ĐẠO PHẬT VÀ TINH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ KHÍ HẬU-NĂNG LƯỢNG
Nguyên tác Anh ngữ: Buddhism and the Climate-Energy Emergency Tuệ Uyển chuyển ngữ |
|
|
Trong cách này chúng ta phải rèn luyện chính
mình: bằng sự giải thoát ngã chấp qua tình thương. Chúng ta sẽ phát triển
tình yêu thương, chúng ta sẽ thực tập về nó, chúng ta sẽ tạo nó cả là con đường
và căn bản, giữ vững lập trường về nó, duy trì nó, và làm cho nó tiến tới một
cách hết lòng. – Tạp Bộ Kinh –
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ
lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật
đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên
giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn
toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của
xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có
những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến
thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì
chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy
hiểm nhất. [1] (Hình trên: Tượng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni tại Đạo
Tràng Giác Ngộ - Ấn Độ)
Là những con người là cơ hội, như là những
động vật cao hơn tất cả những động vật, và đặc biệt là tham lam. Trí thông
minh cao độ của chúng ta suy nghĩ kỷ lưỡng vận dụng khả năng của mình nhằm điều
khiển kẻ khác để thu thập quyền lực hay tài lợi. Chúng ta hết sức dễ dàng
tập luyện mình trong những hình thức bạo động xung đột. Bây giờ chúng ta
đã ‘vô tình’hay ngẫu nhiên đưa đẩy khả năng của mình để phá hoại khí hậu của
hành tinh này, chúng ta sẽ kêu gọi chính mình điều gì để hạn chế chính
mình đúng lúc?
Kỷ thuật bạo dạn một mình không thể ban cho sự
vừa lòng hay hạnh phúc đến chúng ta: trong những xã hội ‘phát triển’, tỉ
lệ lo âu, căng thẳng và khủng hoảng tinh thần là nhiều hơn bao giờ hết được tìm
thấy. [2] Ở cấp độ cơ thể vật lý cũng vậy, ung thư, bệnh tật liên quan đến
tim mạch, những chứng viêm sưng, tự miễn dịch cũng như ‘những chứng rối loạn
chức năng’ đa dạng khác đã trở thành dịch bệnh. [3] Bây giờ những chính
phủ, đoàn thể, và chính trị gia làm sẽ làm gì với quyền năng của sự sống hay
chết trên vòng sinh vật mà từ đấy những chủng loại của chúng ta đã tiến triển?
Có phải đúng là những chính trị gia hiểu biết
những sự kiện khoa học? Có phải họ cũng ân cần chăm chú đến những công dân
của họ và những thế hệ tương lai của nhân loại như họ quan tâm đến sự hợp tác
đặc biệt sinh lợi trong lịch sử thương mại, kỷ nghệ năng lượng thông
thường? Câu trả lời đến những câu hỏi này sẽ quyết định quá trình diễn
biến của Sáu Chủng Loại Tuyệt Chủng (Sixth Great Extinction) trong lịch sử của
trái đất, mà bây giờ đang hiện rõ ra. Nó có thể ngay cả kich động sự chấm
dứt một kỷ nguyên (the end of an era of geological time) của một thời kỳ địa
chất [4] hay như những Phật tử nói là, sự chấm dứt của một thời đại.
“Chất độc của sự hâm nóng địa cầu qua sự
khai thác của máy móc ở khắp mọi nơi và mọi lúc,
Là nguyên nhân làm cho tuyết trên núi hiện diện tan chảy,
Và bởi thế những đại dương sẽ đưa thế giới trong sự tiếp cận đến thời đại tận diệt.
Hãy ban cho sự gia hộ của Ngài mà thế giới có thể được bảo vệ khỏi những điều kiện ấy!” -Kyabje Sakya Trizin Rinpoche-
Là nguyên nhân làm cho tuyết trên núi hiện diện tan chảy,
Và bởi thế những đại dương sẽ đưa thế giới trong sự tiếp cận đến thời đại tận diệt.
