MÔI TRƯỜNG NỘI TẠI
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ |
Trước hết, chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng thật rất quan trọng để lưu ý chính mình như một người hay một thành viên của gia đình nhân loại rộng lớn. Bởi vì mỗi con người căn bản là như nhau bất chấp văn hóa, tôn giáo, xứ sở hay chủng tộc. Nó có nghĩa là mỗi người có quyền là một người vui vẻ và quyền để vượt thắng khổ đau. Cuối cùng, mục tiêu của chính đời sống chúng ta, chúng tôi lưu ý, là hạnh phúc. Đây là di sản của chúng ta.
Thế thì, do bởi sự thay đổi tình trạng của thời đại ngày nay, sự nhận thức nhất thống của toàn thể nhân loại bây giờ rất xác đáng. Thời xưa, nếu quý vị có viễn kiến ấy, rất tốt. Nếu không có, chẳng hề gì. Nhưng bây giờ, ngày hôm nay, trong thực tế, cho dù chúng ta thích hay không, mỗi sự khủng hoảng là căn bản dây chuyền đến một khủng hoảng toàn cầu. Vì thế nói về xứ sở tôi, lục địa tôi, gia đình tôi, tôn giáo tôi, truyền thống tôi là lỗi thời. Do vậy, thực tế có một sự cần thiết cấp yếu để có một cảm giác trách nhiệm toàn cầu và thay đổi môi trường nội tại của chúng ta.
Đây là quan tâm của chúng tôi đến nền tảng căn bản của động cơ tích cực của chúng ta. Sự tiến triển chính yếu của hành động ở mỗi con người là động cơ và quyết định.
Trước nhất, động cơ của chúng ta nên đơn giản và chân thành. Cho dù chúng ta đạt đến mục tiêu hay không chẳng hề gì chừng nào động cơ của chúng ta là thật chân thành và chúng ta hành động nổ lực. Cuối cùng, ngay cả thất bại để đạt đến mục tiêu chúng ta cũng không hối tiếc với hành động cố gắng ấy. Nếu động cơ không chân thành, ngay cả khi mục tiêu được đạt đến người ấy cũng sẽ không quá hạnh phúc hay hài lòng trong thâm tâm. Vì thế động cơ thật rất quan trọng.
Cho nên, bất cứ hành động nào của nhân loại, cho dù kết quả là tích cực hay tiêu cực, nó tùy thuộc sâu xa trong động cơ. Nếu động cơ là chân thành thế thì mỗi hành động của con người có thế tích cực kể cả những sáng kiến chính trị. Nếu động cơ của chúng ta là không thích đáng, không trong sạch, ngay cả hành vi tôn giáo cũng bị hoen ố.
Vì thế cho nên, mọi việc cuối cùng tùy thuộc trên động cơ đúng đắn. Chúng tôi muốn nói đến thứ quan trọng không lay chuyển của quyết định đặt căn bản trên cảm xúc chân thành của tình anh chị em, hay một ý nghĩa của trách nhiệm toàn cầu đặt nền tảng trên lòng từ bi yêu thương hay tình cảm nhân loại. Đấy là sự tiếp cận tinh thần đúng đắn. Mục tiêu của chúng ta có thể không đạt đến một cách quá dễ dàng trong cách này – nó có thể cần nhiều thời gian hơn và có thể đối diện nhiều chướng ngại. Chúng tôi nghĩ ngay từ lúc khởi đầu, chúng ta phải tiếp nhận, nuôi dưỡng, và duy trì một loại thái độ như thế. Nếu họ chấp nhận để đạt đến mục tiêu bởi vì động cơ chúng ta là hảo tâm, thiện ý, hành động của chúng ta sẽ dễ dàng, và mọi người sẽ đến để giúp đở; nếu đó không là thái độ đúng đắn thì mọi việc sẽ ngược lại.
Kém may mắn thay, thế giới không trong sạch; có rất nhiều trở lực tiêu cực. Trong ba mươi ba năm qua, chúng tôi đã và đang nói với những người Tây Tạng của chúng tôi rằng chúng ta nên hy vọng cho những gì tốt đẹp nhất đồng thời hãy chuẩn bị lạc quan cho những gì tệ hại nhất.
Thái độ lạc quan là nhân tố then chốt cho thành công. Ngay từ lúc mới bắt đầu, nếu chúng ta ôm giữ thái độ bi quan, ngay cả những việc nhỏ nhất cũng không thể đạt được. Vì thế, hãy duy trì thái độ lạc quan trong mọi thời mọi lúc là rất quan trọng.
