Sunday, July 20, 2014

CON ĐƯỜNG THỰC HÀNH TÂM LINH






Bốn năm đã trôi qua từ khi chúng ta gặp lần cuối trong tòa nhà này.  Bốn năm có nghĩa là 1,460 ngày.  Ngày và đêm đến và đi không ngừng nghĩ không cần quan tâm chúng ta có sử dụng chúng một cách thích đáng hay không.  Chúng không bao giờ chờ đợi cho điều gì đấy tốt lành.   Không chỉ ngày và đêm mà hơi thở của chúng ta cũng thế, là một tiến trình diễn biến liên tục.  Trong thực tế, bản chất thay đổi không ngừng là sản phẩm của nguyên nhân của sự tồn tại của nó - hơi thở; và tiến trình thay đổi năng động này mà chúng ta thấy xuyên ngang qua hình ảnh của thực tại là sản phẩm của chính nguyên nhân của tạo hóa.

Cấu trúc của thân chúng ta hay những hạt thân thể cũng luôn luôn thay đổi, nhưng một cách căn bản chúng sinh chúng ta là giống nhau hoàn toàn, có cùng tâm thức giống nhau và khao khát giống nhau.  Chúng ta muốn hạnh phúc hơn, và muốn vượt thắng khổ đau.  Không có sự khác nhau giữa con người hay thú vật hay côn trùng về khao khát cho hạnh phúc và khao khát để vượt thắng khổ đau được quan tâm đến.  Tuy thế, sự khác nhau là, do bởi trí thông minh của con người và trí nhớ của con người, chúng ta có thể thẩm tra tiến trình của khổ đau từ một nhận thức rộng rãi hơn.  Triết lý hay tôn giáo đã đi đến hiện hữu trên căn bản ấy.

Bởi vì chúng ta có thân và tâm, chúng ta trải nghiệm đau khổ và khoái lạc.  Khổ đau và khoái lạc cũng lệ thuộc một phần lớn trên thái độ tinh thần của chúng ta.  Trong một sự thẩm tra gần gũi, chúng ta thấy rằng đau khổ và khoái lạc thân thể có thể bị chinh phục bởi những điều kiện tinh thần.  Ngay cả tình trạng có thể liên hệ đến những hoàn cảnh gian khổ, khó khăn hay ngay cả đau đớn, nếu thể trạng tinh thần của chúng ta tĩnh lặng hay nếu chúng ta có một sự thấu hiểu thích đáng hay chính kiến, khó khăn thân thể có thể hữu dụng.  Trong những trường hợp như vậy, mặc dù chúng ta cảm thấy đau đớn, thái độ tinh thần cua chúng ta có thể làm cho chúng ta cảm thấy vui sướng hay hoàn toàn thoải mái.  Vì vậy, chúng ta có thể vượt thắng khổ sở và đau đớn với năng lực của một tâm thức và thái độ đúng đắn.

Trái lại, nếu thể trạng tinh thần đang khổ đau, thế thì sự thoải mái thân thể không thể được chinh phục.  Do thế, thể trạng tinh thần là siêu việt.  Mọi người có thể rèn luyện tâm thức - sự chuyển hóa tâm thức có thể thay đổi thái độ của chúng ta, và làm rộng rải quan điểm hay nhận thức của chúng ta.

Có hai trình độ của tâm linh: một là tâm linh không có tín ngưỡng, và thứ kia với niềm tin tôn giáo.  Tôi cảm thấy rằng đặc trưng đầu tiên là rất quan trọng, bởi vì hầu hết mọi người, ngay cả nhưng ai được sinh ra trong một tôn giáo này hay tôn giáo khác, không để sự lưu ý đến niềm tin tôn giáo trong đời sống hàng ngày của họ.  Người ta quan tâm nhiều hơn về tiền bạc hay những thoải mái vật chất.  Trong ý nghĩa ấy, đại đa số mọi người trong thế giới hiện nay là những kẻ không tín ngưỡng.

Một trong những vấn nạn mà chúng ta đối diện ngày nay là những thứ nhân tạo hay các sản phẩm được con người tự tạo ra một cách chính yếu; và trong ý nghĩa ấy dường như là điều gì đấy thiếu vắng trong cung cách suy nghĩ hay nhận thức của chúng ta.   Như một kết quả, không có bất cứ xu hướng nào mà qua việc thiếu cái nhìn xa và một sự bất cẩn nào đấy, chúng ta cho phép những vấn đề nào đó leo thang mức độ vào trong các rắc rối tạo nên những hậu quả kinh khủng.  Do vậy, một loại tâm linh đặc biệt nào đấy không có niểm tin tôn giáo đặc thù là cả quan trọng lẫn thích đáng.  Thật là sai lầm để nghĩ rằng những quan niệm về từ ái, bi mẫn và tha thứ chỉ đơn thuần là những chủ đề của tôn giáo.  Một sự thấu hiểu hẹp hòi đã làm cho chúng ta nghĩ rằng những vấn đề đạo đức này không thể được thực tập trong niềm tin tôn giáo.

Dĩ nhiên, những vấn đề này bao trùm trong tất cả mọi tôn giáo quan trọng.  Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ một cách sâu xa, niềm tin tôn giáo và các khái niệm về từ ái, bi mẫn, tử tế và tha thứ là khác biệt một cách căn bản.  Theo Đạo Phật, khi một đứa trẻ ra đời, chúng không có niềm tin ý thức hệ hay tôn giáo.  Trong một cách, chúng ta có thể nói rằng vào lúc ấy, đứa trẻ tự do khỏi bất cứ niềm tin ý thức hệ hay tôn giáo.  Nhưng trong thời gian ấy, nhận thức của đứa trẻ và nhu cầu về tình cảm con người là rất mạnh.  Không có tình cảm của cha mẹ, đứa trẻ không thể sống còn.  Tuy thế, đứa trẻ có thể tồn tại mà không cần niềm tin tôn giáo.  Trong trường hợp của thú vật, rõ ràng không có tôn giáo, niềm tin hay hiến pháp, nhưng chúng cũng biết săn sóc con cái của chúng như thế nào.  Chúng chăm sóc, và chúng cũng có một ý thức vị tha.  Thú vật có khả năng để phát triển lòng vị tha giới hạn, nhưng không giống như con người, chúng không thể phát triển lòng vị tha vô hạn.  Thí dụ, một con thú có thể liếm những vết thương của một con thú khác và cố để giúp nó.  Thú vật có trí thông minh giới hạn và cũng có trí nhớ giới hạn, mà nếu so sánh với con người thì quá nghèo nàn.  Tuy thế, chúng thật sự có trí nhớ.  Những loại thú khác nhau có những mức độ thông minh và một số có trí thông minh để phán đoán và xử lý một tình thế thật tài tình.  Mặc dù chim chóc và thú vật có một loại thông minh nào đấy, nhưng con người có trí thông minh sâu xa hơn và một khả năng rộng lớn hơn để phát triển lòng vị tha vô hạn và một trí nhớ đầy năng lực.  Do vậy, trí thông minh và khả năng của con người để phát triển lòng vị tha là đặc biệt đối với con người.

Đời sống là một tiến trình tiếp diễn và thay đổi liên tục.  Thời gian trôi qua và không có điều gì duy trì giống như vậy mãi mãi.  Do thế, chúng ta nên có một sự tỉnh thức rõ ràng về việc sử dụng thời gian một cách thích đáng và có tích cách xây dựng như thế nào.  Nhằm để thực hiện đời sống đầy đủ ý nghĩa và có chủ tâm, sự thông minh kỳ diệu và khả năng đặc biệt của chúng ta nên được bàn đến một các đầy đủ nhất.  Là một người không tín ngưỡng và duy trì như thế thì được thôi, nhưng chúng ta nên là một người với trái tim nồng ấm và không sử dụng trí thông minh của mình một cách tàn hại.  Sự thông minh của chúng ta chắc chắn không dành cho sự tàn phá.  Nếu chúng ta tạo ra sự đau đớn cho kẻ khác, một cách căn bản chúng ta sẽ khổ đau - đó là luận lý đơn thuần, hay logic duy nhất.  Nếu chúng ta ban tặng niềm vui cho người khác, cuối cùng chúng ta sẽ nhận được sự toại nguyện.  Chúng ta có thể đón nhận phần thưởng vật chất, nhưng chẳng hề gì - một cách tinh thần chúng ta sẽ toại nguyện một cách mênh mang.  Do thế, nhằm để sống một cuộc đời đầy đủ ý nghĩa và hạnh phúc, những đặc trưng vô song của con người về thông minh, khả năng của lòng vị tha hay ý nghĩa của lòng nhân ái nên được sử dụng một cách xây dựng.  Từ ái, bi mẫn và một ý nghĩa tha thứ, tôi tin, là một bộ phận bản chất tự nhiên của con người.  Niềm tin phát triển sau này.  Với niềm tin, chúng ta có thể có một đời sống hạnh phúc, nhưng không có ý nghĩa yêu thương, chí nguyện hay trách nhiệm, chúng ta không thể hạnh phúc hay thành công.

