Đi tìm tự ngã của thời đại mới
Hầu hết những tôn giáo của chúng ta nghĩ về trái đất như một nơi
rèn luyện, một nơi mà chúng ta tiếp nhận một cơ hội để rồi thụ nhận một niết
bàn, thiên đàng hay địa ngục miên viễn; đấy là nơi mà chúng ta học hỏi những
bài học, và rồi chúng ta sẽ đi đến một nơi nào khá hơn. Nhưng tôi tin rằng đời
sống tự nó là thánh thiện.
Wes Nisker, thế hệ sau thế chiến thứ hai với những nhu cầu tâm
linh của thế hệ ông và tại sao đấy là một thời khắc tuyệt vời để hiện diện
1.- HỎI: Đầu đề là “Những thẩm tra tâm linh của thế hệ tôi”.
Những thể nghiệm nào mà ông liên hệ tới?
ĐÁP: Tôi thấy rằng Thế
hệ sau thế chiến thứ hai (Baby boomer) của tôi đã phát triển một loại
thèm khát tâm linh, và nhiều tổ chức tôn giáo mà chúng tôi đã thấy trong thời
kỳ này đã không giải thích cho chúng tôi trong một cách đầy đủ, đã cho chúng
tôi những câu chuyện không phù hợp với những gì chúng tôi học hỏi ở trường học
về sự cách mạng khoa học, thật sự không cho chúng tôi những khí cụ tâm linh để
đối diện với thế giới hiện đại.
Chúng
tôi đã may mắn được có một nền giáo dục tốt đẹp, nhưng chúng tôi đã bắt đầu
thấy rằng thế giới quan mà chúng tôi được cung ứng trong những tổ chức tinh
thần quá giới hạn. Và vì thế chúng tôi bắt đầu thí nghiệm với xì ke ma
túy và đã bắt đầu thấy một số hiện thực khác. Và chúng tôi đã bắt đầu đi
khám phá.
Tôi
là một bộ phận của làn sóng lớn này, lớp trẻ phương Tây của cuối những năm 60,
đầu những năm 70, những người đi về Á châu. Nhiều người chúng tôi đã đang
đọc trong đại học cộng đồng về Đạo Phật và Đạo Lão và và cũng từng đọc về giới
hippy, cũng là những người đang khảo sát, thám hiểm. Và ở Á châu, chúng
tôi tìm thấy những vị thầy và chúng tôi đã học thiền quán và thực tập nhiều
loại võ thuật, và triết lý cũng như âm nhạc – chúng tôi đã mang về. Chúng
tôi đã âm thầm đưa những vị thần thánh ngoại quốc về xứ sở và bà có thể thấy
kết quả ngày hôm nay. Trong mỗi thành phố Hoa Kỳ có những trung tâm yoga
và trung tâm thiền quán, và Đạo Phật là tôn giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở Hoa
Kỳ. Thế là chúng tôi đã thật sự gieo trồng những hạt giống mà bây giờ
đang nẩy mầm khắp nơi trên thế giới.
2.- HỎI: Ông chỉ ra rằng một số người phê bình thế hệ sau thế chiến
thứ hai bởi vì họ không nghĩ rằng những cuộc cách mạng ấy thành công.
ĐÁP: Có
nhiều sự phê phán về thế hệ sau thế chiến thứ hai với sự tự tìm tòi và sự không
thành công trong cuộc cách mạng của chúng tôi – nhưng tôi không nghĩ chúng tôi
không thành công, tối thiểu là trong cách mạng tâm linh.
Tôi
đã nghe về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một lúc nào đấy sau khi tôi trở lại và đang
ở Hoa Kỳ, một người nào đấy đã hỏi ngài về tình trạng của Tây Tạng và ngài đã
nói, “Ô, tôi nghĩ người Trung Hoa cuối cùng sẽ để cho chúng tôi tự lo liệu và
mọi thứ sẽ ổn thỏa. Chúng tôi sẽ được độc lập.” Và họ nói, “Thật
sự? Ngài nghĩ thế?” Và ngài nói, “Vâng, có lẽ, hai, ba trăm năm.”
