Sunday, July 20, 2014

Tâm là gì?

Tâm là gì?


image
Lập trường chính yếu của đạo Phật chính là sự tương duyên khởi thỉ hay tính duyên khởi. Ý nghĩa của lời tuyên bố này là tất cả những hiện tượng cả chủ thể kinh nghiệm và đối tượng bên ngoài, cùng tồn tại tuỳ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện, không có điều gì tồn tại mà không có nguyên nhân.
Đưa ra nguyên tắc này, nó trở nên điều cốt yếu để hiểu điều gì là nguyên nhân và có những loại nguyên nhân nào.
HIỂU BIẾT NGUYÊN NHÂN RẤT QUAN TRỌNG
Theo sự giải nghĩa của đạo Phật, có hai loại nguyên nhân chính được đề cập đến: 1) Những nguyên nhân ngoại tại: hình sắc vật lý và những hiện tượng, và 2) Những nguyên nhân nội tại: như nhận thức, hiểu biết, và những hiện tượng tâm linh, tinh thần.
Lý do cho một sự hiểu biết nguyên nhân trở nên rât quan trọng trong tư tưởng và thực hành của đạo Phật vì -rằng nó liên hệ một cách trực tiếp đến những cảm giác khổ đau và hạnh phúc của tất cả chúng sinh và những kinh nghiệm khác -rằng nó vượt trội hơn, chiếm ưu thế trong đời sống của chúng sinh, điều mà vươn lên không chỉ từ trong cơ chế nội tại nhưng cũng từ những nguyên nhân và điều kiện ngoại tại.
Vì vậy điều quan yếu để thấu hiểu không chỉ từ những hoạt động của những nguyên nhân tâm linh và nhận thức nội tại mà còn là sự liên hệ của chúng với thế giới vật chất ngoại tại.
Sự kiện là những kinh nghiệm nội tại của hạnh phúc và khổ đau là trong tự nhiên của những trạng thái của chủ thể tâm linh và nhận thức thì rất rõ ràng đối với chúng ta. Nhưng làm thế nào những hiện tượng chủ thể nội tại liên hệ đến những sự kiện ngoại tại và thế giới vật chất để tạo ra những vấn đề nguy hại.
DUY THỨC - DUY TÂM - DUY VẬT?
Câu hỏi của hoặc là có một hiện thực vật lý ngoại tại của nhận thức và tâm của chúng sinh đã từng được bàn đến bởi những nhà tư tưởng Phật giáo. Cố nhiên có những quan điểm khác nhau trên vấn đề này trong số những trường phái khác nhau của tư tưởng.
Một trường phái (Duy thức) khẳng định, quả quyết rằng không có hiện thực ngoại tại, không có ngay cả những đối tượng ngoại tại, và rằng thế giới vật chất mà chúng ta nhận biết trong bản chất chỉ là một sự phản chiếu của tâm chúng ta.
Từ nhiều quan điểm, kết luận này vượt trội hơn hẳn, là tột bực. Một cách triết lý, và cho vấn đề thuộc nhận thức này, nó dường như hợp lý hơn để duy trì một vị thế chấp nhận hiện thực không chỉ thế giới chủ thể của tâm mà còn của đối tượng ngoại tại của thế giới vật lý.
KHỞI NGUYÊN CỦA NHỮNG KINH NGHIỆM HẠNH PHÚC HAY KHỔ ĐAU?
Bây giờ, nếu chúng ta trắc nghiệm khởi nguyên của những kinh nghiệm nội tại và của những vấn đề ngoại tại, chúng ta thấy rằng có một sự đồng thể cơ bản tự nhiên của sự tồn tại của chúng trong điều mà cả hai cùng bị chi phối ảnh hưởng bởi nguyên nhân chính yếu.
Đúng như trong thế giới tâm linh nội tại và những sự kiện tri thức, mỗi giây phút của kinh nghiệm đến từ sự có trước liên tục của nó và tiệm tiến cho đến vô tận. Cũng như thế, trong thế giới vật lý mỗi đối tượng và sự kiện phải có một sự liên tục trước đáp ứng như nguyên nhân của nó, từ điều là sự hiện diện của giây phút hiện tại của vấn đề ngoại tại tiến đến sự tồn tại, hiện hữu.
Trong một vài tài liệu Phật giáo, chúng ta tìm thấy phát sinh của sự tiếp diễn liên tục của nó, thế giới vĩ mô của thực tại vật lý của chúng ta cuối cùng có thể ngược dòng đến trạng thái trong điều mà tất cả chất điểm vật chất được súc tích trong điều mà chúng ta được biết như "hạt không gian" hay vi trần.
Nếu tất cả những vấn đề vật lý của thế giới vũ trụ vĩ mô của chúng ta có thể truy tìm đến một trạng thái nguyên thỉ như thế, rồi thì câu hỏi được nêu lên là làm thế nào để những hạt bụi vi trần này phối hợp với nhau về sau và tiến triển thành thế giới vĩ mô điều mà có thể trực tiếp sản sinh ra trên những chúng sinh những kinh nghiệm nội tại của hạnh phúc hay khổ đau.
HOẠT ĐỘNG VÔ HÌNH CỦA NGHIỆP
Để trả lời cho điều này, giáo nghĩa đạo Phật đã hướng đến lý thuyết về nghiệp báo, những hoạt động vô hình của tạo tác và hiệu quả, điều này cung cấp một sự giải thích, làm thế nào những hạt vi trần vô tri giác tạo nên những biểu hiện khác nhau.
Những hoạt động vô hình của nghiệp nhân, hay nghiệp lực (karma: nghiệp: nghĩa là hành động: action), liên kết với động cơ của tâm thức con người và chính điều ấy cho phép khởi lên những hành động ấy. Vì vậy một sự hiểu biết về tâm thức tự nhiên của con người và vai trò của nó là chủ yếu đối với sự thấu hiểu về kinh nghiệm và sự liên hệ giữa tâm và vật, giữa tâm thức và sự kiện.
Chúng ta có thể thấy từ kinh nghiệm của chính chúng ta là trạng thái tâm thức chúng ta thể hiện một vai trò phần lớn trong kinh nghiệm hằng ngày và trong trạng thái vật lý hay tâm lý tốt đẹp của chúng ta. Nếu một người có một tâm tĩnh lặng và vững vàng, điều này ảnh hưởng đến thái độ và quan điểm của người ấy với quan hệ cùng những người khác.
Nói một cách khác, nếu ai đấy duy trì một trạng thái tâm thức tĩnh lặng, thanh thản, và hoà bình, hoàn cảnh chung quanh hay điều kiện bên ngoài có thể chỉ làm quấy nhiễu một cách hạn chế. Nhưng điều này cực kỳ khó khăn cho những người mà trạng thái tâm thức tháo động, bồn chồn, áy náy, không yên để được an tĩnh và vui vẻ ngay cả chung quanh họ là những điều kiện thuận tiện nhất hay là những bằng hữu thân thiết nhất.
Điều này chỉ cho thấy rằng quan điểm của tâm thức chúng ta là nhân tố chủ yếu trong sự quyết định kinh nghiệm hoan hỉ và hạnh phúc, và vì vậy cũng là sức khỏe tốt.
SỰ LIÊN HỆ GIỮA TÂM LÝ VÀ VẬT LÝ
Để tổng kết, có hai nguyên nhân tại sao là quan trọng để hiểu tính tự nhiên của tâm.
1- Bởi vì có một sự liên hệ mật thiết giứa tâm thức và nghiệp quả.
2- Trạng thái của tâm đóng một vai trò chủ yếu trong kinh nghiệm của chúng ta về khổ đau và hạnh phúc.
Nếu hiểu tâm thì rất quan trọng,, rồi thì cái gì là tâm, và cái gì là tính tự nhiên của tâm?
Tài liệu của đạo Phật, cả hiển giáo và mật tông, chứa đựng những luận giải rộng rãi về tâm và tính tự nhiên của nó. Đặc biệt trong mật tông tantra, luận giải về những cấp độ khác nhau về sự vi tế của tâm và thức (tâm thức, nhận thức, ý thức).
Kinh điển hiển giáo không nói nhiều về sự liên hệ giữa trạng thái khác nhau của tâm và trạng thái sinh lý tương ứng của chúng. Tài liệu của tantra, về phương diện khác, là đầy đủ với sự chỉ dẫn đến những sự tỉ mỉ khác nhau của những cấp độ của tâm thức và sự liên hệ như thế với những tình trạng sinh lý như những trung tâm năng lực sinh động của cơ thể, những kinh mạch năng lượng, nơi những năng lượng lưu chuyển trong ấy,...
Mật điển tanra cũng giải thích, làm thế nào, bằng cách vận động những nhân tố sinh lý thông qua những thiền tập yoga đặc hữu, một người có thể tác động ảnh hưởng trên trạng thái của tâm thức.
KHÁCH TRẦN PHIỀN NÃO – TỊNH QUANG – KHẢ NĂNG GIÁC NGỘ (PHẬT TÍNH)
Theo mật điển tantra, cơ bản tự nhiên của tâm là tinh khiết một cách căn bản. Tính tự nhiên nguyên sơ này được gọi một cách kỷ thuật là "ánh sáng trong suốt", là tịnh quang (clear light). Những cảm xúc phiền não khác nhau như khát ái, thù ghét và ghanh tị là những sản phẩm của điều kiện (khách trần phiền não).
Chúng không là phẩm chất nội tại của tâm bởi vì tâm có thể tẩy sạch được chúng (bởi vì chúng là khách trần phiền não). Khi tịnh quang tự nhiên này của tâm bị hạn chế hay bị che phủ sự biểu hiện bản chất chân thật của nó bởi những điều kiện của những cảm xúc và tư tưởng phiền não, người ta được nói là bị vướng mắc trong sự hiện hữu của vòng luân hồi.
Nhưng khi, do sự áp dụng và thực tập những kỹ năng thiền tập thích hợp, cá nhân có thể hoàn toàn kinh nghiệm tự tại tịnh quang tự nhiên của tâm từ những ảnh hưởng và điều kiện của những trạng thái phiền não, người ấy đang tiến trên con đường của sự giải thoát chân thật và hoàn toàn giác ngộ.
Vì thế, từ quan điểm của đạo Phật, cả ràng buộc và tự tại chân thật tuỳ thuộc vào những trạng thái khác nhau của tâm tịnh quang này, và trạng thái kết quả mà thiền giả cố gắng để thâm nhập qua áp dụng những kỷ năng thiền tập khác nhau là một trong những điều mà tính cơ bản tự nhiên của tâm hoàn toàn chứng tỏ tất cả những khã năng giác ngộ khẳng định của nó, hay Phật tính, Phật quả. Một sự thông hiểu tâm tịnh quang vì vậy trở nên cốt yếu trong phạm vi của nổ lực tâm linh.
BA ĐIỀU KIỆN: NHÂN (TÂM THỨC), DUYÊN (TRẦN CẢNH), CĂN (VẬT LÝ)
Thông thường, tâm có thể được định nghĩa như một thực thể, một sự tồn tại có tính tự nhiên đơn thuần kinh nghiệm, nó là, "sáng sủa và thông hiểu", tịnh quang và tuệ giác.
Nó là sự thông hiểu tự nhiên, tuệ giác bản nhiên, hay năng lực, nó được gọi là tâm và điều này không là vật chất. Nhưng trong phạm trù của tâm cũng có tất cả những cấp độ, như những tri giác cảm xúc, những thứ không thể hoạt động hay vươn lên hiện hữu ngoài sự tuỳ thuộc trên những bộ phận sinh vật lý như các cơ quan cảm xúc của chúng ta (mắt, tai, mũi,...).
Và trong phạm trù của sáu thức, tâm thức, có nhiều sự phân chia khác nhau, hay những loại tâm thức hết sức lệ thuộc trên căn cứ sinh vật lý, bộ não của chúng ta, cho sự khởi lên của chúng. Những loại tâm thức này không thể được thấu hiểu trong sự cô lập hay tách rời với những cơ quan sinh vật lý.
Bây giờ một câu hỏi căn bản được nêu lên: Làm thế nào mà những loại khác nhau của sự kiện nhận thức - tri giác cảm xúc, trạng thái tâm lý, v.v...- có thể tồn tại và chiếm hữu sự hiểu biết tự nhiên này, quang minh - trong sáng?
Theo khoa học Phật giáo về tâm, những sự kiện nhận thức này chiếm hữu sự hiểu biết tự nhiên, tuệ giác bản nhiên bởi vì tự nhiên cơ bản của quang minh ở dưới (nền tảng) tât cả những sự kiện nhận thức. Đây là điều mà chúng tôi diễn tả sớm hơn như cơ bản tự nhiên của tâm, quang minh tự nhiên của tâm, hay tuệ giác bản nhiên.
Vì vậy, khi những trạng thái khác nhau của tâm được diễn tả trong kinh luận Phật giáo, chúng ta sẽ tìm thấy những luận giải về những loại khác nhau của những điều kiện đã khiến khởi lên những sự kiện nhận thức.Thí dụ, trong trường hợp của những tri giác cảm xúc, đối tượng bên ngoài hoạt động như những điều kiện hay nguyên nhân khách quan, khoảnh khắc ngay trước của ý thức là điều kiện trực tiếp; và cơ quan cảm giác là điều kiện sinh vật lý hay điều kiện vượt trội hơn.
Nó dựa trên căn bản của tập họp ba điều: điều kiện nguyên nhân, điều kiện trực tiếp (duyên), và điều kiện sinh lý - mà những kinh nghiệm như những tri giác cảm xúc xảy ra.
TÂM QUÁN TÂM
Một nét đặc trưng khác nữa của tâm là nó có khã năng quán sát chính nó. Vấn đề khã năng của tâm quán sát và thể nghiệm chính nó đã là một câu hỏi triết học từ lâu. Thông thường, có nhiều cách khác nhau trong điều mà tâm có thể quán sát chính nó.
Thí dụ, trong trường hợp trắc nghiệm những kinh nghiệm quá khứ, như những việc xãy ra hôm qua chúng ta có thể gợi lại kinh nghiệm ấy và trắc nghiệm nó, vì vậy vấn đề rắc rối không khởi lên. Nhưng chúng ta cũng có những kinh nghiệm trong lúc - điều mà tâm quán sát trở nên tỉnh giác tự chính nó trong khi vẫn bận rộn trong sự quán sát kinh nghiệm của nó.
Ở đây, bởi vì cả tâm quán sát và tình trạng trí óc quán sát hiện diện cùng một lúc, chúng ta không thể giải thích hiện tượng tâm vừa tự tỉnh giác, vừa là chủ thể và vừa là đối tượng xãy ra đồng thời, thông qua viện dẫn đến nhân tố của khoảng cách thời gian.
Vì vậy thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về tâm, chúng ta đang nói về một mạng lưới cao cấp phức tạp của những sự kiện và trạng thái tinh thần khác nhau. Thông qua những đặc tính nội quán, tự trắc nghiệm của tâm chúng ta có thể quán chiếu, thí dụ, những tư tưởng đặc hữu nào trong tâm chúng tại một thời điểm được định, những đối tượng nào tâm chúng ta đang nắm giữ, những loại khái niệm nào chúng ta có, v.v.và v.v...
Trong trạng thái thiền định, thí dụ, khi chúng ta đang thiền tập và phát triển nhất tâm, chúng ta liên tục áp dụng khả năng nội quán tự trắc nghiệm để phân tích tinh thần (tâm thức) chú ý của chúng ta là có tập trung nhất tâm trên đối tượng hay không, hay có bất cứ một sự uể oải, giải đãi nào xâm chiếm, hoặc chúng ta có bị tán loạn hay không,v.v và v.v...
Trong trường hợp này chúng ta đang áp dụng những nhân tố tâm thức khác nhau và nó không như là một tâm đang được trắc nghiệm chính nó. Đúng hơn là, chúng ta đang áp dụng nhiều nhân tố tinh thần (tâm thức) để trắc nghiệm tâm chúng ta.
BỘ NÃO THỨ HAI
Như một câu hỏi là có một trạng thái tinh thần (tâm thức) duy nhất có thể quán chiếu và trắc nghiệm chính nó hay không, điều này đã là một câu hỏi hết sức quan trọng và khó khăn trong Phật học về tâm. Một vài nhà tư tưởng Phật giáo từng xác nhận rằng có một khả năng của tâm gọi là "tự ý thức" hay "tự tỉnh thức".
Nó có thể được nói rằng đây là một khả năng nhận thức đầy đủ (tổng giác) của tâm, một tâm có thể quán sát chính nó. Nhưng nội dung này vẫn là điều đã và đang được bàn cãi. Đấy là những ai xác nhận rằng có một sự tồn tại khả năng tổng giác phân biệt hai khía cạnh trong tinh thần hay nhận thức, sự kiện; một là ngoại tại và đối tượng trong cảm giác rằng có sự phân hai của chủ thể và đối tượng, trong khi điều kia là nội quán tự nhiên và nó là điều cho phép tâm tự quán chiếu chính nó.
Sự hiện hữu của khả năng tự nhận thức tổng giác của tâm đã và đang được bàn cãi, đặc biệt trong trường phái tư tưởng triết học Phật giáo Prasanghika * (*Prasanghika: Một nhánh của trường phái Madhyamika, do nhà hiền triết Phật giáo Buddhapajita -môn đồ của Ngài Long Thọ - sáng lập -/- Tuệ Uyển).
Trong những kinh nghiệm hằng ngày, chúng ta có thể quán chiếu điều ấy, đặc biệt trên cấp độ tổng quát, tâm chúng ta tương quan với và tuỳ thuộc trên tình trạng sinh vật lý của cơ thể. Đúng như trạng thái của tâm chúng ta, phiền muộn hay hân hoan, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật lý, và tình trạng vật lý cũng rất ảnh hưởng đến tâm chúng ta.
Như chúng tôi đã lưu ý trước đấy, Mật điển Phật giáo tantric lưu tâm đến những trung tâm năng lượng đặc biệt trong cơ thể mà chúng tôi nghĩ rằng, chúng có thể có một vài nối kết với điều mà một vài chuyên gia sinh học thần kinh gọi là bộ não thứ hai, hệ thống miễn nhiễm và đề kháng bền bỉ.
Những trung tâm năng lượng này đóng một vai trò quan yếu trong sự gia tăng hay giảm thiểu những trạng thái khác nhau của cảm xúc trong tâm chúng ta. Nó là bởi vì trong sự quan hệ mật thiết giữa tâm và thân thể, và sự tồn tại của trung tâm sinh vật lý đặc hữu trong cơ thể chúng ta mà những luyện tập yoga vật lý và sự thực tập những kỹ năng thiền định đặc biệt xoáy vào sự luyện tâm có thể có những tác động trên sức khoẻ.
Nó đã cho thấy rằng, thí dụ, bằng vào việc áp dụng những kỹ năng thiền tập thích hợp, chúng ta có thể kiểm soát, điều khiển hơi thở của chúng ta và làm tăng hay giảm nhiệt độ cơ thể của chúng ta.
ĐẠO PHẬT: MỘT KHOA HỌC VỀ TÂM
Xa hơn nữa, cũng đúng như thế khi chúng ta có thể áp dụng những kỹ năng thiền tập khác nhau trong thời gian của trạng thái tỉnh thức, trên căn bản sự thấu hiểu sự liên hệ tế nhị giữa tâm và thân thể, có thể chúng ta thực tập những thiền định khác nhau trong khi chúng ta trong những trạng thái của giấc mộng.
Sự liên hệ của những khả năng của những thực tập như thế là ở tại một trình độ nhất định nó có thể cách ly tất cả những cấp độ của nhận thức tâm lý với tất cả những trạng thái vật lý và hướng đến tại một cấp độ tinh vi, tế nhị hơn của tâm và thân thể.
Trong một ngôn ngữ khác, chúng ta có thể cách ly tâm chúng ta với cơ thể vật lý thô thiển. Chúng ta có thể, thí dụ, tách rời tâm độc lập với thân thể chúng ta trong thời gian ngủ và có thể làm thêm những việc mà chúng ta không thể làm trong thân thể thông thường. Tuy vậy, chúng ta có thể không được đền trả cho những việc làm như thế.
Vì vậy chúng ta có thể thấy ở đây dấu hiệu rõ rệt của một sự liên kết gần gũi giữa thân thể và tâm: chúng có thể bổ sung cho nhau. Trong ánh sáng của vấn đề này, chúng tôi rất vui để thấy rằng một số khoa học gia đã tiến hành những sự nghiên cứu đầy ý nghĩa, đáng chú ý trên tâm/thân/sự liên hệ và sự quan hệ mật thiết của chúng cho sự hiểu biết của chúng ta về tính tự nhiên của tinh thần và vật chất được tốt đẹp.
Bạn của chúng tôi là bác sĩ Benson [Herbert Benson, MD, Associate Professor of Medicine, Harvard Medical School], trong vài năm nay đã và đang tiến hành những thí nghiệm trên những thiền giả Tây tạng. Những thí nghiệm tương tự như thế cũng đang được tiến hành ở Czechoslovakia.
Đánh giá cho những tìm tòi của chúng ta cho đến bây giờ, chúng tôi cảm thấy tin tưởng rằng vẫn có một khối lượng lớn việc sẽ được hoàn tất trong tương lai.
Với sự thẩm thấu và sáng suốt mà chúng ta có được từ những nghiên cứu như thế, không nghi ngờ gì nữa là sự hiểu biết của chúng ta về tâm và cơ thể, và cũng là của sức khỏe tâm lý và vật lý, sẽ được giàu có một cách bao la hơn. Một số khoa học gia hiện đại diễn tả đạo Phật không như là một tôn giáo mà là một khoa học về tâm, và dường như có được một vài sở cứ cho lời tuyên bố này.
Tuệ Uyển (dịch)

TỪ BI YÊU THƯƠNG VÀ CON NGƯỜI




MỤC TIÊU CỦA ĐỜI SỐNG  
Một câu hỏi lớn nhấn mạnh kinh nghiệm của chúng ta, cho dù chúng ta có nghĩ về nó một cách có ý thức hay không: Mục tiêu của đời sống là gì? Chúng tôi đã suy nghĩ về câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy tư của chúng tôi trong hy vọng rằng chúng có thể trực tiếp, thực tiển, lợi ích đến những ai đấy đọc đến. 
Chúng tôi tin tưởng rằng muc tiêu của đời sống là để được vui tươi-hạnh phúc. Ngay từ khoảnh khắc của sự sinh, mỗi người chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chẳng cần biết điều kiện xã hội hay sự giáo dục (học vấn), hay hệ tư tưởng ảnh hưởng đến điều này. Từ cốt tủy của mỗi chúng ta, chúng ta chỉ đơn giản khao khát sự toại ý. Chúng tôi không biết rằng trong vũ trụ, với vô lượng thiên hà, tinh tú và hành tinh, có một ý nghĩa nào sâu xa hơn không, nhưng tối thiểu, rõ ràng rằng loài người chúng ta, sống trên trái đất đối mặt với công việc để tạo dựng một đời sống vui vẻ cho chính chúng ta. Vì vậy, thật là quan trọng để khám phá điều gì sẽ mang đến mức độ hạnh phúc to lớn
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HẠNH PHÚC
Trong sự bắt đầu, có thể chia những loại hạnh phúc và khổ đau thành hai loại chính: tinh thần và vật chất. Đối với cả hai, chính yếu là tâm chúng ta, hay tư tưởng chúng ta đã cố gắng một ảnh hưởng lớn nhất trong hầu hết mọi hoạt động của chúng ta. Ngoại trừ chúng ta hoặc là bệnh hoạn nghiêm trọng hay bị tước đoạt những sự căn bản cần thiết, những điều kiện vật lý của chúng ta đã hoạt động thứ yếu trong đời sống. Nếu thân thể mãn nguyện, chúng ta phớt lờ nó. Tâm chúng ta, tuy thế, đã ghi nhận mọi sự kiện, cho dù nó nhỏ đến thế nào. Vì vậy chúng ta nên dành hết những cố gắng quan trọng nhất của chúng ta để mang đến sự yên bình của tâm hồn. "Tâm hoà bình, thế giới thanh bình".
Trong kinh nghiệm hạn hẹp của chính mình, chúng tôi đã tìm thấy một mức độ tĩnh lặng to lớn nhất của nội tâm đến từ sự phát triển của tình thương và từ bi.
Càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác, sự an lành cát tường của chính ta càng trở nên lớn hơn. Trau giồi một cảm giác gần gũi, ấm áp cho người khác thì tự động tâm tưởng chúng ta sẽ được thoãi mái. Điều này giúp dứt bỏ bất cứ sự sợ hãi hay bất ổn mà chúng ta có thể có hay làm chúng ta căng thẳng, để đối phó với bất cứ chướng ngại nào mà chúng ta chạm trán. Nó là cội nguồn căn bản của thành công trong đời sống.
Khi chúng ta vẫn còn sống trên cõi đời này, cuộc đời tạm bợ này, thế giới này chúng ta sẽ phải vẫn còn chạm trán với những chướng ngại, khó khăn. Nếu tại những thời điểm như vậy, chúng ta mất hy vọng và trở nên thiếu nghị lực, chúng ta đã làm giảm mất khã năng đối phó với khó khăn của chúng ta. Mặt khác, nên nhớ rẳng, không chỉ riêng cá nhân chúng ta mà mỗi người đã và đang phải chịu đựng khổ đau, Viễn cảnh thực tế hơn sẽ tăng cường sự quyết định và khã năng để vượt qua chướng ngại. Thực vậy, với thái độ này, mỗi chướng ngại mới có thể được xem như một cơ hội khác tốt hơn để phát triển tâm chúng ta!
Vì vậy chúng ta có thể phấn đấu dần dần để trở nên từ bi hơn, yêu thương hơn, chúng ta có thể phát triển cả sự cảm thông chân thành với khổ đau của người khác và đồng thời sẽ giúp để tiêu trừ nổi đau của họ. Như một kết quả, sự tịch tĩnh và nội lực của chúng ta sẽ được tăng trưởng
 