Mọi người cần săn sóc sức khỏe của mình.  Một tâm thức hạnh phúc và tĩnh lặng có một sự ảnh hưởng rất tích cực trên sức khỏe của chúng ta.  Nếu chúng ta liên tục lo lắng hay băn khoăn, chúng ta hủy hoại sức khỏe của chúng ta.  Khoa học y dược hiện đại đang bắt đầu nhận ra sự nổi bật của nhân tố tinh thần là thiết yếu cho sức khỏe.

Cho một gia đình, xã hội, và cộng đồng hạnh phúc, những yếu tố tinh thần nội tại này là những nhân tố quyết định.  Đôi khi tôi nghĩ rằng chúng ta quan tâm quá xa với hành động hay kết quả mà không để ý đến động cơ hay nguyên nhân và điều kiện của hành động hay sự kiện đặc biệt.  Thỉnh thoảng khi những thảm họa xảy ra, mọi người bị sốc, mọi người không vui.  Nhưng người ta không chú ý đủ đến những nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên) của những thảm họa ấy.  Một khi mà nguyên nhân và điều kiện đã phát triển một cách đầy đủ, không có năng lực nào có thể ngăn ngừa thảm họa khỏi xảy ra.  Đó là luật nhân quả.  Tôi nghĩ rằng yếu tố nội tại hay yếu tố tinh thần là rất quan trọng hay liên quan, đặc biệt trong thế giới ngày nay.  Thực tế đã thay đổi - một cách đặc biệt trong thế kỷ này.  Đây là qua kỷ thuật, thông tin, và một sự tỉnh thức sâu xa hơn về thực tế, dân số và những rắc rối do con người tạo nên chẳng hạn như ô nhiễm và những nhân tố khác.  Con người sống ở thủ đô Delhi bây giờ đang trải nghiệm những hậu quả của "việc làm tốt" hay có lẻ là sự cẩu thả của những thập niên trước.

Mặc cho những thay đổi, dường như rằng các nhận thức và thái độ của chúng ta tụt hậu phía sau với thời gian.  Trong thế giới và thực tế ngày nay, sự khác biệt giữa những quốc gia và khoảng cách giữa những lục địa không còn liên quan nhiều nữa.  Cả hành tinh là rất  nhỏ.  Khi chúng ta nhìn vào trái đất từ bên ngoài không gian, hình ảnh chúng ta có là một quả cầu nhỏ bé và điều này, trong thực tế, là thân phận của trái đất.  Thật quan trọng đối với chúng ta để chấp nhận điều này vì thế chúng ta có thể thay đổi cung cách suy nghĩ của chúng ta.

Trong xứ sở này, sự hiện hữu của một người liên hệ một cách gần gũi đến sự tồn tại của những người khác.  Kinh tế, giáo dục và nhiều  lĩnh vực khác là liên hệ hổ tương một cách sâu đậm.  Những khái niệm về "chúng ta" và "họ" không còn thích đáng nữa.   Cả thế giới giống như một bộ phận của thân thể chúng ta.  Thí dụ, hãy lấy cái chân và cái tay của chúng ta.  Nếu có một cơn đau nào ở chân tôi, tay  tôi sẽ đi đến đó và xoa bóp cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng nó.  Tương tự thế, láng giềng của chúng ta có thể có một rắc rối nghiêm trọng nào đấy; nhưng anh ta vẫn là láng giềng của chúng ta và là một bộ phận của cộng đồng chúng ta.  Chúng ta phải phát triển một ý thức của từ bi, quan tâm, và một ý thức liên hệ bởi vì sự tàn phá láng giềng của chúng ta, hay quốc gia lân bang của chúng ta thì thật sự là một sự tàn phá chính chúng ta.  Dưới những hoàn cảnh như thế, chúng ta cần một cái nhìn rộng rãi hơn để nhìn vào nhân loại như một gia đình loài người.  Vâng, có những chủng tộc khác nhau, phong tục khác nhau, tôn giáo khác nhau - nếu chúng ta muốn tìm kiếm những sự khác biệt, luôn luôn có thể tìm ra chúng.  Mặc dù vậy, chúng ta cùng chia sẻ một hành tinh nhỏ, và nếu người khác khổ đau, cuối cùng chúng ta sẽ đau khổ.  Nếu chúng ta hạnh phúc, người ta cũng sẽ lợi lạc.  Nên trong sự quan tâm này, chúng ta cần một ý thức trách nhiệm toàn cầu, một trách nhiệm phổ quát.

Nếu chúng ta nghĩ nhiều hơn về  người khác, thế thì một ý thức về quan tâm sẽ phát triển.  Cách suy nghĩa này mang đến sức mạnh nội tại nhiều hơn.  Quan tâm đến người khác làm chúng ta cảm thấy rằng người khác an bình.  Trái lại, nếu chúng ta chỉ nghĩ về chính mình, nó duy trì một cảm giác về không thỏa đáng trong chính mình.  Nhưng vẫn có cảm giác chúng ta cần hơn nữa, và loại cảm giác này tự động mang đến nghi ngờ, kết quả trong sự băn khoăn và bất  an.  Cùng tâm thức, với cùng những quan tâm về đau đớn và khổ sở, quan tâm chỉ với nổi đau và niềm hạnh phúc của chính mình.  Điều này tạo nên sự trống trải kết quả là sợ hãi và không an toàn.  Nhưng cùng thái độ với quan tâm cho người khác với đau đớn và khổ sở mang đến sức mạnh nội tại.  Lo lắng về chính mình mang đến sợ hãi hơn, nghi ngờ hơn.  Và nghi ngại và ngờ vực luôn luôn đồng hành với một cảm giác của bất an và cô đơn.

Nếu chúng ta vị kỷ, nên vị kỷ một cách thông tuệ.  Nếu chúng ta luôn luôn nghĩ về mình, cuối cùng sẽ mang đến khổ đau hơn.  Vì thế chúng ta nên nghĩ về người khác vì những lợi ích của chúng ta.  Nếu chúng ta phân tích đời sống hàng  ngày của mình và cũng quán chiếu cuộc sống của láng giềng, một cách căn bản chúng ta sẽ phát triển một loại niềm tin vửng chắc nào đấy.  Lòng vị tha vì thế lợi ích cho người khác và cũng mang đến lợi lạc vô biên cho chính chúng ta.

Mỗi con người, cho dù có học vấn hay không, giàu hay nghèo, hay bị biến dạng thân thể đều có khả năng để phát triển một số phẩm chất căn bản nào đó của con người.  Từ lúc sinh ra tất cả chúng ta có khả năng để phát triển những phẩm chất và giá trị tốt đẹp của con người.  Do thế, chúng ta phải làm mọi nổ lực đẻ gia tăng và củng cố chúng với sự vững vàng.  Trái lại, thù hận và quá nhiều nghi ngờ không có giá trị gì, cũng không thể đem đến một kết quả tốt đẹp.  Thù hận và cảm giác bệnh hoạn đối với láng giềng sẽ không làm tổn hại hay làm cho khốn cùng, nhưng thù hận hay cảm giác bệnh hoạn sẽ trực tiếp làm tổn hại niềm an bình trong tâm thức của chính chúng ta.  Thí dụ, nếu chúng ta có vấn đề với láng giềng của chúng ta, và muốn láng giềng của chúng ta khổ đau trong một trạng thái tương tự, đối tượng không thể đạt được hay hoàn thành sự khao khát.  Trái lại, nếu chúng ta có cảm giác tiêu cực đối hàng xóm, cuối cùng nó sẽ tàn phá sự lĩnh hội và tâm thức của chúng ta và làm cho chúng ta cực kỳ bất an.  Con cái, vợ hay chồng người ấy cuối cùng sẽ khổ đau.