Hãy ban cho sự gia hộ của Ngài mà thế giới có thể được bảo vệ khỏi những điều kiện ấy!” -Kyabje Sakya Trizin Rinpoche-
Vì Một Tương Lai Khả Dĩ
Sự phát triển khả dĩ (Sustainable development)
gặp gở những đòi hỏi của hiện tại, không có sự tổn hại khả năng của những thế
hệ tương lai đối diện với những cấp thiết của chính nó. Một viễn cảnh lâu
dài là thiết yếu, trong ngôn ngữ của Thiền sư Nhất Hạnh, vì một tương lai khả
dĩ [5]. Loài người là hơn hẳn toàn bộ nền kinh tế, loài người là tất
cả. Tiến trình phát triển mang lấy một sự kiến tạo chưa từng có về thịnh
vượng và sở hữu là một nguyên nhân của những dữ liệu về lo âu và bệnh hoạn tinh
thần. [2]
Vì một xã hội tiêu dùng, sở hữu hơn là cát
tường là sự biện hộ cho sự hiện hữu. Nó là năng lực bởi những nguồn năng
lượng ô nhiễm và hướng dẫn bởi nguyên tắc khoa học giả tạo của sự phát triển
kinh tế giới hạn. Cả hai nhân tố này là có ác cảm đến những định luật căn
bản của sinh vật học. Chúng ta tưởng tượng xã hội chúng ta như một môi
trường ở trên và vượt khỏi toàn bộ thế giới sinh sống còn lại. Sự thật,
như một cựu kinh tế gia kỳ cựu của Ngân Hàng Thế Giới, Giáo sư Herman Daly
tuyên bố, là cách khác:
Hệ thống rộng lớn hơn là sinh quyển (vòng sinh
vật) và hệ thống thứ yếu là nền kinh tế. Nền kinh tế được thúc đẩy lớn
mạnh, trái lại hệ thống nguồn gốc căn bản thì không phát triển. Nó
vẫn duy trì cùng tầm vóc xưa nay. Do thế khi kinh tế lớn mạnh,
nó xâm phạm trên sinh quyển, và đây là cái giá cơ bản của nó.
Những nhà khoa học lưu ý rằng một ‘động vật
săn mồi hàng đầu’ tổ tiên của con người hiện đại là Homo Sapien dựa trên toàn
bộ kim tự tháp của đời sống sinh vật học ở dưới nó. Do thế, sự tàn phá
toàn bộ hệ thống sinh thái là sự tự tử hay tự hủy diệt chủng loại
chúng ta. Vì Phật giáo Đại thừa thấy tất cả đời sống là liên hệ hổ tương,
đưa đẩy những chủng loại khác đến chỗ tuyệt chủng là rõ ràng tổn hại chính
chúng ta và số phận của chính chúng ta.
Nếu chúng ta hỏi tại sao sự tiến hóa xã hội
lại không tương xứng quá đáng, chúng ta lập tức đi đến sự ảnh hưởng then chốt,
việc quảng cáo ồ ạt. Từ độ tuổi sớm sủa hơn, chúng ta bị bao vây oanh kích
bởi hình ảnh đầy quyền năng khai triển qua sự thôi miên trung gian của truyền
hình, vòng qua máy lọc ý thức để ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức tiềm ẩn của
chúng ta. Những hình ảnh sặc sở của truyền hình và phim ảnh tạo nên một
thực tế không biên giới mà chúng đã hình thành những chương trình tích tập
trong hệ thống thần kinh của chúng ta. Từ Hoa Kỳ đến Trung Hoa, chủ nghĩa
tiêu thụ đã trở thành một nguyên tắc tổ chức cho hàng tỉ đời sống con
người. Triết gia Thiền học Phật giáo David R. Loy tuyên bố rằng:
Chủ nghĩa tiêu thụ đòi hỏi và phát triển một
cảm giác của sự mất tác dụng, kiệt quệ, hay bần cùng hóa chúng ta. Bởi sự
vận dụng cảm giác gặm nhấm của sự thiếu vắng mà nó ám ảnh cảm giác không an
toàn của tự ngã, kinh tế chú tâm ám chỉ vào thông điệp căn bản của nó sâu trong
sự tỉnh thức của chúng ta: giải pháp đến bất cứ sự không thoải mái nào chúng ta
có thể có là mức tiêu thụ. Không cần nói rằng, điều kiện lan tràn cùng
khắp này là xung khắc với con đường giải thoát của Đạo Phật. [6]
Sự tiêu thụ đã thay thế tôn giáo và quyền công
dân, như cung cách mà chúng ta tham dự vào xã hội. Nó là một trong bốn
hiện tượng lớn (4 Megaphenomena) đã điểm một cách mãnh liệt trải qua thế kỷ vừa
rồi kết hợp tạo nên một hiểm họa không lường trước được cho sinh
quyển. Dân số gia tăng, sự bốc khí carbon, và những chủng loại tuyệt chủng
là ba hiện tượng lớn kia.