Cần có một thời gian dài để thay đổi một mô thức, cần phải có một thời gian dài
cho những thay đổi thật sự sâu xa để thật sự có ảnh hưởng và trở thành một bộ
phận cấu trúc của xã hội, và tôi hoàn toàn không nghĩ là chúng tôi thất bại.
3.- HỎI: Ông nói phần áp dụng của Đạo Phật cống hiến khái niệm “vô
ngã”, và trong một cung cách đã là một loại giải thoát cho một thế hệ bị ám ảnh
với sự tăng trưởng của tự ngã.
ĐÁP: Nhấn
mạnh trên chủ nghĩa cá nhân đã đạt đến cực độ trong những năm 1960, lúc mà mỗi
người muốn phải là một người đặc biệt nào đấy và một loại hào quang và tự chứng
tỏ. Tất cả chúng ta được nuông chiều, và chủ đề của việc thể hiện là một
cá nhân đặc biệt thật sự không dễ chịu. Và tôi nghĩ là rất nhiều người
trong chúng ta đã tìm kiếm một lối thoát với áp lực tập trung trên tự
ngã, tôi suy nghĩ qua ma túy, qua lối sống cộng đồng, và tôi thậm chí nghĩ đến
nhạc ‘rock’như một loại hòa nhập của thế hệ, hòa nhập với điều gì đấy to rộng
hơn chính mình nhiều. “Tự giải thoát” là những gì con đường của Đạo Phật nói
đến; cái thấy qua xuyên vọng tưởng của một cái ngã riêng biệt và điều ấy, tôi
nghĩ, hấp dẫn chúng tôi vô cùng bởi vì chúng tôi bị đè nặng quá nhiều với tự
ngã – mãnh đất ghi danh của chứng chỉ cá nhân và đơn tử đặc biệt nhỏ bé của vị
kỷ quay cuồng chung quanh.
4.- HỎI: Ông đề cập trong quyển sách rằng trong chiến tranh Việt Nam,
một khẩu hiệu chống đối là “Làm tình, chứ không phải chiến tranh,” (Make love,
not war), và trong thời kỳ Reagan, ông đề nghị “Làm tình, chứ không phải tiền,”
(Make love, not money). Khẩu hiệu bây giờ của ông sẽ là gì?
ĐÁP: Ô,
tôi nghĩ khẩu hiệu của tôi bây giờ sẽ là “Làm tình, chứ không phải chiến tranh
hay tiền.” [cười]. Bà biết chứ, Thomas Wolfe gọi thập niên 70, “Thế hệ
của cái Tôi”, và à tôi nghĩ, tôi phỏng đoán thập niên 80 là “Thế hệ Tôi, Tôi,”
và thập niên 90 là “Thế hệ Tôi, Tôi, Tôi.” Tôi nghĩ đấy là tất cả, thế
giới kỷ nghệ tư bản phải duy trì sự lớn mạnh và trở nên to rộng hơn và gặt hái
nhiều lợi nhuận hơn và hơn nữa, hơn nữa, hơn nữa – nó còn một ít năm nữa.
Nó sẽ tự có một loại phản chứng nào đấy đến nhiều người hơn nữa như cội nguồn
của hạnh phúc và cung cách sống. Và rồi những hạt giống nào đấy mà chúng
tôi đã gieo trồng trong những năm 60, một số loại phương thức thay đổi nào đấy
đã từng sinh trưởng từ lúc ấy – những tổ chức quen thuộc luân phiên, sự suy
nghĩ của con người về một loại kinh tế mới, văn hóa mới, tâm linh mới – sẽ hiện
diện ở đấy để cung ứng một sự thay đổi – những chắc chắn không phải ở châu
Mỹ. Tôi không nghĩ chúng ta đã sẳn sàng cho điều này. Hoa Kỳ chắc
chắn chưa sẳn sàng cho việc này.
5.- HỎI: Ông viết rằng trong nền văn hóa của chúng ta, gần như đấy
là một cuộc cách mạng về thiền quán, bởi vì nó giúp người ta kiểm soát chính
mình đối với sự thèm khát của mình. Ông có thấy thiền quán như là một loại
thuốc giải cho chủ nghĩa vật chất?
ĐÁP: Ngồi
xuống hạ thủ - vâng, chắc chắn, bởi vì chúng ta sẽ phải muốn những gì khác
biệt. Chúng ta sẽ phải tìm kiếm một cội nguồn khác của hạnh phúc bởi vì
sự giới hạn của tài nguyên thiên nhiên đang bức chế nên chúng ta không thể sử
dụng ở mức độ mà chúng ta đang tiêu thụ như hiện nay nữa ở tại Hoa Kỳ, ngoại
trừ chúng ta muốn sống trong quốc gia kiểm soát. Và thiền quán cung ứng
một loại hạnh phúc luân chuyển, một niềm hạnh phúc tâm linh nội tại căn
cứ trên sự de dọa và diệu kỳ của chính đời sống và mầu nhiệm của đời sống và
tâm thức. Do thế tôi thật sự thấy nó như một loại đối trị lý tưởng đối
vói chủ nghĩa vật chất, một loại thuốc giải cho nền văn hóa tiêu thụ của chúng
ta.
6.- HỎI: Một bình phẩm nào đấy cho rằng phong trào Thời Đại Mới (the
New Age movement) là một loại chủ nghĩa tiêu thụ trong thế giới tâm linh, mà nó
tương ứng với những ai, như lời ông nói, “tâm linh hổn tạp”, họ là những người
tiêu thụ. Ông có nghĩ điều ấy giống như thế hay tương tự như thế?
ĐÁP: Trong bất cứ
một cuộc vận động nào, chúng ta cũng sẽ có những người hiểu biết sai lạc về
nó. Chúng ta có những người khuyến khích tự ngã: Hãy đến và làm cho
chúng ta vị kỷ hơn. Nhưng chúng ta cũng có những người thấu hiểu
thật sự [đời sống] tâm linh mới là gì – để thấy chính chúng ta là những con
người; trong những cách nào đấy, để giảm thiểu sự nhấn mạnh của tự ngã.
Do vậy chúng ta có nhiều trường phái và nhiều sự diễn dịch, và luôn luôn có chủ
nghĩa tiêu thụ, điều ấy là khổng lồ.
Nhưng
một số người nào đấy có thể đến một lớp yoga và nói, “Ô, có điều gì khác biệt ở
đây.” Có thể sau năm phút thiền quán sau lớp yoga, người ta sẽ bắt đầu
thấy và đặt vấn đề về tính bản nhiên của tâm thức và nguồn gốc của tư tưởng và
rồi đi sâu hơn vào trong Phật Giáo, Ấn Giáo hay bất cứ tôn giáo nào ngoài Ki Tô
Giáo – ý tôi là ai biết được? Đời sống tâm linh mới biểu hiện trong rất
nhiều hình thức.
7.- HỎI: Ông cho biết rằng những bản nhạc thể hiện như những hành
khúc cho thế hệ của ông – như “Sinh Ra là Nhiệt Tình (Born to be Wild) và “Cách
Mạng” của Beatles – mới đây đã được bán cho những công ty như Nikes và Ford để
quảng cáo. Nhưng ông thú nhận “bán đi” chính mình (để làm quảng cáo
truyền thanh cho máy điện toán và điện thoại di động).
ĐÁP:
Thật khó để mà thanh khiết. Thật sự là khó. [cười]
8.- HỎI: Nhưng điều ấy xin cho phép đến câu hỏi, điều gì thánh
thiện?
ĐÁP: Hầu hết những tôn
giáo của chúng ta nghĩ về trái đất như một nơi rèn luyện, một nơi mà chúng ta
tiếp nhận một cơ hội để rồi thụ nhận một niết bàn, thiên đàng hay địa
ngục miên viễn; đấy là nơi mà chúng ta học hỏi những bài học, và rồi
chúng ta sẽ đi đến một nơi nào khá hơn. Nhưng tôi tin rằng đời sống tự nó
là thánh thiện.
Một
trong những điều mà tôi nghĩ là quan trọng đối với chúng ta vào lúc này là di
chuyển những huyền thoại từ tín ngưỡng trong những siêu nhân hay thiên thần từ
những nào khác, hay nơi nào bên trên – và trở về trái đất, và rồi bắt đầu bố
cục câu chuyện mà từ đấy chúng ta tổ chức đời sống của chúng ta. Thay
đổi, bố cục huyền bí của chúng ta thật sự là quan tâm chính của tôi, và tôi
nghĩ rằng đấy là những gì phong trào Thời Đại Mới mong mõi.
9.- HỎI: Nghe có vẻ như rằng ông đã tìm thấy một nơi trong Đạo Phật,
nhưng nhiều người tìm cầu của Thời Đại Mới dường như đang tìm kiếm và mãi tìm
kiếm, và thường phê phán để gạn lọc bề ngoài của những truyền thống khác nhau
mà không bao giờ đi sâu vào bên trong bất cứ một truyền thống nào.
ĐÁP: Vâng,
tôi nghĩ rằng sự mất trật tự hay thiếu vắng sự chú tâm trong xã hội làm cho
người ta nhảy nhót chung quanh quá nhiều, vì thế nếu chúng ta không đạt được
những kết quả lập tức từ một sự thực tập hay một truyền thống, chúng ta liền
nhảy sang một loại khác.
Chúng
ta có thể đi mua hàng và tìm kiếm điều gì đấy thật sự cộng hưởng với chúng ta
như một truyền thống hay một sự thực tập và khi chúng ta tìm ra một phương
thức, thế thì hãy đi sâu vào một cách tối đa mà chúng ta có thể thực
hiện. Ở trong truyền thống ấy trong vài năm. Con đường tâm linh
không phải là một lối mòn dễ dãi, và luôn luôn có những chướng ngại. Nếu
chúng ta đang tìm kiếm một lối thoát dễ dàng, chúng ta sẽ không tìm thấy chiều
sâu của sự thực tập có thể thật sự chuyển hóa và thật sự cung ứng cho chúng ta
một nơi nương tựa.
10.- HỎI: Do bởi ấn tượng sâu sắc, nhiều người không thích bị dán
nhãn hiệu là một nhà tư tưởng “Thời Đại Mới.” Nhưng dường như ông thích
thú với thuật ngữ này.
ĐÁP: Đức Đạt Lai Lạt
Ma khi được hỏi, ngài có e ngại rằng Phật Giáo Tây Tạng sẽ bị kết chung với
phong trào Thời Đại Mới không? Ngài trả lời, “Không. Tôi nghĩ tất
cả chúng tôi sẽ vui mừng để có một Thời Đại Mới”. Vì thế, nếu nó không là
một vấn nạn cho ngài, thì nó cũng không là một vấn đề cho tôi. Tôi nghĩ
rằng tất cả chúng ta đang cố gắng đề hình dung một Thời Đại Mới bởi vì chúng ta
thật sự thấy sự tranh đua, sự xung đột, và tự nhiên như chiến tranh của
xã hội chúng ta và chủ nghĩa tư bản vào thời kỳ cuối , và chúng ta thật
sự muốn một Thời Đại Mới. Tôi nghĩ rằng đây là lúc để đòi lại nó và
vinh danh nó như một viễn tượng thực tiển.
Tôi
nghĩ chúng ta chắc chắn ở tại một thời khắc chuyển biến, và triết gia môi
trường Joanna Macy đã nói rằng, chúng ta thật sự may mắn để được sống tại thời
điểm quan trọng này bởi vì rồi thì chúng ta sẽ trở thành những vị Bồ Tát.
Chúng ta đón nhận để thử nghiệm lòng can trường của chúng ta. Chúng ta
được kêu gọi để thay đổi phương hướng của nền văn minh, và những ai có viễn
kiến về một phương thức khác biệt được kêu gọi dâng hiến thật sự tặng phẩm của
họ một cách mạnh dạn, và thật sự đây là một sự thử thách lớn lao. Đấy là
một thời khắc tuyệt vời để sống, để được sống.
In Search of New Age Nirvana
Tác giả: Wes Nisker trả lời Lisa Schneider
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 13/12/2010
No comments:
Post a Comment