Trong kinh nghiệm của tôi, người càng tĩnh lặng thì càng nghĩ đến và thực tập lòng vị tha và những thứ tốt đẹp thánh thiện khác, và càng lợi lạc hơn cho chính người ấy.  Thể trạng tâm linh, những phẩm chất này, rất liên hệ và hữu ích cho một đời sống hạnh phúc và thành công.  Bằng việc quán chiếu theo những dòng này, chúng ta cuối cùng trở nên vững tin rằng sân giận và thù hận là rất tệ hại cho đời sống và sức khỏe chúng ta.  Một thái độ từ bi và một ý thức thương yêu là tốt lành không chỉ cho sự hòa bình của tâm thức chúng ta mà cũng rất tốt đẹp cho sức khỏe chúng ta.  Một khi chúng ta đã phát triển một sự tỉnh thức trong sáng về những khía cạnh tích cực và tiêu cực của những tư tưởng khác biệt này, điều này trong tự nó tác động đến thái độ của chúng ta, mang đến sự chuyển hóa tâm thức của chúng ta.  Đây là một trình độ tâm linh.  Hãy là một người với trái tim nồng ấm, một con người trung thực lương thiện.  Cho dù nó có ý nghĩa gì đi nữa, chính sự hiện hữu của chúng ta là một thực tế.  Thật quan trọng để sử dụng sự tồn tại của chúng ta cho những mục tiêu xây dựng.

Tại trình độ thứ hai, đối với những  người tin tưởng, tôi muốn nói rằng những gì tôi đã nhấn mạnh nhiều  lần trong quá khứ - rằng một khi chúng ta chấp nhận một niềm tin tôn giáo, chúng ta nên thực hành giáo huấn của tôn giáo ấy nhiều nhất mà chúng ta có thể.  Nói cách khác, giáo huấn hay tín ngưỡng ấy phải là một bộ phận trong đời sống của chúng ta.  Nếu chúng ta thực thi giáo lý, rồi thì khi thời gian trôi qua , năm này qua năm khác, một loại chuyển hóa từ từ sẽ xảy ra và chúng ta sẽ đón nhận những lợi lạc thật sự.  Chỉ bằng việc dâng lời cầu nguyện hay trì tụng những mật ngôn nào đó, chúng ta sẽ không tạo nên nhiều ảnh hưởng.  Tập quán của các Phật tử và tín đồ Ấn Giáo là hiến cúng hàng ngày trước những biểu tượng chẳng hạn như thần Ganesh[1], Đức Phật, Bồ tát Tara hay thần Shiva.  Một sự cúng dường bông hoa, trái cây hay hương đèn được thực hiện và tên của vị thần được lập đi lập lại mà không có nhiều thiền quán.  Tương tự thế, chỉ tụng mật ngôn hay cầu nguyện sẽ không có nhiều ảnh hưởng.

Bất hạnh thay, nhiều môn nhân hay tín đồ tiến hành một nghi thức hằng ngày và không có gì hơn.  Như vậy không đủ.  Chúng ta cần đi sâu hơn bên trong tâm hay thức của chúng ta.  Không có điều này, nhận thức của chúng ta, đời sống của chúng ta hay cung cách suy nghĩ của chúng ta không thể thay đổi.

Nếu chúng ta tiếp nhận một tôn giáo, chúng ta thật nghiêm túc và thực hành giáo huấn ấy.  Thế rồi, cuối cùng, sẽ có một sự thay đổi thật sự.  Điều này rất quan trọng.  Thí dụ, hãy lấy cộng đồng Tây Tạng, đại đa số là Phật tử, nhưng thái độ thực hành của họ không đầy đủ qua việc thiếu tỉnh thức hay kiến thức về Phật Pháp.  Nhiều người Ấn Giáo cũng tương tự như vậy.

Nhiều kinh luận đã được chuyển dịch từ nguồn gốc Phạn ngữ sang Tạng ngữ.  Trong những kinh luận Đạo Phật này có những liên hệ và trích dẫn từ nhiều sách vở triết lý không thuộc  truyền thống Phật Giáo cổ xưa của Ấn Độ.  Do vậy, có những sự giải thích thuộc về giải thoát và đạt đến mục tiêu này qua thiền tập, tam muội thiền hay thiền chỉ (samadhi) và liễu biệt thiền hay thiền quán (vipassana).

Trong ba mươi năm qua ở Ấn Độ, tôi đã có nhiều cuộc gặp gở nhiều vị thầy .  Ngoại trừ một ít, tất cả họ dường như nói rằng sau khi một người tiếp nhận một tôn giáo, bước tiếp theo là học hỏi, rồi thì tiếp theo đấy bằng việc áp dụng, mà điều này là quan yếu.  Đối với việc học hỏi, môn nhân không chỉ bao hàm đơn thuần việc trì tụng chân ngôn hay cầu nguyện và giữ việc lần chuỗi.  Những thiền giả lớn hành thiền không có bất cứ xâu tràng hạt nào.  Họ chỉ đơn giản nhìn vào tâm thức họ, phân tích các hiện tượng và tư duy sâu lắng.  Đấy là cung  cách thích đáng.  Ngay cả trong kinh điển đề cập đến tantra du già, hay bổn tôn du già, sự thực tập chính là thiền quán.  Khi mệt mõi, hành giả có thể trì tụng chân ngôn.  Người ta thường trì tụng mà không thực hành bất cứ sự thiền tập nào.  Điều này không chỉ sai sót, mà cũng là không đầy đủ.

Một khi đã tiếp nhận hay công nhận một tôn giáo, chúng ta nên thật chân thành và thật nghiêm túc.  Tuy thế, nếu chúng ta quá nghiêm khắc hay đầu óc hẹp hòi, có hiểm họa trở nên những gì gọi là người theo trào lưu chính thống [cực đoan].   Nếu tôn giáo không được thực hành một cách thích đáng, thế thì có hiểm họa chỉ tin tưởng trong tôn giáo của riêng mình mà thôi và chối bỏ những tôn giáo khác, vì thế trở thành người theo trào lưu cực đoan.

Tôi muốn chia sẻ những quan điểm của tôi về sự hòa hiệp những truyền thống tôn giáo khác nhau.  Tôi là một Phật tử; và đôi khi tôi tự diễn tả chính mình như một Phật tử vững vàng,bởi vì đối với tôi, sự thực tập Đạo Phật là tuyệt nhất, và những giảng giải là rất hợp luận lý.  Tôi thật sự tin tưởng rằng đối với tôi Đạo Phật là tuyệt hảo, nhưng chắc chắn nó không phải tuyệt hảo cho tất cả những người khác.  Những con người với các vị thế tinh thần khác biệt cần những tôn giáo khác nhau.  Một tôn giáo đơn giản là không thể hài lòng tất cả mọi người.  Do vậy, đối với cá nhân, khái niệm về một tôn giáo và một chân lý là rất quan trọng.  Không có điều này, chúng ta không thể khai triển một tín ngưỡng chân thật và theo đuổi nó một cách chân thành.  Với việc quan tâm đến cộng đồng, chúng ta rõ ràng cần khái niệm vài tôn giáo và vài chân lý - chủ  nghĩa đa nguyên.  Điều này là cả cần thiết lẫn thích đáng.  Đây là cách để vượt thắng những mâu thuẩn giữa một vài tôn giáo và một vài chân lý cùng một tôn giáo và một niềm tin.  Vì vậy, tôi tin rằng một người có một tôn giáo và một chân lý trên trình độ cá nhân, và một người có vài tôn giáo và vài chân lý trên trình độ cộng đồng.  Bằng khác đi, thật khó để giải quyết rắc rối này.

Sẽ là một hành động đạo đức giả khi nói rằng tất cả các tôn giáo là giống nhau.  Những tôn giáo khác nhau có những quan điểm và nền tảng khác nhau.  Nhưng không hề gì, khi tất cả tôn giáo đều có mục tiêu hổ trợ trong việc mang đến một thế giới tốt đẹp hơn và những con người hạnh phúc hơn.  Trên trình độ này, tôi nghĩ qua những giảng giải triết lý và phương pháp khác nhau, tất cả các tôn giáo có cùng mục tiêu cũng như khả năng.  Lấy khái niệm của đấng sáng thế và tự sáng tạo làm thí dụ.  Có những khác biệt lớn lao giữa hai thứ, nhưng tôi cảm thấy chúng có cùng ý hướng.  Đối với một số người, khái niệm đấng sáng thế là rất năng lực trong sự thôi thúc việc phát triển kỷ luật tự giác, trở nên một con người tốt với một ý thức của từ ái, tha thứ và hiến dâng đến chân lý tối hậu - Đấng Tạo Hóa hay Thượng Đế.

