Monday, July 17, 2017

LỄ VU LAN 2017

LỄ VU LAN 

- Trong 10 nghiệp ác, khẩu nghiệp rất mãnh liệt, phải biết lời ác còn quá hơn lửa dữ. Lửa dữ chỉ đốt tiêu tài sản của báuở thế gian. Lửa giận ác khẩu chẳng những đốt hết thất thánh tài (4) và tất cả công đức xuất thế mà còn chiêu cảm ác báo về sau. Như Thiện Trụ chỉ vì nóng giận mắng mẹ và chư tăng, mà tổn bớt phước trời, phải chịu thân cầm thú và địa ngục.

Cho nên, đối với cha mẹ và chư tăng, lẽ ưng tôn trọng cung kính cúng dường, dùng lời dịu dàng khen ngợi, thường nghĩ đến ân đức, chớ không nên khinh hủy. Lòng từ ái giữa trần gian chỉ có cha mẹ, ruộng phước trong ba đời không chi hơnchúng tăng. Các bậc chân tăng hiền thánh, nếu cúng dường thì công đức không mất. Như tiến thêm, muốn cầu phápxuất thế, lại có thể thành đạo. Đâu nên đối với chúng tăng vội thốt lời khinh hủy! Còn cha mẹ công sanh dưỡng rất khó nhọc, 10 tháng cưu mang khổ nặng, 3 năm bú sữa, mớm cơm. Trải đủ sự lo lắng gian lao, nuôi con khôn lớn, dạy dỗ, cho học hành, mong con được thành lập, tài đức hơn người. Nếu con xuất gia, lại mong cho con đắc đạo, thoát vòng sanh tử. Ân niệm ấy cao rộng như biển trời, khó đền trả. Vì thế, ta đã bảo A Nan: - Nếu có người vai bên trái cõng cha, vai bên mặt cõng mẹ, đi quanh núi Tu Di trăm ngàn vòng, huyết chảy ngập 2 bàn chân, còn chưa thể báo công ơn sanh dưỡng, huống chi lại khởi niệm hờn giận, buông lời khinh mắng ư! 

- Kinh Hiếu Tử có nói:"Cúng dường tiền bạc vật chất cho cha mẹ không bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể cải hoá cha mẹ phụng trì Tam Bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng gọi là bất hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dậttà ngụy, trái đạo... người con phải hết sức ngăn cản mới gọi là con có hiếu."

Hiếu Dưỡng Cha Mẹ là Phước Báu vô lượng
-  tấm gương
- tình người
- lòng yêu thương


