Monday, November 10, 2014

NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ VÀ TỰ DO


NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ VÀ TỰ DO
Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ


Năm nay, 2008, đánh dấu kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Thế Giới (1948 – 2008). Tuyên ngôn này xác nhận rằng tất cả loài người có quyền tự do với những mong cầu và tự do đối với sợ hải. Những quyền con người này là toàn diện, tương liên lẫn nhau, và toàn cầu.
Cho dù chúng ta lo âu với sự khổ đau sinh ra trong nghèo túng, với sự bị tước bỏ tự do, với xung đột vũ trang, hay với một thái độ thờ ơ với môi trường thiên nhiên khắp mọi nơi, chúng ta không nên nhìn những sự kiện này trong sự cô lập, mặc dù dư âm của chúng được cảm nhận bởi tất cả chúng ta. Vì thế, chúng ta cần một hành động quốc tế ảnh hưởng để tuyên bố những vấn đề của thế giới từ viễn cảnh một nhân loại duy nhất, và từ một sự thấu hiểu vững vàng của sự liên hệ tự nhiên sâu sắc của thế giới ngày nay.
Từ lúc khai sinh, tất cả nhân loại được phú cho một cách tự nhiên với những phẩm chất mà chúng ta cần cho sự tồn tại, như săn sóc, nuôi dưỡng, và từ bi yêu thương. Tuy thế, mặc dù đã sở hữu những phẩm chất tích cực như thế, chúng ta có khuynh hướng xao lãng nó. Như một kết quả, con người đối diện với những vấn nạn không cần thiết. Những gì chúng ta cần làm hơn nữa để giữ gìn và phát triển những phẩm chất này. Vì thế, khuyến khích những giá trị nhân bản là điều quan trọng chính yếu. Chúng ta cũng cần tập trung phát triển mối quan hệ tốt đẹp của con người, với mục đích là: không để ý tới những sự khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, tín ngưỡng, hay cho dù người ta giàu hay nghèo, học vấn hay không, tất cả chúng ta là người, là những con người. Khi chúng ta đối mặt với những khó khăn, lúc nào cũng vậy chúng ta gặp ai đấy, có thể là một người lạ, người ấy liền lập tức giúp đở chúng ta. Chúng ta tất cả tùy thuộc vào nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, và chúng ta cũng làm như thế không điều kiện. Chúng ta không hỏi người ấy là ai trước khi chúng ta giúp đở. Chúng ta giúp đở bởi vì họ là con người giống như chúng ta.
 
SAN LẤP KHOẢNG CÁCH GIÀU VÀ NGHÈO
Thế giới chúng ta tăng tiến tùy thuộc liên đới, nhưng chúng tôi tự hỏi là chúng ta có thật sự hiểu rằng cộng đồng nhân loại lệ thuộc tương liên của chúng ta phải là từ bi: yêu thương trong sự lựa chọn những mục tiêu của chúng ta, từ bi trong những ý nghĩa hợp tác và trong xu hướng của những mục tiêu này. Năng lực ấn tượng mà những tổ chức kinh tế giành được trong xã hội chúng ta, và những ảnh hưởng khổ đau mà nghèo đói tiếp tục trút xuống, nên làm cho tất cả chúng ta tìm kiếm những ý nghĩa chuyển hóa nền kinh tế của chúng ta đặt cơ sở trên từ bi yêu thương. Hình thức này của từ bi khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chân giá trị và công lý cho tất cả biểu hiện trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Bất cứ khi nào nó xảy ra, nghèo đói là kẻ góp phần quan trọng đến sự không hòa hiệp của xã hội, bệnh tật, khổ đau, và xung đột vũ trang. Nếu chúng ta tiếp tục theo con đường hiện tại, tình trạng có thể trở nên không thể sửa chữa hay bù đắp được. Lổ hổng gia tăng liên tục giữa "kẻ có" và "người không" tạo nên khổ đau cho mọi người. Quan tâm không chỉ cho chúng ta, gia đình chúng ta, cộng đồng của chúng ta, và xứ sở, chúng ta cũng phải nên cảm thấy một trách nhiệm cho những cá nhân, cộng đồng và những người đã làm nên cộng đồng nhân loại như một tổng thể. Chúng ta đòi hỏi lòng trắc ẩn, yêu thương, từ bi không chỉ cho những ai khổ đau, nhưng cũng là một sự cống hiến bảo đảm cho công bằng xã hội.
Nếu chúng ta nghiêm chỉnh chân thành trong sự hiến dâng của chúng ta đến những nguyên tắc cơ bản bình đẳng mà chúng tôi tin rằng nó nằm trong trái tim của nhận thức về nhân quyền, kinh tế ngày nay không tương ứng, thiếu bình đẳng có thể không còn bị lãng tránh nữa. Nó đủ để đơn thuần nói rằng tất cả nhân loại phải cùng hưởng chân giá trị bình đẳng. Điều này phải được chuyển biến thành hành động.
DÂN CHỦ VÀ HÒA BÌNH
Ngày nay, giá trị của dân chủ, xã hội cởi mở, tôn trọng nhân quyền, và bình đẳng đang trở thành hiện thực trên toàn thế giới như những giá trị toàn cầu. Đối với tâm chúng tôi có một sự liên hệ mật thiết giữa những giá trị dân chủ và những giá trị cơ bản của nhân tính, của lòng hào hiệp. Nơi nào có dân chủ nơi ấy có một trách nhiệm lớn lao cho những công dân của đất nước đề cập đến những phẩm chất căn bản của con người, và nơi nào những phẩm chất nhân loại căn bản này được khơi mở, thì cũng có một sự phát huy rộng lớn cho sức mạnh của dân chủ. Quan trọng nhất, dân chủ cũng là ảnh hưởng căn bản nhất để bảo đảm hòa bình thế giới.
Tuy thế, trách nhiệm hành động cho hòa bình không chỉ dựa vào những lãnh tụ, nhưng cũng với mỗi cá nhân chúng ta. Hòa bình bắt đầu trong mỗi chúng ta. Khi chúng ta có hòa bình nội tại, chúng ta có thể ở trong tình trạng hòa bình với những người chung quanh chúng ta. Khi cộng đồng của chúng ta ở trong tình trạng hòa bình, chúng ta mới có thể chia xẻ nền hòa bình ấy với những cộng đồng lân cận, v.v và v.v… Khi chúng ta cảm thấy yêu thương và tử tế với những người khác, điều ấy không chỉ làm cho người khác cũng cảm thấy trìu mến và ân cần, nhưng nó cũng giúp chúng ta phát triển hạnh phúc và hòa bình nội tại. Chúng ta có thể hành động một cách có ý thức để phát triển cảm xúc yêu thương và ân cần. Đối với một số chúng ta, phương thức hiệu quả nhất để làm thế là thông qua thực hành tôn giáo. Cho những người khác có thể là những sự thực tập không tôn giáo. Điều quan trọng là mỗi chúng ta hành động một tác động chân thành để đảm nhận trách nhiệm chúng ta một cách nghiêm chỉnh cho mỗi người khác và thế giới mà chúng ta đang sống.
 
NHÂN QUYỀN
Cung ứng bình đẳng dưới luật pháp, tuyên bố của những quốc gia rằng mọi người có quyền bình đẳng và tự do không có sự phân biệt dưới bất cứ hinh thức nào. Hòa bình và tự do không thể bảo đảm khi nào mà những quyền căn bản của con người bị vi phạm. Cũng như thế, không thể có hòa bình và ổn định khi nào mà vẫn có áp bức, đàn áp, và cấm đoán. Thật bất công khi tìm một sự quan tâm cá nhân nào đấy bằng cái giá quyền lợi của những kẻ khác. Chân lý không thể tỏ rạng nếu chúng ta thất bại trong việc chấp nhận sự thật hay xem như là phi pháp để nói sự thật. Đâu là khái niệm chân lý và hiện thực nếu chúng ta xô đẩy chân lý và những sự kiện thực tế dưới những tấm thảm và cho phép những hành động phi pháp giành thắng lợi?
 
NHÂN QUYỀN Ở TÂY TẠNG
Nếu chúng ta chấp nhận rằng những người khác có quyền bình đẳng về hòa bình và hạnh phúc như chính chúng ta, chúng ta không có trách nhiệm để giúp những người ấy khi cần thiết chứ? Cảm hứng, yêu quý dân chủ và tôn trọng những quyền căn bản của con người quan trọng ở Phi Châu và Á Châu cũng như những ai ở Âu Châu hay Mỹ Châu. Nhưng dĩ nhiên thường thì những người đó bị tước đoạt những quyền con người của họ, họ có ít khả năng để nói lên cho chính họ. Trách nhiệm còn lại cho những ai trong chúng ta đang hưởng thụ những quyền tự do như thế.
Thật buồn nhìn lại những sự kiện ở Tây Tạng điều mà phải được hiểu một hoàn toàn như có thể được.Từ khi chính quyền Trung Cộng buộc tội chúng tôi dàn dựng những cuộc biểu tình chống đối ở Tây Tạng, chúng tôi đã kêu gọi cho một cuộc điều tra hoàn toàn bởi những thành phần tôn trọng, bao gồm những đại diện của Trung Cộng để nhìn vào những luận điệu này. Một thành phần như thế sẽ cần phải viếng thăm Tây Tạng, những khu vực truyền thống Tây Tạng ở ngoài khu tự trị Tây Tạng và cả chính quyền trung ương Tây Tạng ở đây tại Ấn Độ. Để cho cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là hơn một tỉ người Trung Hoa những người không thể tiếp xúc với những thông tin không bị kiểm duyệt, để truy ra những gì thật sự đang xảy ra ở Tây Tạng, nó sẽ vô cùng hữu ích nếu những đại diện của truyền thông quốc tế cũng tiến hành những cuộc điều tra như thế.
Chúng tôi tin rằng nhiều sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng là kết quả của nghi ngờ, thiếu tin cậy và hiểu biết đúng đắn về tôn giáo và phong tục tập quán Tây Tạng. Như chúng tôi đã nói nhiều lần trong quá khứ, thật là cực kỳ quan trọng cho những lĩnh đạo Trung Cộng thông hiểu tốt hơn và sâu hơn cùng đánh giá đúng mức cũng như hiểu rõ giá trị và biết thưởng thức nền văn minh và văn hóa Tây Tạng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời tuyên bố thông minh của Đặng Tiểu Bình là chúng ta phải "tìm sự thật từ những sự kiện". Vì thế, chúng tôi, những người Tây Tạng phải chấp nhận tiến trình và những sự phát triển mà nhà đương cục Trung Cộng đã đem đến cho người dân Tây Tạng và biết ơn nó. Cùng lúc nhà cầm quyền Trung Cộng phải hiểu rằng người Tây Tạng đã phải chịu đựng khổ đau và phá hoại vô cùng tận trong suốt năm thập niên qua.
Mặc dù một số tiến bộ và phát triển kinh tế, nền văn hóa Tây Tạng tiếp tục đối diện những vấn nạn căn bản để tồn tại. Những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tiếp tục trong toàn cõi Tây Tạng. Tuy thế đấy chỉ là những triệu chứng và hậu quả của một vấn đề sâu xa hơn. Nhà đương cục Trung Cộng hơn nữa không thể có một cái nhìn rộng rải và đa diện về nền văn hóa và tôn giáo đặc thù của Tây Tạng; thay vì thế họ ngờ vực và tìm cách khống chế chúng. Đại đa số những chương trình "phát triển" ở Tây Tạng được phát họa để đồng hóa hoàn toàn Tây Tạng thành xã hội và văn hóa Hán Tộc và để áp đảo nhân khẩu người Tây Tạng bằng cách di chuyển một số lượng lớn người Hoa vào Tây Tạng. Sự thật phủ phàng này chứng tỏ những chính sách của nhà cầm quyền Trung Cộng ở Tây Tạng tiếp tục là thô bạo mặc dù những thay đổi sâu sắc được đảng và chính quyền Trung Cộng tiến hành ở những nơi khác khắp trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Vì thế, như một kết quả của những chính sách cố ý có tính toán, toàn bộ một dân tộc cùng với nền văn hóa đặc thù và đặc tính của nó đang đối diện với đe dọa bị hủy diệt hoàn toàn.
Một kiến thức thông thường là những tự viện Tây Tạng, nơi thiết lập những cơ sở học tập chính của chúng tôi, hơn nữa còn là kho tàng của nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng, đã bị giảm thiểu một cách nghiêm trọng cả về số lượng tu viện lẫn số lượng tu sĩ. Trong những tu viện vẫn tồn tại, sự học vấn nghiêm chỉnh sâu sắc về Phật giáo Tây Tạng không còn được cho phép; thật sự, ngay cả sự thu nhận vào những trung tâm tu học đang bị sửa đổi một cách nghiêm nhặt. Trong thực tế, không có tự do tôn giáo tại Tây Tạng. Ngay cả kêu gọi một ít tự do hơn cũng bị dán nhãn nguy hiểm một kẻ chia rẻ, cũng không có một khu tự trị thật sự ở Tây Tạng, mặc dù những quyền tự do căn bản này được bảo đảm bởi Hiến Pháp Trung Hoa.
Chúng tôi tin rằng những cuộc biểu tình và phản kháng xảy ra ở Tây Tạng phản ánh sự phản ứng lại sự đè nén và trấn áp. Những biện pháp đàn áp xa hơn nữa sẽ không đưa đến thống nhất và ổn định.
 
NHÂN QUYỀN VÀ TRUNG HOA
Trung Hoa cần nhân quyền, dân chủ và một sự cai trị của luật pháp bởi vì những giá trị này là nền tảng của một xã hội tự do và năng động. Chúng cũng là nguồn gốc của ổn định và hòa bình chân thật. Chúng tôi không nghi ngờ gì một Trung Hoa gia tăng cởi mở, tự do và dân chủ cũng sẽ lợi ích cho cả những người Tây Tạng. Sự tin tưởng vững chắc của chúng tôi rằng đối thoại và một thiện ý để nhìn trung thực và rõ ràng vào hiện thực ở Tây Tạng và Trung Hoa có thể đưa chúng ta đến một giải pháp có thể thành tựu cho những vấn đề của chúng ta. Trong khi một tiến trình vĩ đại đang được tiến hành để Trung Hoa hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng tôi tin việc ấy cũng ngang tầm quan trọng để cổ vũ Trung Hoa mạnh dạn tiến vào quỷ đạo chính của nền dân chủ toàn cầu.
TĂNG TRƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ NHÂN QUYỀN
Ở tầm quốc tế, sự phong phú đa dạng của những nền văn hóa và tôn giáo hỗ trợ tăng cường cơ sở nhân quyền trong tất cả các cộng đồng. Dưới sự đa dạng này là những căn bản chính của con người đã liên kết chúng ta lại như những thành viên của cùng một gia đình con người. Vấn đề nhân quyền thật quan trọng một cách căn bản là không nên có sự khác biệt quan điểm về nó. Tất cả chúng ta có những sự cần thiết và quan tâm thông thường của con người. Tất cả chúng ta cùng tìm hạnh phúc và cố gắng tránh khổ đau bất chấp những khác biệt của chúng ta về chủng tộc, tôn giáo, giới tính hay thành phần xã hội. Tuy thế, duy trì đơn thuần sự đa dạng những truyền thống không thể bào chữa cho những vi phạm quyền con người. Vì thế, phân biệt chống lại sự khác biệt chủng tộc, chống lại phụ nữ, và chống lại những thành phần yếu hơn trong xã hội có thể là truyền thống trong một vài khu vực, nhưng nếu họ được khuyến khích với sự thừa nhận quyền con người toàn cầu, những hình thức của thái độ này sẽ thay đổi. Nguyên tắc phổ quát quyền bình đẳng của tất cả loài người phải được ưu tiên.
Có một sự khao khát lớn mạnh rộng rãi cho sự thay đổi trên thế giới; thay đổi báo hiệu trong sự cách tân cam kết đến những giá trị đạo đức và tâm linh, giải quyết những xung đột một cách hòa bình, sử dụng những phương thức đối thoại và bất bạo động, nó bảo hộ những quyền con người và chân giá trị loài người cũng như trách nhiệm của con người. Chúng ta cần thay đổi sự giáo dục và đẩy mạnh sự cần thiết cấp bách quan tâm đến hành tinh và hệ thống sinh thái của nó, kêu gọi tất cả các quốc gia để hành động hướng đến sự bãi bỏ trên toàn cầu vũ khí nguyên tử và những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt và điều ấy cổ vũ hòa bình, từ bi yêu thương, tôn trọng và tấm lòng nồng ấm. Hãy để chúng ta rộng mở viễn cảnh bao gồm sự cát tường trên toàn thế giới và những thế hệ tương lai trong thịnh vượng, phồn vinh và tự do.
 
Human Rights, Democracy and Freedom
By Tenzin Gyatso, H.H. the XIVth Dalai Lama
http://dalailama.com/page.233.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
 


No comments:

Post a Comment