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, có rất nhiều hình thức hoạt động của con người như tôn giáo, chính trị, kỷ thuật, khoa học,và luật pháp, nói như là có ý nghĩa cho sự cải thiện và hạnh phúc của nhân loại. Do bời kinh nghiệm quá khứ nhiều người cảm thấy rằng chính trị là những gì bẩn thỉu. Đó là một nhận thức sai lầm. Trong một quốc gia dân chủ sự thực hành dân chủ có hiệu quả, cho dù chúng ta thích hay không, những đảng phái chính trị phải hiện diện ở đấy. Trong những tình trạng như thế, nếu chúng ta loại bỏ hay khước từ với chính trị, chỉ phê phán, chỉ trích, hay phàn nàn hay phật ý, oán giận, không bằng lòng, đó không là một phương cách thông minh.
Thí dụ, trong lãnh vực tôn giáo cũng bị lạm dụng. Cùng nhân danh con người, và cũng cùng một danh xưng tôn giáo, có một vài sự lợi dụng và lạm dụng ở đấy. Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi thái độ chỉ ngồi bên lề? Nếu chúng ta chỉ phê phán, sẽ không có tác dụng gì nhiều. Hãy dấn thân vào và cố gắng để thay đổi mọi thứ từ bên trong. Đấy là phương pháp.
Chúng tôi muốn tán dương những tổ chức phi chính phủ một ít. Một cách căn bản, mỗi cá nhân con người mang trách nhiệm cho ích lợi hay quyền lợi của nhân loại và của chính hành tinh này, bởi vì hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Chúng ta không có nơi nào khác để ẩn náo. Do vậy, mỗi người phải có trách nhiệm chăm sóc không chỉ cho loài người chúng ta mà cũng cho côn trùng, cây cỏ, động vật và chính hành tinh này.
Tuy thế, sự khởi xướng phải từ những cá nhân. Nhưng rồi thì, để làm một tác động, sự huy động năng lực những cá nhân qua những tổ chức khác nhau là con đường duy nhất. Thế nên những tổ chức khác nhau trở nên rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ hành động ở cấp độ chính quyền đôi khi không đúng thật sự để mong ước. Điều này qua những chính sách hay lý do nào đó và đôi khi qua sự bầu cử những lãnh đạo là quan tâm đến sự tái cử của họ.
Những tổ chức phi chính phủ có nhiều tự do và cơ hội hơn, vì trong nhiều lãnh vực chúng ta có thể hành động nhiều hơn và cũng có thể sáng tạo thêm những ý kiến gì đấy, những hành động mới và hành động như một kẻ hướng đạo. Nếu điều này trở thành những gì nổi bật, đáng kể, có ý nghĩa rồi thì chính quyền cũng theo đường hướng ấy. Có những trường hợp của loại này đã từng xảy ra. Vì thế, những tổ chức phi chính phủ là một cơ hội đặc biệt để cống hiến. Quý vị đã cống hiến nhiều thứ cho nhân loại và hành tinh và chúng tôi hy vọng quý vị có thể tiếp tục hoạt động tốt đẹp của quý vị với sự hợp tác hoàn toàn, tự tin và quyết tâm.
Bây giờ, đã có sự phân chia Tây-Đông ở đấy, chủ yếu là hình thức kinh tế. Những quốc gia giàu có chẳng chóng thì chầy sẽ tìm thấy một số vấn đề do bởi sự ngăn cách này. Thế cho nên, chúng ta phải tìm những phương tiện và những biện pháp để thu hẹp sự ngăn cách này. Trong lãnh vực này cả hai phía nên có sự thảo luận chân thành trong tinh thần của thế giới chúng ta, hơn là quốc gia tôi hay lục địa tôi. Điều này hướng đến quyền lợi tương hổ của tương lai hổ tương của chúng ta. Nếu một phía chấp nhận một thái độ bảo vệ, hay phía kia chỉ tìm cách phàn nàn hay chỉ trích, điều đó không tốt. Hãy đến với nhau, và nghĩ trong hình thức một thế giới. Cả hai bên cùng thuộc một thế giới. Với thái độ này chúng ta có thể đạt đến thành tựu nhiều thứ.
Một vấn đề khác trong khi chúng ta đang nói về khoảng cách giữa những quốc gia giàu và nghèo. Đó là không có việc xao lãng cộng đồng của chính chúng ta. Ở những quốc gia có một khoảng cách lớn giữa những người giàu và nghèo, như ở Ấn Độ và Ba Tây. Thế cho nên, đó là một tình trạng thống thiết quá đỗi ở đấy. Thực tế, đây là những tình trạng nguy hiểm và nghiêm trọng.