Khái niệm khác là tự sáng tạo: Nếu chúng ta muốn tốt lành, thế thì phải là trách nhiệm cá nhân.  Không có nổ lực cá nhân chúng ta không thể mong đợi điều gì đấy tốt đẹp sẽ đến.  Tương lai của chúng ta là hoàn toàn lệ thuộc và chính chúng ta: đấy là tự sáng tạo.  Khái  niệm này là rất năng lực trong việc thúc đẩy một cá nhân trở thành một con người lương thiện và tử tế.  Vì vậy chúng ta thấy, hai sự tiếp cận khác biệt nhưng có cùng mục tiêu.

Nhiều người trong chúng ta biết Bốn Chân Lý Cao Quý, giáo huấn nổi tiếng của Đức Phật.  Đây là nền tảng của Phật Pháp.  Kém may mắn thay, nhiều Phật tử tin rằng Đại thừa, Tiểu thừa và Kim Cương thừa là bà thừa xung khắc với nhau.  Điều này không đúng.

Trong những năm ba mươi, bốn mươi, và năm mươi, một số học giả phương Tây đã diễn tả Đạo Phật Tây Tạng như Lạt Ma Giáo, hàm ý rằng Phật Giáo Tây Tạng không phải là Đạo Phật thuần túy - điều này bị đầu độc thế nào đấy.  Phật Giáo Tiểu thừa hay Theravada là nền tảng của Phật Pháp.  Bốn Chân Lý Cao Quý, Ba Mươi Bảy Phương Diện của con đường đến Giác Ngộ , Ba vô lậu học (rèn luyện cao độ về đạo đức, tập trung, và tuệ trí hay tuệ giác - tức là giới, định, tuệ) là cốt lõi nền tảng của giáo lý Tiểu thừa hay Theravada.  Không có những thứ này, làm sao chúng ta thực tập Đại thừa?

Đôi khi, những ai theo truyền thống Đại thừa cảm thấy rằng họ theo chiếc xe lớn và xem thường giáo lý Tiểu thừa.  Tôi nghĩ rằng điều này rất sai lầm.  Trái lại, một số người theo truyền thống Tiểu thừa cảm thấy rằng tư tưởng của trường phái Đại thừa bị nhiễm ô, và không phải là một bộ phận của Đạo Phật chân thật.  Không có giáo lý Đại thừa, thật khó khăn để thấu hiểu niết bàn và giải thoát.  Không có sự thấu hiểu về tính không - khái niệm về sunya - thì rất, rất khó để thấu hiểu khả năng hay khái niệm niết bàn.  Dĩ nhiên, chúng ta có thể nói rằng có niết bàn tuyên bố rằng có niết bàn và chính Ngài đã đạt đến, thì phải có niết bàn.   Loại tín ngưỡng mù quáng này cũng được thôi; nhưng chỉ qua liễu biệt thiền, thiền phân tích, hay thiền quán thường xuyên, và bằng việc thẩm tra chức năng và bản chất tự nhiên của tâm thức, thực tại của các hiện tượng và bản chất của cảm xúc tiêu cực, mà cuối cùng chúng ta mới có thể  phát triển một cảm nhận về giải thoát hay niết bàn.

Không có những giải thích chi tiết của sáu đại sư của Ấn Độ - Long Thọ, Thánh Thiên, hai đại đạo sư của Luận tạng và những vị khác - thật khó khăn để thấu hiểu khái niệm của niết bàn và diệt tận định.  Tất cả những đạo sư này là những bậc thầy của Đại thừa và là những tu sĩ.  Các ngài thực tập giáo huấn Tiểu thừa, áp dụng việc thực hành Luận tạng, tiếp tục là những tỳ kheo gương mẫu và hoằng truyền giáo huấn Đại thừa.

Một số người tin tưởng rằng Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa là một loại
phát triển theo niên đại lịch sử, hay theo thứ tự thời gian; nhưng như một Phật tử, tôi không đồng ý với điều này.  Nếu chúng ta muốn một sự thấu hiểu quy ước về sự tiến hóa của những giáo huấn này, thì có thể khai triển một cách giải thích lịch sử về những 'thừa' khác nhau.

Giáo huấn Đại thừa là một truyền thống diệu kỳ, nhưng không có sự thực tập giáo lý căn bản Tiêu thừa, chúng ta không thể là một Phật tử chân thành.  Vậy thì, chúng ta cần thực tập giáo thuyết Tiểu thừa như một nền tảng và rồi thực tập giáo huấn của Đại thừa Hiển giáo, mệnh danh là, lòng vị tha vô hạn là điều dược phát triển từng bước một qua những kỷ năng nào đấy.  Tương tự thế Kim Cương thừa sử dụng Tiểu thừa như một nền tảng , Đại thừa Hiển giáo như sự bổ sung thứ hai, và Đại thừa Mật giáo hay Kim Cương thừa như thành phần thứ ba.  Đấy là cung cách của một hành giả Kim Cương thừa thật sự.  Không có hai 'thừa' trước, Mật thừa chỉ là cái tên.  Việc sử dụng những trang phục ấn tượng, y áo nghi lễ và những chân ngôn không biểu thị đặc điểm của hành giả Kim Cương thừa thật sự.  Dĩ nhiên, có một số tồn tại ngoại lệ nào đấy, nhưng nói một cách tổng quát, đây là quy tắc căn bản của Phật Pháp.  Và  khi chúng ta liên hệ đến nó, thì rất quan trọng để tuân theo quy tắc căn bản.

Như tôi đã đề cập trước đây, việc liên hệ đến Phật Giáo như Lạt Ma Giáo là sai bởi vì nó không phải được sáng chế bởi những lạt ma Tây Tạng.  Bất cứ khi nào chúng ta đi ngang quan một điểm quan trọng, chúng tôi luôn luôn trích dẫn một đạo sư Ấn Độ đáng tin cậy.  Phương pháp chứng minh xác thực này về một điểm hay một vấn đề đặc thù bằng việc trích dẫn những kinh sách Ấn Độ như một thẩm quyền tối hậu là được chấp nhận một cách rộng rãi, trong vài trường hợp, những quan điểm nào đó bị bác bẻ trên những nền tảng rằng chúng không có căn bản trong bất cứ kinh sách Ấn Độ xác thực nào.

Một đạo sư Tây Tạng đã giải thích luận điển của một trong những đạo sư Ấn Độ, người để cập Tây Tạng như Vùng Đất Tuyết bởi vì màu trắng của những ngọn núi ở đấy.  Tuy nhiên, không có ánh sáng của những đạo sư Ấn Độ, Tây Tạng vẫn tiếp tục tối tăm và mù mịt bất chấp màu trắng của tuyết.  Vì vậy, những đạo sư Ấn Độ vĩ đại này thật sự là người khai mở tâm tư của những người Tây Tạng.

Những luận sư Tây Tạng dường như đã phát triển một truyền thống chú giải những văn bản cổ xưa rất phức tạp để có thể thấu hiểu và học hỏi những luận thư cổ điển Ấn Độ, vì thế bất cứ khi nào một luận thư cổ được luận bàn, có một phương pháp so sánh để đem những điểm đa dạng với nhau tại vấn đề đang bàn thảo và những đàm luận từ những khía cạnh khác nhau để phê bình kịch liệt ngay tại một điểm duy nhất.  Phương pháp của khoa chú giải đa diện trong truyền thống luận giải Tây Tạng là rõ ràng không thể chối cải được.  Tất cả những đạo sư Tây Tạng này đã làm nên một sự cống hiến vĩ đại.  Tuy vậy, căn bản của tất cả những việc làm to tát này được hình thành và làm cho tinh tế hơn bởi những đạo sư Ấn Độ.  Do vậy, quan niệm rằng Đạo Phật Tây Tạng là Lạt Ma Giáo là không đúng.  Phật Giáo Tây Tạng thật sự là những giáo huấn chân thật của Đức Phật chắc chắn được kết tập tại những thời điểm khác nhau cho đến khi chúng đến Tây Tạng như bộ phận thống nhất của kinh luận.  Đạo Phật Tây Tạng do vậy là một hình thức trọn vẹn của Phật Pháp.

