Monday, November 24, 2014

TAY TRONG TAY VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


TAY TRONG TAY VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
Perry Garfinkel - Boston, Massachusetts 
Nguyên tác: Hand In Hand With The Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Trong những cánh hoa sen rãi rác ghi dấu chuyến viếng thăm gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Bắc Mỹ, bất cứ người nào là ai đấy (và cởi mở, những ngày này ai lại không thế?) sẽ có một - câu - chuyện - làm - thế - nào - tôi - gặp - Đức Đạt - Lai Lạt - Ma để kể? Ở một sự xúi bẩy nhẹ nhàng nhất hay không gì cả, Do Thái, Công giáo, Vô thần, họ làm quý vị thích thú với sự chạm trán thình lình, làn sương mù trên mắt tan rồi. Thường thường điều này hóa ra là 30 giây gặp gở trong một thang máy hay hành lang của khách sạn. Ngay cả sự trao đổi ngắn nhất cũng bị kích thích trên một Ý Nghĩa To Lớn hơn. Những điều như thế là do sự thâm thúy của việc hiện diện và năng lực của Ngài là quá sẵn sàng với bất cứ người nào Ngài gặp.
Tôi lắng nghe một cách lịch sự với những câu chuyện như thế. Thế rồi tôi phải chiến đấu với sự ích kỷ của tôi: tôi có nên cắt câu chuyện của họ và kể câu chuyện của tôi chứ? Tính ích kỷ của tôi thường thắng, giống như nó ở đây, bởi vì sự gặp gở của tôi với Đấng Thánh Thiện quá gợi cảm và quá cởi mở.

Tôi đã ghi một - cuộc - phỏng - vấn - 90 - phút với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, một cách phong phú – đúng thế, một cách đơn độc – bởi vì tôi đang viết về sự lớn mạnh phổ biến của Phật giáo cho một trong những tạp chí hấp dẫn đối với Ngài tờ Địa lý Quốc gia (National Geographic).

Tôi sẽ gặp Ngài ở Dharamsala, Ấn Độ, đại bản doanh của Chính quyền Lưu vong Tây Tạng từ 1959. Thư ký của Ngài gợi ý tôi nên hỏi những câu hỏi không phải đơn thuần là loại trung bình mà Ngài quá thiện nghệ trong 50 năm qua và là người biết có bao nhiêu cuộc đời. Để chuẩn bị, tôi đã đọc tiểu sử của Ngài, Đất Nước tôi và Dân Tộc tôi. Nó bắt đầu: “Tôi đã sinh ra trong một ngôi làng nhỏ gọi là Taktser, ở miền Đông Bắc của Tây Tạng, vào ngày năm tháng năm, năm Lợn Gỗ của lịch Tây Tạng – thế đấy, dương lịch là năm 1935.”

Tôi dừng lại khi đọc xong đoạn thứ nhất, ngừng lại trên ngôi làng Ngài đã sinh ra. Điều này sẽ là góc cạnh đặc biệt của tôi. Tôi thuyết phục tạp chí Địa Lý Quốc Gia đưa tôi đến Taktser, vì thế tôi có thể mở cuộc nói chuyện với những điều như, “Thế là tôi đúng là ngẫu nhiên ở trong làng xóm cũ của Ngài, thưa Đấng Thánh Thiện…” Nó có thể là dụng cụ phá băng đắc đỏ nhất trong lịch sử của tạp chỉ Địa Lý Quốc Gia. Ngôi làng, hóa ra, là một nơi khiêm tốn nhất mà tôi đã từng thấy. Những lối mòn bụi đất, những ngôi nhà bằng bùn nhỏ nhắn làm trên những mõm đá, không có quán cà phê Starbuck trong tầm mắt.

Trên đỉnh của một ngọn đồi, tôi tìm thấy một ngôi nhà nơi mà Lhamo Dhondrub đã sinh ra và từ nơi ấy cậu bé đã được cung nghinh để bắt đầu đời sống như một Đạt Lai Lạt Ma tương lai. Được tái tạo năm 1986 như một tu viện, kiến trúc bây giờ bị quản lý bởi chính quyền Trung Cộng, một thái độ giả tạo để cho người Tây Tạng tin rằng người Trung Cộng quan tâm đến họ và lĩnh tụ của họ. Chính quyền Trung Cộng rõ ràng bực bội (đế nó êm dịu) với sự chú ý biểu lộ trên Ngài đối với Hoa Kỳ hai tuần lễ trước đó phản ảnh một cách chính xác hơn vị thế của họ. 

Bên trong, tôi gặp cháu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Gongbu Tashi, một người đàn ông 58 tuổi, được chính quyền trả lương để duy trì tu viện. Ông nói rằng ngày càng có nhiều người Tây phương đã làm những chuyến hành hương dài để viếng địa điểm lịch sử hiện tại này. Sau khi chỉ dẫn tôi chung quanh, chúng tôi đã đứng bên ngoài tu viện, phóng tầm nhìn những ngọn núi lộng lẫy cuồn cuộn của rặng Côn Luân. Đĩa thu hình của tôi đang quay, tôi phỏng đoán ông ta đang gởi đến người chú của mình một thông điệp rằng tôi hứa hẹn sẽ chuyển đến một cách cá nhân. “Ông sẽ nói với Ngài điều gì ngay bây giờ?” tôi hỏi, và đặt máy thu băng ngay trước miệng ông ta. Ông bắt đầu: “Chú ơi, mỗi ngày chúng con chờ đợi và hy vọng và phỏng đoán về chú. Người là chú chúng con và chú đang già đi rồi và bây giờ đúng là lúc để chú trở về nhà.” 




Hình trên: Tại Tu viện Tatkser, tác giả Perry Garfinkel hướng dẫn người cháu, gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng ông, cách vổ tay vào nhau ( the Way of the High Five.

Đấy là một thời khắc cảm động thế nào ấy bởi vì nó là một sự hy vọng quá là hảo huyền và không có lý.

Sáu tuần sau, với băng hình trong tay, tôi đến McLeod Ganj, một khu vực của Dharamsala, nơi đặt trụ sở của Quốc Hội Tây Tạng, học viện của tu sĩ và văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi đã được đưa qua một vài kiểm tra an ninh, và rồi thì ngồi trong một phòng chờ đợi, trong lòng nhát gan kinh khủng. Trong tất cả mọi sự chuẩn bị, tôi đã không học hay ngay cả không buồn hỏi về nghi thức liên hệ đến việc gặp gở một lạt ma Tây Tạng, không hơn đối với tầng lớp lạt ma cao cấp nhất. Thế là tôi quyết dịnh chỉ chấp tay lại trước ngực. Nhưng khi tiếp cận, Ngài mở rộng bàn tay, cung cách Tây phương. Đức Đạt Lai Lạt Ma – hóa thân thứ 14 của Đức Phật Từ Bi, nhận giải Nobel và bây giờ là Huân chương Vàng Quốc hội, được tôn kính như một bậc giác ngộ - nắm tay tôi và lắc một cách khỏe mạnh. Sau vài cái lắc tay, tôi cố rút tay tôi lại, hành động trên sự thừa nhận (giả bộ) phải có một nghi thức mà tôi không biết về mệnh lệnh ấy khi để nó qua đi. Nhưng ngạc nhiên hơn và hoan hỉ hơn đối với tôi, Ngài xiết chặc bàn tay của Ngài.

Ô, tốt thôi, tôi nghĩ, hãy giữ bàn tay tôi – mãi mãi. Thế rồi Ngài hướng dẫn tôi, tay phải của Ngài vẫn nắm lấy tay phải của tôi, qua một hành lang dài đến nơi mà chúng tôi sẽ ngồi. Tôi quyết định sẽ nắm lấy cho đến khi Ngài buông ra. Chúng tôi phải nắm tay nhau và bước đi bên cạnh nhau như thế đến ba phút. Nó làm tôi hoàn toàn tan đi sự nghi ngờ - như một người đàn ông, như một phóng viên, như một con người – và cùng lúc nó làm tôi cảm thấy nhận thức thấu đáo một cách hoàn toàn. Nó vô tính nhưng nó kích thích, hay có lẽ là tỉnh thức, một nơi sâu thẩm trong tâm hồn tôi mà tôi biết là tồn tại chỉ trong lý thuyết mà thôi. Nhưng bây giờ nơi ấy tôi xúc chạm đến một cách rõ ràng. Không biết làm sao sự tịch tĩnh của Ngài làm tôi cảm thấy tĩnh lặng, như Ngài đang ban cho tôi một sự trao truyền tịch tĩnh bằng tay qua tay.

Vị hiền nhân cho tôi chào người bằng tâm hồn mến mộ.

Ngay khi ngồi xuống, tôi lấy ra máy ghi hình, giải thích rằng tôi đã ở Tatkser và đã mang đến cho Ngài một băng thu lại thông điệp của cháu Ngài, Gongbu Tashi. Đôi mắt Ngài chớp chớp. Khi Ngài lắng nghe tiết mục ba phút mà tôi đã tìm kiếm và tiếp cận, điều này trông như nét nhân từ như cha thoáng trên gương mặt Ngài. Lần này đấy là chính đôi mắt Ngài xóa tan làn sương bao phủ.

“Họ đang nghĩ như thế ấy mỗi ngày,” Ngài nói. Rồi thì Ngài im lặng.

Tôi nói với Ngài, khi tôi mới thấy ngôi làng lần đầu, tôi nghĩ, “Thật đáng ngạc nhiên thế nào từ một nơi rất khiêm tốn đã bắt đầu cho một người đã vươn lên đến danh tiếng thế giới.”

“Điều này có bao giờ làm Ngài quá kinh ngạc không?” tôi hỏi.

“Vâng,” Ngài đáp. “Nếu ông nhìn trở lại, như một cá nhân đến từ một ngôi làng nhỏ bé cuối cùng đến Lhasa với cái tên của Đạt Lai Lạt Ma. Thế thì trong vài thập niên vừa qua sự quan tâm của đất nước Tây Tạng là không biết làm thế nào rất liên hệ đến cậu bé làng quê ấy.” Ngài bật cười nụ cười của sự thừa nhận – một sự bất tận, tiếng cười rúc rích không bị cấm cản – giống như sự buồn cười tình cờ của chính cuộc đời Ngài vừa điểm vào Ngài.

Tôi giữ chiếc máy thu hình trước mặt Ngài khi Ngài cười. Ngày nay khi cuộc sống dường như buồn cười và ngẫu nhiên – và cởi mở, những ngày này có phải thế không? – Tôi cho chạy lại đoạn Đức Đạt Lai Lạt Ma cười. Tôi không biết vì sao, nhưng dường như nó giúp tôi lắm.

Perry Garfinkel is the author of Buddha or Bust a national best seller published by Random House – www.buddhaorbust.com
He can be reached at perry@buddhaorbust.com

Hand In Hand With The Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
19-09-2009 
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=18958&t=1
http://www.hofmag.com/content/view/953/236/
http://www.hofmag.com/content/view/953/119/1/0/


No comments:

Post a Comment