SỰ HỢP TÁC GIỮA NHỮNG
TÔN GIÁO THẾ GIỚI
His
Holiness the Dalai Lama
__
Một lần trong một
tu viện ở Tây Ban Nha, gần Barcelona, tôi đã gặp một tu sĩ Ki Tô giáo, người đã
dành năm năm trong một nơi ẩn dật phía sau tu viện. Khi tôi viếng thăm nơi ấy, ông ta đến gặp
tôi. Tiếng Anh của ông ta không hay lắm,
thực sự còn kém hơn tôi. Chúng tôi không
nói chuyện nhiều. Chúng tôi nhìn vào mặt
nhau. Chúng tôi đã có một kinh nghiệm rất
hạnh phúc, một loại rung động nào đấy.
Điều này giúp cho tôi hiểu kết quả thât sự về sự thực hành của Ki Tô giáo. Ki Tô giáo có một phương pháp, truyền thống,
và triết lý khác…tuy thế nó đã sản sinh một người như thế. Tôi hỏi ông ta: “Ông đã thực tập điều gì suốt những năm ẩn dật?” “Tôi tập trung trên sự yêu thương,” ông nói với tôi.
Vì thế quý vị thấy đấy, nó giống nhau chứ, có phải không ? Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những
giáo thuyết đều giống nhau hệt nhau.
Chúng tôi cảm thấy một sự khác biệt lớn lao hơn, đa dạng hơn giữa của
các giáo thuyết có thể lợi ích hơn vì có
sự khác biệt và đa dạng của những con người.
__
HỎI: Tại sao
những truyền thống khác biệt làm cho khác nhau rất nhiều trong sự giải thích về
chân lý và làm thế nào để đạt đến?
ĐÁP: Đối với chúng tôi sự phát triển tâm linh của
Phật giáo thì rất hữu ích như một sự hướng dẫn cho đời sống này. Nhưng điều này
không có nghĩa là tất cả mọi người nên theo Phật giáo. Có rất nhiều khuynh hướng tâm linh khác
nhau. Cho những người nào đấy một cách
đơn giản Phật giáo không thể có tác dụng.
Những tôn giáo khác nhau đáp ứng sự cần thiết của những con người khác
nhau.
__
(Từ bài nói chuyện của Đức Dalai Lama tại cuộc
gặp gở của các giáo hội toàn thế giới ở Hoa Kỳ - 1979.)
Chúng
ta có ở đây một cuộc hội họp của những người tin tưởng tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau là một dấu hiệu tích cực. Trong những
tín ngưỡng tâm linh, có nhiều triết lý khác nhau, một số đối lập chính với nhau
về những điểm nào đấy. Những người Phật tử không chấp nhận một đấng tạo hóa; những
người Ki Tô hữu căn cứ trên lý thuyết ấy.
Có những sự khác nhau rất to lớn, nhưng chúng tôi tôn trọng sâu xa niềm
tin của quý vị, không chỉ vì lý do chính trị hay vì lịch sự, nhưng một cách
chân thành. Qua nhiều thế kỷ, truyền thống
của quý vị đã phụng sự nhân loại một
cách sâu rộng.
Khi
chúng ta nguyện cầu chung với nhau, chúng tôi cảm thấy điều gì ấy, tôi không biết
dùng ngôn ngữ chính xác như thế nào – cho dù là quý vị gọi đó là sự gia hộ hay
ân sủng - nhưng trong bất cứ trừơng hợp
nào có một cảm giác nào đấy mà chúng ta có thể trải qua. Nếu chúng ta xử dụng
nó một cách thích đáng, cảm giác ấy rất hữu dụng cho sức mạnh nội tại – không
khí và kinh nghiệm ấy – là rất hữu dụng và rất có ích. Vì thế, chúng tôi cảm kích một cách đặc biệt
những sự hội họp tôn giáo như thế này.
Tất
cả những tôn giáo tín ngưỡng khác biệt, mặc dù triết lý của chúng khác nhau, có
một đối tượng giống nhau. Mọi tôn giáo
nhấn mạnh nhân bản, trau dồi, yêu thương, tôn trọng vì người khác, chia sẻ sự
khổ đau của nhân loại. Trên những dòng
này ít hơn hay nhiều hơn mỗi tôn giáo có cùng những quan điềm và mục tiêu. Thượng Đế toàn năng và tín ngưỡng trong sự
yêu mến của Thượng Đế có như mục đích của họ là sự đáp ứng cho những ý định của
Thượng Đế. Nhìn tât cả chúng ta như những sự tạo hóa và tín hữu của một Thượng Đế, họ dạy rằng
chúng ta nên thương mến và giúp đở những người khác. Mục đích chính niềm tin trung thành trong Thượng
Đế của họ là để hoàn thành Ước nguyện của Ngài, căn bản của điều ấy là yêu mến,
tôn trọng, yêu thương, và phục vụ mỗi thành viên con người chúng ta.
Vì
mục tiêu thiết yếu của những tôn giáo khác nhau là tương tự để đẩy mạnh những cảm
giác lợi ích như vậy và những hành động như thế, chúng tôi cảm thấy một cách mạnh mẻ rằng từ
quan niệm này một mục tiêu trung tâm của tất những sự giải thích của những triết
lý khác nhau là giống nhau. Qua những hệ
thống tôn giáo đa dạng, những tín đồ dang nắm lấy một thái độ bổ ích đối với những
thành viên nhân loại của họ - những người anh chị em của chúng ta – và thể hiện
động cơ tốt này trong việc phụng sự xã hội con người. Điều này đã được minh chứng bởi một số lượng
rất nhiều người tin tưởng trong Ki tô giáo qua lịch sử ; nhiều người đã hy sinh
mạng sống của họ vì lợi ích của loài người.
Đây là một sự áp dụng đúng đắn của từ bi. Khi những người Tây Tạng trải qua những thời
điểm khó khăn, cộng đồng Ki tô giáo từ khắp mọi nơi trên thế giới đã đùm bọc và
và chia sẻ nổi khổ đau và đẩy mạnh đến sự giúp đở của chúng tôi. Không quan tâm đến chủng tộc, văn hóa, tôn
giáo, hay triết lý khác nhau, họ xem chúng tôi như những thành viên nhân loại
và đến để giúp đở. Điều này đã cho chúng
tôi một sự truyền cảm và nhận ra giá trị của sự yêu thương.
Mặc
dù trong mỗi tôn giáo có một sự nhấn mạnh trong từ bi và yêu thương, từ quan điểm
triết lý, dĩ nhiên có những sự khác nhau, và điều ấy cũng tốt thôi. Những giáo huấn triết thuyết thì không có giới
hạn, không dụng ý, không mục tiêu, không phải là những gì chúng ta phục vụ. Sứ mệnh là để giúp đở và làm lợi ích cho kẻ
khác, và những giáo huấn để hổ trợ cho những ý tưởng ấy là có giá trị. Nếu chúng ta đi vào những sự khác biệt trong
triết lý và tranh luận với sự phê phán nhau, nó sẽ không có lợi ích. Sẽ không có sự chấm dứt tranh cải; kết quả sẽ
chính là chúng ta làm khó chịu cho nhau – chẳng hoàn thành điều gì. Tốt hơn hãy nhìn vào mục tiêu cảu những triết
lý và để thấy điều gì được chia sẻ - một sự nhấn mạnh trên từ bi, yêu thương,
và tôn trọng vì một năng lực cao hơn.
Không
một tôn giáo nào tin tưởng một cách căn bản rằng tiến trình vật chất đơn thuần
là đầy đủ cho nhân loại. Tất cả những
tôn giáo tin tưởng trong những năng lực vượt ngoài tiến trình vật chất. Tất cả đồng ý rằng điều rất quan trọng và xứng
đáng là làm một nổ lực mạnh mẻ để phục vụ xã hội con người.
Để
làm điều này, điều quan trọng là chúng ta hiểu nhau. Trong quá khứ, qua những khuynh hướng hẹp hòi
và những nhân tố khác, đôi khi có sự bấ hòa giữa những nhóm tôn giáo. Điều này không nên lập lại nữa. Nếu chúng ta nhìn sâu vào trong giá trị của một
tôn giáo trong tài liệu của hoàn cảnh thích hợp, chúng ta có thể vượt quá một
cách dễ dàng những sự xảy ra bất hạnh này.
Vì, có nhiều lĩnh vực của những vấn đề thông thường trên ấy chúng ta có
thể có sự hòa hiệp. Hãy để chúng ta bên
cạnh nhau – tôn trọng, giúp đở, và hiểu biết nhau – trong một nổ lực bình thường
để phụng sự nhân loại. Mục tiêu của xã hội
loài người phải là từ bi – là sự làm cho nhân loại tốt hơn.
HỎI: Như một
lĩnh tụ tôn giáo, Ngài có thích thú trong hành động khuyến khích những người
khác tham gia tín ngưỡng của Ngài không?
Hay Ngài có ở trong vị trí sẵn sàng nếu có ai đấy tìm kiếm kiến thức
trong tôn giáo của Ngài không?
ĐÁP: Đây là một câu hỏi quan trọng. Chúng tôi không thích thú trong việc thay đổi
người khác qua Phật giáo mà trong việc người Phật tử làm thế nào để có thể cống
hiến cho xã hội con người, theo ý kiến của chính chúng tôi, tôi tin rằng những
tín ngưỡng tôn giáo khác cũng nghĩ trong một cách tương tự như thế, tìm sự cống
hiến cho một khuynh hướng phổ quát.
Bời
vì những tôn giáo khác nhau đã có những lần tranh luận với nhau hơn là tập
trung trên sự làm thế nào để cống hiến cho một khuynh hướng công cộng, hai mươi
năm qua ở Ấn Độ chúng tôi đã từng nắm lấy mọi cơ hội để gặp gở những tu sĩ Ki
tô giáo – Thiên chúa giáo và Tin lành -
cũng như Hồi giáo và Do thái giáo, dĩ nhiên ở Ấn Độ, nhiều người Ấn
giáo. Chúng tôi gặp gở, cầu nguyện với
nhau, thiền quán với nhau, và thảo luận những ý tưởng triết lý của họ, phương
pháp họ tiếp cận, những kỷ thuật của họ.
Chúng tôi đã có sự háp dẫn lớn đối với sự thực hành của Ki tô giáo, những
gì chúng tôi có thể học và mô phỏng từ
phương pháp của họ. Tương tự thế, trong triết lý Phật giáo có có
những điểm như là thiền quán là điều có thể được thực tập trong thánh đường Ki
tô giáo.
Giống
như Đức Phật đã chỉ một thí dụ về sự vừa lòng, bao dung, và phục vụ người khác
mà không có động cơ ích kỷ, Đức Chúa Giê-su cũng thế. Hầu hết tất cả những bậc thầy vĩ đại sống một
đời sống thánh thiện – không xa hoa giống như như những vị vua hay hoàng đế
nhưng như một con người giản dị. Sức mạnh
nội tại của họ là bao la, vô giới hạn, nhưng sự hiện diện bên ngoài là sự vừa
lòng với một cung cách giản dị của đời sống.
HỎI: Có thể
có một sự tổng hợp của Phật giáo, Do thái giáo, Ki tô giáo, Ấn độ giáo, và tất
cả những tôn giáo, hội tụ những điều tuyệt hảo nhất, và hình thành một tôn giáo
thế giới không?
ĐÁP: Hình thành một tôn giáo thế giới mới là khó
khăn và không phải là một sự khao khát đặc biệt. Tuy thế, trong sự yêu thương là căn bản thiết
yếu đến tất cả mọi tôn giáo, chúng ta có thể nói về một tôn giáo hoàn cầu của
yêu thương. Như cho những kỷ thuật và những
phương pháp vì sự phát triển yêu thương cũng như cho việc đạt đến sự cứu độ hay
sự giải thoát trường cửu, có nhiều sự khác nhau giữa những tôn giáo. Vì thế, chúng tôi không nghĩ chúng ta có thể tạo nên một triết lý hay một tôn giáo.
Xa
hơn thế, chúng tôi nghĩ rằng sự khác nhau trong tín ngưỡng thì rất hữu dụng. Có một sự phong phú trong sự kiện rằng có rất
nhiều sự hiện hữu khác nhau của phương pháp.
Đưa ra điều ấy để thấy rằng có rất nhiều loại người với những khuynh hướng
và sở thích đa dạng, điều này rất hữu ích.
Cùng
lúc, động cơ của sự thực của tất cả những tôn giáo là tương tự - yêu thương,
chân thành và lương thiện. Cung cách sống
thực tiễn của những cá nhân của tất cả những tôn giáo là sự vừa lòng. Những giáo huấn về bao dung, yêu thương, và từ
bi là giống nhau. Một mục tiêu căn bản
là sự lợi ích của nhân loại – mỗi loại phương pháp tìm kiếm trong chính phương
pháp đặc biệt của nó để dải thiện loài người.
Nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều trên triết lý, tôn giáo, hay lý thuyết
của chính chúng ta, là quá dính mắc với nó, và cố gắng áp đặt nó lên những người khác, nó sẽ tạo nên
rắc rối. Một cách căn bản tất cả những bậc
thầy vĩ đại, như là Đức Phật Thích Ca, Giê-su Ki-tô, Mohammed, xây dựng nên những
lời giảng dạy mới với một động cơ về sự giúp đở cho những thành viên nhân loại
của họ. Các Ngài không có ý đạt đến điều
gì cho chính các Ngài hay tạo nên thêm những rắc rối hay bất an cho thế giới.
Điều
quan trọng nhất là chúng ta tôn trọng nhau và học hỏi lẫn nhau những điều mà sẽ
làm phong phú cho sự thực hành của chúng ta.
Ngay cả nếu tất cả những hệ thống là riêng biệt. vì chúng có cùng mục
tiêu giống nhau, sự học hỏi lẫn nhau là hữu ích.
HỎI: Thỉnh
thoảng khi chúng tôi nghe tông giáo Đông phương so sánh với văn hóa Tây phương,
phương Tây được tạo nên dường như nặng về vật chất và ít tỏ ngộ hơn phương
Đông. Ngài có thấy một sự khác biệt như
vậy không?
ĐÁP: Có hai loại thực phẩm – thực phẩm cho sự đói
khát tinh thần và thực phẩm cho sự đói khát vật lý. Vì thế phối hợp hai thứ này – tiến trình vật
chất và sự phát triển tâm linh là một điều rất thực tiễn. Chúng tôi nghĩ rằng nhiều người Hoa Kỳ, đặc
biệt là những người trẻ, nhận thức rằng tiến trình vật chất đơn thuần thì không
là một câu trả lời đầy đủ cho đời sống con người. Ngay bây giờ tất cả những quốc gia phương
Đông đang sao chép kỷ thuật của phương Tây.
Chúng tôi những người phương Đông như là người Tây Tạng, như chính tôi,
nhìn vào kỷ thuật phương Tây cảm thấy rằng một khi chúng ta phát triển tiến trình
vật chất, nhân dân chúng ta có thể đạt đến một số hạnh phúc thường trực nào đấy. Nhưng khi chúng tôi đến Âu châu hay Bắc Mỹ,
chúng tôi thấy rằng bên dưới bề mặt xinh
đẹp vẫn có tình trạng bất hạnh khổ sở, tim thần bất an, và sự hiếu động thao thức.