Tôi thường diễn tả căn bản của Phật Pháp trong hai câu: Nếu chúng ta có thể, hãy giúp đở người khác, phụng sự người khác.  Nếu chúng ta không thể, tối thiểu hãy kiềm chế không làm tổn hại kẻ khác.  Chủ đề căn bản của giáo lý Theravada là tự giải thoát.  Dĩ nhiên, karuna, hay bi mẫn[2], cũng liên hệ, mặc dù không bắt  buộc.  Khuynh hướng chính là tự giải thoát trong khi phụng sự người khác tối đa mà mình có thể. Căn bản là:  đừng làm tổn hại kẻ khác.  Trong Đại thừa, sự nhấn mạnh trên lòng vị tha hay bồ đề tâm, khát vọng đạt đến Quả Phật nhằm để phụng sự hay giúp đở những chúng sinh khác.  Loại tâm Phật ấy là thông điệp chính hay sự thực tập chính.  Do thế, mahakaruna, đại bi hay lòng bi lớn, là bắt buộc.  Đây là nguyên nhân căn bản của lòng vị tha.  Bất chấp những gì xảy ra đến chúng ta; chúng ta cần giúp đở và phụng sự người khác.

Nhằm để giúp đở người khác hay kiềm chế khỏi làm tổn hại người khác, cần có lý do.  Không có lý do, thì vô nghĩa.  Phải nên có một lý do  tại sao chúng ta cần sự thực tập bất bạo động, và tại sao chúng ta cần phục vụ người khác hay kiềm chế việc làm tổn hại người khác.  Nhân tố căn bản cho việc dấn thân trong một lối sống bất bạo động, tránh làm tổn hại người khác hay dấn thân trong lòng vị tha là việc hiểu rõ hay đánh giá đúng về bản chất tương liên duyên khởi của thực tại.

Giáo huấn Đạo Phật liên hệ đến ba trình độ hay ba ý nghĩa của duyên khởi.  Một là thấu hiểu hiện tượng duyên khởi trong dạng thức  của nguyên nhân và điều kiện; vì vậy phụ thuộc ở đây là trong ý nghĩa của duyên khởi nhân quả.  Thứ hai là lệ thuộc trong dạng thức của khái niệm về những bộ phận và toàn thể, trong ý nghĩa rằng mỗi hiện tượng bao gồm bởi những thành phần cấu thành nên nó.  Và thứ ba là cách mà chúng ta thấu hiểu mối liên hệ và căn bản của sự mệnh danh.

Những đau đớn và vui sướng của chúng ta liên hệ đến chính những nguyên nhân và điều kiện của nó.  Bởi vì chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, chúng ta phải chăm sóc nguyên nhân và điều kiện của nổi đớn đau và vui sướng của chúng ta.  Bằng việc giúp đở người khác, và bằng việc ban cho, chúng ta trải nghiệm niềm vui sướng hơn, là điều cho kết quả trong sự thoải mái hơn.  Nếu chúng ta làm người khác đau đớn, kết quả chúng ta sẽ khổ đau.

Những trải nghiệm hạnh phúc của chúng ta không là kết quả của chỉ một nhân tố, nhưng nó lệ thuộc trên nhiều nhân tố.  Do thế, chúng ta phải quan tâm đến tất cả những nhân tố khác nhau.  Khi chúng ta có một sự thấu hiểu sâu xa hơn về những giáo huấn duyên khởi của Đạo Phật - rằng ngay cả một sự kiện đơn độc cũng có những nguyên nhân và điều kiện đa dạng góp phần đến sự kiện ấy - rồi thì chúng ta thật sự sẽ có một căn bản triết lý căn bản cho nhận thức sinh thái học - quan tâm cho những qui luật thiên nhiên về môi trường.  Khái niệm duyên khởi hay tương liên phụ thuộc giúp để mở rộng quan niệm của chúng ta.  Nó tự động làm cho chúng ta tỉnh thức về tầm quan trọng của những mối liên hệ nhân quả, là điều 
lần lượt mang đến một quan điểm thánh thiện hơn.

Ahimsa, bất bạo động không chỉ là không làm tổn hại người khác, mà nó là một hành vi từ bi.  Duyên khởi là một giáo thuyết rất quan trọng vì nó mở rộng nhận thức của chúng ta.  Chính là trên căn bản diễn giải giáo huấn của Đức Phật về duyên khởi mà nhiều trường phái triết lý khác nhau đã tiến triển ở Ấn Độ.  Một sự thấu hiểu cơ chế lượng tử về vũ trụ vật lý dường như đang chỉ đến một loại quan hệ nào đó giữa người quán sát và đối tượng bị quán sát, và vấn đề những tiến trình tư tưởng của người quán sát dường như làm nên một tác động trên những hiện tượng được quán sát, là điều hơn nữa đã tạo ra tiếng vang của Trung Đạo luận về bản chất thực tại.

Căn cứ trên điều ấy, qua tiến trình phân tích hay thẩm tra triết lý Trung Đạo, chúng ta đi đến một điểm, nơi mà chúng ta có nhu cầu để hiểu rõ giá trị sự không tương đồng giữa hiện tướng và thực tại.  Trung Quán nói về những hiện tượng như là vọng tưởng.  Do thế, theo Trung Luận, tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu và thực tại có thật hay vô tự tính.  Tuy nhiên, có những sự khác biệt giữa những sự diễn dịch và học giả Ấn Độ khác nhau khi người ta cố gắng để thấu hiểu tuệ giác vĩ đại này của Long Thọ.

Long Thọ được thấy bởi truyền thống Tây Tạng như giáo tổ của trường phái Trung Quán.  Thánh Thiên, đệ tử chính của Long Thọ là người kế tục sự truyền thừa giáo huấn của Long Thọ.  Tôn giả Vô Trước được thấy trong truyền thống Tây Tạng như khai tổ của Cittamatra hay trường phái Duy Tâm của triết học Ấn Độ, và Thế Thân là người kế thừa của Vô Trước và người thủ hộ vĩ đại của trường phái Duy Thức trong triết học Ấn Độ.

Những gì gặp nhau giữa hai trường phái lớn này của Đại thừa trong triết học Ấn Độ - Trung Quán và Duy Tâm - đấy là sự tán thành hay nhận thức về tầm quan trọng chủ yếu của kinh điển Đại thừa và  kinh Bát nhã ba la mật đa ("Sự toàn hảo của Tuệ trí') một cách đặc biệt.  Khi những nhà Trung Quán diễn dịch những thành tố và tuyên ngôn trong Ba la mật thừa, nơi Đức Phật được nói đã tuyên bố rằng tất cả các hiện tượng là trống rỗng bản chất tự nhiên hay là không có thực chất bên trong, nó được hiểu trong dạng thức của bản chất lệ thuộc tương liên của thực tại.  Trong một cách, bản chất lệ thuộc tương liên hay duyên sinh về thực chất  được sử dụng như một lý do để hàm ý sự vắng bóng tính tồn tại độc lập này hay vô tự tính.  Nói cách khác, các ngài trình bày những kinh điển ba la mật - giáo lý về tính không - trong dạng thức của sự tương liên phụ thuộc hay duyên khởi.

Theo truyển thống Tây Tạng, Long Thọ được tin là đã hiện diện bốn trăm năm sau Đức Phật, và Tôn giả Vô Trước khoảng chín trăm năm sau khi Đức Phật niết bàn.  Tôn giả Vô Trước được liên hệ trong một số kinh điển như một bậc thân chứng cao độ, và đã đạt đến địa thứ ba, hay bậc bồ tát thứ ba của thập địa (Phát quang địa).  Theo truyền thống Tây Tạng, Tôn giả Vô Trước được tin là người thủ hộ truyền thống Trung Quán của Long Thọ, và lý do cho việc khai diễn dòng truyền thừa Đại thừa Phật Giáo mới của ngài, là trong sự diễn giải của Long Thọ những kinh điển Bát nhã Ba la mật, ngài hiểu rõ rằng có một khả năng cho một số người nào đó bị rơi vào một loại thấu hiểu hư vô của kinh điển Đại thừa.  Do thế, thay vì thừa nhận lời tuyên bố rằng tất cả các hiện tượng là trống rỗng thực chất bên trong, Tôn giả Vô Trước đã khai triển một sự diễn giải mới cho phép những hành giả tiếp cận kinh điển Đại thừa và vẫn chấp nhận giá trị của giáo huấn Đức Phật rằng tất cả mọi hiện tượng là trỗng rỗng thực chất bên trong.  Phương cách sự diễn dịch này là sự vắng bóng thực chất bên trong là được thấu hiểu một cách khác nhau trong những phạm vi khác nhau - trong ý nghĩa rằng tất cả các hiện tượng duyên sinh được nói là trống rỗng thực chất của một tiến trình độc lập trong việc phát sinh, và tất cả các hiện tượng được quy cho và được thành lập một cách hoàn toàn được nói là trống rỗng thực chất nội tại.  Vấn đề đấy là Tôn giả Vô Trước đã khai triển một sự diễn giải về kinh điển Đại thừa là khác biệt với sự thấu hiểu của Long Thọ về vấn đề ấy.

Tôn giả Vô Trước đã diễn giải lời tuyên bố của Đức Phật rằng tất cả các hiện tượng (vạn pháp) là trống rỗng bản chất nội tại trong dạng thức của những gì được biết như thuyết ba bản chất - rằng tất cả các hiện tượng sở hữu ba bản chất (tam tự tính): bản chất tương thuộc (biến kế chấp), bản chất quy nạp (y tha khởi), và bản chất trọn vẹn (viên thành thật).  Ngài đã giải thích ba bản chất này như có những ý nghĩa trống rỗng thực chất nội tại.  Tôn giả không chỉ khai triển phương pháp mới này để thấu hiểu kinh điển Đại thừa, mà cũng đặt nền tảng sự diễn giải của ngài trong những lời của Đức Phật.  Thí dụ, trong kinh điển Đại thừa được biết như kinh Giải thâm mật, bản kinh làm sáng tỏ tư tưởng của Đức Phật được sử dụng như một tài liệu chính để chứng minh tính xác thật và giá trị sự diễn giải của Tôn giả Vô Trước về kinh điển Đại thừa.

Trong thuyết ba bản chất này, thứ hai là bản chất quy nạp, và sự vắng bóng của thực chất nội tại được hiểu trong dạng thức của bản chất quy nạp trỗng rỗng bất cứ đặc trưng  tự xác định nào.  Bản chất quy nạp có thể được nói một cách tổng quát như hiện hữu hai loại.  Có thể có những loại quy nạp nào đó, và có những loại quy nạp có thể là một hình thức những tên gọi nhưng có chứa đựng một thực tại nào đó.

Bản chất thứ nhất là bản chất tương thuộc; và chính ý tưởng của nó khuyến nghị rằng các hiện tượng hay sự kiện hình thành sự hiện hữu như một kết quả từ những năng lực của các nhân tố khác.  Do vậy, bản chất tương thuộc này không phải là sự sản sinh độc lập.  Sự diễn giải của Tôn giả Vô Trước đề xuất rằng chính hiện tượng quy nạp thiếu những đặc trưng tự xác định; nhưng bản chất tương thuộc và bản chất trọn vẹn thật sự sở hữu một mức độ nào đó của những đặc trưng tự xác định hay bản chất nội tại.  Sự diễn giải này của những kinh điển Bát nhã ba la mật đa, được minh họa bởi Duy Thức tông, đưa hành giả hay tư tưởng gia đến những chiều sâu thẩm trong sự phân tích của họ trong một sự thấu hiểu bản chất của thực tại và tại một điểm nào đó của con người bắt đầu đánh mất tính cụ thể của thế giới ngoại tại.  Do thế, Duy Thức học đi đến kết luận rằng thế giới ngoại tại mà chúng ta nhận thức là một vọng tưởng và nó vắng bóng tính cụ thể mà chúng ta hoạt hóa.  Thế nên, thế giới ngoại tại hay thế giới vật chất, cảnh giới vật lý, trong ý nghĩa căn bản, không có gì hơn là sự nối dài tâm thức của chúng ta - một sự phóng chiếu, hoạt hóa hay vọng tưởng - một cách thiết yếu đưa đến vị thế nơi mà tính cụ thể và thực tại của nó bị phủ nhận.  Nó trở nên rất quan trọng cho trường phái ấy thấu hiểu vấn đề nhận thức thế giới ngoại tại sinh khởi như thế nào.  Nếu thế giới ngoại tại mà chúng ta nhận thức chỉ là vọng tưởng, thì chúng ta bắt đầu nhận thức tính cụ thế hay thực tế của thế giới ngoại tại như thế nào?  Ở đây vấn đề trở nên thiết yếu cho trường phái cung ứng một sự giải thích cho tiến trình này, và do thế, trong phạm vi Duy Thức, chúng ta thấy nhiều thảo luận về chức năng và bản chất của tâm thức, một cách đặc biệt trên việc các nhận thức sinh khởi như thế nào.  Có những sự thảo luận về vấn đề nhận thức về thế giới ngoại tại sinh khởi như một kết quả của sự kích hoạt của những dấu vết khác nhau trên một loại thức đặc thù nào đó mà họ đặt tên như "thức nền tảng," hay a lại gia thức.  Vì thế Duy Thức tông không chi thảo luận về sáu loại thức - năm khả năng cảm giác cộng thêm với khả năng tinh thần - mà cũng thảo luận thức nền tảng hay thức nền tảng chứa đựng, a lại gia thức.

Căn cứ trên đấy, thật là quan trọng cho trường phái ấy thấu hiểu tiến trình nhận thức bắt đầu như thế nào và thức căn bản a lai gia là chỗ chứa nhiều dấu vết hay hạt giống đã được tàng trử như một kết quả của những trải nghiệm nhận thức và cảm xúc.  Nó trở nên quan trọng để có một sự giải thích về loại hạt giống gì đã bị lưu lại tàng thức.   Duy thức tông liên hệ đến một loại hạt giống đặc thù mà họ gán cho là dấu vết giống nhau.  Dấu vết này được nghĩ để giải thích những thí dụ liên tục về nhận thức của sự phát sinh thế giới vật chất như thế nào.  Thí dụ, nếu chúng ta nhận thức về một đối tượng xanh dương, nhận thức ấy có thể tiếp tục đến một điểm nào đấy vì thế các thí dụ minh họa của đối tượng xanh dương ấy được nói là đang cho kết quả từ hành động của dấu vết ấy được chứa trong tàng thức.

Duy thức học phân ra những loại dấu vết khác nhau như những dấu vết cấu trúc của ngôn ngữ và thói quen; và chính là trên căn bản này mà họ giải thích tại sao khi chúng ta quán sát một đối tượng xanh dương chúng ta có nhận thức về màu xanh; hay tại sao nhãn hiệu "xanh dương" có một mối quan hệ thực chất bên trong với đối tượng; và loại nhận thức này được nói là sinh khởi như một kết quả của những kinh nghiệm liên tục mà chúng ta đã sử dụng ngôn ngữ màu xanh.  Do thế, những dấu vết ngôn ngữ và cấu trúc thói quen đưa đến kết quả trong loại nhận thức này.

Duy thức học nói về loại dấu vết thứ ba được nói là hình thành bởi thói quen của việc  chấp trước hay bám víu vào điều vì đó cụ thể.  Đấy là bởi vì điều này mà khi chúng ta nhận thức đối tượng màu xanh dương, không chỉ chúng ta nhận thức điều gì đó màu xanh dương mà chúng ta cũng nhận thức mối liên hệ mật thiết giữa nhận thức của chúng ta về màu xanh dương và đối tượng màu xanh dương mà chúng ta thấy.  Chúng ta cảm thấy rằng có điều gì đó thật sự khách quan mà đối tượng màu xanh dương chứng minh việc sử dụng thuật ngữ.  Trong thực tế, ngôn ngữ, và thuật ngữ mà chúng ta sử dụng để diễn tả đối tượng ấy, là trong ý nghĩa thanh thoát nào đấy; đấy là một nhãn hiệu, một biểu tượng.  Nhưng điều này không phải là việc chúng ta cảm nhận thế nào khi chúng ta đối diện với một đối tượng màu xanh dương, chúng ta có một cảm nhận theo bản năng là nó thật sự màu xanh dương và điều gì đó thật sự khách quan nó thúc đẩy chúng ta sử dụng ngôn ngữ màu xanh.  Loại nhận thức sai lầm này được nói là kết quả của những gì mà Duy thức học gọi là những thói quen và những dấu vết hình thành bởi tập quán lâu đời của chúng ta do sự chấp thủ và tính khách quan.

