Sunday, November 9, 2014

HÃY MANG PHẨM CHẤT TRỞ LẠI TRONG NHỮNG MƯU CẦU CỦA ĐẠO PHẬT


Nguyên tác: Bring quality back into Buddhist pursuits by His Holiness the Dalai Lama
HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ


Hầu hết những người Tây Tạng nghèo khi nó đến những tiêu chuẩn của tri thức. Nói chuyện từ quan điểm tôn giáo, có trong xã hội sáu triệu người Tây Tạng chúng ta với mức độ kinh ngạc của sự chân thành tin tưởng trong đạo Phật. Phật giáo sâu sắc, uyên bác và thâm thúy và đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và vì thế đã tiến triển và đơm hoa kết trái. Như một kết quả, hôm nay cũng thế, Mãnh đất Tuyết Tây Tạng hầu như là nơi duy nhất trên phạm vi thế giới mà toàn bộ giáo huấn của Tiểu thừa, Đại thừa và Mật thừa của đạo Phật có thể được bảo tồn một cách đầy đủ, và nơi mà trong thế giới này truyền thống tôn giáo của Đại học vĩ đại Nalanda có thể hoàn toàn được giữ gìn, bảo vệ và truyền bá mà không có luồng khí ô uế. Cụ thể là trong hình thức bảo tồn, bảo vệ và truyền bá giáo huấn và thực hành Phật giáo trong một thái độ thuần nhất, Tây Tạng có một chương trình giảng huấn và truyền thống vững vàng nhất. Đem toàn bộ xã hội Tây Tạng, Đất Tuyết Tây Tạng có, qua bao thế hệ hàng thiên niên kỷ, là một chủng tộc của những người duy trì đạo Phật bằng sự bảo tồn, bảo vệ, và truyền bá. Mặc dù thế, giữa quần chúng công cộng, rõ ràng rằng kiến thức Phật giáo cực kỳ nghèo nàn.
Trong hình thức của những hoạt động tôn giáo trong toàn bộ thế giới tu viện ở Tây Tạng, sự quan tâm chính không nên để cho sức mạnh của những con số tăng ni trong ấy; điều gì thích đáng hơn là đấy, nó là cực kỳ quan trọng để bảo đảm những phẩm chất hoàn hảo của huấn luyện và kỷ luật trong họ. Mặc khác, nếu những tiêu chuẩn của học tập và huấn luyện nghèo nàn cũng như tình trạng kỷ luật không có gì để nói, những con số đông đảo tăng ni sẽ cũng chỉ có nghĩa là con số đông đảo của những nam nữ tu sĩ như thế, điều ấy không hổ trợ gì. Phẩm chất hoàn hảo là cực kỳ quan trọng.

Thỉnh thoảng tôi thấy trong cộng đồng Tây Tạng những tác động lớn dường như là làm lớn những con số của tăng ni. Tôi không thấy điều này như quan trọng đặc biệt. Nói thẳng thắn ra rằng, chúng ta chắc chắn phát khởi những chống đối với sự hiện hữu hiểm họa người Tây Tạng trở thành một cộng đồng thiểu số trên chính mãnh đất của chúng ta. Hiểm họa này là thực sự. Chúng ta cũng quan tâm đến sự ủng hộ quốc tế trên điều này. Trong một thời điểm của sự thay đổi lớn lao như thế, khi dân số Tây Tạng ít ỏi một cách nguy hiểm, tự chúng ta dường như góp phần xa hơn để hạ thấp con số ấy bằng việc tăng gia số lượng của nam nữ tu sĩ đến điểm là có quá nhiều tu sĩ. Vì thế, nếu mặc dù sự kiện là dân số Tây Tạng đã quá ít rồi, số lượng tu sĩ nam nữ được tăng thêm nữa, kết quả chắc chắn là sự giảm thiểu dân số của chúng ta càng tệ hại hơn.

Chúng ta cũng cần nghĩ đến trường hợp những nơi như Ladakh. Nó là kết quả thất bại từ một tầm nhìn cực kỳ thiển cận, đấy là có một cảm giác rằng toàn thể tu viện trong và ngoài Tây Tạng quá chú ý đến một sự cấp thiết gia tăng số lượng của nam nữ tu sĩ, với dường như thiếu tập trung trên sự đào luyện và kỷ cương của tu sĩ.

Vì thế, ngoại trừ chúng ta suy nghĩ bằng sự lưu tâm đến tất cả mọi khía cạnh của trạng huống hôm nay, điều này dứt khoát không phải là thời đại của một tiến trình cho chúng ta. Chúng ta tất cả nên nghĩ trên căn bản có cái nhìn mọi phương hướng phía sau và trước, từ trái sang phải. Một cách chắc chắn không phải là thời điểm mà chúng ta có thể quyết định đơn giản duy chỉ trên căn bản mà chúng ta thực sự thấy trước chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, nó cực kỳ quan trọng nắm giữ thủ hộ phẩm chất của rèn luyện và kỷ cương như quan trọng hơn là số lượng của tu sĩ nam nữ.

Như tôi vừa nói, khi thuyết giảng về Cuộc Sống của Con Đường Bố Tát, thông thuộc Kinh điển và Mật điển không thôi thì sẽ không có tác dụng. Nghi thức đánh trống, vỗ chập chõa, và biểu diễn múa “cham” xem như là biểu lộ sự thực hành tôn giáo, nhưng vẫn tiếp tục không thể tiếp nhận Ba Ngôi Tôn Quý (Phật, Pháp, và Tăng) trong thực tế sẽ đặt chúng ta vào sự nguy hiểm của sự biểu diễn tự gia hộ. Chúng phải rất thận trọng vể nó. Đạo Phật không khai mở đơn thuần bằng sự đánh trống và vỗ chập chõa, những nghi thức như thế không thể làm tăng giá trị của sự thành tâm hay cúng dường. Mặt khác, có một sự nguy hiểm là nó trở thành một hệ thống của những khái niệm mà không có nền tảng.

Vì thể, thật cực kỳ quan trọng để cho mỗi người không đánh mất gốc rể của mình. Tronh cộng đồng Tây Tạng có thể thấy nhiều thí dụ khắp mọi nơi về những người đánh mất gốc rễ và chỉ liên hệ đến những cành lá. Để tổng kết, truyền thống cao quý của việc học hỏi giáo nghĩa Phật giáo Tây Tạng hiện hữu trong thời kỳ của các bậc Tổ sư chúng ta nên được duy trì chính yếu bởi những tu viện của chúng ta. Trên căn bản ấy, tu sĩ nam nữ trong tu viện nên bảo đảm phẩm chất của học tập và rèn luyện cũng như kỷ cương và bằng cách ấy mới có thể duy trì niềm tin trong cả giảng dạy và thực hành. Mỗi người cần làm những tác động ảnh hưởng để mang tiến trình trong công cộng phổ thông vào những hình thức của kiến thức hiện đại, và trên căn bản đấy, cho phép chúng ta đạt được sự thông hiểu thâm sâu đạo Phật, và bằng cách ấy tìm sự thành tâm dâng hiến. Đây là một trong những điểm quan trọng mà chúng tôi thường kêu gọi.

Trải qua nhiều thập niên ở Hoa Lục, đặc biệt trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa, khi ”bốn thứ cũ” bị tiêu hủy, có rất nhiều sự ngược đãi, với sự hoàn toàn đi ngược lại truyền thống tôn giáo và văn hóa. Nhưng tự nhiên con người là cần thiết một cội nguồn của niềm tin và hy vọng, và, như một kết quả, con số của những tín hữu Ki Tô Giáo đang chứng kiến một sự gia tăng. Con số những người thực hành Phật Giáo cũng gia tăng như thế. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều người đang chuyển sang chú ý đến Phật Giáo Tây Tạng. Trải qua hai thập niên vừa rồi, có nhiều người Trung Hoa đã chú tâm đến Phật Giáo Tây Tạng và tiếp nhận sự giáo huấn từ những Lama, Geshe Tây Tạng,v.v…Ngày nay, con số này đang càng gia tăng hơn nữa.

Lấy trường hợp được thiết lập bởi Khen Rinpoche Jigme Phuntsog. Không chỉ có những nơi có số lượng lớn người thiểu số đệ tử Trung Hoa ở đấy, nhưng cũng có một truyền trao đua nở. Nhưng thật đau lòng không thể tưởng tượng có một sự lụi tàn gần đây và một cách căn bản là ngay chính sự viên tịch của ngài. Điều này là một đau buồn vô hạn mênh mông. Nhưng, vẫn tiếp tục, không chỉ có rất nhiều người thiểu số Trung Hoa đang hứng thú và quy hướng Phật Giáo Tây Tạng, mà họ cũng nhận sự hướng dẫn giáo huấn từ những Lama, Geshe, v.v…Đây là những sự phát triển tích cực cao độ và chúng tôi thật là cảm kích họ.