Điều này chỉ cho thấy rằng tiến trình vật
chất đơn thuần không là một câu trả lời đầy đủ cho nhân loại.
__
Thủ
đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, NJ, 25 tháng chín, 1989
“Đức
Dalai Lama dạy chúng ta nhiều về Phật giáo,
ngay cả còn nhân bản trong sáng hơn, và hầu hết tất cả về Do thái
giáo. Như tất cả những nhận thức đối thoại
chân thật, sự tham gia này với Đức Dalai Lama mở ra cho chúng ta đến tính chính
trực của tôn giáo khác. Có giá trị như
nhau, sự gặp gở nhắc chúng tôi về những khia cạnh thờ ơ của chính chúng tôi, của
những yếu tố sơ xuất trong Do thái giáo cho đến khi chúng được phản ánh lại
chúng tôi trong tấm gương của Người khác.”
-
Rabbi Irving Greenberg
“Những
người Quốc xã đến với những người chúng tôi như những người Cộng sản Tàu đến với
những người của Ngài.”
-
Rabbi Laurence Kushner
__
Một
cuộc đối thoại bất thường giữa Phật giáo và Do thái giáo xảy ra hôm nay, tại một
tu viện Phật giáo tọa lạc trên một ngọn đồi xanh bình dị vươn lên bên trên những
thương xá buôn bán và khu buôn bán hạ giá của New Jersey.
“Chúng
tôi muốn học ‘kỷ thuật bí mật’ về sự sống còn” của Do thái giáo,” Đức Dalai
Lama nói, người đã bắt đầu cuộc hội họp.
Vị lĩnh tụ của sáu triệu người Tây Tạng cũng như hàng nghìn người phương
Tây nói Ngài bị kích thích bởi vài sự song hành có thể có giữa Do thái giáo và
Phật giáo Tây Tạng. Điều này bao gồm một
sự cống hiến đến sự học hỏi của hàng học giả vả, trong tường tận, một sự tin tưởng
trong tính thiêng liêng và sự phụ thuộc hổ tương của tất cả đời sống.
Chiếc
còi bằng sừng cừu và chiếc khăn choàng được trao cho vị lĩnh tụ Phật giáo rạng
rở, người đặt chiếc còi vào trong thắt lưng và quàng chiếc khăn choàng qua tấm
áo tu sĩ của người.
Cuộc
thảo luận sống động kéo dài ba giờ đồng hồ, và mặc dù nó là trọng tâm trên những
vấn đề nghiêm trọng của tính nhất định hiện hữu trong văn hóa cho dù là sự ly
tán của người Do Thái, và sự tỉ giảo tôn giáo, những vấn đề thuộc vũ trụ học và
thần học, nó được nhấn mạnh với tiếng cười.
Nói
lời bế mạc cuộc gặp gở, giáo sĩ Do Thái Kushper nói về những tương đồng giữa Phật
giáo Tây Tạng và cốt lõi tâm linh của Do Thái giáo. “Cốt tủy của Do Thái giáo là linh cảm không
thể chế ngự rằng sự thống nhất của tất cả sinh linh là vượt xa sự biểu hiện của
thân thể vật lý. Điều này dường như là
căn bản thiết yếu của Phật giáo,” ông
nói, “Và hành động của những người Phật tử từ ấy là tình yêu thương, từ bi và bất
bạo động một cách chính xác là những gì tôi luôn luôn nghĩ Do Thái giáo là như
thế và luôn luôn sẽ là như thế.”
__
COOPERATION
AMONG WORLD RELIGIONS
Trích
từ quyển ‘The Dalai Lama A Policy of Kindness’
Tuệ
Uyển chuyển ngữ
31-05-2009
No comments:
Post a Comment