Trong quá khứ sự cần thiết chủ yếu của con người là đất trồng trọt. Người ta không phải nghĩ đến những thứ nhân tạo. Tuy thế, những tác động có hại đến rừng vì dân số đông đảo và sự phát triển những loại hóa chất khác nhau trong không khí đã dẫn đến những loại mưa bất thường và trái đất ấm dần lên. Sự ấm dần của trái đất đã mang những sự thay đổi trong khí hậu, bao gồm sự tan chảy của những lớp tuyết lâu đời trên núi, vì thế tác động tại hại không chỉ cho loài người mà cả cho những chủng loại sinh sống trên trái đất.
Tình trạng nguy hiểm này đang xảy ra rất nghiêm trọng trên thế giới. Trong quá
khứ núi tuyết lưu cữu của Tây Tạng có những lớp tuyết rất dày. Những người già nói rằng những núi non này được bao phủ bởi những lớp tuyết dày khi họ còn trẻ và những lớp tuyết này thì trở nên càng ngày càng mỏng manh hơn là dấu hiệu của sự hoại diệt của thế giới. Nó là một sự kiện làm thay đổi thời tiết là một tiến trình đã xảy ra hàng nghìn năm mới nhận thấy tác động của nó. Đời sống thực vật và động vật trên hành tinh này cũng chịu thay đổi theo nó. Cấu trúc thân thể con người cũng thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng với sự thay đổi của những điều kiện khí hậu.
khứ núi tuyết lưu cữu của Tây Tạng có những lớp tuyết rất dày. Những người già nói rằng những núi non này được bao phủ bởi những lớp tuyết dày khi họ còn trẻ và những lớp tuyết này thì trở nên càng ngày càng mỏng manh hơn là dấu hiệu của sự hoại diệt của thế giới. Nó là một sự kiện làm thay đổi thời tiết là một tiến trình đã xảy ra hàng nghìn năm mới nhận thấy tác động của nó. Đời sống thực vật và động vật trên hành tinh này cũng chịu thay đổi theo nó. Cấu trúc thân thể con người cũng thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác cùng với sự thay đổi của những điều kiện khí hậu.
Do bởi sự tăng cao dân số, một số lượng lớn cây cối đã được cưa cắt làm chất đốt, phát hoang đất cho sự phát triển đất đai canh tác. Trong trường hợp của Tây Tạng cũng thế, hiện tại, chính quyền chiếm đóng đã tàn phá những rừng cây cổ thụ nguyên sinh trong một cách tương tự như cạo tóc một người. Điều này không chỉ phá hủy cây cối nhưng cũng có nghĩa làm tổn hại những gì thuộc về người Tây Tạng. Giống như thế , sự tiếp tục phá rừng trong nhiều nơi trên thế giới, kể cả Mỹ Châu là một tác hại đã ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu trên địa cầu, vì thế sự đảo lộn đời sống, không chỉ ở loài người những cũng cho tất cả mọi chủng loại sinh sống.
Tương tự như thế, ảnh hưởng tai hại trên khí uyển đã mang đến bởi sự ô nhiễm hóa học trong các quốc gia công nghiệp là dấu hiệu rất nguy hiểm. Mặc dù đây là một vấn đề cho những người Tây Tạng chúng tôi, thế giới hiện đang chú ý rất nhiều đến vấn đề này. Nó là một trách nhiệm của chúng ta, những ai nói vì lợi ích của tất cả chúng sinh, để cống hiến đến vấn đề này.
Vì thế chúng tôi cũng có trách nhiệm trong vấn đề này, (đấy là hành động để bảo vệ môi trường và để thấy những thế hệ hiện tại và tương lai của con người có thể làm cho viêc trồng mới cây cho bóng mát và hoa trái), chúng tôi mua những hạt giống cây ăn trái này với một phần tiền trong giải Nobel Hòa bình của tôi để phân phát bây giờ, đến những người đại diện những tôn giáo khác nhau (tất cả mọi lục địa trên thế giới đang hiện diện ở đây) trong khóa tu Kalachakra này. Những hạt giống này đã được cất giữ gần Mạn đà la Kalachakra để được tinh khiết và gia hộ. Vì những hạt giống này bao gồm quả mơ, quả óc khỉ (walnut), đu đủ, ổi, v.v… có thể thích hợp cho việc gieo trồng những điều kiện địa lý khác nhau, các chuyên gia cho từng nơi nên được tham vấn về trồng trọt và chăm sóc, và vì thế, tất cả các bạn sẽ thấy sự cảm hứng chân thành của chúng tôi là hoàn toàn đầy đủ.
A Green Environment for Now and the Future
This speech was made during the Kalachakra Initiation at Sarnath.India on December 29. 1990 when His Holiness distributed seeds of fruit-bearing trees to encourage environmental protection through planting.
http://www.dalailama.com/page.80.htm
This speech was made during the Kalachakra Initiation at Sarnath.
http://www.dalailama.com/page.80.htm
No comments:
Post a Comment