TÌNH THƯƠNG CẦN THIẾT CHO CHÚNG TA 
Một cách căn bản, nguyên nhân vì sao yêu thương và từ bi mang đến hạnh phúc to lớn thì đơn giản rằng đấy là bản tính tự nhiên của chúng ta ấp ủ chúng trên tất cả những thứ khác. Sự cần thiết cho tình thương là nền tảng căn bản cho sự tồn tại của loài người. Nó kết quả từ sự liên đới sâu sắc mà chúng ta chia sẽ với những người khác. Tuy nhiên khã năng và sự thiện nghệ của cá nhân có thể, nếu bị bỏ rơi cô đơn, người ấy sẽ không thể sống sót. Tuy nhiên, sự mạnh mẽ và độc lập của một người có thể cảm nhận trong thời gian thành công và phát đạt; khi họ quá trẻ hay quá già, hay bệnh hoạn người ta phải cần nhờ sự giúp đở hổ trợ của người khác. 
Dĩ nhiên, sự lệ thuộc lẫn nhau, là luật căn bản của tự nhiên. Không chỉ trong chủng loại cao cấp của đời sống mà trong những côn trùng nhỏ bé cũng có xã hội hợp quần. Ai có thể không có bất cứ tôn giáo, luật lệ, hay giáo dục, mà có thể sống sót, nhưng bởi nhờ cộng tác lẫn nhau căn cứ trên một sự thừa nhận bẩm sinh của tính chất liên kết. Những hiện tượng vật chất ở trạng thái tinh vi nhất cũng bị chi phối bởi sự phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả những hiện tượng từ hành tinh chúng ta đang sống đến đại dương, mây mưa, rừng rậm và bông hoa ở xung quanh chúng ta, khởi lên, vươn lên trong sự lệ thuộc một quy luật tinh vi của năng lượng. Không có những tác động hổ tương cụ thể, chúng sẽ tan rã và tàn hoại. 
Điều ấy cho thấy rằng, vì sự tồn tại của chính loài người thì rất tuỳ thuộc vào sự hổ trợ của những thứ khác rằng sự cần thiết của tình thương dựa trên nền tảng căn bản của sự tồn tại của chúng ta. Vì vậy chúng ta cần một sự cảm nhận thành thật của trách nhiệm và chân thành quan tâm đến quyền lợi của kẽ khác. 
Chúng ta phải nghĩ loài người thật sự là gi? Chúng ta không giống như những sản phẩm máy móc. Nếu chúng ta đơn giản là thực thể máy móc tồn tại, thế thì những máy móc chính nó có thể làm nhẹ bớt tất cả những khổ đau và đáp ứng nhu cầu của chúng ta. 
Tuy nhiên chúng ta không là những tạo vật vật chất duy nhất, thật sai lầm để đặt tất cả những hy vọng cho hạnh phúc với sự phát triển bên ngoài đơn thuần. Thay vì vậy, chúng nên suy nghĩ về cội nguồn và tự nhiên của chúng ta để khám phá những gì chúng ta đòi hỏi. 
Bỏ qua một bên những câu hỏi phức tạp của sự hình thành và phát triển của vũ trụ chúng ta, chúng ta có thể ít nhất đồng ý rằng mỗi chúng ta là sản phẩm của bố mẹ chúng ta. Tổng quát, sự thụ thai phát sinh không chỉ trong bối cảnh của khát dục nhưng từ sự quyết định của bố mẹ chúng ta muốn có con. Những quyết định như thế phát sinh trong trách nhiệm và vị tha của bố mẹ và nguyện ước yêu thương nhân ái để chăm sóc con cái cho đến khi chúng có thể tự lo liệu cho đời sống chính chúng nó. Vì vậy, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên của sự thụ thai, tình yêu thương của bố mẹ chúng ta đã thẩm thấu trực tiếp trong sự sáng tạo. 
Hơn thế nữa, chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc trên sự chăm sóc của những bà mẹ ngay từ những buổi sớm nhất của sự khôn lớn. Căn cứ vào một số nhà khoa học, trạng thái tinh thần một sản phụ, tĩnh lặng hay náo động, có một ảnh hưởng trực tiếp đến đứa bé chưa sinh. 
Sự biểu lộ tình thương cũng rất quan trọng ở đời thời điểm sinh sản. Việc sớm nhất chúng ta làm là bú sửa từ bầu vú của những bà mẹ, chúng ta cảm thấy gần một cách tự nhiên với bà mẹ, và bà mẹ phải cảm thương chúng ta để dưỡng nuôi một cách đúng mức; nếu bà mẹ cảm thấy giận hờn hay bực bội dòng sữa có thể không tuôn chảy thoãi mái. 
Rồi thì đấy là thời điểm của sự phát triển của bộ não từ lúc mới sinh cho đến ít nhất là ba hay bốn tuổi, suốt trong thời gian này 
Trẻ con không thể sống sót nếu không có sự chăm sóc của những người khác, vì vậy tình thương là chât dinh dưỡng quan trọng nhất. Hạnh phúc của trẻ thơ, sự làm lắng dịu nhiều sợ hãi và phát triển khoẻ mạnh của sự tự tin, tất cả tuỳ thuộc trực tiếp trên tình thương. 
Ngày nay, nhiều trẻ thơ đã lớn lên trong những ngôi nhà không hạnh phúc. Nếu chúng tiếp nhận ảnh hưởng cụ thể, sau này chúng sẽ kém thương mến bố mẹ chúng và không hiếm xãy ra, chúng sẽ khó thương mến người khác. Đây là điều rất buồn. 
Khi trẻ thơ lớn hơn và đến trường, sự hổ trợ cần thiết cho chúng là những giáo viên. Nếu giáo viên không chỉ truyền đạt sự giáo huấn hoàn toàn lý thuyết nhưng cũng đảm đương trách nhiệm việc chuẩn bị cho học sinh một cuộc sống, học sinh của các giáo viên ấy sẽ cảm thấy tin tưởng và tôn trọng và những điều chúng được dạy bảo sẽ để lại những ấn tượng không thể phai mờ trong tư tưởng chúng. Trái lại, những chủ đề được giảng dạy bởi một giáo viên không biểu hiện một sự quan tâm đúng đắn đến học sinh toàn bộ tốt đẹp sẽ chỉ liên quan như tạm thời và không được ghi nhớ lâu dài. 
Một cách đơn giản, nếu một người bệnh và được chửa trị trong một bệnh viện bởi một bác sĩ chứng tỏ một cảm giác ấm áp của tình người, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoãi mái và bác sĩ khao khát cống hiến một sự điều trị tối ưu, bất chấp trình độ, kỷ năng của bác sĩ như thế nào. Trái lại, một bác sĩ thiếu vắng tình người và hành động biểu hiện thiếu thiện cảm không kiên nhẫn hay liên hệ một cách vô tình, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, lo âu; ngay cả nếu đấy là một bác sĩ có một kỷ năng cao cấp nhất và chứng bệnh đã được chẩn đoán và toa thuốc được cho một cách đúng mức. Thông thường những bệnh nhân cảm thấy bị đối xử khác biệt với sự đầy đủ chất lượng cho sự khỏi bệnh của họ. 
Ngay cả chúng ta tham dự vào cuộc đối thoại hằng ngày, nếu một vài người phát biểu với cảm giác nhân tính chúng ta thích thú để lắng nghe và trả lời một cách thích hợp; toàn bộ cuộc đối thoại trở nên hứng thú, dù là đề tài có thể không quan trọng. Trái lại, nếu một người phát biểu lạnh lùng hay lỗ mãng, chúng ta cảm thâý không thoãi mái và mong cuộc đối thoại chóng chấm dứt, cũng như những hành động liên hệ. Từ những sự kiện tấm thường cho đến những sự kiện quan trọng nhất, sự ảnh hưởng và tôn trọng người khác là quan trọng cho hạnh phúc của chúng ta. 
Gần đây, khi gặp những nhà khoa học, họ nói rằng tỉ lệ những bệnh tâm thần đã cao đến mức 12% dân số. Rõ ràng rằng qua sự thảo luận chúng ta thấy rằng nguyên nhân chính của sự căng thẳng không phải là sự thiếu thốn nhu cầu vật chất nhưng là sự thiếu vắng sự quan tâm của người khác. 
Vì vậy, khi chúng ta có thể thấy từ mọi thứ chúng tavđã viết như thế, một sự việc dường như đối với chúng tôi: cho dù chúng ta có để tâm đến nó một cách liên tục hay không, từ ngày chúng ta sinh ra, sự cần thiết của ảnh hưởng của con người là ở trong máu của chúng ta. Ngay cả nếu ảnh hưởng đến từ động vật hay ai đấy mà chúng ta thông thường nghĩ là kẽ thù, cả thiếu niên và người lớn sẽ hướng về phía ấy một cách tự nhiên. 
Chúng tôi tin rằng không ai sinh ra mà không cần đến tình thương. Điều này chứng tỏ rằng, mặc dù một vài trường phái của tư tưởng hiện đại cũng tìm hiểu như thế, loài người không thể được định nghía như chỉ là đơn thuần vật lý duy nhất. Không có đối tượng vật chất, tuy vậy xinh đẹp hay giá trị, có thể làm chúng ta cảm thấy tình thương, bởi vì cá tính sâu sắc và bản tính thật của chúng ta thì căn cứ trên tâm tính bản nhiên.
 
PHÁT TRIỂN LÒNG TỪ BI - THƯƠNG YÊU
Một vài người bạn của chúng tôi đã từng nói rằng, trong khi từ bi và yêu thương là tốt đẹp và diệu kỳ, vậy mà họ không thấy thật sự liên hệ nhiều. Họ nói rằng, thế giới chúng ta, không phải là một nơi mà những sự tin tưởng như thế có nhiều ảnh hưởng hay năng lực. Người ta nói rằng giận hờn và căm ghét mới là một phần lớn tự nhiên của loài người và loài người sẽ luôn luôn bị khống chế bởi chúng. Chúng tôi không đồng ý như thế.
Loài người chúng ta đã tồn tại trong hình thể như hiện tại đã hàng trăm nghin năm. Chúng tôi tin rằng nếu trãi qua thời gian này tâm tư con người bị khống chế bởi giận ghét và căm thù là chính yếu, thì toàn bộ dân số con người sẽ giảm xuống. Nhưng hôm nay, bất chấp tất cả những cuộc chiến tranh, chúng ta lại thấy rằng dân số của nhân loại đã đông đảo hơn bao giờ hết. Điều này chỉ rõ ràng cho chúng tôi rằng từ bi và thương yêu chiếm ưu thế trên hoàn cầu. Và điều này, tại sao những sự kiện không hài lòng lại là những "tin tức", bởi vì những hành động từ bi thương yêu đã chiếm phần lớn trong cuộc sống hằng ngày là tất nhiên và vì vậy, nó bị lãng quên một cách rộng rãi.
Hơn thế nữa chúng tôi đã từng thảo luận những lợi ích tinh thần chính yếu của từ bi, không những thế nó còn góp phần cho một thân thể cường tráng. Theo kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi, một tinh thần ổn định và một thân thể khoẻ mạnh thì liên hệ trực tiếp với nhau. Không cần hỏi, giận dữ và dễ bị khích động làm chúng ta dễ mắc phải bệnh tật hơn. Trái lại, nếu tâm hồn tĩnh lặng, thanh bình và tràn ngập những tư tưởng tích cực, thân thể sẽ không sa sút và làm mồi cho tật bệnh một cách dễ dàng.
Nhưng dĩ nhiên, cũng đúng rằng tất cả chúng ta đều có một tính vị kỷ bẩm sinh đã ngăn trở tình yêu thương của chúng ta đến người khác. Vì vậy, khi mà chúng ta khao khát một hạnh phúc chân thực, điều được mang đến chỉ do một tâm hồn tĩnh lặng, và một sự yên bình của tâm hồn như thế chỉ có thể có được với một thái độ từ bi, làm thế nào chúng ta có thể phát triển điều này? Một cách rõ ràng, nó không đủ khi chúng ta chỉ đơn giản nghĩ về, từ bi là tốt đẹp thế nào! 
Chúng ta cần có sự cố gắng phối hợp để phát triển nó; chúng ta phải dùng tất cả những sự kiện trong đời sống hằng ngày để chuyển hoá tư tưởng và thái độ của chúng ta.
Trước nhất, chúng ta phải hiểu rõ ràng về, từ bi thương yêu là nghĩa thế nào, với chúng ta. Rất nhiều dạng của cảm giác từ bi thương yêu bị lẫn lộn với khao khát, thèm muốn, dục vọng và vướng mắc. Chẳng hạn, tình thương của ba mẹ dành cho con cái thường gắn liền với những nhu cầu của những cảm xúc của chính họ, vì vậy nó không là lòng từ bi thương yêu hoàn toàn. Một thí dụ khác, trong hôn nhân, tình yêu giữa chồng và vợ- đặc biệt là lúc mới bắt đầu, khi mỗi người chưa biết sâu sắc những cá tính của nhau - nó tuỳ thuộc vào sự ái luyến hơn là tình yêu chân thật. Sự khao khát của chúng ta quá mạnh rằng người mà chúng ta yêu mến xuất hiện được tốt đẹp như lòng chúng ta mong đợi, trong khi thật sự người ấy thì quá tiêu cực. Thêm nữa, chúng ta có xu hướng thổi phồng những phẩm cách tích cực nhỏ. Vì vậy khi thái độ của người phối ngẫu thay đổi, thì người kia thường chán nản, thất vọng và thái độ cũng thay đổi luôn. Điều này cho thấy rằng tình yêu đã được thúc đẩy bởi nhu cầu cá nhân hơn là bởi sự chăm sóc chân thành cho cá nhân của người khác.
Lòng từ bi thương yêu chân thật không chỉ là một sự đáp ứng tình cảm mà là một nguyện ước vững chắc đặt nền tảng trên lý trí. Vì vậy, một thái độ từ bi thương yêu đúng đắn hướng đến những người khác không thay đổi ngay cả nếu họ đối xử tiêu cực.
Dĩ nhiên, phát triển từ bi thương yêu như thế này thì không dễ dàng! Như đã nói lúc bắt đầu, chúng ta hãy theo dõi những điều sau:
Cho dù người ta xinh đẹp và thân hữu hay không quyến rũ và không thân thiện, một cách căn bản họ cũng là người, chỉ giống chính mình. Giống như ai khác, họ muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Xa hơn nữa, người ta có quyền để vượt qua khổ đau và để được hạnh phúc bình đẳng với mọi người. Bây giờ, khi chúng ta đã nhận ra rằng, tất cả chúng sinh thì bình đẳng cả với khao khát cho hạnh phúc và quyền để đạt được điều ấy, chúng ta tự động cảm thấy sự xúc cảm và gần gũi với tất cả.
Xuyên qua thói quen của tâm chúng ta với cảm giác vị tha bao la, chúng ta phát triển một cảm nhận trách nhiệm cho người khác: nguyện ước để giúp đở họ hành động vượt qua những chướng ngại của họ.
Mặc dù nguyện ước này được lựa chọn, nhưng nó được hướng đến tất cả mọi người. Cho đến khi nào người ta vẫn là người thì kinh nghiệm vui mừng hay đau khổ cũng như chúng ta mà thôi, không có một căn bản nào phân biệt giữa họ hay để thay đổi sự quan tâm đến họ dù họ cư xử tiêu cực.
Hãy để chúng tôi nhấn mạnh rằng, nó là năng lực trong chúng ta, hãy cho kiên nhẫn và thời gian, để phát triển lòng từ bi thương yêu này. Dĩ nhiên, tính vị kỷ của chúng ta, sự ái luyến đặc biệt đến cảm giác độc lập, sự tồn tại của tự ngã, cái tôi làm căn bản chủ yếu để cản trở lòng từ bi thương yêu của chúng ta.Thực vậy, lòng từ bi thương yêu chân chính có thể được kinh nghiệm chỉ khi sự chấp thủ, bám chặc được xoá bỏ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể bắt đầu và làm một chương trình để phát triển lòng từ bi thương bây giờ.
 
CHÚNG TA BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO! 
Chúng ta nên bắt đầu bằng việc loại trừ những chướng ngại lớn nhất đến lòng từ bi thương yêu: giận dữ và thù ghét. Như chúng ta đã biết, đây là những cảm xúc cực kỳ mạnh mẻ và chúng có thể khống chế cả toàn bộ tâm tư chúng ta. Mặc dù vậy, chúng có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu không vậy, thì đây là những cảm xúc tiêu cực sẽ gây tai hại cho chúng ta và làm cản trở sự mưu cầu cho hạnh phúc của một tâm thương yêu - nếu không có ảnh hưởng nào khác trên chúng.
Vì vậy, khi bắt đầu, thật lợi ích để khám phá giá trị của giận dữ hay không giận dữ. Thỉnh thoảng, khi chúng ta thiếu nghị lực trong một hoàn cảnh khó khăn, sự giận dữ dường như một hổ trợ có ích, xuất hiện để mang đến thêm năng lượng, sự tin cậy và quyết định. 
Vì vậy, nơi đây, chúng ta phải trắc nghiệm trạng thái của tinh thần chúng ta một cách cẩn thận. Trong khi đúng là giận dữ mang thêm năng lượng, nếu chúng ta khám phá tính tự nhiên của năng lượng này, chúng ta thấy rằng nó là mù quáng: chúng ta không thể chắc chắn rằng kết quả của nó sẽ là tích cực hay tiêu cực. Bởi vì sự giận dữ đã làm mờ tối phần tuyệt hảo của bộ óc chúng ta: sự sáng suốt của nó. Vì vậy năng lượng của giận dữ hầu như luôn luôn không đáng tin cậy. Nó có thể là nguyên nhân của một sự tàn phá rộng lớn , một thái độ đáng tiếc. Hơn thế nữa, nếu sự giận dữ phát triển đến cùng cực, người ấy trở nên như một kẻ bị bệnh tâm thần, hành động trong chiều hướng tổn hại chính tự thân và những người khác. 
Tuy nhiên, chúng ta có thể phát triển một năng lực tương xứng nhưng với năng lượng có thể kiểm soát để đối phó với những hoàn cảnh khó khăn. 
Năng lượng kiểm soát được này đến không chỉ từ thái độ từ bi yêu thương mà cũng từ lý trí và nhẫn nhục. Đây là những loại thuốc giải cực kỳ hiệu nghiệm đối với giận dữ. Kém may mắn thay, rất nhiều người đã phán đoán sai lầm những phẩm chất này như những dấu hiệu của sự yếu đuối. Chúng tôi tin tưởng sự ngược lại là đúng: rằng đây là những dấu hiệu của một sức mạnh từ bên trong. Từ bi yêu thương là bởi sự dịu dàng, tế nhị, và hoà bình tự nhiên, nhưng nó cũng rất là mạnh mẽ. Nó là như thế đó, yếu đuối, đối với những ai mất sự kiên nhẫn một cách dễ dàng, những ai không vững chắc, và không kiên định. Vì vậy, đối với chúng tôi sự thức dậy của giận dữ là dấu hiệu trực tiếp của yếu đuối. 
Cho nên, khi một điều rắc rối khởi lên, cố gắng duy trì khiêm tốn và giữ một thái độ ngay thẳng và được quan tâm rằng kết quả sẽ tốt. Dĩ nhiên, những kẽ khác có thể thừa cơ hội này để lợi dụng, và nếu thái độ duy trì không giao động của chúng ta chỉ khuyến khích sự gây hấn phi lý, hãy mạnh dạn đứng vững. Tuy nhiên điều này nên được thực hiện với từ bi thương yêu, và nếu cần thiết để bày tỏ quan điểm và làm một biện pháp đối phó mạnh mẽ của chúng ta, hãy làm như vậy mà không giận dữ hay mục đích không chính đáng. 
Chúng ta nên nhận thức rằng mặc dù người đối nghịch xuất hiện để làm tổn hại chúng ta, cuối cùng, những hành động phá phách sẽ chỉ tổn hại chính họ. Để kiểm soát lại sự vị kỷ của chính chúng ta, sự thôi thúc để trả đủa, chúng ta nên nhắc lại niềm mong ước được thực tập từ bi thương yêu và đảm đương trách nhiệm để giúp đở ngăn ngừa người khác phải khổ đau vì hậu quả những hành động của họ. 
Vì vậy, bởi vì sự đo lường chúng ta, việc làm đã được chọn lựa một cách tĩnh lặng, chúng sẽ được ảnh hưởng hơn, chính xác hơn và sinh động hơn. Sự trả đủa căn cứ trên năng lượng mù quáng của giận dữ sân hận và hiếm khi đạt được mục tiêu.
 
BẠN VÀ THÙ 
Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng không chỉ đơn thuần nghĩ từ bi yêu thương và lý trí và nhẫn nhục là tốt đẹp, thì sẽ không đủ để phát triển chúng. Chúng ta phải đợi cho đến khi những khó khăn trỗi dậy và rồi thì mới có dịp để mà cố gằng thực hành những điều ấy. 
Và ai sẽ tạo ra những cơ hội như vậy? Không phải bạn bè chúng ta, và dĩ nhiên, đấy là những kẽ thù của chúng ta. Họ sẽ là những kẽ trao tặng chúng ta những tình huống khó khăn nhất. Vì vậy nếu chúng ta thực sự ước nguyện để học, chúng ta nên nghĩ rằng những người thù là những vị thầy tuyệt hảo của chúng ta! 
Cho một người nuôi dưỡng từ bi và tình thương, sự thực hành kiên nhẫn và khoan dung là căn bản, và cho điều đó, một kẽ thù là rất cần thiết, không thể thiếu được. Vì vậy chúng ta nên cảm thấy biết ơn những kẽ thù của chúng ta, vì họ là kẽ có thể hổ trợ tốt nhất để chúng ta phát triển một tâm tĩnh lặng! Cũng vậy, thường có trường hợp cả cá nhân và trong đời sống cộng đồng, điều đó đã chuyển hoá tình trạng, những kẽ thù thành những người bạn. 
Vì vậy sân hận và thù ghét thì luôn luôn tổn hại, và trừ khi chúng ta đã rèn luyện tâm tính và hành động để giảm bớt những mãnh lực tiêu cực của chúng, chúng sẽ tiếp tục để quấy rầy chúng ta và đập phá những cố gắng để chúng ta phát triển một tâm tĩnh lặng yên bình. Sân hận và thù ghét là những kẽ thù thật sự của chúng ta. Đây là những sức mạnh mà chúng ta cần thiết nhất để đối diện và chiến đấu, nó không là những "kẽ thù" tạm thời, chúng xuất hiện một cách gián đoạn suốt cuộc đời chúng ta. 
Dĩ nhiên, thật tự nhiên và đúng đắn rằng tất cả chúng ta đều muốn mọi người đều là bạn, chúng ta muốn bạn chứ không muốn kẽ thù. Chúng tôi thường đùa răng nếu bạn muốn ích kỷ, bạn nên rất là vị tha! Chúng ta nên săn sóc những người khác, quan tâm đến lợi ích của họ, giúp đở họ, phục vụ họ, thân hữu hơn, mĩm cười nhiều hơn. Kết quả? Khi chúng ta cần sự giúp đở, chúng ta sẽ thấy vô số người giúp đở! Nếu trái lại, chúng ta thờ ơ với hạnh phúc của người khác, với thời gian chúng ta sẽ là những kẽ thất bại. Và có phải tình thân hữu được sản sinh xuyên qua những mối bất hoà và sân hận, ganh tị và cạnh tranh sôi nổi? Chúng tôi không nghĩ như vậy. Chỉ có tình cảm mang đến cho chúng ta tình bằng hữu chân thật gần gũi. 
Trong xã hội vật chất ngày nay, nếu chúng ta có tiền tài và quyền thế, chúng ta dường như có rất nhiều bạn bè. Nhưng họ không phải là những người bạn của chúng ta; họ là bạn của tiền và quyền. Khi chúng ta mất sự giàu có và ảnh hưởng, chúng ta sẽ rất khó tìm thấy những người như vậy. 
Vấn đề là khi mọi chuyện tốt lành êm xuôi đối với chúng ta trên thế giới này, chúng ta trở nên tin tưởng rằng chúng ta có thể tự quán xuyến mọi chuyện và cảm thấy rằng chúng ta không cần bằng hữu, nhưng khi tình trạng và sức khoẻ suy đồi, chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng chúng ta sai lầm. Đấy là khoảnh khắc mà chúng ta học được rằng ai chính là người thật sự ích lợi và ai là hoàn toàn vô tích sự. Vì vậy để chuẩn bị cho thời khắc ấy, để hình thành nên những người bạn chân thành sẽ giúp đở khi chúng ta cần đến, chúng ta phải phát triển lòng vị tha! 
Mặc dù thỉnh thoảng người ta cười phá lên khi chúng tôi nói đến điều ấy, nhưng tự chúng tôi luôn cần thêm bạn. Chúng tôi thích mĩm cười. Bởi vì điều này chúng tôi hiểu biết làm thế nào để có thêm bạn nhiều hơn và làm thế nào để mĩm cười nhiều hơn, và trong cá nhân chúng tôi là những nụ mĩm cười thành thật. Có nhiều loại mĩm cười như là cười mĩa mai, giả tạo hay xã giao. Rất nhiều những nụ cười không tạo được cảm giác hài lòng, và thỉnh thoảng nụ cười ngay cả tạo nên sự nghi ngờ và sợ hải, có đúng thế không? Nhưng một nụ cười chân thành thật sự trao tặng chúng ta một cảm giác tươi mát và chúng tôi tin nó là đặc trưng của loài người. Nếu đây là những nụ cười chúng ta muốn, rồi thì tự chúng ta phải tạo nên lý do để những nụ cười thành thật, tươi mát và hạnh phúc có thể xuất hiện.
 
TỪ BI YÊU THƯƠNG VÀ CUỘC SỐNG CHÚNG TA 
Để kết luận, chúng tôi muốn vắn tắt để mở rộng sự suy tư của chúng tôi trước chủ đề của bài này và mở rộng hơn điểm: hạnh phúc cá nhân có thể cống hiến trong một phương pháp hiệu quả sâu sắc và ảnh hưởng đến toàn bộ việc cải thiện cộng đồng nhân loại. 
Bởi vì chúng ta cùng chia sẽ bản chất cần thiết của tình thương yêu, điều ấy là có thể để cảm thấy rằng bất cứ người nào chúng ta gặp, trong bất cứ tình trạng nào, đều là anh em, chị em với nhau. Không kể là khuôn mặt ấy mới mẽ hay khác lạ của trang phục và thái độ như thế nào, không có sự khác biệt nào quan trong giữa chúng ta và những người khác. Thật là cạn cợt nếu chỉ dừng lại sự khác biệt ở bên ngoài bởi vì bản chất tự nhiên của chúng ta là giống nhau. 
Một cách căn bản, loài người là một và hành tinh nhỏ bé này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Nếu chúng ta bảo vệ ngôi nhà này của chúng ta, mỗi chúng ta cần kinh nghiệm qua một giác quan của chủ nghĩa vị tha toàn cầu. Chỉ cần cảm nhận điều này, là chúng ta có thể xoá nhoà động cơ vị kỷ, là nguyên nhân chúng ta lừa dối, làm thất vọng và hành hạ kẻ khác. Nếu chúng ta có sự ngay thẳng và trái tim cởi mở, chúng ta sẽ cảm thấy giá trị của chính nó và sự tin cậy một cách tự nhiên, và không cần phải sợ hãi kẽ khác. 
Chúng tôi tin rằng ở tại bất cứ giai tầng nào của xã hội- gia đình, bộ tộc, quốc gia và quốc tế- chìa khoá để một thế giới hạnh phúc hơn và thành công hơn là sự lớn mạnh của lòng từ bi thương yêu. Chúng ta không cần để trở nên sùng đạo hay cần phải tin tưởng ở một học thuyết nào. 
Việc cần thiết cho tất cả chúng ta là phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người.
 
http://lamayeshe.com/otherteachers/hhdl/compassion.shtml
http://www.thuvienhoasen.org/arrow_top.gif

HAI CHÂN LÝ

HAI CHÂN LÝ




 Nửa đầu bài giảng thuyết của tôi sẽ là sự giải thích chuyên môn về ý nghĩa của chân lý và nửa sau sẽ là về vấn đề áp dụng trong đời sống  hàng ngày như thế nào trên căn bản của toàn bộ triết lý và hệ thống chân lý.

Vấn đề nền tảng là tất cả loài người chúng ta, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ sở.  Trên căn bản ấy, chúng ta đang cố gắng để khảo sát bản chất của chân lý nội tại và ngoại tại.  Có hai loại triết lý và hệ thống của giáo huấn trong xã hội loài người, và Đạo Phật là một trong hai thứ ấy.  Chúng ta có nhiều triết lý khác nhau mà một triết lý đơn giản không thể thỏa mãn tất cả nhân loại; đấy là tại sao chúng ta có quá nhiều những giáo huấn khác nhau về những hệ thống tâm linh ngày nay.  Thật là quan trọng để có nhiều hệ thống giáo huấn đa dạng cho tất cả những loại người.

Như những môn đồ của Đức Phật, tôi đã học hỏi được một số điều mới mẻ.  Nhưng tôi vẫn đang học hỏi và thu thập tri thức.  Tôi không phải là một nhà chuyên môn nhưng là một tu sĩ Đạo Phật, người đang cố gắng chân thành để đi theo niềm tin ấy trong đời sống hàng ngày của mình.  Đặc biệt khi tôi đối diện với khó khăn, giáo huấn này là rất hữu dụng và duy trì sự ổn định tinh thần của tôi.  Những giáo huấn này cho tôi một sự linh hoạt và sức mạnh nội tại.  Do vậy, bất cứ khi người nào đấy hỏi tôi giải thích triết lý hay giáo huấn này, tôi xem đấy là trách nhiệm và bổn phận của tôi để cố gắng làm như thế.

Căn bản nền tảng của triết lý nhà Phật được hình thành trên hai chân lý  hay nhị đế: nếu chúng ta thấy điều gì đấy hữu dụng trong những giáo huấn này, chúng ta nên tự mình kháo sát và áp dụng trong đời sống hàng ngày; nếu quý vị không thấy gì quan trọng, thề thì bạn chỉ cần quên nó đi.  Hầu hết quý vị biết về Bốn Sự Thật Cao Quý - Tứ Diệu Đế.  Đây là nền tảng của Đạo Phật. 

Mục tiêu của mỗi chúng sanh là hạnh phúc - hạnh phúc thường trực.  Thật là diệu kỳ và ý nghĩa trọn vẹn nếu hạnh phúc miên viễn có thể đạt được.  Điều ấy có nghĩa là không còn khổ đau nữa, hòa bình và toại nguyện trường cửu.  Thường thường sau một thời khắc hạnh phúc và sung sướng, một rắc rối hay thứ nào khác đó sinh khởi.  Loại hoan hỉ ấy không thường trực.  Do vậy, Bốn Sự Thật Cao Quý[1] này trở nên đầy ý nghĩa.  Bởi vì chúng ta không muốn khổ đau, thật quan trọng để khảo sát những nguyên nhân của khổ đau.  Có thể tiêu trừ chúng chứ?  Nếu thế, thật đáng đề cố gắng.  Trái lại, thì có lý do gì trong việc cố gắng.  Sự thật thứ ba, diệt đế  là sự chấm dứt thật sự  (những gì chúng ta gọi là niết bàn hay giải thoát).  Nếu thật sự có thể đạt được sự chấm dứt những nguyên nhân của khổ đau, thế thì nó là kết quả để tìm ra những cung cách và phương tiện để tịnh hóa tâm thức của chính mình hay tiêu trừ những nguyên nhân của khổ đau.  Đấy là Bốn Sự Thật.

Nó cũng biểu thị luật nhân quả và tương thuộc duyên khởi, và là căn bản của Tánh không.  Thuyết tánh không được căn cứ trên khái niệm rằng mọi vật là tương duyên.  Vì mỗi thứ có những khía cạnh khác nhau, và nếu chúng ta so sánh những khía cạnh này thì chúng ta sẽ thấy rằng mọi thứ liên hệ với nhau.  Chính bản chất của nó là tương đối, và tánh không liên hệ đến bản chất nền tảng của nó.  Vì vậy, có khả năng để tạo ra những thứ mới, và những thứ này sẽ thay đổi vì mọi vật tùy thuộc trên những nhân tố khác.  Nếu mọi vật tồn tại một cách tuyệt đối và bởi chính chúng, thế thì không có cách nào chúng ta có thể thực hiện những nổ lực mới nhằm để đạt được một kinh nghiệm mới hay mục tiêu  mới.  Nếu mọi vật là tuyệt đối, không có cách nào để tác động đến những thay đổi bằng bất cứ phương tiện nào.  Đây là cốt lõi của hai chân lý.

Cũng có giáo thuyết về ba lần chuyển luân.  Trong lần chuyển luân đầu tiên, Đức Phật  nói về Bốn Sự Thật Cao Quý.  Cho những người giới đức và thanh tịnh hơn trong sự tu tập, Ngài đã dạy về kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (kinh Bát Nhã).  Nó bao hàm một cách chính yếu về giáo thuyết tánh không.  Tuy nhiên, tùy theo cách con người diễn giải tư tưởng tiềm ẩn giáo huấn ấy, hai hệ thống - Duy Thức và Trung Quán - đi đến hình thành.

Trong lần chuyển luân giáo thuyết cuối cùng, Đức Phật chủ yếu nhấn mạnh vấn đề tịnh hóa những vọng tưởng của tâm thức như thế nào.  Nói cách khác, tâm thức trong sáng có thể được sử dụng để phát triển nó một cung cách thánh thiện.  Bốn Sự Thật Cao Quý được nói cùng với mười sáu khía cạnh của chúng.  Những đặc trưng của khía cạnh sự thật khổ đau (khổ đế) là vô thường, khổ, không, vô ngã.  Tổng quát, có giáo huấn về Bốn Pháp Ấn[2] và giáo huấn này thường được chấp nhận bởi tất cả những người Phật tử.  Bốn Pháp Ấn là: tất cả mọi hiện tượng là vô thường, tất cả mọi hiện tượng nhiễm ô là khổ đau, tất cả mọi hiện tượng là vô ngã và không; niết bàn là hòa bình (chư hành vô thường, nhất thiết hành khổ, chư pháp vô ngã, niết bàn tịch tĩnh).

Trên chủ đề vô ngã của mọi hiện tượng, bốn trường phái đã hình thành tùy trên những khác biệt về quan điểm.  Đấy là Tỳ Bà Sa Luận Sư, Kinh Lượng Bộ, Duy Thức Tông và Trung Quán Tông[3].  Tất cả những trường phái này thực hiện một sự trình bày về Hai Chân Lý.  Nhưng Tỳ Bà Sa Luận Sư và Kinh Lượng Bộ chấp nhận Hai Chân Lý như những thực thể khác biệt.

Theo Tỳ Bà Sa Luận Sư, chân lý quy ước (thế đế) có nghĩa là bất cứ hiện tượng nào không thể duy trì tính chất của nó sau khi tan hoại.  Trái lại ngay cả sau khi phân chia thành những bộ phận tinh thần hay khi tan hoại một cách vật lý, nếu hiện tượng có thể duy trì tính chất của nó, thế thì đấy là chân lý cứu kính (chân đế).  Thí dụ, microphone là một chân lý quy ước, và nếu chúng ta tách những bộ phận khác nhau cấu thành sự tồn tại của nó, thực thể của nó bị mất.  Nhưng khi chúng ta đi đến bản chất thật vi tế của khí cụ đặc thù này, chúng ta không thể phân chia hay quăng đi cốt lõi của nó.  Bản chất rõ ràng này được liên hệ tới như tối hậu hay "cứu kính".  Theo hệ thống này, nó chấp nhận hạt không phần tử (không thể phân chia được - nguyên tử) và cũng như ý thức được quan tâm đến, nó chấp nhận ý thức như không phần tử nhất thời (không thể phân chia được - sát na).

Theo Kinh Lượng Bộ, chân lý quy ước là một thứ không thể biểu hiện chức năng một cách căn bản, trái lại chân lý cứu kính là thứ có thể biểu hiện chức năng một cách căn bản.  Thí dụ, một bông hoa là chân lý cứu kính, theo hệ thống này bởi vì một bông hoa tự nó được sản sinh bởi những nguyên nhân và điều kiện và nó cũng sản sinh hệ quả.  Do thế, nếu nó có thể sản sinh hệ quả, nó được gọi là tác dụng hay hiệu quả.

Vì đối tượng đặc thù này - bông hoa - là không thứ gì khác hơn là bông hoa, nó có tất cả những phẩm chất xứng đáng để không là những hiện tượng khác.  Do vậy, phẩm chất đặc thù đó chỉ là một sự diễn dịch tinh thần, và sự diễn dịch này về phẩm chất của bông hoa ấy được gọi là chân lý quy ước.  Theo cả hệ thống Duy Thức và Trung Quán, Hai Chân Lý có cùng thực thể nhưng khác nhau.  Họ nói rằng thậm chí chúng là một thực thể khác biệt, nếu chúng ta thuần thục tâm thức chúng ta với bất cứ một đối tượng đặc thù nào, nó sẽ không làm tổn hại đối tượng phủ nhận là chân ngã hay tự ngã, bởi vì chủ thể và bản chất của nó là một thực thể khác biệt.  Do vậy, thực thể khác biệt của chủ thể và đối tượng là không thể chấp nhận.

Mặc dù thực thể của chân lý quy ước và chân lý cứu kính là giống nhau, nhưng Hai Chân Lý là khác nhau.  Nếu chúng giống nhau, thế thì không khác gì nói là nếu chúng ta nhận ra và thấu hiểu một hiện tượng đặc thù như một cái chậu một cách đúng đắn, thế thì chân lý cứu kính hay tánh không của cái chậu sẽ cũng được thực chứng một cách trực tiếp.  Nếu chúng ta theo phương pháp đề ra trong Duy Thức tông là việc giải thích không nghi ngờ gì sự trình bày hai chân lý này trong bản chất, nhưng theo Trung Quán tông, sự giải thích này không quá toàn vẹn khi nó không thiết lập những tính chất của tự ngã như trống rỗng.

Theo Trung Quán tông, mọi chủ thể hay hiện tượng có hai tính chất: tính chất quy ước của nó và tính chất cứu kính của nó.  Nói cách khác, nó có tính chất tạm thời và tính chất trường cửu, thật sự, hay thường tại.  Hai tính chất này hiện diện không tránh khỏi trong một đối tượng, và có một thực thể nào đó.  Khi những luận sư Duy Thức giải thích Hai Chân Lý, họ bắt đầu bằng việc giải thích ba đặc trưng hay biểu hiện và đặt căn cứ sự giải thích của họ về Hai Chân Lý trên đấy.

Mục tiêu của việc giải thích Hai Chân Lý là một cách căn bản chúng ta mờ mịt và mê muội về thực tại.  Nhằm để nhận ra sự mê muội ấy và loại trừ sự mờ mịt ấy, chúng ta phải biết bản chất thật sự của các  hiện tượng.  Vì vậy, Hai Chân Lý đóng một vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu thực tại.

Theo Duy Thức tông, tất cả mọi hiện tượng có thể được phân chia thành ba loại: hiện tượng phụ thuộc (y tha khởi), hiện tượng quy cho (biến kế sở chấp), và hiện tượng thiết lập hoàn hảo (viên thành thật).  Hiện tượng phụ thuộc trở thành căn bản của việc định danh, và việc căn cứ trên hiện tượng phụ thuộc này do bởi khái niệm chi tiết và dấu vết trong tâm của chúng ta có từ vô lượng kiếp.  Chúng ta có khuynh hướng của những hiện tượng chấp thủ như tồn tại bên ngoài và cụ thể và bên ngoài của tâm.  Nhưng cách nhìn vào những hiện tượng như vậy là sai.  Chúng thật sự có bản chất không tồn tại.  Nói cách khác, các hiện tượng xuất hiện bên ngoài đối với chúng ta là cùng thực thể với chính tâm (tâm cảnh nhất nhu).  Tâm chủ thể và đối tượng được nhận thức bởi tâm là cùng thực thể.  Nếu chúng ta thấu hiểu và lãnh hội tâm và đối tượng như được làm bởi những thực thể khác nhau, như vậy là sai.  Nó là đối tượng phủ định; không có sự tồn tại như vậy.  Một sự tồn tại như vậy là trống rỗng.  Tánh không ở đây hàm ý việc thiếu vắng sự độc lập thực chất của tâm và đối tượng.  Do thế, tính chất thiếu sự độc lập thực chất này của tâm và đối tượng định rõ tính chất căn bản về sự định danh của hiện tượng phụ thuộc (y tha khởi). 

Nói cách khác, theo trường phái này, chân lý cứu kính là điều gì đấy mà là đối tượng tối hậu của tâm, và là một đối tượng thuần khiết.  Những người tin tưởng trường phái này không chấp nhận sự tồn tại của một đối tượng ngoại tại khác biệt một cách thực chất với tâm.  Đối với tâm, tất cả mọi hiện tượng, tất cả những hiện tượng hiện hữu, là cùng bản chất.  Cũng có một trường phái thứ hai, Trung Quán Tự Quản Tông (Svatantrika-madhyamaka), chấp nhận lý thuyết của Duy Thức tông.  Nhưng sau đó những triết gia Trường phái Hệ Quả Trung Đạo (Prasanghika-madhyamaka) bác bỏ quan điểm này.  Những luận sư nổi tiếng của Trung Quán tông bác bẻ sự trình bày của Duy Thức tông, nói rằng, nếu chúng ta không chấp nhận sự tồn tại của những hiện tượng ngoại tại, thì chúng ta cũng không thể chấp nhận sự tồn tại của tâm.  Duy Thức tông nói rằng đối tượng ngoại tại tách biệt một cách thực chất với tâm là không tồn tại, và nếu chúng ta cố gắng phân tích đối tượng ngoại tại qua các bộ phận, nó không thể được tìm thấy.  Do thế, các hiện tượng ngoại tại là không tồn tại.  Trong sự đáp lại, Trung Quán tông nói rằng, nếu chúng ta không thể tìm thấy đối tượng ngoại tại khi chúng ta phân tích nó qua các bộ phận, không phải biểu thị sự không tồn tại của hiện tượng này; nó hàm ý sự không tồn tại cố hữu (vô tự tánh) của nó.  Nếu chúng ta nói rằng các hiện tượng ngoại tại là không tồn tại, thế thì chúng ta phải chấp nhận tâm cũng không tồn tại.  Thế nên, các luận sư của Trung Quán tông chấp nhận sự tồn tại của tâm cũng như hiện tượng ngoại tại.

Theo Trung Quán tông, có hai cách giải thích Hai Chân Lý: một căn cứ trên sự tồn tại của tâm phân biệt và thứ hai là căn cứ trên sự tồn tại của tâm vô phân biệt.  Nhưng nếu chúng ta muốn cung ứng một sự giải thích có thể chấp nhận được cho cả tâm phân biệt và tâm vô phân biệt, sẽ là điều gì đấy như thế  này: chân lý quy ước là hiện tượng được tìm thấy bởi tâm phân biệt, trái lại chân lý cứu kính được tìm thấy bởi một tâm cứu kính phân tích bản chất của hiện tượng cứu kính.  Đây là sự giải thích được trình bày bởi Nguyện Xứng trong Nhập Trung Luận (Madhyamika-Avatara).

Theo Nhập Bồ Tát Hạnh (Bodhicarya-vatara), một sự giải thích được đưa ra căn cứ trên tâm vô phân biệt.  Trong trường hợp này, chân lý quy ước là bất cứ hiện tượng nào được nhận ra như có một sự hiện hữu nhị nguyên tế nhị, trái lại chân lý cứu kính là một hiện tượng được nhận ra bởi tâm cứu kính và không có sự hiện hữu nhị nguyên.

Thông thường, khi chúng ta nói về việc có những hiện tướng nhị nguyên, chúng ta muốn nói nhiều thứ.  Thí dụ, hiện tướng nhị nguyên đôi khi liên hệ đến nhận thức những hiện tượng quy ước, đôi khi là đối với bản chất tồn tại chân thật của một hiện tượng và đôi khi là một hiện tướng về ý niệm chung của một hiện tượng.

Từ nguyên có nghĩa gì với Hai Chân Lý?  Thuật ngữ "chân lý quy ước" thường được dùng bởi vì nó duy trì một tâm bị che phủ hay u tối (trong ý nghĩa nó là một tâm bị che phủ bởi cách nó hiện hữu).  Dường như đúng với một tâm đặc thù, và tâm đặc thù ấy thấy nó như si mê (và si mê biểu thị một tâm u tối).  Một tâm như vậy thiếu sự hiểu biết về đối tượng đặc thù ấy, và thấy nó như chân thật.  Đó là tại sao nó được gọi là "chân lý quy ước" và không  phải là "chân lý cứu kính".

Nếu chúng ta tìm hiểu chân lý quy ước tho truyền thống Phạn ngữ, thì chữ "quy ước" có thể có những ý nghĩa khác.  Chữ ấy đôi khi có nghĩa là samvritisatya, tự nó có những ý nghĩa khác nhau.  Đôi khi nó liên hệ đến điều gì đó làm lu mờ phẩm chất hay vật quy ước.  Nó cũng có nghĩa là điều gì đấy lệ thuộc trên một căn bản nào khác.  Do vậy, "quy ước" ở đây liên hệ đến một tâm u tối, một sự si mê dính mắc thật sự.

Chân lý quy ước có những sự phân loại khác nhau.  Nó hàm ý rằng kiểu mẫu tồn tại thật sự của một hiện tượng đặc thù và cách nó xuất hiện không trùng hợp nhau.  Do thế nó không thể là chân thật, nhưng căn cứ trên cái nhìn của người thế gian, nó có thể được phân loại thành hai đặc trưng: chân lý quy ước thật sự và chân lý quy ước không thật.  Căn cứ trên quan điểm thế gian, có hai loại.  Thí dụ, một người trong giấc mơ là một chân lý quy ước không thật, trái lại một người thật là một chân lý quy ước thật sự.  Vì thế từ quan điểm thế gian hai loại ấy được phân biệt, và không do bởi kiểu mẫu tồn tại thật sự của nó.

Quan tâm đến chân lý cứu kính, các đạo sư khác nhau của Trung Quán tông diễn giải nó một cách khác nhau.  Đối với một số vị, thuật ngữ "chân lý cứu kính", hay từ ngữ "cứu kính", có nghĩa là bản chất thật sự của một hiện tượng.  Bản chất của hiện tượng là siêu việt và điều gì đấy mà chúng ta nên biết.  Chúng ta phải cố gắng để nhận ra thực tai siêu việt này.  Đây là tại sao nó được gọi là "cứu kính".  Từ ngữ "cứu kính" cũng có thể liên hệ trong hai cách.  Đôi khi nó nó có thể liên hệ đến đối tượng  phủ định, đôi khi là đối tượng bị bác bẻ.  Vào lúc khác nó có thể liên hệ đến tuệ trí mà chúng ta nên phát sinh.  Nếu chúng ta sử dụng từ ngữ này với sự liên hệ đến đối tượng mệnh danh, thì không có hiện tượng nào tồn tại một cách cứu  kính.  Nhưng nếu chúng ta liên hệ đến một đối tượng  có thể được nhận thức một cách cứu kính bởi thức trí thì nó là một hiện tượng tồn tại.  Nếu đối tượng bác bẻ là một thứ đặc thù tồn tại, thế thì chúng ta đã có thể tìm thấy nó qua thức trí.  Và nếu nó là điều gì đấy được nhận thức và thấu hiểu bởi thức trí, không nhất thiết nó phải tự tồn tại.  Thí dụ, tánh không hay chân như là chân lý cứu kính được nhận thức bởi thức trí.

Nếu chúng ta lấy một hiện tượng cụ thể nào đó và phân tích bản chất của nó, cuối cùng thì không thể tìm thấy nó.  Thí dụ, nếu trước nhất chúng ta phân tích bông hoa để khám phá bản chất tối hậu của nó và thực tại của nó, chúng ta sẽ khám phá tánh không hay bản chất không cố hữu của tánh không, mà chính bông hoa không thể được tìm thấy.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm thấy tánh không của tánh không, hay không không.

Trong kinh điển, chân lý cứu kính được phân chia làm hai mươi hay đôi khi là mười sáu loại, nhưng nó có thể được chia thành hai phân nhánh:  tánh không của con người hay nhân vô ngã và tánh không của hiện tượng hay pháp vô ngã.

Do vậy, như tôi đã giải thích trước đây, từ ngữ "cứu kính" được diễn giải theo quan điểm của mật tông tantra đôi khi liên hệ đến tâm chủ quan hay thức chủ quan.  Và đôi khi nó cũng có thể liên hệ đến đối tượng.  Nói một cách tổng quát, nó có ba nghĩa:  đối tượng, thức trí và tác động của nó.  Khi chúng ta theo truyền thống mật tông, nó có một ý nghĩa khác.  Nhưng kinh luận khác nhau, đặc biệt luận điển mật trong tantra, sử dụng từ ngữ "cứu kính" trong những cách đa dạng, mỗi thứ có ý nghĩa rộng rãi của nó.  Vì thế, thật rất quan trọng để thấu hiểu ý nghĩa của từ ngữ "cứu kính" trong những phạm trù khác nhau.  Bằng trái lại, chúng ta có thể bối rối và lạc lối.  Khi chúng ta sử dụng những thuật ngữ "quy ước" và "cứu kính" trong tổng quát, chúng bao hàm cả những trình độ của kim cương mật giáo và kinh thừa hiển giáo và bao gồm toàn bộ kiến thức.  Nhưng khi chúng ta liên hệ đến truyền thống mật tông, chúng không nhất thiết bao hàm toàn bộ kiến thức.  Chúng đôi khi chỉ liên hệ đến con đường [tu tập].


HỎI ĐÁP



HỎI: Ai tìm ra tánh không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi khi nghĩ phải có ai đấy ở đây sẽ tìm thấy tánh không.  Quý vị bắt buộc phải tìm ra tánh không nếu quý vị thực thật chân thành trong đời sống hằng ngày, và đặc biệt khi quý vị chạm trán vói một đối tượng nào đó tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như luyến ái hay thù hận, hay là đối mặt với tính vị kỷ mạnh mẽ.  Trong thời khắc ấy, nếu quý vị tiến hành một sự khảo sát thật cẩn thận nếu quý vị phân tích và thể nghiệm kiểu mẫu lãnh hội của tâm, cách mà mọi thứ xuất hiện trong tâm, chúng ta thấy vào lúc ấy, đối tượng xuất hiện là rất mạnh và sinh động.  Nó xuất hiện rất vững chắc và độc lập.  Thí dụ, khi cảm giác thù hận phát triển, đối tượng xuất hiện như 100 phần trăm tiêu cực.  Nhưng đây thật sự thổi phồng.  Không có thứ gì 100 phần trăm tiêu cực.  Tuy nhiên, trong thời khắc ấy, tùy theo thái độ tinh thần của mỗi người, nó hiện hữu là như vậy.  Thời khắc ấy là cơ hội tốt nhất và đúng thời để phân tích bản chất thật sự và sự xuất hiện của nó.  Và rồi chúng ta thấy tánh không với những lý lẻ và chứng cứ hợp lý của nó và khám phá ra rằng mọi thứ là tương đối.  Thí dụ, bằng việc phân tích các nguyên nhân của một hiện tượng đặc thù và sử dụng những lý lẻ như "kim cương", v.v…, và xa hơn bằng việc phân tích thực thể của hiện tượng cụ thể ấy và cho dù nó tồn tại đơn thể hay bằng nhiều thành phần.  Cũng thế, bằng việc phân tích tác động của một hiện tượng đặc thù, cho dù tồn tại hay không tồn tại, và cuối cùng , lý lẻ hợp lý của bản chất phụ thuộc hay duyên khởi.  Do vậy, nếu chúng ta phân tích một cách cẩn thận, mặc dù thật khó khăn nhận thức trọn vẹn, nhưng chúng ta có thể cảm thấy rằng có điều gì đấy. Điều ấy là rất chắc chắn.

Thực chứng tánh không thật vô cùng quan trọng bởi vì khi chúng ta cố gắng để phân tích bản chất thật sự của bất cứ hiện tượng đặc thù nào, chúng ta thấy rằng bản chất thật sự là tánh không hay thiếu sự tồn tại cố hữu (không có tự tánh).  Có thể nói rằng tánh không thật sự tồn tại.  Thật quan trọng để nhận ra tánh không của tánh không bởi vì tánh không tự nó không có sự tồn tại cố hữu, nó cũng vô tự tánh.  Nó cũng lệ thuộc trên điều gì đó.  Thí dụ, nếu chúng ta nhìn ngẫu nhiên vào một hiện tượng nào đó và bản chất thật sự của nó, đối tượng đặc thù ấy dường như thật sự hiện hữu mạnh mẽ hơn là tánh không của nó vì chúng ta không thể giải thích điều gì đấy như tánh không mà không lệ thuộc trên một hiện tượng đặc thù.  Nói cách khác, tánh không là một phẩm chất hay khía cạnh đặc thù của một hiện tượng.  Đối với bất cứ một phẩm chất nào thì phải có một cơ sở nào đấy.  Vì vậy, tánh không, sunyata cũng trở thành một bộ phận của điều gì đấy - phẩm chất của điều gì đấy.

Ý thức cũng là bản chất của tánh không.  Có một lý do đơn giản cho điều này.  Tánh không có nghĩa là việc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu hay tự tồn tại.  Phạn ngữ pratiyasamutapada có nghĩa là "phụ thuộc phát sinh".  "Phụ thuộc" bởi vì nó lệ thuộc trên những thứ khác và là bản chất tuyệt đối.  "Phát sinh" có nghĩa là điều gì đấy xảy ra qua những nhân tố khác.  Trong một cách, nó là điều gì đấy như số không, zero.  Không có số không, không thể đếm được.  Bởi vì mọi thứ là liên  hệ với nhau, "trống rỗng" ở đây có nghĩa là "như điều gì đấy trống rỗng".  Do thế, nếu bản chất căn bản của nó là điều gì đấy, mọi thứ là có thể.  Căn bản ấy đưa đến sự vắng mặt của bản chất tuyệt đối.

Một cách tổng quát, khi chúng ta nói điều gì đấy không thật trong ý nghĩa thế gian, không phải nó là không thật trong bề ngoài của thức trí, nhưng bởi vì nó không thật trong trình độ thế gian.  Vì vậy, chúng ta có ý nghĩa của không thật (untruth) và hư vọng (unreality) của chân lý quy ước.  Nếu người nào đấy quan tâm, có một mối quan hệ rõ ràng.  Thí dụ, trong đời sống hàng ngày, kinh nghiệm khổ và vui của chúng ta lệ thuộc rất nhiều trên thái độ tinh thần của chúng ta.  Tuy nhiên, một khi chúng ta nhận ra những trình độ của chân lý quy ước và chân lý cứu kính, việc thật rất lợi ích để làm giảm thiểu sự phóng đại tinh thần.  Thực chứng Hai Chân Lý cũng rất hữu ích trong việc làm cho tâm tư ổn định.

Chúng ta đơn giản chấp nhận những thứ tốt và xấu qua việc nhận ra bản chất sâu xa hơn.  Nếu chúng ta có được một sự thấu hiểu hợp lý về bản chất thật sự của chân lý cứu kính và chân lý quy ước, chúng ta sẽ chạm trán những hiện tượng nội tại với một nhận thức quân bình.  Tuy nhiên, trước khi thấu hiểu bản chất thật sự của Hai Chân Lý, chúng ta có khuynh hướng phóng đại các hiện tượng.  Tâm chúng ta là một thực thể thuần nhất; tối thiểu nó xuất hiện như thế.  Nhưng trong thực tế, có nhiều loại tâm thức khác biệt nhau.  Tâm con người phức tạp một cách đặc biệt.  Do thế, nhằm đề đạt đến tâm tư hòa bình, sự rèn luyện hay kỷ năng Phật Giáo thật sự giảm thiểu sự bất ổn tinh thần và gia tăng sự hạnh phúc tinh thần và sự  hòa bình tinh thần.  Có nhiều phương cách khác nhau để đạt đến hòa bình và giảm thiểu băn khoăn.  Kiến thức về Hai Chân Lý là một trong phương cách ấy.  Nói một cách tổng quát, sự thực tập tâm linh giống như một máy ổn áp.  Hòa bình cũng tương tự như vậy.

HỎINgài có thể nói về tốt và xấu không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tốt và xấu theo quan điểm Phật Giáo là những thuật ngữ tương đối và tùy thuộc trên những nhân tố khác. Dười những hoàn cảnh nào đó điều gì đó có thể là tốt, nhưng dưới những hoàn cảnh khác, nó trở thành xấu.  Nên không tuyệt đối.  Chúng ta phải phán xét tùy theo những hoàn cảnh đặc thù.  Một cách tổng quát chúng ta có thể nói rằng bất cứ hành vi hay nhân tố nào đem đến cho chúng ta hạnh phúc và toại nguyện là tốt; bất cứ điều gì đem đến cho chúng ta bất hạnh hay khổ đau là xấu.  Cho nên quyết định tối hậu về tốt và xấu căn cứ trên kinh nghiệm và cảm giác.  Tâm thức chúng ta là lời nói sau cùng.

Tôi nghĩ sự tĩnh lặng tinh thần cho phép chúng ta thư thái và hạnh phúc.  Điều này đúng cho tất cả mọi người.  Sự thực tập khác là lòng vị tha.  Như mọi thứ là tương quan sinh khởi, sự toại nguyện hay hạnh phúc của chính chúng ta, lệ thuộc rộng rãi vào những người khác.  Nếu người khác, kể cả thú vật, hài lòng và biểu lộ hạnh phúc hay một loại đáp ứng tích cực nào đó, chúng ta sẽ toại nguyện.  Do thế, sự thực tập về lòng vị tha là nhân tố chìa khóa.

Trong nửa đầu bài giảng của tôi về căn bản của Hai Chân Lý và Bốn Sự Thật Cao Quý, bây giờ tôi sẽ nói về việc thi hành và sử dụng chúng trong đời sống hằng ngày như thế nào hay sự thực tập hàng ngày.

Có hai cách để áp dụng Bốn Sự Thật Cao Quý.  Một là nghĩ nhiều hơn về Hai Chân Lý; nó sẽ cho phép chúng ta thấu hiểu Bốn Sự Thật Cao Quý tốt hơn.  Trường hợp thứ hai, nghĩ về Bốn Sự Thật Cao Quý, rồi thì trên vấn đề ngừng dứt - diệt đế - sự giải thích về Hai Chân Lý có thể được thấu hiểu.  Sự Thật Cao Quý đầu tiên là việc nhận ra bản chất của đau khổ.  Nếu đời sống của chúng ta là tốt đẹp và bao hàm sự hạnh phúc thường trực thì không cần phải nghĩ đến những thứ phức tạp khác.  Nhưng đời sống chúng ta không quá đơn giản và không có bản chất như vậy.

Nhằm để biết bản chất khổ đau của đời sống, chúng ta cần thấu hiểu ba loại khổ đau.  Thứ nhất là khổ đau của khổ đau (khổ khổ).  Điều này biểu hiện trong hình thức của những thứ như, nhức đầu và đau đớn và có thể áp dụng ngay cả cho thú vật.   Có một phương cách để thoát khỏi loại khổ đau này một cách tạm thời.  Thứ hai là khổ đau của thay đổi (hoại khổ).  Đây là những kinh nghiệm mà chúng ta thường cho là dễ chịu.  Thí dụ, khi chúng ta được thứ gì mới, vào những ngày đầu chúng ta rất thích thú và cảm thấy vui vẻ.  Tuy nhiên, sau một thời gian cùng chủ đề ấy lại tạo nên một loại không hài lòng hay chán nản.

Chúng ta có thể cảm thấy rất gần gũi với điều gì đấy xinh đẹp vào lúc đầu, nhưng sau này trên cùng thứ ấy có thể hiện hữu xấu xí và không quá tốt đẹp.  Hơn thế nữa, chúng ta có thể muốn từ bỏ nó.  Thật rất tự nhiên đối với những người có cuộc sống trong một làng quê bé nhỏ hay trong một vùng hẻo lánh thèm muốn một đời sống hấp dẫn hơn ở một vùng khác, một thành phố lớn hơn hay một xứ sở lớn hơn.  Và đôi khi những người ở trong một thành phố lớn lại thích ở trong một vùng thôn quê hay một nơi yên tĩnh.  Lòng khao khát luôn luôn thay đổi.  Đây là đặc trưng thứ hai của khổ đau: sự khổ đau của thay đổi.

Có những sự diễn giải khác nhau về nổi khổ thứ ba - khổ đau vì điều kiện, khổ đau cùng khắp (hành khổ).  Một sự diễn giải là  thân thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi si mê.  Có những loại si mê khác nhau.  Một chỉ là sự si mê, đó là, chúng ta đơn giản không biết điều gì đó.  Một loại si mê khác là nó làm cho chúng ta thấy các hiện tượng trong một thái độ lầm lẫn hay sai lạc.  Loại si mê này là hạt giống thật sự của rắc rối hay hạt giống của khổ đau.  Vì thế, khi si mê là một kẻ gây rối, nó phải được loại trừ.  Thật đáng để cố gắng loại trừ nó.  Nếu khổ đau là điều gì đó có thể loại trừ, thế thì thật hữu ích, để thấy khổ đau cho những gì nó là và không sợ hãi nó, không thích nó hay thất vọng vì nó.  Bây giờ là một câu hỏi quan yếu là có một sự ngừng dứt (diệt đế) hay không?  Ở đây chúng ta tự nhiên phải mang vào tâm thức chúng ta.  Có hai loại hiện tượng riêng biệt: vật và tâm hay vật thể và tâm thức.  Nếu chúng ta nhìn một bông hoa hay thân thể chúng ta trong dạng thức những hạt vi trần hay phân tử, chúng là tương tự trong bản chất và tuân theo cùng hệ thống.  Tuy nhiên, sự khác nhau là các bông hoa không có tâm thức như con người.  Bên cạnh  những hạt vi trần vật lý có điều gì đó chúng ta gọi là tâm hay thức.  Khi những thân thể hay hạt vi trần phối hợp với tâm thức, chúng ta có chúng sanh.  Rồi thì, một cảm nhận về cái "tôi" được phát triển.

Khi đi đến những trình độ khác nhau của tâm thức, khi chúng ta thức, chúng ta có một trình độ tâm thức.  Trong khi chúng ta đang mơ ngủ, một trình độ tâm thức khác hơi sâu hơn hoạt động (mộng trung ý thức).  Khi chúng ta đang ở một giấc ngủ sâu không mộng mị, chúng ta ở trong thể trạng khác của một thức hay tâm thậm chí sâu hơn.  Khi chúng ta ngất xỉu hay hơi thở dừng lại, trong thời gian ấy tâm thức trở nên vi tế hơn.  Thường thường người ta cho là thể trạng này như "vô thức", nhưng trong thực tế, thức hay tâm trở nên sâu hơn.  Tuy thế, tâm thức sâu nhất chỉ xảy ra khi chúng ta chết.

Tâm thức thô lệ thuộc rất nhiều vào những cơ quan thân thể như não bộ hay những hệ thống thần kinh khác nhau.  Tâm thức càng sâu, nó càng độc lập hơn đối với thân thể.  Do thế, khi những chức năng vật lý hoàn toàn dừng lại, tâm thức vi tế nhất lại hoạt động.  Vào thời điểm lâm chung, có một tiến trình bình thường của việc chia tách tâm thức vi tế và thân thể.  Những hành giả đã có một sự thực tập nào đó về du già hay những trình độ thiền tập nào đó có thể tự nguyện phân chia hay tách rời tâm thức và thân thể.  Qua thiền tập, chúng ta cũng có thể kiểm soát sự tuần hoàn của máu, hơi thở, và những chức năng khác của thân thể.  Cuối cùng, nếu chúng ta làm sâu sắc thêm việc rèn luyện của mình, có một khả năng của việc thực hiện vấn đề phân tách này.  Qua sự thực tập hoán chuyển tâm thức, chúng ta có thể thực hiện sự phân tách này.  Tuy nhiên, thật là nguy hiểm cho người sơ cơ, khi người ấy có thể phân tách thân thể và tâm thức, nhưng không thể hợp nhất chúng lại.  Thật dễ dàng hơn nhiều để phân tách hơn là hợp nhất lại.

Những thảo luận với những nhà khoa học thần kinh và sinh học thần kinh khơi mở những kiến thức về não bộ cũng như các chức năng của nó.  Có lẻ có một mục tiêu cho việc thảo luận xa hơn với những dòng này.  Qua kinh nghiệm, chúng ta có thể nói rằng có một khía cạnh của tâm - một cách đặc biệt là năng lượng - điều khiển hệ thống thần kinh.  Như tôi đã đề cập trước đây, sức khỏe thân thể nối kết một cách cao độ với sức khỏe tinh thần.  Đã có những thí nghiệm chửa trị bệnh tật qua thiền tập.  Khi chúng ta nói về si mê, chúng ta liên hệ đến một sai sót hay khiếm khuyết nào đó của tâm thức, hay phẩm chất nhược điểm của tâm thức.  Nhằm để giảm thiểu những phẩm chất tiêu cực này của tâm thức và để đối phó loại tâm thức này, những thay đổi xảy ra trong bản chất của sự nghi ngờ.  Loại chuyển hóa này ảnh hưởng nhận thức, và cuối cùng chúng ta có thể đạt được nhận thức vô thức trực tiếp - trực nhận vấn đề.

Vì vậy, nếu chúng ta muốn loại trừ loại tâm thức khiếm khuyết này, thật quan trọng để thấu hiểu bản chất và sự chuyển hóa tâm thức.  Trước nhất cố gắng để thẩm tra thể trạng của tâm thức.  Đôi khi chúng ta trải nghiệm một loại tâm thức khác biệt và những tư tưởng hoang dã.  Đây là do bởi sự hiện diện của quá nhiều tư tưởng nhận thức làm u tối các hiện tượng.  Bản chất thật sự của tâm thức là che khuất - như khi chúng ta thêm màu vào kính trắng, thật rất khó để thấy kính trong suốt.  Do thế, thường thường nếu chúng ta cố gắng tẩy trừ trình độ thô của tâm thức và những tư tưởng hoang dã, chúng ta đạt được một tia lóe sáng về bản chất thật sự của tâm thức.  Tại giai tầng ấy, chúng ta cảm nhận bản chất trống rỗng của tâm thức.  Đây là một kỷ năng mà nhờ đó để nhận ra tâm.  Ở đây, khi nói bản chất, thì đó không phải là bản chất cứu kính, nhưng là bản chất quy ước của tâm thức.  Vào buổi sáng sớm, khi chúng ta thức dậy, nhưng tâm thức chúng ta chưa hoàn toàn hoạt động, đôi khi chúng ta trải nghiệm những tư tưởng trong suốt không màu sắc.  Vậy thì bản chất của tâm thức giống như điều gì đấy màu trắng và có thể hấp thu những màu sắc khác.  Đấy là điều gì đấy trung tính, không phải là điều gì đấy thánh thiện, nhưng là điều gì đấy tinh khiết.  Rồi thì có những tư tưởng khác đồng hành cùng với tâm tinh khiết này.  Thí dụ, không ai có thể duy trì sự giận dữ trong mọi lúc.  Ngay khi tâm thức và sự tỉnh thức hiện hữu, ngay cả nếu một người rất dễ giận dữ, sự điềm tĩnh rất ngắn, thì cũng có những thời khắc nào đó người ấy không có sự cáu kỉnh.  Trong trường hợp của luyến ái, bất chấp nó có thể mạnh mẽ như thế nào, bản chất nền tảng của tâm thức cho thấy nó có thể loại trừ được.  Tùy thuộc trên những nhân tố ngoại tại và nội tại, luyến ái hoặc là gia tăng hay giảm thiểu.  Vì thế, có khả năng để giảm thiểu luyến ái hay dính mắc, chấp trước.

Bây giờ câu hỏi là có khả năng của việc giảm thiểu những tư tưởng này không?  Nhằm để làm việc này, chúng ta phải biết kiểu mẫu tồn tại của nó, và cách mà chúng xuất hiện đến chúng ta.  Trong tổng quát, chúng ta làm một sự phân biệt đặc trưng giữa phẩm chất của một đối tượng đặc thù và những thành phần của nó.  Và khi chúng ta nói về một đối tượng, phẩm chất của nó và khái niệm chi tiết của nó, chúng ta đã phân biệt những phẩm chất trong tâm thức, mặc dù  khi chúng ta nói về một đối tượng và tác động của nó, thế thì chúng là hai hiện tượng khác nhau.  Nếu đây là kiểu mẫu thật sự của sự tồn tại, thì chúng ta phải có thể tìm thấy nó khi chúng ta nhận ra nó, nhưng không thể tìm thấy nó.  Do thế, nếu chúng ta loại trừ những thành phần, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tìm ra đối tượng thật sự đã làm ra chúng.

Tuy nhiên, điều này phù hợp với kiểu mẫu quy ước của sự tồn tại, và không thích hợp với kiểu mẫu tồn tại cứu kính.  Trong tổng quát, nếu chúng ta cố gắng để tìm kiếm căn bản mệnh danh của tất cả mọi hiện tượng, chúng ta không thể tìm thấy.  Trên trình độ thế gian, chúng ta có thể tìm kiếm đến một phạm vi nào đó, nhưng vượt khỏi đó, nếu chúng ta phân chia các hiện tượng thành những bộ phận và cố gắng để tìm kiếm nó, chúng ta không thể làm việc đó.   Thí dụ, lấy trường hợp của cái "tôi".  Thông thường, chúng ta có thể nghĩ rằng cái "tôi" là một chủ nhân hay điều gì đấy thuộc về chủ nhân ấy.  Do vậy, giả sử có một tính chất riêng rẻ bên cạnh thân thể và tâm thức.  Trong tổng quát, khi chúng ta nói về cái "tôi", chúng ta có một cảm nhận sai lầm về cái "tôi" như chủ nhân của tâm thức và thân thể.  Để sáng tỏ: có một người với một thân thể hay tâm thức khiếm khuyết.  Nếu ai đó đến và nói, "Tôi sẽ cho bạn một thân thể tốt hơn và một sự hòa bình tốt hơn của tâm thức", thế thì người ấy lập tức sẽ phát sinh một ý chí chấp nhận nó.  Điều ấy rõ ràng biểu hiện rằng chúng ta có một khái niệm sai lạc rằng cái "tôi" là riêng biệt với thức uẩn và tâm.  Tuy thế, nếu chúng ta thẩm tra thân thể và tâm thức, không có điều gì còn sót lại.    Dĩ nhiên, có một cái "tôi".  Nếu không có cái "tôi", thế thì sẽ không có "người  khác".  Nếu không có "người khác", thế thì không có lý do
gì cho việc thực tập lòng vị tha.  Vậy thì rõ ràng có một cái "tôi" và  "người khác".  Tuy nhiên, sự giải thích thông thường trên phối hợp của thân thể và tâm thức.  Mỗi hiện tượng, vì vậy, được mệnh danh trên phức hợp những thành phận của nó, là điều, nếu chúng ta khảo sát, chúng ta không thể tìm thấy. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận những thứ này bởi vì chúng ta không thể tìm thấy chúng và nói rằng một người không tồn tại, nó mâu thuẩn với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta.  Kinh nghiệm của chúng ta rõ ràng cho thấy rằng con người tồn tại và không phải không tồn tại.  Nếu chúng ta phủ nhận sự tồn tại của người ấy, chúng ta rơi vào cực đoan hư vô hay đoạn kiến.  Mặc dù con người tồn tại rất rõ ràng, nhưng sự tồn tại ấy chỉ là quy ước.  Nó không tồn tại một cách độc lập.  Điều này rõ ràng hủy bỏ cực đoan thường tại hay thường kiến.

Khi chúng ta nói về một con người được mệnh danh và lệ thuộc trên điều gì đấy, nó loại trừ hai cực đoan: cực đoan hoàn toàn không tồn tại và cực đoan thường tại.  Do thế, chúng ta gọi nó là Trung Đạo hay Madhyamika.  Khi chúng ta nói về việc thực chứng trung đạo hay quan điểm trung quán, nó có nghĩa là mọi vật không hoàn toàn không tồn tại nhưng chúng cũng không một sự tồn tại độc lập.  Mọi hiện tượng xuất hiện với chúng ta như tồn tại trên chính chúng mà không lệ thuộc trên bất cứ điều gì, nhưng không phải như vậy.  Chúng chỉ có một sự tồn tại lệ thuộc trên những hiện tượng khác.  Chúng chỉ được mệnh danh bởi tâm thức.  Do vậy, việc nhận ra một sự thấu hiểu như thế là thực chứng quan điểm của Trung Quán tông.

Thật thú vị tại giao điểm này để thẩm tra sự phát sinh sân hận hay luyến ái trong ánh sáng của quan điểm.  Thật rõ ràng rằng khi chúng ta phát sinh sân hận hay luyến ái, đối tượng đặc thù của sân hận hay luyến ái xuất  hiện như điều gì đấy tồn tại một cách độc lập, như điều gì đấy cụ thể.  Rõ ràng rằng khi một sự sân hận hay luyến ái mạnh mẽ phát triển, đối tượng xuất hiện như độc lập và là điều gì đấy 100 phần trăm tiêu cực hay tích cực.  Nhưng với sự trôi đi của thời gian, khi sân hận và luyến ái bị giảm thiểu hay biến mất - cảm nhận của chúng ta đối với cùng người ấy sẽ là khác biệt.  Thí dụ, khi một đôi kết hôn, đôi lứa có thể dường như 100 phần trăm xinh xắn và tốt đẹp với nhau.  Điều này chính yếu là qua vọng tưởng của họ thừa nhận đối với luyến ái.  Khi có một rắc rối nào đó, cảm xúc mạnh mẽ giảm thiểu.  Nhưng khi rắc rối hay sân hận biến mất, kiểu mẫu thật sự của con người bắt đầu xuất  hiện.

Rõ ràng rằng khi chúng ta phát sinh tâm tiêu cực, gốc rể của  nó là kiểu mẫu sai lạc của việc hiểu thấu các hiện tượng.  Sự hiểu thấu chân thật đối với các hiện tượng và nhận thức của tâm về việc thiếu sự tồn tại chân thật của các hiện tượng là mâu thuẩn trong những kiểu mẫu lãnh hội của các tâm thức.  Hai tâm thức này hướng trực tiếp đối với cùng những đối tượng, nhưng kiểu  mẫu lãnh hội chúng là khác nhau.  Vì vậy  hai tâm thức này là đối lập với nhau.  Điều khác biệt duy nhất giữa hai tâm thức này là ý thức nhận thức sự thiếu vắng một sự tồn tại chân thật có giá trị hổ trợ và giá trị nền tảng, trái lại còn tâm thức kia thì không.

Có khả năng để loại trừ tất cả mọi tư tưởng tiêu cực.  Khi thời gian trôi qua, và sự thiền tập trung sâu hơn cùng với thiền phân tích, những tư tưởng và cảm xúc tiêu cực cuối cùng có thể loại trừ được.  Thể trạng của tâm thức đã được loại trừ những cảm xúc tiêu cực là những gì chúng ta thường gọi là niết bàn, giải thoát, hay sự ngừng dứt (diệt đế).  Sự ngừng dứt không có nghĩa là sự ngừng dứt tâm thức chúng ta hay sự ngừng dứt  chính cá nhân ấy; nó có nghĩa là sự ngừng dứt những cảm xúc tiêu cực.  Trong trường phái Phật Giáo về tư tưởng, có những sự giải thích khác nhau về giải thoát (moksha).  Thí dụ, trường phái tư tưởng Tỳ Bà Sa tin tưởng rằng khi chúng ta đạt được sự ngừng dứt chân thật, diệt tận định hay giải thoát, không còn thức nữa, không còn những tập hợp uẩn tâm lý, hay skhandha, và không còn hiện hữu nữa.  Tuy nhiên, như Long Thọ nói, "Nếu trường hợp là thế ấy, vậy thì không có chúng sanh đạt đến điều ấy".  Do vậy, chúng ta không thể nói rằng có một chúng sanh đạt đến niết bàn, bởi vì khi niết bàn xảy ra, không còn chúng sanh nữa; nếu có chúng sanh, không thể có niết bàn.  Bản chất của tâm thức là thanh tịnh, nên không có lý do gì để ngừng lại hay chấm dứt nó.  Trong triết lý Trung Quán và Duy Thức, niết bàn một cách chắc chắn tồn tại, nhưng chúng sanh với tự  tánh cũng tồn tại.  Ngay cả trong trường hợp Quả Phật, một vị Phật với đặc tính cá nhân tồn tại.  Đối với tôi, giải thoát là sự ngừng dứt hoàn toàn về tâm hay thức, sự ngừng dứt của cái "tôi".  Tôi sẽ thích luân hồi hơn so với niết bàn bởi vì trong cõi luân hồi có đời sống và kinh nghiệm.  Tôi nghĩ điều này tốt hơn là duy chỉ không có gì.

Người ta có ấn tượng về sự ngừng dứt  hay niết bàn, là không có gì, và rằng tất cả mọi cảm giác, tâm thức, và mọi thứ hòa tan trong tánh không.  Không có gì còn lại.  Thế đó là sai.  Một cách thật sự, niết bàn là một thể trạng hoàn toàn thanh tịnh của tâm thức chính mình. Đấy là bản chất cứu kính của tâm thức đã được tiêu trừ tất cả những cảm xúc phiền não.

Trách nhiệm của chúng ta là cảm nhận "Vâng, có một phương pháp và điều gì đấy đáng để đạt đến".  Cho nên chúng ta phải cố gắng để khảo sát bản chất của khổ đau, và trên vấn đề chúng ta chán chường với khổ đau như thế nào cho nên chúng ta phải phát triển cảm giác viễn ly với khổ đau, xa rời khổ đau nhằm để đạt đến niết bàn, với sự giải thoát thường trực.  Nếu chúng ta chỉ nghĩ về hai sự thật đầu của Bốn Sự Thật Cao Quý mà không  nghĩ một cách thích đáng về hai sự thật tiếp theo, nó sẽ không phục vụ cho mục tiêu giải thoát.  Đôi khi người ta có thể không khoan dung  về sự thụ động, không hoạt động, và bi quan của hành giả nếu người ấy chỉ nghĩ về hai sự thật đầu là khổ đế và tập đế.  Vì vậy, hãy cố gắng cân bằng và cố gắng để thấu hiểu hai sự thật tiêu cực cũng như hai sự thật tích cực, diệt đế và đạo đế.  Rồi thì chúng ta sẽ có một đường hướng hay mục tiêu rõ ràng, và một sự thấu hiểu rõ hơn và thực chứng về bản chất của chúng.  Tự động, chúng ta sẽ cảm thấy chán nản với những tư tưởng tiêu cực và điều ấy là rất quan trọng.  Một cách thực tế, kẻ thù thật sự của chúng ta - kẻ gây rối hay tàn phá hạnh phúc của chúng ta - là ở bên trong chính chúng ta.  Thí dụ, giận dữ, thù hận, luyến ái và tham lam cực độ là những kẻ tàn phá niềm hòa bình nội tại của chúng ta, trái lại kẻ thù ngoại tại, bất kẻ là mạnh mẽ thế nào, đơn giản là không thể tàn phá niềm hòa bình nội tại.  Nếu ngươi nào tĩnh lặng và hòa bình tinh thần, thì không hề gì ngay cả nếu người ấy bị bao vây bởi những kẻ thù địch bởi vì người ấy sẽ cảm thấy rất ít quấy nhiễu.  Trái lại, nếu chúng ta tinh thần không vui vẻ, bất ổn hay xáo trộn, ngay cả nếu chung quanh chúng ta là những người bạn thân hay tiện nghi bậc nhất, chúng ta cũng không cảm thấy hòa bình và hạnh phúc.  Do vậy, hòa bình nội tại và cội nguồn của nó là sự ngừng dứt chắc chắn hay kết quả của sự tĩnh lặng và ổn định của tâm thức.  Vì thế, nguyên nhân chắc chắn và cứu kính của sự tĩnh lặng và hạnh phúc tinh thần không thể là bất cứ nhân tố ngoại tại nào cả.

Nguồn gốc căn bản của sự hòa bình tinh thần có thể bị hủy diệt bởi sự giận dữ và những cảm xúc tiêu cực của chúng ta.  Một người thông tuệ sẽ không cho phép giận dữ hay thù hận tự biểu hiện bởi vì không ai muốn khốn đốn hay khổ đau.  Nếu chúng ta muốn đạt được hạnh  phúc, chúng ta phải chăm sóc đến nguồn gốc căn bản của hạnh phúc.  Chúng ta phải thực tập từ ái, bi mẫn, ân cần, và cố gắng giảm thiểu giận dữ.  Những thứ này không phải thuộc tôn giáo nhưng chúng liên quan đến hạnh phúc hàng ngày của chúng ta.

Ở trình độ thông thường, khi những tư tưởng tiêu cực của giận dữ và luyến ái sinh khởi, thì chúng xuất hiện tác động và hữu ích.  Thí dụ, khi chúng ta đối diện một rắc rối, mất mát hay thất bại, sự giận dữ đến như một kẻ bảo vệ hay hổ trợ.  Giận dữ nói với chúng ta đừng sợ và cho phép nó tự biểu lộ.  Một người giận dữ hầu như điên khùng và sử dụng những ngôn ngữ cay nghiệt hay thỏa thích trong những hành động tổn hại thân thể, v.v…  Trong một cách, giận dữ cho chúng ta sự gan dạ liều lĩnh hay sức mạnh.  Tương tự thế, khi luyến ái sinh khởi, nó đến như một người bạn thân nhất và gần gũi nhất.  Do vậy, ngoại trừ chúng ta phân tích một cách thật chân thành và nghiêm túc, không thì thật khó khăn để nhận ra những tư tưởng tiêu cực và phẩm chất sai lầm tiêu cực của chúng.

Khi giận dữ khống chế tâm thức chúng ta, đôi khi chúng ta sử dụng những ngôn ngữ cay nghiệt và khó chịu.  Nhưng khi cơn giận hạ xuống, chúng ta cảm thấy ngượng ngùng rút lại lời nói và chúng ta tránh gặp gở người mà chúng ta đã có những sự bất hòa.  Điều này cho thấy rằng một cách căn bản chúng ta không muốn sử dụng những lời không đẹp, nhưng sự giận dữ vào lúc ấy đã làm chúng ta mất sự kiểm soát.  Do vậy, giận dữ là kẻ thù, không hữu ích và không đáng tin cậy.  Trong một số trường hợp khác, chúng ta cần một biện pháp mạnh mẽ chống lại giận dữ.  Khi điều gì đó xảy ra, hãy phân tích và khảo sát hoàn cảnh từ đầu đến cuối.  Nếu nó cần một biện pháp hiệu quả, hãy thực hiện mà không có sự giận dữ, như vậy bất cứ hành vi nào bị thúc đẩy bởi giận dữ sẽ bị vô hiệu hóa.  Cũng thế, trong nhiều trường hợp, những quyết định được tiếp nhận dưới ảnh hưởng của giận dữ thường được thấy là sai lầm.  Thù hận và giận dữ làm cho chúng ta ăn không ngon và ngủ không yên, và chúng ta khổ não về tinh thần.  Kẻ thù thật sự cảm thấy vui mừng khi thấy chúng ta bị căng thẳng.  Trái lại, nếu chúng ta vẫn tĩnh lặng và tình cảm rất vui vẻ, kẻ thù không thấy hài lòng chút nào.  Xa hơn thế, giận dữ thật sự phá hoại sự phán xét của chúng ta, có thể nhận thấy rõ qua những hậu quả ngắn hạn hay lâu dài.  Có một kẻ thù là hữu ích bởi vì nó cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nại và bao dung.  Sự thực tập này là cần thiết cao độ cho việc phát triển một lòng bi mẫn và từ ái chân thành.

Chúng ta không thể học hỏi sự kiên nhẫn và bao dung từ một vị đạo sư hay một người bạn.  Chúng chỉ có thể được thực hành khi chúng ta chạm trán với người nào đó tạo nên kinh nghiệm khó chịu.  Theo Tịch Thiên, những kẻ thù thật là tốt cho chúng ta khi chúng ta có thể học hỏi rất nhiều ở họ và xây dựng một sức mạnh nội tại.  Sự thực tập về lòng từ ái và bi mẫn không chỉ là sự tu tập tôn giáo hay một vấn để thánh thiện, mà là một vấn đề của sự tồn tại.  Trong dạng thức của loài người, tôi nghĩ nền kinh tế đang đối diện với cuộc khủng hoảng toàn cầu, và dĩ nhiên, có một câu hỏi cho hòa bình thế giới.  Trong mọi lãnh vực, nhân tố quan trọng là bi mẫn và một trái tim tốt lành.  Ở đây, chúng ta phải phân biệt giữa yêu thương và bi mẫn.  Thông thường người ta không nhẫn nại trong tình thương, khi tình thương bị trộn lẫn hay bị ô nhiễm với dính mắc.  Biểu hiện của sự ô nhiễm như vậy là tình thương của chúng ta bị lệ thuộc trên vấn đề người kia đáp ứng với chúng ta như thế nào.  Thí dụ, nếu ai đấy thật gần gũi với chúng ta , và điều gì đấy không vừa ý nảy sinh, thái độ của chúng ta thay đổi ngay lập tức và tình thương biến mất.  Tuy nhiên, có một loại tình thương khác là chân thành, nơi mà chúng ta nhận ra người kia là một người giống như chính chúng ta cũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, và người có mọi quyền chính đáng để vượt thắng khổ đau và đạt đến hạnh phúc.  Trên căn bản ấy, một tình thương chân thành, là lòng từ ái và ân cần được phát triển và được duy trì trong quan hệ như vậy.

Khi chúng ta nói về tầm quan trọng của tình thương và lòng ân cần, chúng ta liên hệ đến tình thương chân thành, lòng từ ái, chứ không phải tình thương và ân cần bị ảnh hưởng sâu đậm bởi si mê. Đôi khi người ta nói rằng khi giận dữ sinh khởi, tốt hơn là biểu lộ nó hơn là che dấu hay đè nén chúng.  Dĩ nhiên, có những trình độ khác nhau của sân hận.  Điều trước nhất và quan trọng nhất là nhận ra tính tiêu cực của giận dữ và thù hận.  Một khi chúng ta tin chắc về điều ấy, tự nhiên chúng ta cố gắng để tự tạo khoảng cách với giận dữ và thù hận.  Tuy thế nếu sự giận dữ mãnh liệt sinh khởi, và khó khân để đè nén, duy hãy cố gắng quên đối tượng của giận dữ.  Thí dụ, chính sự thực tập và kinh nghiệm của tôi.  Tôi đến từ vùng Amdo[4], vùng Đông Bắc của Tây Tạng.  Người dân vùng ấy thường được xem như rất dễ nóng giận.  Khi tôi còn trẻ, thậm chí tôi cũng có thói xấu ấy.  Khi thời gian trôi qua, tôi đã thực tập những thứ này để chinh phục tâm thức tôi.  Sự giận dữ của tôi đã giảm thiểu một cách đáng kể.  Trong những trường hợp nào đó, sự giận dữ hay phát cáu cũng phát sinh nhưng chúng biến đi một cách nhanh chóng. Và tôi thật là khó mà có bất cứ cảm nhận thù hận nào.

Vậy thì, chính là qua việc thực tập mà chúng ta có thể sự phát triển nội tại của chúng ta.  Có một khả năng cho việc thay đổi.  Nhằm để thay đổi, trước nhất chúng ta phải tự thay đổi chính mình.  Nếu chúng ta không thay đổi, không điều gì có thể đổi thay, và việc mong đợi những thứ khác thay đổi là hoàn toàn không thực tế.  Tâm thức con người luôn luôn thay đổi; và nếu chúng ta thực hiện một nổ lực nào đó trong một đường hướng đúng đắn, một cách căn bản những thay đổi tinh thần sẽ xảy ra và chúng ta có thể đón nhận một niềm hòa bình và hạnh phúc vô biên mà không có bất cứ sự đau đớn hay tổn phí nào cả.  Hòa bình và hạnh phúc phải được phát triển bên trong chính chúng ta.  Như Đức Phật nói, "Ta là thầy của chính ta.  Tương lai của ta hoàn toàn lệ thuộc trên chính ta.  Không ai khác có thể săn sóc tương lai của ta và hiện tại nằm trên vai chính ta."

HỎICó thể hoàn toàn tự do khỏi sự hiện diện của tự ngã tiêu cực hay không hay đấy chỉ là một thần thoại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.

HỎINếu tẩy trừ thân và tâm, sự tỉnh thức tĩnh lặng xuất hiện.  Sự tỉnh thức này giống nhau ở tất cả mọi chúng sanh.  Đây là bản chất của việc thực chứng tự tánh.  Xin hãy bình luận thêm.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tổng quát, sự tương tục của tâm duy trì, do thế, không thể loại bỏ tâm và thân và để đạt đến tự tánh.  Như tôi đã đề cập trước đây, theo Giáo huấn Đại Thừa, thậm chí ở giai tầng Giác Ngộ, tuệ trí cũng được biểu hiện trong tự ngã cá nhân.

HỎI:  Xin hãy giải thích tánh không của những hiện tượng cứu kính như chết và nghiệp.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi chúng ta nói về tánh không, bất chấp bất cứ hiện tượng nào, tánh không có nghĩa là việc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của hiện tượng đặc thù đó.  Hành động (nghiệp) và chết cũng là những hiện tượng, nhưng không phải là chân lý cứu kính.  Bản chất cứu kính của chúng là tánh không.  Thật quan trọng để biết về chết và nghiệp.  Nghiệp là hành động với động cơ, và một tinh thần nào đó cũng như hành động thân thể liên hệ.

Một hành động bắt buộc phải có một kết quả.  Trong Đạo Phật, nghiệp cũng có nghĩa là hành động, nhưng ở đây chúng ta có những hậu quả ngắn hạn và dài hạn.  Thí dụ, chúng ta có thể nói rằng có một động cơ tiêu cực nào đó phía sau một hành động giận dữ.  Với động cơ ấy sẽ đi đến một loại hành vi thân thể thô tháo nào đó và hành vi tinh thần tiêu cực tạo nên một loại không khí tiêu cực và khó chịu.  Đây là một hậu quả ngắn  hạn, và trong thời khắc ấy hành vi để lại dấu ấn trong tâm thức.  Dấu ấn này để lại trên cái "tôi" và được mang theo bởi sự tương tục của tâm thức, hay cái "tôi", và chúng ta bắt đầu trải nghiệm những tác động khi và khi dấu ấn, dấu vết, hay hạt giống ấy đối diện với những điều kiện ngoại tại.

Khi chúng ta nói về chết, nó liên hệ đến sự hòa tan của tâm vi tế.  Một sự giải thích vi tế hơn có thể tìm thấy trong tám giai tầng của định an chỉ.  Đây thật sự là một chủ đề đặc biệt mà chúng ta nên học tập.

HỎISân hận là sự thật.  Nó phải cùng tồn tại với hạnh phúc; thế thì tại sao chúng ta phải kiểm soát nó?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Nếu bạn hỏi các bác sĩ, họ sẽ nói với bạn rằng chúng ta có thể hành động mà không cần đến giận dữ trong đời sống chúng ta.  Bạn sẽ cảm nhận sung sướng hơn và hạnh phúc hơn nếu bạn cố gắng để giảm thiểu tối đa sân hận.  Do vậy, câu hỏi giá trị thật sự là có thể giảm thiểu được sân hận hay không?

HỎITôi không hiểu tại sao chấp trước làm chúng ta đau khổ bởi vì tôi mạnh mẽ lên nhờ chấp trước, đặc biệt khi tôi bị quấy rầy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Chấp trước như một nguyên nhân của khổ não liên hệ đến đặc trưng thứ ba của khổ não:  khổ não cùng khắp (hành khổ).  Sân hận nối kết trực tiếp với nó khi sân hận đưa chúng ta đến đặc trưng thứ nhất của khổ não (khổ khổ), trái lại chấp trước đưa chúng ta đến đặc trưng khổ não thứ hai và thứ ba (hoại khổ và hành khổ).  Thân thể này của chúng ta tồn tại được do bởi chấp trước.  Nên bạn thấy, qua chấp trước và sân hận, những loại khổ não khác nhau hiện hữu; vì vậy chấp trước thật sự là căn bản của sân hận.

HỎIXin giải thích một kỷ năng giản dị để giảm thiểu sân hận.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một sự thẩm tra phân tích hơn về khuyết điểm thật sự của sân hận sẽ rất hữu ích.  Sân hận phá hoại sự hòa bình của tâm thức và tạo nên những rắc rối xa hơn.  Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giới, chúng ta có thể thấy tất cả sự tàn phá, khốn khổ của nhân loại và khổ não chính yếu được tạo nên bởi thù hận và giận dữ.  Những câu chuyện vinh quang về tốt lành liên hệ chung quanh lòng vị tha.  Do vậy, chúng ta sẽ nhận ra rằng sân hận thật sự vô giá trị.  Nếu ai đấy chấp nhận lý thuyết tái sanh và nghiệp báo (nhân quả), những phương pháp khác có thể được sử dụng để giảm thiểu sân hận.  Những rắc rối gia đình hầu hết bị tạo ra bởi sân hận.  Vì thế, chúng ta có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác.

HỎIKhi môi trường bị ô nhiễm, có thể phát sinh một thể trạng thanh tịnh của tâm thức không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có một mối quan hệ chắc chắn giữa môi trường ngoại tại và tâm thức.  Do vì ô nhiễm, não bộ không thể hiện chức năng một cách tốt đẹp; có một loại u tối, chậm lụt.  Nhưng không thể có một tâm thức thanh tịnh lại chứa đựng một  môi trường ô nhiễm.

HỎI: Tánh không là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tánh không là tánh không; câu trả lời không dễ dàng.  Chúng ta phải đi vào chi tiết và chiều sâu hơn.  Nó cần hàng tháng và hàng năm trước khi chúng ta đi đến một sự thấu hiểu về nó.

Constitution Club Lawns, 1988

Nguyên tác: The Two Truths trích từ quyển Live in a Better Way
Ẩn Tâm Lộ ngày 30/9/2012 10:44:42 AM

 




[1] Bốn Chân Lý Cao Quý- Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển dịch
[2] BỐN PHÁP ẤN CỦA ĐẠO PHẬT - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển dịch
[3] Vaibhasika, Sautrantika, Cittamatra, và Madhyamika
[4] Nay là vùng Thanh Hải, một tỉnh Tây Bắc của Trung Hoa.