Do vậy, trong thực tế, màu xanh dương ấy  một cách khách quan không có bất cứ lý do hay nền tảng nào cho việc biểu hiện sự liên hệ cho thuật ngữ "xanh dương"; và mối quan hệ này giữa biểu tượng  và hàm ý là ở trong một ý nghĩa tự nhiên nào đó.  Do vậy, Duy Thức gọi mối quan hệ ấy là đơn thuần quy ước.  Trên căn bản này họ cho tranh luận rằng sự quy cho màu xanh ấy cho đối tượng ấy trống vắng thực tại khách quan và bản chất.  Nhưng điều này không nói rằng sự quy cho là không tồn tại.  Sự tin tưởng rằng đối tượng màu xanh là thật sự khách quan và cũng trong ý nghĩa căn bản nào đó là sự liên hệ chân thật với thuật ngữ 'màu xanh' và khái niệm màu xanh đơn thuần là khả năng tưởng tượng.  Chính sự tin tưởng này là sự tập trung then chốt trong lập luận bác bẻ bởi trường phái Duy Thức.  Do vậy, Duy Thức tranh  luận là sự thật rằng chúng ta có nhận thức sai lầm là rất hiển nhiên, bởi vì nếu ai đấy hỏi chúng ta đối tượng màu xanh là thứ nào, chúng ta sẽ chỉ tới một vật thể màu xanh và nói, "Thứ màu xanh là đấy".   Điều này cho thấy rằng trong sự thấu hiểu thông thường của chúng ta về thế giới, chúng ta không đối diện với thế giới giống như thuật ngữ "xanh" hay khái niệm "màu xanh" chỉ là một nhãn hiệu hay biểu tượng; đúng hơn, chúng ta hành động giống như nó có một loại giá trị bản chất bên trong nào đấy, một mối liên hệ căn bản giữa đối tượng và thuật ngữ hay nhãn hiệu.  Phương pháp về sự thấu hiểu này là một ảo giác hay vọng tưởng; và Duy Thức tranh luận rằng sự chấp chặc với loại tin tưởng ấy là gốc rể của sự rối rắm của chúng ta liên hệ đến bản chất của thực tại và tỉnh thức và tuệ giác, rằng đây là một sự sai lầm, và rằng những thuật ngữ và nhãn hiệu này không liên hệ đến đối tượng trong một ý nghĩa khách quan.  Phương pháp thấu hiểu này cấu thành tuệ giác chân thật đối với bản chất cứu kinh của thực tại và chính trong những dạng thức này mà Duy Thức giải thích và thấu hiểu giáo huấn Đại Thừa về tính không.

Do vậy, chúng ta thấy trong kinh điển và luận giải Đại Thừa rằng những triết gia Duy Thức hay Duy Tâm tiếp cận thế giới và phù hợp với thực tại trong những gì được gọi là bốn khảo sát hay bốn hiểu biết hay danh từ chuyên môn là bốn vô ngại giải[3]:

1- Khảo sát về danh xưng hay thuật ngữ, việc tìm kiếm sự liên hệ chân thật - .Hiểu biết tuyệt hảo về ngôn từ (Từ vô ngại giải).
2- Khảo sát về ý nghĩa của các thuật ngữ và khái niệm - Hiểu biết tuyệt hảo về ý nghĩa (Nghĩa vô ngại giải).
3- Khảo sát về bản chất của các  hiện tượng - Hiểu biết tuyệt hảo về Pháp (Pháp vô ngại giải).
4- Khảo sát về những đặc trưng tự tin của các hiện tượng - .Hiểu biết tuyệt hảo về sự tự tin (Biện vô ngại giải).

Đấy là qua thẩm tra khảo sát vào trong bốn chiều kích khác nhau này của các hiện tượng mà Duy Thức Tông đạt đến sự thấu hiểu một quan điểm chân thật, là điều mà họ diễn tả như chỉ có thức hay duy thức - duy tâm mà thôi.

Kết luận, theo kinh điển Đại Thừa, khái niệm tánh không chứa đựng một khí cụ quan trọng nhất - một theo Duy Thức tông và một theo Trung Quán tông.  Hai quan niệm khác biệt này về tánh không được xem như rất rất quan trọng và cũng rất phức tạp.  Toàn bộ giáo huấn Kim Cương Thừa căn cứ trên sự thấu hiểu về giáo thuyết tánh không và thật thiết yếu để có một kinh nghiệm hay thấu hiểu nào đó về nó, hoặc theo Duy Thức hoặc theo Trung Quán tông.  Dĩ nhiên, nếu chúng ta phân tích những quan điểm khác biệt, chúng ta thấy rằng quan điểm Trung Quán được ưa thích hơn.  Không có khái niệm tánh không, thật rất khó khăn, và vô ích, để thực hành bổn tôn du già hay cố gắng để quán tưởng tự mình như một bổn tôn.  Do vậy, để thực hành Kim Cương Thừa, chúng ta phải thực thành tâm bồ đề và có một thấu hiểu nào đó về tánh không.  Trên căn bản sự phối hợp của chúng, bổn tôn rồi thì trở nên vô cùng năng lực và rất hiệu quả.


HỎI & ĐÁP

HỎINiết bàn và sanh tử ở trong cùng một thể trạng là như thế nào?

ĐÁP:  Ở đây, nếu chúng ta phát triển một sự thấu hiểu sâu hơn về giáo huấn về phi thực thể hay vô tự tánh của mọi hiện tượng, thế thì dĩ nhiên, chúng ta sẽ đi đến một sự thấu hiểu rằng không chỉ niết bàn và sanh tử luân hồi, mà là ý tưởng rằng tất cả mọi hiện tượng đều có cùng bản chất như nhau trong ý nghĩa cứu kính.  Tất cả đều phi thực thể; tất cả cùng trống rỗng thực tại căn bản, vô tự tánh.  Do vậy, quan điểm này, dĩ nhiên, như Long Thọ tuyên bố, nếu chúng ta thấu hiểu bản chất chân thật của luân hồi, chúng ta cũng có tuệ giác chân thật trong niết bàn và ngược lại.  Do vậy, chúng ta không được áp đặt sự hiểu biết sai lầm trong lời tuyên bố của Long Thọ, nghĩ rằng trong thực tế Long Thọ có thể đang nói rằng cõi luân hồi sanh tử này - tình trạng bất giác mà chúng ta đang sống - trong  thực tế là cùng giống như niết bàn, thể trạng giác ngộ.

HỎI: Làm sao chúng ta biết là có một linh hồn và con người tái sinh tùy thuộc vào nghiệp báo?

ĐÁP:  Theo quan điểm của Đạo Phật, thuyết tái sanh không được giải thích trong dạng thức của khái niệm nghiệp báo.  Thuyết tái sanh nên được thấu hiểu trên căn bản sự thấu hiểu của chúng ta về bản chất của nhân quả, do vì theo Đạo Phật mỗi sự kiện phải có những nguyên nhân và điều kiện trước.  Do thế, ngay cả một nhận thức đơn độc - hãy nói là, một ý niệm hay tâm thức tức thời - phải có những nguyên nhân và điều kiện; và vì thế qua tiến trình này chúng ta có thể truy tầm sự tương tục không có khởi đầu của tâm thức.  Và một khi chúng ta có thể phát triển loại thấu hiểu ấy về tiến trình nhân quả, thế thì thuyết tái sanh phát triển một cách tự nhiên trên căn bản của sự thấu hiểu về nhân quả.

Bây  giờ, chỗ nào mà nghiệp báo phù hợp trong mối quan hệ đến thuyết tái sanh?  Nó quyết định loại tái sanh mà một cá nhân có thể có.  Nghiệp báo tốt lành đưa đến kết quả của một loại tái sanh thuận lợi, và nghiệp báo xấu ác đưa đến kết quả một sự tái sanh bất lợi.  Dĩ nhiên, chúng ta phải thấu hiểu rằng khi chúng ta đang nói về nghiệp báo là chúng ta đang nói về một trường hợp cá biệt của tiến trình nhân quả, nghiệp báo là một phần của tiến trình ấy.  Khi chúng ta nói về nghiệp báo, chúng ta đang liên hệ không chỉ một sự kiện mà đúng hơn là một sự kiện liên hệ với một tác nhân, một người thực hiện, một hành vi.  Nghiệp là một hành vi được tiến hành bởi một tác nhân, một con người với động cơ, và nó quyết định mục tiêu của tiến trình ấy.

HỎISau khi tranh luận với người nào đó, làm thế nào ngài vượt thắng cảm giác rằng ngài đúng và người kia sai.  Làm thế nào ngài chiến thắng cảm nhận không tốt với người kia khi người ấy đã làm  hại một cách hiểm độc với ngài?

ĐÁP: Đối với phần hai của câu hỏi, tôi đề nghị bạn nên đọc chương Nhẫn Nhục và Bao Dung trong tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên.

Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra rằng khi nói về trau dồi nhẫn nhục và bao dung đối phó với ai đấy làm tổn hại chúng ta một cách vô lý, chúng ta không nói về việc chịu thua đối với những hành động sai lầm đối với chúng ta, cũng không nói về việc tán thành các hành động của người khác.  Thật quan trọng để thấu hiểu rằng nhẫn nhục không có nghĩa đơn thuần là nhượng bộ hay tính dễ bảo; nhẫn nhục là một lập trường cẩn trọng chúng ta làm theo trên căn bản mà chúng ta giải quyết một cách thận trọng không phải trả đủa chống lại sự tổn hại đã bị người khác làm.  Đấy là một tình trạng năng động hơn là một tình trạng nhu mì, và trong một số trường hợp cá biệt, những hành vi nào đó và những việc làm sai trái của người khác có thể đòi hỏi những biện pháp đối phó.  Nhưng những biện pháp này có thể được chấp nhận và thực hiện trên căn bản của nhẫn nhục và bao dung.  Một khi chúng ta bắt đầu nhận ra sự đa dạng của các khái niệm và nhận thức cũng như sự phức tạp của các vấn đề, thế thì không cần thiết phải liên hệ đến lập trường suy nghĩ của chúng ta rằng đấy là chân lý.

Dĩ nhiên, có thể có những trường hợp nơi mà hai bên có những vị thế và quan điểm đối kháng hoàn toàn.  Thí dụ, cuộc tranh luận triết lý giữa trường phái Duy Thức và Trung Quán trong dạng thức diễn giải bản chất tối hậu của các hiện tượng (vạn pháp).  Vấn đề là tất cả mọi hiện tượng là trống rỗng thực chất nội tại hay một số hiện tượng có sở hữu thực chất nội tại.  Dĩ nhiên, ở đây, Duy Thức có một quan điểm và Trung Quán có một quan điểm khác, và trong một ý nghĩa nào đó, hai quan điểm  này là đối kháng hoàn toàn.  Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể nhìn vào cuộc tranh luận từ nhận thức mục tiêu mà hai quan điểm khác biệt phục vụ: vấn đề một quan điểm phục vụ thiên hướng triết lý của những người nào đó, và thứ kia phục vụ thiên hướng triết lý cũng như sự khảo sát hay hiểu biết của những người khác.  Thế thì sự kiện là họ có những mục tiêu khác nhau, và sự đánh giá này về mục tiêu đa dạng, có thể giảm thiểu sự liên hệ với vị thế của chúng ta.

HỎILàm thế nào chúng ta cân bằng việc bảo vệ môi trường với nhu cầu của con người, chẳng hạn như việc tàn phá rừng đã làm ra sự chết chóc của nhiều sinh vật nhưng không làm liên lụy đến sự chết chóc của con người?

ĐÁP:  Xung đột và mâu thuẩn là ở trong một ý nghĩa nào đó đã làm nên loài người chúng ta.  Trên trình độ thực tiển đây là một vấn đề phức tạp.  Ở Ấn Độ, thí dụ thế, tình trạng kinh tế là rất nghèo và rất khó khăn, một cách đặc biệt trong những vùng xa xôi và trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi mà con người tùy thuộc rất nhiều vào rừng rậm cho sinh kế của họ.  Do vậy, ngoại trừ chúng ta chỉ cho họ một sự lựa chọn, thật khó khăn để dừng lại những thứ này.  Chúng ta phải thực hiện một tiến trình trong một quan điểm rộng rãi hơn bởi vì quá nhiều thứ liên hệ hổ tương với nhau.  Thí dụ, kế hoạch  hóa gia đình cũng rất quan trọng, vì thế tôi nghĩ một sự tiếp cận thánh thiện là cần thiết.

HỎITôi muốn biết Đại Thừa và Tiểu Thừa giúp một học nhân như thế nào?

ĐÁP: Đối với một học nhân Đạo Phật, thật cần thiết để học hỏi những giáo huấn này và thi hành chúng từng bước một.  Truyền thống Tây Tạng thực tập một cách rõ ràng điều này như chúng tôi cùng học tập và thi hành giáo huấn.  Mặc dù một số người có thể không thi hành ngay lập tức, nhưng chương trình toàn thể phải được làm ra một cách rõ ràng: điều này thực tập hôm nay, điều này thực tập sau này, và v.v..., vì thế chúng tôi có chương trình hoàn toàn đầy đủ trong tâm.

HỎITrong xã hội của tôi, tôi cho rằng tôi đo lường sự thành công của tôi trong dạng thức vật chất.  Thay vì thế nếu tôi đo lường sự thành công của tôi trong dạng thức của từ bi và hòa bình nội tại, tôi chắc là bị xem như một kẻ ngu ngơ.  Tôi có thể tìm thấy sự kiên nhẫn và tự giác để chiến thắng sự chán nản và nghi ngờ mà vấn đề này tạo ra như thế nào?

ĐÁP: Xã hội thật sự có thói quen phán xét sự thành công của con người trong dạng thức của sự thành công vật chất, nhưng tôi muốn chỉ ra ở đây rằng chỉ bởi vì một nhận thức quy ước như thế hiện hữu, nhưng không có nghĩa là nó có giá trị, bởi vì chúng ta biết từ kinh nghiệm cá nhân của chúng ta rằng tại thời điểm này của lịch sử, chúng ta, những thành viên của thế hệ này, đang bị đau khổ bởi những hậu quả tiêu cực của nhiều thứ được gọi là trí tuệ quy ước của những thế hệ quá khứ.

Mới đây, tôi thật sung sướng tham gia một hội nghị quan trọng ở Hoa Kỳ, tập trung trong việc đối phó và vượt thắng những rắc rối đa dạng của xã hội, một cách đặc biệt là một xã hội giàu có chạm trán với ngày nay.  Những tham dự viên của hội nghị này từ những tổ chức xã hội khác nhau trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội.  Những tham dự viên đồng lòng rằng một trong những nguyên nhân chính yếu của những rắc rối xã hội này là sự thiếu vắng hay lượng từ bi và cảm nhận ân cần không tương xứng trong cộng đồng.  Do vậy, tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng như một kết quả của tất cả những kinh nghiệm và tuệ giác gặt hái được bởi những con người từ những tầng lớp khác nhau của xã hội, sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn trong chúng ta rằng thật là quan yếu để bồi bổ cho một sự đánh giá đúng đắn về những giá trị của nhiều phẩm chất nội tại của con người trong xã hội.

HỎIĐiều gì làm cho Đức Thánh Thiện hạnh phúc nhất?

ĐÁP:

Chú ý không chỉ việc trau dồi kiến thức mà tu dưỡng những phẩm chất của trái tim, vì thế vào lúc kết thúc việc giáo dục, không chỉ chúng ta sẽ trở thành thông thạo, mà chúng ta cũng sẽ là một người nhiệt tình và từ bi.

Nguyên tác: Path for Spiritual Practice trích từ quyển Live in a Better Way
Ẩn Tâm Lộ ngày 5/9/2012





[1] Thần trí tuệ và tiêu trừ chướng ngại, con của thần Shiva và Parvati, hình dáng một vị thần với thân người đầu voi.
[2] Bi năng bạt khổ: lòng bi có khả năng diệt khổ - hay nguyện cho người khác chấm dứt khổ và không còn những nhân khổ.
[3] Phụ giải của Làng Đậu.

No comments:

Post a Comment