Ngày nay chỉ có một siêu cường tồn tại. Sau sự sụp đổ của khối Cộng Sản Sô Viết, khi chúng tôi trở về Ấn Độ từ Âu Châu, có một nhân viên chính quyền cao cấp từ một nước Châu Phi cùng trên chuyến máy bay của chúng tôi. Khi đến phi trường Delhi chúng tôi có trò chuyện ít phút. Chúng tôi nói rằng những tiến triển hiện tại trên thế giới rất hy vọng và tích cực; bây giờ không có nguy cơ của môt thảm họa nguyên tử nữa. Chúng tôi đoán là sự đáp ứng của ông ta cũng tích cực tương ứng. Nhưng thay vì thế ông ta đưa ra môt khả năng khác. Trước đây có hai siêu cường, nên thế giới thứ ba có thể xoay sở giữa hai bên. Bây giờ chỉ có một siêu cường nên chúng ta sợ hải hơn, băn khoăn hơn.
Chúng ta không biết tương lai là loại nào ở phía trước. Chúng tôi nghĩ và cảm thấy điều này thật bất hạnh. Lý do không phải do bởi hệ thống của tự do, dân chủ, và phóng khoáng mà chính yếu là do lực lượng quân sự. Có lẻ sức mạnh kinh tế cũng có liên hệ ở đấy.
Sau cuộc chiến vùng vịnh xảy ra chẳng bao lâu, chính chúng tôi đã làm một lời hứa hay ý định nào đấy mà trọn đời chúng tôi sẽ được cống hiến cho việc giải trừ quân bị trên hành tinh này.
Hôm chúng tôi đã nghe trên đài BBC rằng có khoảng 18 triệu người Phi Châu đang đối diện với nguy cơ thiếu ăn. Dĩ nhiên nguyên nhân trực tiếp là hạn hán nhưng nguyên nhân khác là nội chiến trong những năm gần đây. Bao nhiêu là tiền bạc được dành cho vũ khí và nông nghiệp thì bị lãng quên. Tất cả những kinh nghiệm bất hạnh này cuối cùng liên hệ đến vũ khí. Sự hình thành quân đội và chiến tranh là một phần của lịch sử nhân loại. Nhưng chúng tôi nghĩ ngày nay sự việc đã hoàn toàn thay đổi và bây giờ chúng ta phải tìm ra những phương thức mới để suy nghĩ. Xét cho cùng, chúng ta có sự thông minh tuyệt vời của con người nhưng sự thông minh này chắc chắn không có nghĩa là cho tàn phá. Nếu chúng ta dùng sự thông minh của chúng ta cho tàn phá hủy diệt nó thật là bất hạnh.
Một lần chúng tôi đã nói là chúng tôi cho rằng sự kiện tệ hại nhất của hành tinh này trong thế kỷ này là Cách Mạng Tháng Mười ở Nga. Bởi vì, để đạt được thành công cuộc cách mạng ấy và để giữ vững cuộc cách mạng ấy, quá nhiều sự đổ máu đã xảy ra. Mặc dù, cho đến chừng mức mà chủ nghĩa Mác nguyên thủy được lưu tâm, chúng tôi đồng cảm một cách sâu sắc, nhưng do bởi sự thực hành của nó và sự phát triển sẽ được dẫn tới của nó kết quả quá kinh khiếp.
Trong một thời gian nào đấy vũ khí thông thường và những vũ khí nguyên tử đặc biệt nào đây, đã làm điều tốt mà chúng ta gọi là ngăn chặn. Bây giờ Bức tường Bá Linh đã đổ, và Đế quốc Sô Viết Cộng Sản cũng đã sụp đổ. Điều chỉ còn lại Trung Cộng. Bây giờ không còn hiểm họa cộng sản nữa, chúng tôi nghĩ rằng vũ khí nguyên tử đã làm xong nhiệm vụ của nó. Bây giờ là thời gian đã đến để nói lời giả biệt với những vũ khí đe dọa kinh khiếp đó. Chúng ta không cần những thứ đó nữa.
Khi chúng ta bị bệnh thật nghiêm trọng chúng ta cần thuốc men và ngay cả những thuốc độc nếu cần thiết. Nhưng đến khi mà một là thuốc chửa bệnh rồi thì những thứ thuốc độc đó phải được vất đi khỏi nhà. Giữ những thứ đó thật nguy hiểm.
Bây giờ là thời điểm thích hợp đã đến và chúng ta nên nghĩ một cách nghiêm khắc. Trước hết chúng ta nên hủy bỏ vũ khí nguyên tử và vũ khí sinh học. Cuối cùng chúng ta phải nghĩ một nghiêm khắc về khái niệm của chiến tranh và tổ chức quân đội. Mới đây Trung Cộng đề nghị hoàn toàn cấm vũ khí nguyên tử thật là tốt; cho dù họ vẫn giữ nó hay không là một câu hỏi khác. Họ đã đem ra thử nghiệm vũ khí nguyên tử mới đây. Thật là khủng khiếp.
Trong một buổi phỏng vấn với đài truyền hình Đức Quốc, một phóng viên hỏi tôi là người Tây Phương rất sợ hải cái chết và người Đông Phương không sợ chết. Tại sao vậy? Thế là chúng tôi đã nói với người phỏng vấn là chúng tôi tin tưởng ngựơc lại. Những người Tây Phương thích chiến tranh, thích những vũ khí dễ sợ. Những vũ khí đó giết hại, và chiến tranh nghĩa là chết chóc, và có phải nó là cái chết tự nhiên? Điều này là kinh khiếp và dường như quý vị không sợ cái chết! Chúng tôi những người Tây Tạng, trong thời của chúng tôi, thấy những chiến binh và quân sự như những gì tiêu cực. Điều ấy có nghĩa là chúng tôi sợ cái chết hơn!
Vì thế, chúng tôi nghĩ khái niệm xây dựng lực lượng quân đội nhân danh phòng vệ là sai. Chúng tôi cho rằng lực lượng quân đội như loại tệ hại nhất của quyền con người bạo động – nhưng được hợp pháp hóa. Rồi, cùng lúc ấy, chúng tôi nghĩ nó là sự thật rằng với năm tỉ người chúng ta tiếp giáp với một số người tác hại hay tinh quái. Trong cộng đồng loài người tương lai cũng sẽ chẳng bao giờ có một xã hội toàn hảo một trăm phần trăm.
Vì vậy những sự đo lường ngược lại với điều ấy cũng là cần thiết. Trong thời gian chiến tranh vùng vịnh lực lượng quân sự chính đến từ Hoa Kỳ. Do bởi tình trạng của thế giới hệ thống thu thập lực lượng quân sự đã xảy ra rồi. Trong tương lai một lực lượng cảnh sát hay quân đội vũ trang nên được tạo nên bởi những quốc gia lớn hay nhỏ, không kể, bởi một lực lượng cân bằng bình đẳng. Những lực lượng quân sự thu thập nên được kiểm soát bởi tập họp lãnh đạo từ căn bản quốc tế. Những lực lượng quân sự có thể huy động mọi nơi. Nếu chúng ta đạt đến điều này thế thì sẽ không có xung đột bạo động nữa giữa các quốc gia, không còn nội chiến. Mặt khác, chúng ta sẽ tiết kiệm được vô số tiền bạc cũng như tàn phá. Thế là không khí sợ hải trên thế giới có thể giảm bớt sự mở rộng nào đó.
Ngay cả nếu chúng ta tiến hành mọi sự phòng ngừa để bảo tồn hành tinh của chúng ta, đây là điều đơn giản không thể do bởi dân số. Theo những khoa học gia, nếu mức độ gia tăng dân số hiện tại cứ tiếp tục, sẽ có một hiểm nguy thật sự và tình trạng gia tăng nghiêm trọng mỗi ngày.
Như một tu sĩ Phật Giáo, dĩ nhiên, chúng tôi quan tâm mỗi đời sống con người là những gì rất quý báu, như ngọc quý. Do vậy, từ quan điểm ấy, kiểm soát sinh sản là không thích đáng. Đây là vấn đề cá nhân. Nhưng nếu chúng ta nhìn ở tổng thể một cách rõ ràng rồi, bởi vì dân số gia tăng, hành tinh này đơn giản không thể cung cấp đủ những yêu cầu cho nhân loại. Vì thế đây không là một câu hỏi của một cá nhân, hay hai chúng sinh, nhưng là sự khổ đau của toàn thể nhân loại – kể cả những chủng loại khác. Do vậy, và từ quan điểm Phật Giáo, chắc chắn đáng giá bỏ công để suy nghĩ và thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm soát sinh sản.
Universal Responsibility and the Inner Environment
Transcript of the address on June 6, J 992 to the Parliamentary Earth summit (Global Forum) of the United Nations Conference on the Environment and Development (UNCED), Rio de Janeiro, Brazil.
Transcript of the address on June 6, J 992 to the Parliamentary Earth summit (Global Forum) of the United Nations Conference on the Environment and Development (UNCED), Rio de Janeiro, Brazil.
Tuệ Uyển chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment