sông, trong những người dân địa phương Tây Tạng không được thông báo như thế.  Người Tây Tạng vẫn dùng nước bị ô nhiễm.  Điều này cho thấy rằng một hình thức nào đấy của tính cẩu thả đang tiếp diễn. và rõ ràng không phải bởi vì nó thiều sự tỉnh thức, nhưng qua những lý do khác.  Trong ánh sáng, bất cứ sự quan tâm nào đến những anh chị em nhân loại khác của chúng ta và cho trường hợp không may mắn của chúng tôi, những người không may mắn và môi trường của họ nhận được là rất biết ơn và rất quan trọng.

Rồi thì nói về môi trường thường xuyên hơn, nó đến tâm tư rằng nhân tố then chốt trong tương lai là dân số nhân loại.  Hãy nhìn tại Trung Hoa và Ấn Độ, có quá nhiều người dân.   Mức độ căn bản bảo đảm cho đời sống là rất thấp.  Rất khó khăn để giải thích hay giáo dục những đám đông về môi trường khi mối quan tâm đè nặng nhất trên họ là tồn tại.

Thí dụ, trên quê hương thứ hai của chúng tôi ở thung lũng Kangra, (Himachal Pradesh, Ấn Độ), những người dân làng địa phương sinh tồn tùy thuộc trên việc cắt gỗ và khai thác đá phiến.  ‘Ở phía Đông của Dharamsala chúng tôi có một số lượng lớn những mõ đá.  Một số người bạn Ấn Độ nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên nói lên về sự tàn phá môi trường vô cùng rộng lớn rằng những mõ đá ấy là nguyên nhân, nhưng thật khó khăn.  Vì ít nhất vài trăm gia đình sinh kế tùy thuộc chỉ vào những hành vi này.   Ngoại trừ chúng ta hướng dẫn cho họ những phương pháp mới để bảo đảm sinh kế của họ, bằng không rất khó mà buộc họ ngừng lại.  Do thế, sự bùng nổ dân số một cách căn bản là một vấn đề rất nghiêm trọng.  Thế cho nên, kế hoạch hóa gia đình là thiết yếu, đặc biệt trong thế giới phát triển.





Hope for Tibets Environment

http://dalailama.com/page.92.htm

MÔI TRƯỜNG HY MÃ LẠP SƠN VÀ HY VỌNG


His Holiness The Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ



Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
Bây giờ, những vấn đề môi trường là những gì mới mẻ đối với chúng tôi. Khi ở Tây Tạng, chúng tôi luôn luôn lưu tâm đến sự tinh khiết của môi trường. Đối với những người Tây Tạng, bất cứ khi nào chúng tôi thấy một dòng suối ở Tây Tạng, không có câu hỏi là nó có an toàn để uống hay không. Tuy thế, điều này khác xa khi chúng tôi đến Ấn Độ và những nơi khác. Thí dụ, Thụy Sĩ là một quốc gia rất xinh đẹp và ấn tượng, tuy vậy, người ta nói “Đừng uống nước ở dòng suối này, nó bị ô nhiễm!”
Dần dần, người Tây Tạng chúng tôi đã thu thập được kiến thức và tĩnh thức rằng những gì đó bị ô nhiễm và không thể dùng. Thực tế, ở Ấn Độ khi chúng tôi bắt đầu định cư ở một số vùng, một số lớn người Tây Tạng ngã bệnh với những vấn đề của đường ruột như một kết quả của việc uống nước bị nhiễm ô. Vì vậy, qua những kinh nghiệm của chúng tôi và nhờ gặp gở những khoa học gia chúng tôi đã trở nên tốt hơn qua học hỏi về những vấn đề môi trường.
Khi nhìn trở lại xứ sở của chính mình, Tây Tạng, đấy là một đất nước rộng lớn với một vùng đất bao la với độ cao và khí hậu lạnh lẽo và khô ráo. Có lẽ, những thứ này cung cấp một loại bảo vệ thiên nhiên nào đấy đến môi trường Tây Tạng – giữ nó sạch sẽ và tươi mát. Trong những đồng cỏ phía Bắc, những vùng núi đá, những vùng rừng cây, và thung lũng của những dòng sông thường có nhiều thú hoang dã, cá và chim. Như một quốc gia Phật Giáo, có những ‘Luật lệ truyền thống ở Tây Tạng lưu ý với một sự cấm hoàn toàn đến việc câu cá và săn thú.

Chúng tôi nhớ lại ở Lhasa, khi chúng tôi còn trẻ, một số người Nepal đã làm một cuộc săn bắn và câu cá nhỏ, bởi vì họ không quan tâm gì nhiều đến luật lệ Tây Tạng. Còn thường thì có một sự an toàn thật sự cho thú vật vào lúc ấy.
Có một câu chuyện lạ. Những người nông dân Trung Hoa và những người làm đường đến Tây Tạng sau 1959 rất thích thịt. Họ thường săn bắn chim, như vịt trời, mặc áo quần quân đội Trung Cộng. Những áo quần đó làm hoảng hốt những con chim và chúng bay đi lập tức. Cuối cùng, những người săn bắn bắt buộc phải ăn mặc áo quần Tây Tạng. Đây là một câu chuyện thật! Những điều như thế xảy ra, đặc biệt vào những năm 1970 và 80, khi mà vẫn còn một số lượng lớn chim chóc.
Gần đây, vài nghìn người Tây Tạng từ Ấn Độ đã đi đến những vùng chôn rau cắt rốn của họ Tây Tạng. Khi họ trở lại, tất cả đã kể cùng câu chuyện ấy. Họ nói rằng khoảng bốn hay năm mươi năm về trước, có những khu rừng vĩ đại bao quanh khu vực địa phương của họ. Bây giờ những núi non giàu có rừng rậm đã sói trọc như đầu một tu sĩ. Không còn những cây cao. Trong vài trường hợp, ngay cả những rễ cây cũng bị bứng lên và đem đi! Đây là tình trạng hiện tại. Trong quá khứ, có những đàn thú rừng đông đảo được thấy ở Tây Tạng, nhưng chỉ còn một số ít ngày nay. Vì thế đã có rất nhiều thay đổi. 


http://www.indif.com/india/images%5Chimalayas.jpg
Sự tàn phá rừng rộng lớn ở Tây Tạng là một vấn đề đau buồn lớn. Nó không chỉ buồn cho địa phương, vì nó làm mất đi vẽ đẹp, mà đối với những người địa phương, bây giờ ngay cả khó khăn để tìm kiếm đủ chất đốt. Liên hệ tới điều này, có những vấn đề nhỏ hướng đến một viễn tượng rộng hơn, tàn phá rừng có những hậu quả tiêu cực khác rộng lớn. Trước nhất, nhiều vùng ở Tây Tạng cao và khô. Điều này có nghĩa là nó cần thời gian lâu hơn để hồi phục so với những vùng thấp hơn với khí hậu ẩm ướt, và vì thế những ảnh hưởng tiêu cực sẽ tồn tại lâu dài hơn.
Thứ hai, nhiều dòng sông chảy qua những vùng rộng lớn ở Á Châu, qua Pakistan, Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam, Lào, và Campuchia, những sông như Hoàng Hà, Brahmapputra, Dương Tử, Salween, và Cửu Long, tất cả đều bắt nguồn từ Tây Tạng. Tại những vùng phát nguyên của những dòng sông này có sự tàn phá rừng rộng lớn và việc đào tìm khoáng sản đang xảy ra. Sự ô nhiễm của những dòng sông này ảnh hưởng mạnh mẻ đến những quốc gia vùng hạ lưu.
Theo thống kê của Trung Cộng có 126 khoáng sản khác nhau ở Tây Tạng. Khi những nguồn khoáng sản này được khám phá bởi những Trung Cộng, họ đã khai thác rộng rãi mà không có những sự bảo đảm an toàn đến môi trường, kết quả làm thoái hóa môi trường. Như một hệ lụy, tàn phá rừng và khai thác khoáng sản là nguyên nhân lũ lụt ở những vùng thấp ở Tây Tạng.
Sự tàn phá rừng ở cao nguyên Tây Tạng, theo phỏng đoán, sẽ thay đổi tổng lượng phản chiếu từ tuyết vào trong không gian (những vùng rừng cây hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn) và điều này ảnh hưởng gió mùa và mưa vào những năm tới, không chỉ ở Tây Tạng, mà trong tất cả những vùng chung quanh. Vì thế, điều ấy khiến nó trở nên quan trọng hơn đến việc bảo tồn môi trường Tây Tạng.
Chúng tôi nghĩ sự thay đổi khí hậu ở Tây Tạng sẽ không ảnh hưởng đến Úc Đại Lợi ngay lập tức. Vì thế sự quan tâm của quý vị cho Tây Tạng là một sự vị tha chân thành. Quan tâm từ Trung Hoa và Ấn Độ có thể không chân thành khi nó liên hệ trực tiếp đến tương lai của họ.
Môi trường Tây Tạng rất quý giá hiếm hoi và rất quan trọng. Kém may mắn thay, như quý vị đã biết, trong thế giới Cộng Sản, trong những quốc gia như Liên Sô cũ, Ba lan và Đông Đức cũ, có rất nhiều vấn đề ô nhiễm trong quá khứ kết quả từ sự thiếu cẩn trọng, đơn giản chỉ vì những hãng xưởng đang lớn hơn lên, và sự sản xuất tăng gia với sự quan tâm ít ỏi đến sự thiệt hại do sự lớn mạnh này là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường. Tình trạng cũng giống như ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong những năm 1970 và 80 chẳng có sự cảnh giác nào đến ô nhiễm, mặc dù bây giờ chúng tôi nghĩ đã có một vài sự lưu tâm đang được phát triển. Vì thế, chúng tôi nghĩ tình trạng đã bắt đầu với sự thiếu hiểu biết.
Theo một vài tin tức. Dường như trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) những đền chùa ở Trung Hoa thật sự ít chịu sự tàn phá hơn những nơi khác. Đây có thể không qua chính sách của chính quyền , nhưng đúng hơn có thể là do sự phân biệt của những viên chức địa phương. Vì vậy, dường như giới chức Trung Cộng đã từng xao lãng đến môi trường trong những vùng dân tộc thiểu số sinh sống.
Một câu chuyện khác đến từ vùng Dingri miền Nam Tây Tạng. Năm năm trước đây một người dân địa phương Tây Tạng nói với chúng tôi về một dòng sông mà tất cả người dân làng thường dùng nước để uống. Cũng có những người thuộc quân đội Trung Cộng thường trú ở đấy, nhưng họ được thông tin cho biết là đừng uống nước sông, trong khi những người dân địa phương Tây Tạng không được thông báo như thế. Người Tây Tạng vẫn dùng nước bị ô nhiễm. Điều này cho thấy rằng một hình thức nào đấy của tính cẩu thả đang tiếp diễn. và rõ ràng không phải bởi vì nó thiều sự tỉnh thức, nhưng qua những lý do khác. Trong ánh sáng, bất cứ sự quan tâm nào đến những anh chị em nhân loại khác của chúng ta và cho trường hợp không may mắn của chúng tôi, những người không may mắn và môi trường của họ nhận được là rất biết ơn và rất quan trọng.
Rồi thì nói về môi trường thường xuyên hơn, nói đến tâm tư rằng nhân tố then chốt trong tương lai là dân số nhân loại. Hãy nhìn tại Trung Hoa và Ấn Độ, có quá nhiều người dân. Mức độ căn bản bảo đảm cho đời sống là rất thấp. Rất khó khăn để giải thích hay giáo dục những đám đông về môi trường khi mối quan tâm đè nặng nhất trên họ là tồn tại.
Thí dụ, trên quê hương thứ hai của chúng tôi ở thung lũng Kangra, (Himachal Pradesh, Ấn Độ), những người dân làng địa phương sinh tồn tùy thuộc trên việc cắt gỗ và khai thác đá phiến. ‘Ở phía Đông của Dharamsala chúng tôi có một số lượng lớn những mõ đá. Một số người bạn Ấn Độ nói với chúng tôi rằng chúng tôi nên nói lên về sự tàn phá môi trường vô cùng rộng lớn rằng những mõ đá ấy là nguyên nhân, nhưng thật khó khăn. Vì ít nhất vài trăm gia đình sinh kế tùy thuộc chỉ vào những hoạt động này. Ngoại trừ chúng ta hướng dẫn cho họ những phương pháp mới để bảo đảm sinh kế của họ, bằng không rất khó mà buộc họ ngừng lại. Do thế, sự bùng nổ dân số một cách căn bản là một vấn đề rất nghiêm trọng. Thế cho nên, kế hoạch hóa gia đình là thiết yếu, đặc biệt trong thế giới phát triển.
Thế rồi có những kỷ nghệ như công nghiệp thịt, mà ở đấy sát sinh thú vật diễn ra trong một phạm vi rộng. Điều này không chỉ tàn ác, mà nó cũng là một kết quả tiêu cực đối với một trường. Có những kỷ nghệ sản xuất mày móc xây dựng. Có nhiều cơ sở có thể có một số biện hộ cho sự hiện hữu của họ, nhưng có những thứ chuyên sản xuất toàn những thứ hủy diệt, chẳng hạn như máy móc chiến tranh làm những thiệt hại rất lớn.
Một số công ty và chính phủ thật sự lợi ích từ những hoạt động này, nhưng bản chất tự nhiên của những sự sản xuất này là một sự hủy hoại. Thí dụ, một viên đạn được thiết kế để giết một người, không như một phẩm vật trang trí. Tất cả những máy móc chiến tranh này trông rất đẹp đẽ. Khi chúng tôi còn bé, những thứ máy móc này dường như xinh xắn với chúng tôi, ngay cả những đồ chơi như xe tăng và sung máy trông rất xinh, rất thông minh, bạn có nghĩ thế không? Toàn bộ sự xây dựng quân đội: đồng phục của họ, nguyên tắc của họ, mọi thứ dường như rất bắt mắt, rất ấn tượng, nhưng mục đích chính của tổ chức này là để giết chóc. Do thế, chúng ta phải suy nghĩ về những vấn đề này nếu chúng ta thật sự quan tâm đến môi trường, không chỉ cho thế hệ này, mà cũng cho những thế hệ tương lai.
Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những thứ này là một sự liên hệ hổ tương. Như chúng tôi đã đề cập phía trước, kế hoạch hóa gia đình nên được khuyến khích. Từ quan điểm của Phật Giáo điều này là hoàn toàn đơn giản. Mỗi sinh mạng con người là rất quý giá. Từ nhận định này điều tốt hơn là tránh hay ngăn ngừa hay kiểm soát sinh sản, nhưng ngày nay có một tỉ rưởi mạng sống quý giá – quá nhiều mạng sống quý giá! Như một kết quả không phải là một hay hai sinh mạng con người quý giá trong sự đầu tư, mà yêu cầu là sự tồn tại của cả nhân loại rộng lớn. Thế cho nên kết luận mà chúng ta đi đến đấy là chúng ta phải thực thi kế hoạch hóa gia đình một cách nghiêm chỉnh, rất nghiêm chỉnh, nếu chúng ta muốn bảo tồn sự thịnh đạt của toàn thể nhân loại, thích đáng hơn qua ý nghĩa bất bạo động, không phải qua phá thai hay giết hại, mà bằng một ý nghĩa nào khác hơn. Chúng tôi thường nói nửa đùa nửa thật rằng nhiều tu sĩ nam và tu sĩ nữ hơn nữa. Đấy là phương pháp bất bạo đông hiệu quả tuyệt hảo. Do thế, nếu quý vị không thể trở thành tu sĩ thế thì thực thi những phương pháp bất bạo động khác về kiểm soát sinh sản.
Rồi thì vấn đề làm thế nào để cắt giảm công nghiệp quân sự. Nền tảng chúng ta phải làm là đẩy mạnh bất bạo động. Nhưng điều này không đủ bởi vì chúng ta có quá nhiều xung đột trong thế giới này. Do thế cho đến khi nào con người tồn tại, xung đột sẽ vẫn hiện hữu.
Một cách để thúc đẩy bất bạo động chống lại chiến tranh và sản xuất vũ khí là thúc đẩy ý tưởng của đối thoại và hiệp thương, và tinh thần hòa giải. Chúng tôi nghĩ chúng ta phải thúc đẩy những ý tưởng này trong mức độ gia đình và cộng đồng. Nó phải thực tiển hơn để giải quyết những vấn đề qua đối thoại hơn là qua đối đầu.
Do thế nhận thức đối thoại phải bắt đầu tại mức độ gia đình. Như những cá nhân chúng ta phải nhìn bên trong, khảo sát, phân tích và rồi thì cố gắng để vượt qua những tư tưởng mâu thuẩn. Chúng ta phải không được đánh mất hy vọng hay tuyệt vọng về sự kích động của xung đột mà chúng ta tìm thấy bên trong chính chúng ta. Vì vậy đây là một số phương pháp mà trong ấy chúng ta có thể giải quyết những vấn nạn môi trường một cách căn bản.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói với quý vị rằng tự tin và nhiệt tình là chìa khóa đến một cuộc sống thành công, và sự thành công hợp tác trong bất cứ hành động nào một khi nó liên hệ đến. Chúng ta phải quả quyết và phải có một cái nhìn lạc quan, rồi thì ngay cả nếu chúng ta thất bại chúng ta sẽ không hối tiếc gì. Trái lại, thiếu sự quả quyết và nổ lực sẽ làm cho chúng ta hối hận gấp bội. Trước tiên vì đối tượng không được nhận ra, và kế đến là do chúng ta cảm thấy tội lỗi cùng hối hận vì không làm hết sức mình trong việc nhận ra mục tiêu.
Vì thế cho nên, dù chúng ta có quả quyết chính mình hay không ấy là sự lựa chọn cá nhân. Một khi chúng ta đã quyết định tư tưởng, chúng ta phải tiến lên phía trước với một sự nhất tâm tận tình mặc cho những chướng ngại. Điều này rất quan trọng.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói lên lòng cảm kích sâu xa đến tất cả những tham dự viên và những ai tổ chức nên hội nghị này. Chúng tôi rất cảm kích. Chúng tôi cũng muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa nhân danh sáu triệu dân Tây Tạng mà đời sống của họ rất nguy hiểm trong sự ô nhiễm. Một số trẻ con đã khổ đau rồi vì bệnh tật bởi không khí ô nhiễm. Có vô vàn lo âu và khổ đau, mà tiếng nói của họ có thể không được nghe một cách rộng rãi. Họ chỉ đơn giản biểu lộ lời than trách hạn chế trong ngôi nhà bé nhỏ của họ. Chúng tôi muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa của tôi nhân danh tất cả những con người vô tội này.
Chân thành cảm ơn!
His Holiness the Dalai Lama 's speech at the "Endangered Tibet" Conference in SnlnnAustralia on 28 September 1996.
Hope for Tibets Environment 
http://dalailama.com/messages/environment/tibets-environment
http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=1795 
http://www.thuvienhoasen.org/TrungQuanLuan.pdf