Những Lama và Geshe của Tây Tạng, và những bậc thầy, giảng sư khác, của Phật Giáo phải canh cánh trọn bên lòng rằng trong thời điểm quyết định rất quan trọng này được phát sinh trong tâm là nó sẽ một lỗi lầm nghiêm trọng để hoằng truyền hay giảng dạy Phật Giáo vì mục đích tiền tài hay lợi ích vật chất hay cho một cuộc sống phú quý. Không chỉ thế, khi nhìn từ quan điểm của nghiệp quả của công đức và tội lỗi, điều này sẽ không gì khác hơn là sự thương mãi tôn giáo. Hành giả tôn giáo sẽ không hành động như thế. Trong bất cứ trường hợp nào, những cá nhân quan tâm từ mọi phía cần phải thể nghiệm thận trọng.

Có thể rằng thỉnh thoảng những Lama hay những bậc thầy của tôn giáo sẽ nhận thấy một cảm giác mình là quan trọng và phát triển một sự tự mãn vị ngã trên căn bản của tín ngưỡng rất mạnh mẻ và hy vọng thỏa mãn ngơi nghĩ trên chúng bởi những người tin tưởng khi họ cúng dường và bày tỏ sự tôn kính. Những sự lớn dậy như thế không tốt chút nào. Như Drom Toenpa đã từng nói: Ngay cả nếu một ai đấy được ở trong một sự quý trọng cao nhất bởi mọi người / tốt hơn nên tự giữ mình trong sự khiêm tốn dịu dàng. Chúng ta không nên bao giờ quên điều này. Trong trường hợp của chính tôi cũng vậy, tôi luôn luôn gìn giữ điều này trong tâm. Bất cứ khi nào người ta biểu lộ sự tôn sùng vô cùng đến tôi bằng tuyên xưng tôi như Đấng Thánh Thiện (His Holiness), tôi luôn luôn nhún mình bằng cách nhắc lại một cách nghiêm túc như thế này: Bất cứ khi nào và bất cứ ai tôi đi đến cho bất cứ mục đích nào/ bằng sự tự giữ mình khiêm hạ hết mình/ xin cho tôi thủ hộ ôm ấp những người khác, trong tất cả sự chân thành/ đến trình độ cao nhất. Tôi làm như thế này trong tất cả mọi lúc mà không có bất cứ nổ lực ngơi nghĩ nào. Các vị cũng nên suy nghĩ và hành động giống như thế.

Nói với quý vị về những một khía cạnh đáng buồn hôm nay, mới gần đây, trong nhiều xứ sở như Đài Loan, Hoa Kỳ, Âu Châu, Nga, và Mông Cổ, có những trường hợp của những Lama Tây Tạng giả mạo và những đạo sư tôn giáo làm những việc phi tôn giáo. Ở China cũng vậy, báo cáo đang nêu lên về những đạo sư Tây Tạng giả đến từ Tây Tạng. Tất cả những thứ này là những diễn biến cực kỳ đau buồn.

Những gì bảo chứng là những đạo sư tôn giáo với khả năng thiện xảo duy trì trong sự biểu hiện thuần thiện trong khi ngoài đấy là những đạo sư giả mạo những kẻ không có chút hổ thẹn, và tràn đầy lòng tham và diễn thuyết sai lạc trần trụi, mang mặt nạ tôn giáo một cách càn rở vô vàn, đem đến những hành động phi tôn giáo và theo cách ấy mang tai tiếng đến Phật Giáo và tín ngưỡng. Trong quan điểm này, mọi người nên thể nghiệm quan tâm cực điểm đạt đến quyết tâm để phục vụ cho một mục tiêu. Quan trọng một cách đặc biệt là những đạo sư tôn giáo thiện xảo nên đảm đương trách nhiệm phụng sự tôn giáo và nhân loại.

NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA

http://www.dalailama.com/messages/buddhism/buddhist-pursuits


No comments:

Post a Comment