Những nhiên liệu lỗi thời sẽ bị cạn hết trong
thế kỷ này. Sự sản xuất dầu mõ, nhiên liệu cũ kỷ đáng giá và dồi dào nhất,
dường như đã được làm cho đạt đến chóp đỉnh (peaked). Điều này đang xảy ra
giống như sự tan chảy của những tảng băng ở vùng địa cực đưa chúng ta đến với
‘điểm đỉnh’ đoán trước đầu tiên (predicted 'tipping point') trong một sự khủng
hoảng khí hậu. Chúng ta đã tiến vào thời điểm của tình trạng khẩn cấp của
khí hậu và năng lượng.
Điểm đỉnh của dầu mõ
Đạo Phật Hổ Trợ Như Thế Nào?
Một ngày nọ trong khi thiền quán, tôi đã suy
tư về tình trạng trái đất ấm dần lên… Với một nỗi khổ tâm nào đấy, tôi đã hỏi
Thiên Nhiên câu hỏi này: ‘Thiên Nhiên, người có nghĩ là chúng tôi có thể
tin cậy vào người không?’ Tôi đặt câu hỏi bời vì tôi biết rằng Thiên Nhiên
thông tuệ, bà biết phản ứng thế nào, đôi khi bạo động, để thiết lập lại sự cân
bằng. Và tôi đã nghe câu trả lời trong hình thức một câu hỏi khác: ‘Ta có
thể tin cậy vào ngươi chứ?’ Câu hỏi đã đặt ngược lại cho tôi,: Thiên Nhiên
có thể tin cậy loài người chứ? Và sau một hơi thở sâu và dài, tôi nói ‘Vâng,
người cũng có thể tin cậy phần lớn vào tôi.’ Đấy là một cuộc đối thoại rất
sâu sắc mà tôi đã có với Thiên Nhiên.
Điều này không nên là một tuyên bố đơn thuần
bằng lời nói. Nó nên là một thệ nguyện sâu sắc từ mỗi người, vì thế Thiên
Nhiên mới có thể đáp lại một cách thân ái chân tình. Với sự tích tập tuệ
giác nội quán chúng ta có thể điều hòa và chửa trị hành tinh của chúng
ta. Mỗi chúng ta có thể làm điều gì đấy trong đời sống hằng ngày cua chúng
ta để cống hiến, để bảo đảm rằng một tương lai là có thể cho thế hệ sau. - Thiền sư Nhất Hạnh [5]
Đạo Phật có di sản văn hóa phong phú đầy năng
lực. Nó đã thiết lập những phương pháp quán chiếu và những giáo huấn đạo
lý, sức mạnh của những cộng đồng tôn giáo truyền thống, uy tín đạo đức và khả
năng quyền lực chinh trị của những thành viên. Toàn bộ, thế giới của 376
triệu Phật tử, bao gồm 6% thành viên tôn giáo. Trên tất cả, đạo Phật đặt
cơ sở trên sự nhận thức của sự liên hệ hổ tương hay tương tức tương nhập.
Tương tức tương nhập là một sự thật tâm linh
mà những nhà sinh vật học khám phá một cách độc lập qua những nguyên tắc khoa
học của sinh thái học. Cho dù chúng ta thích hay không, chúng ta đã đi vào
thế kỷ của môi trường, của thực tại sinh thái học. Rồi thì, trong thế kỷ
này, đạo Phật có một vận mệnh đặc biệt.
Trong mười thế kỷ, nơi mà đạo Phật là đa số,
tôn giáo có thể xử dụng một sự ảnh hưởng rộng lớn đến chính sách của thế
quyền. Ở Bhutan, thí dụ, những nguyên tắc Phật giáo đã thay thế nhận thức kinh
tế hạn chế về GDP bằng ‘tổng lượng an lạc của quốc gia;. Luật lệ bảo vệ
rừng gương mẫu đã được đặt đúng chỗ. Trong những xã hội ‘phát triển’ ở Âu
châu và Hoa Kỳ, đạo Phật đã được nhiều người tiếp nhận để tìm kiếm cho một
sự thực tập tâm linh hiệu quả trong một môi trường của chủ nghĩa tiêu thụ và
triết thuyết hư vô. Giải Hòa bình Nobel được trao tặng đến Đức Đạt Lai Lạt
Ma (1989) và Aung San Suu Kyi (1991) đã đưa đến một sự thừa nhận lan rộng về
đội ngũ lĩnh đạo Phật giáo trong những giá trị phát triển bất bạo động không
ngừng.
Có một thời gian quan trọng chưa từng có trong
lịch sử để tổ chức tất cả những nguồn gốc của Phật giáo một cách hệ thống, nhân
danh chúng sinh. Chưa bao giờ có một thời điểm khi mà những hệ thống đối
thoại làm cho nó khả dĩ như hiện tại. Năng lực tâm linh cuả Phật giáo có
thể tạo nên những gương mẫu về sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Tuy nhiên, giải tỏa năng lực ấy, đòi hỏi những
nhà tôn giáo đem những giá trị của họ đến những công trường công cộng…để những
của ai đấy tại nhà là nhìn nhận nguyên trạng của chủ nghĩa cá nhân quá mức, chủ
nghĩa tiêu thụ, sự quảng cáo trên vô số khía cạnh của đời sống, môi trường
suy thoái, và sự vắng bóng của những cộng đồng mạnh mẽ. Quà tặng của cộng
đồng tôn giáo – hoàn toàn là những không gian của đạo đức và tâm linh đối với
những vấn đề của thời đại – là rất cần thiết cho công cộng thảo luận đầy đủ
toàn bộ những thử thách căng thẳng về những ngày tháng này của chúng ta, và để
phát triển một sự thông hiểu về sự tiến trình của nhân loại trong thế kỷ 21.[7]
Nhiều sự kiện Phật giáo công cộng, nghi lễ và
chương trình được cống hiến cho hòa bình thế giới. Tuy nhiên, thảm họa môi
trường, sự khí hậu đổ vở, và những khó khẳn đối với nhiên liệu lỗi thời đang
làm cho hòa bình thế giới không thể hiện thực được. Theo Liên Hiệp Quốc,
ít lắm là 60 quốc gia, hầu hết là ở Thế giới Thứ ba, sẽ thấy căng thẳng bởi sự
khan hiếm chưa từng có về tài nguyên. Sự nóng dần lên của trái đất có thể
làm lũ lụt ở những đồng bằng trồng lúa rộng lớn ở Á châu qua sự dâng cao của
mực nước biển, và đem đến sự biến mất của dãy băng vĩnh cữu của Hy Mã Lạp Sơn ở
Tây Tạng, làm mất đi nguồn cung cấp nước của hàng trăm triệu con
người. Ngay cả những quốc gia không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa
môi trường cũng bị tràn ngập bởi hàng triệu người tị nạn. Đây là những vấn
đề rất thực tiễn cho sự tồn tại của đạo Phật ở Á châu, cũng như cho hòa bình
của thế giới.
Tóm lại, tình trạng khẩn cấp của khí hậu-năng
lượng là rất quan trọng như là vấn đề hàng đầu của luân lý và đạo đức. Trường
hợp có thể được thực hiện như một vấn đề trước nhất - Hội đồng Phật giáo
nên được hội họp thu xếp để tuyên bố về nó. Một mục tiêu sẽ là để thảo
luận những sự kiện trọn vẹn với những nhà khoa học và quyết định những sự liên
hệ đa phương diện của cuộc khủng hoảng. Chúng ta nên đạt đến một vị thế
thông thường rõ ràng trên việc bảo vệ khí hậu và thế giới của sự sống, một sự
gây cảm hứng đến tất cả những người hảo tâm.
Nếu nó là hành động hợp lý là tự nhiên lợi ích
đến chân lý và công lý, thế thì bởi việc từ bỏ sự chần chừ và thiếu can đảm,
càng tiến vào chường ngại, chúng ta càng mạnh mẽ hơn với sự can đảm và nổ lực
của mình. Đấy là sự điều khiển của một người thông tuệ và đức hạnh. – Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 [8]
Vào cuối thế kỷ này, trái đất có thể mất đi một
nửa những chủng loại của nó. Những sự tiệt chủng này sẽ không biến đổi chỉ
trên tính đa dạng của sinh vật học mà nó cũng là tự tiến trình tiến
hóa. Sự si mê mù quáng, dửng dưng hay lừa dối gian trá phổ biến về sự diệt
chủng rộng lớn này cũng gây nguy hiểm đến chủng loại của chính chúng
ta. Loài người hiện đại xuất hiện từ loài người cổ xưa khoảng 200.000 năm
về trước. Chúng ta đã là sự khởi đầu của một trong ba chủng loại loài
người trên trái đất – những chủng loại khác là Homo erectus và Homo neanderthalensis
đã bị tiệt chủng. Chúng ta đã tồn tại và đi đến chiếm ưu thế và thống trị
toàn thể hành tinh. Chín mươi chín phần trăm tất cả những chủng loại
đã từng sinh sống đã bị tiệt chủng, và chúng ta cũng có thể làm cho chính chúng
ta tiệt chủng qua việc để trái đất nóng dần lên thoát khỏi tầm tay.
Quý vị thấy, một ngày nào đấy chúng ta có thể
thấy tất cả mọi sự sống trên hành tinh này – kể cả loài người hiện hữu – bị đọa
đày. - Đức Đạt Lai Lạt
Ma 14 [9]
Chúng ta vẫn có một cánh cửa vắn tắt của cơ
hội để bảo đảm sự tiếp tục của nhiều hình thức đa dạng của sự sống trên trái
đất, kể cả chính chúng ta. Do thế, chúng tìm sự sống của chúng ta qua
những thời điểm quan trọng nhất. Trong giai đoạn này chúng ta có thể tìm
thấy những ý kiến, những lời cố vấn và truyền cảm chú giải xác thực của những
đạo sư Phật giáo – Một Sự Đáp ứng của Phật giáo đến Tình trạng Hâm
nóng Địa cầu. Nhiều chủng loại hợp thành thế giới của sự sống
không có tiếng nói để thỉnh cầu lòng từ bi, tuệ trí và sự lĩnh đạo của chúng
ta. Xin hãy tham gia trong ‘việc phá vở sự im lặng.’
Đã đến lúc trong đời sống của tất cả chúng ta
khi im lặng là một sự phản bội. [10]
Bố cục và cấu trúc của tiết mục:
Giáo huấn của Thrangu Rinpoche vào tháng Chín
2007. Cuộc phỏng vấn, Nguyện vọng Cầu nguyện và Thơ tiếp theo được trình
bày trong sự cống hiến của chúng (Tháng Tám 2006 – Tháng Bảy
2008). Bình luận của Đức Đạt Lai Lạt Ma được sắp đặt cho Phụ lục từ Sưu
tập Những Tuyên bố của Ngài về Môi trường xuất bản năm 2007. Gyalwang
Karmapa nói chuyện công cộng năm 2007 tại Kagyu Monlam ở Đạo Tràng Giác Ngộ
được cung ứng bởi Ringu Tulku và tạo thành phần Phụ lục thứ hai.
[1] D. Livingstone Smith [2007] Động Vật
Nguy Hiểm Nhất
[2] O. James [2008] Nhà Tư Bản Ích Kỷ
[3] W. Meggs [2003] Chữa Trị Chứng Kích Động
[4] M. Lynas [2007] Sáu Trình Độ - Tương Lai Của Chúng Ta Trên Một Hành Tinh Nóng Hơn.
[5] Thiền sư Nhất Hạnh [2007] Nghệ Thuật Của Quyền Lực
[6] D. R. Loy [2008] Ý Thức Quảng Cáo : Sự Chú Ý – Xã Hội Chi DùngThiếu Hụt
[7] G. Gardner [2008] Tiến Trình Gây Cảm Hứng
[8] T. Laird [2005] Câu Chuyện Tây Tạng - Nói Chuyện Với Đức Đạt Lai Lạt Ma
[9] Đức Đạt Lai Lạt Ma [1992] Tuyên Bố Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Rio
[10] Tuyên Bố Của Martin Luther King
[2] O. James [2008] Nhà Tư Bản Ích Kỷ
[3] W. Meggs [2003] Chữa Trị Chứng Kích Động
[4] M. Lynas [2007] Sáu Trình Độ - Tương Lai Của Chúng Ta Trên Một Hành Tinh Nóng Hơn.
[5] Thiền sư Nhất Hạnh [2007] Nghệ Thuật Của Quyền Lực
[6] D. R. Loy [2008] Ý Thức Quảng Cáo : Sự Chú Ý – Xã Hội Chi DùngThiếu Hụt
[7] G. Gardner [2008] Tiến Trình Gây Cảm Hứng
[8] T. Laird [2005] Câu Chuyện Tây Tạng - Nói Chuyện Với Đức Đạt Lai Lạt Ma
[9] Đức Đạt Lai Lạt Ma [1992] Tuyên Bố Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Rio
[10] Tuyên Bố Của Martin Luther King
Buddhism and the
Climate-Energy Emergency http://www.ecobuddhism.org/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
19-09-2009
Tuệ Uyển chuyển ngữ
19-09-2009
No comments:
Post a Comment