Tuesday, July 11, 2017

BÀI DO

NGHI CÚNG CÔ HỒN (cúng cháo)
Nghi cúng cháo này đươc áp dụng trong những trường hợp sau khi tụng kinh cầu an hay cầu siêu đã hoàn mãn. Lễ này được đặt bàn cúng giữa cửa chính, hướng mặt vào nhà, tín chủ lạy hướng ra cửa, cách thức cúng lạy đều như nghi cúng linh.
PHẦN HÀNH LỄ
Chủ lễ: Tựu vị.
Tả chức: Lễ tứ bái.
Chủ lễ cử tán: Cát tường hội khởi, cam lồ môn khai, cô hồn Phật tử gián lai lâm lai, văn pháp phú hương trai, vĩnh thoát luân hồi, u ám nhất thời khai.
Nam mô Vân Lai Tập Bồ Tát(3 lần).
Tụng:
Phổ Đà lạc già thường nhập định
Tùy duyên phú cảm mỵ bất châu
Tầm thanh cứu khổ độ quần mê
Thị tắc danh vi Quán Tự Tại.
Nam mô Diện Diên Vương Bồ tát(tán 3 lần).
Tán: Hộ ngạn bộ bộ đế rị, già rị (a) đa rị, đát tha nga đa gia.
Cô hồn (a) văn triệu, văn triệu thỉnh lai lâm (3 lần).
Tả chức: Chuyên thân triệu thỉnh, cung vọng quan lâm, sám chủ thượng hương, cẩn đương triệu thỉnh.
Chủ lễ thỉnh: Nam mô Nhất tâm phụng thỉnh
Thủ kình phan cái, thân quải hoa mang, đạo chúng sanh quy Cực Lạc chi ban, dẫn cô hồn phú đạo tràng chi hội. U minh lộ thượng dẫn hồn vương Bồ Tát Ma Ha Tát. Duy nguyện bất vi bổn thệ, lân mẫn hữu tình, thử dạ kim thời, quang lâm pháp hội.
Sơ tái tam thỉnh, nhất tâm phụng thỉnh:
Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật,
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát,
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát,
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Nam mô khởi giáo A Na Đà tôn giả,
Nam mô ốc tiêu sơn hạ Diên Diên, đại sĩ Diêm khẩu quỷ vương, tả hữu đầu, hữu mã diện, nhị vị đại tướng quân thỉnh quang gián đạo tràng, chứng minh tiếp độ.
Phụng vị, Pháp giới lục đạo, tam thập lục bộ, hà sa nam nữ, đa sanh phụ mẫu, tự tha tiên vong, gia thân quyến thuộc, viễn cập tha phương, cận ư thử xứ, nội gia viên trạch, ngoại gia viên cư, mê linh khô cốt, châm chợ mọi rợ man di, ly mỵ vọng lượng, trệ phách cô hồn, oan hồn uổng tử, nam nữ thương vong, tướng soái du hồn, trận vong binh tốt, khách thương cái giả, hình lục tù nhơn, thị tỉnh giang hồ, lộ đồ tán mạng, quân dân sĩ tốt, phủ huyện đồn dinh, hoặc bị đao thương, hoặc tao cơ tuế, hoặc ngộxà thương nhi thất mạng, hoặc hổ giảo dĩ tán thân, thương vong hoạnh tử chi lưu, cơ khát cô hồn chi chúng, thượng tự vương hầu tướng tướng, hạ chí nông công thương, tôn ty nam nữ, hoặc u tù lỉnh ngộ, hoặc bộ hảm sa trường, hoặc nịch hà đọa trảm, trúng than trúng dược, tự vận tự ải, sản nạn chung thân, ôn hoàn yểu thệ, hoặc thiên lôi chấn kích, vương pháp gia hình, trú trớ vong thân, như tư đẳng loại, hà sa vô tự âm linh cô hồn đẳng chúng.
Phổ cập Việt Nam quá khứ, đương thời chiến tranh nạn vong binh sĩ nhân dân, nam phụ lão ấu, oan hồn uổng tử cô mộ hoang mộ, âm hồn liệt vị.
Thiết niệm, chúng sanh nghiệp cảm, nhất thiết trầm luân, hành thủy lục trung, bắc khứ đông trì vân ám ám, tận hư không giới, hàng lai thử vãng nhật du du. Túng phi giáo điển chơn thừa, na đắc hồn quy Cực Lạc. Kim tiêu hạnh ngộ, cam lồ môn khai, thừa Tam bảo lực, triệu đáo đàn diên, thính diệu pháp âm, thọ cam lồ vị, tỷ đắc viên minh trạm tịch, chơn như diệu lý cơ quan, một linh tri thanh tịnh, đại giác Thế Tôn chi chánh giáo, bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai, trường y bát nhã chi hương, cọng chứng bồ đề chi quả, khuôn phò tín chủ dĩ bình an, tỷ hộ hoàn gia chi cát khánh.
Đồng thanh: Triệu thỉnh cô hồn dĩ lai lâm, thọ thử hoa hương phổ cúng dường, y nhiên thỉnh tọa thính kinh văn, diễn kinh văn Bồ Tá Ma Ha Tát(3 lần).
Tả chức: Điểm trà. Hữu chức: Lễ nhị bái, bình thân quỳ.
Chủ lễ: Diễn linh văn Bồ Tát Ma Ha Tát(3 lần).
Tả chức xướng điệp: (nếu có) Sở hữu điệp tiến cô hồn, cẩn y tuyên độc.
Tụng tiểu mông sơn: Nam mô Diện Diên Vương Bồ Tát(3 lần)...
Đến hết câu: Án ngan nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhật ra hộc(3 lần).
Tán:
Gia trì chú thực diệu già đà
Biến thiểu thành đa giai bảo mãn.
Nam mô Xả Xang Tham Bồ Tát(3 lần)
Đồng niệm: A Di Đà Phậtvà Tứ thánh.
Hồi hướng: Nhất tâm hay thập phương(tùy ý).
Đốt điệp: Thượng lai điệp tiến cô hồn, trượng bằng phần hóa.
Tụng: Bát Nhãvà Vãng Sanh (3 biến).
Án ta ma ra... vạn loại hữu tình đăng Thập địa.
Nam mô Siêu Thập địa Bồ Tát Ma Ha Tát(3 lần).
Tán trạo: Tu thiết trai diên, A Nan nhơn duyên khởi, cứu khổ Quan Âm, thị hiện tiêu diện quỷ, niệm Phật tuyên dương, bí mật công đức lực, bạt tế cô hồn, lai thọ cam lồ vị. A Di Đà Phật, túc hữu vô biên thệ, quán kiến mê đồ, khổ hải thường phiêu nịch, thùy thủ ân cần đặt giá từ bàn tế, phổ tải chúng sanh, đồng phú liên trì hội.
Nam mô Liên trì Hải hội Phật Bồ Tát(3 lần).
Pháp ngữ:
Thí thực công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới đa sanh phụ mẫu, lụy thế oan thân tùng tư nhập thánh siêu phàm. Nhất thế Phật tử, hữu tình, cô hồn tự thử thừa ân giải thoát.
Nguyện sanh Tây phương...
Tả chức: Phục vị. Hữu chức: Lễ tạ tứ bái.
Chủ lễ:
Nam Kha nhất mộng đoạn
Tây Vức cửu liên khai
Phiên thân quy Tịnh độ
Hiệp chưởng lễ Như Lai.
Đồng thanh: Nam mô A Di Đà Phật(1 lần).
HẾT
PHỤ LỤC NGHI CÚNG THÍ: Phần thỉnh trên này là áp dụng cho trường hợp có đọc điệp tiến. Nếu không có điệp thì thỉnh theo cách thức sau đây để thay thế cho điệp cô hồn:
Dẫn đầu: Hương vân thỉnh(2 lầan).
Chủ lễ thỉnh: Ư kim... niên... nguyệt... nhật. Tư hữu Việt Nam quốc... tỉnh... quận... xã... thôn. Gia cư phụng Phật phúng kinh kỳ an (hoặc kỳ siêu ) sự dĩ hoàn long, tịnh thiết cúng thí thực cô hồn nhất diên, vị minh dương kỳ phước sự. Kim tín chủ... đẳng, cẩn dĩ hương hoa trai bàn thứ phẩm chi nghi, ngưỡng trượng Tăng già, chuyên thân phụng thỉnh...
Nam mô Nhất tâm phụng thỉnh(đều y theo nghi trên).
Ý nghĩa lễ cúng thí này rất quan trọng. Nguyên do chính nhờ ngài A Nan khởi giáo bạch Phật, sau Phật bảo đức Quan Âm thị hiện tiêu diện quỷ, để thống lãnh phát chẩn cho cô hồn.
Cách thức: Nếu là đại trai đàn thì có lễ chẩn tế gồm có 8 kinh sư, một vị chủ sám, hành trì theo khoa du già. Trần thiết bản giác ba, ngũ châu Phật, bàn Địa Tạng (hộc thực) và bàn tiêu diện, trước trai đàn có dương phan, phướng. Nếu cúng một lễ nhỏ thì theo nghi này, cúng theo tiểu mông sơn. Đây là việc làm phước rất lớn về vấn đề bố thí cho kẻ âm.

KHAI THỊ NGẠ QUỶ CÔ HỒN
Nam mô A Di Đà Phật


Hết thảy chư vị ngạ quỷ, cô hồn lắng nghe. Phật nói: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tính" Hạt giốngBồ Đề giác ngộ ai cũng sẵn có, nhưng vì vô minhvọng tưởng mà không thể chứng đắc giải thoát. Chỉ một niệm bất giác khởi lên mà hình thành nên 10 cõi pháp giới, 6 nẻo luân hồi; tâm thiện sanh cõi lành, tâm ác đọa cảnh dữ, còn tâm thanh tịnh ắt cõi nước trong sạch. Thế gian này là pháp hữu vi biến hoại; nó là khổ là không, là vô thường vô ngã, nên có sinh thì ắt có diệt, có thành thì tất có hoại. Sự gặp gỡ với nhau hay sum họp của gia đình cũng là do ân oán trả vay mà thôi, nên duyên đến thì tụ, duyên hết thì đi. Tất cả đều tuân theo nhân duyên quả báo, tự làm tự chịu, chẳng thể trách trời oán người.

(Kinh nói trong cảnh giới ngạ quỷ cô hồn, Quý vị thường không nơi nương tựa, sóng phiêu bạtlang thang nhiều nơi khác nhau như sông núi, nhà cửa, bờ bụi, khe rạch hay các chỗ nhớp nhúa … tùy vào nghiệp quá khứ của quý vị đã gây. Một số có hình dáng giống con người, nhưng với da thối rữa, chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp, người bị thiêu đốt, miệng phun ra lửa. Chư vị cực kỳ đói khát nhưng rất khó khăn để thỏa mãn cơn đói. Một số quý vị có thể ăn một ít, nhưng rất khó tìm được đồ ăn thức uống. Số khác có thể tìm được đồ ăn, nhưng rất khó nuốt. Một số khác nữa khi ăn vào thì đồ ăn biến thành lửa than khi nuốt vào. Cũng có khi đồ ăn và thức uống biến mất ngay trước mắt quý vị khi tìm thấy. Cùng với đó, chư vị cũng phải chịu đựng nóng lạnh thất thường, ngay cả ánh trăng mùa hè cũng có thể bị thiêu đốt, trước ánh nắng mặt trờimùa đông vẫn làm cho cóng lạnh. Đó là chưa kể nỗi khổ đau ấy sẽ theo quý vị suốt trong thời gian thọ mạng dài lâu. Khổ lắm, sao mà kể hết được).

Như trong Kinh Nghiệp báo sai biệt đức Phật đã nói, quả báo ngạ quỷ là do: thân miệng ý làm ác, khởi nhiều lòng tham lam, tật đố, tà kiến, keo kiệt luyến tiếc tài sản ngay đó liền chết, do bệnh khổ đói khátchết, hay bức não khô khát mà chết.
Kinh nói: một niệm tham đọa ngã quỷ, một niệm sân đọa địa ngục, một niệm si đọa bàng sinh. Nên hễ gieo cái nhân keo kiệt ích kỷ, bủn xỉn hẹp hòi, tham chấp tiền tài danh lợi, đắm nhiễm vào 5 dục 6 trần, hay ái luyến thần bằng quyến thuộc, hay bám víu vào Ta và cái của Ta, chỉ nhớ tự tư tự lợi, tham si tà kiến, mà chiêu cảm cảnh giới ác đạo này.
Phật trong kinh Kim Cang đã dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” – chẳng những tướng trong mộng là hư vọng mà ngay cả sum la vạn tượng trước mắt chúng ta đây cũng chẳng phải chơn thật. Giờ muốn thoát khỏi cảnh khổ này, quý vị phải chuyển cái tâm mê – tà – nhiễm thành tâm giác – chánh – tịnh, tâm tham lam thành tâm bố thí, tâm tật đố thành tâm tùy hỷ; không được bám chấp vào cảnh duyên, vật sở hữu hay cái thân tâm cảnh giới này. Phải nhìn thấu cái chân tướng sự thật vũ trụ nhân sinh này là hư vọng giả tạm, phải buông bỏ cái tâm phân biệt tướng người tướng ta, nhất nhất nghĩ cho mọi người cho chúng sinh vì tất cả chúng sinh với ta vốn cùng một thể, không nên chỉ cầu lợi ích riêng cho bản thân mình bởi nó không tương ứng với tự tánh thanh tịnh.

Trên thế giới này chẳng có một vật gì chúng ta có thể mang theo được – chúng ta đến thế giới này chẳng cầm theo chi cả, rồi lúc ra đi cũng chẳng mang theo vật gì cả, duy chỉ có nghiệp theo mình – nghiệp lực đó chi phối chúng ta vào lục đạo luân hồi, nên hà tất lại phải so đo tính toán từng ly từng tí làm gì. Vì vậy, Ta Bà chỉ là cõi tạm gởi thân sanh tử trăm năm, Cực Lạc mới là quê hương an mạng Niết Bàn muôn thuở. Cái xác thân tứ đại: đất, nước, gió, lửa cũng đã tan hoại rồi nên đừng luyến tiếc; gia đình, thân quyến … cũng đều là mối duyên nợ ân oán nên cũng đừng vương vấn, thì những thứ ngoài thân trước kia như của cải, tài vật thì có sá gì kể đến. Thế, xuất thế gian chỉ có một việc vãng sanh giải thoát là chơn thật, sự bất biến duy nhất là niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.

Song trước hết chư vị hãy thành tâm sám hối những tội lỗi từ trước đến nay quý vị đã gây ra, dù vô tình hay cố ý đã làm cho chúng sinh đau khổ, như tội sát - đạo - dâm, nói dối 2 lưỡi thêu dệt thô ác … và nguyện từ nay trở đi không để tái phạm nữa. Tiếp đó chư vị hãy mau mau niệm Phật A Di Đà, nghe kinh tỉnh giác, nhất tâm cầu sanh Tịnh độ, tất sẽ được chư Phật hộ niệm, viên mãn Vô thượng Bồ đề. Mong quý vị làm theo và đạt được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật