CHƯƠNG 4: NGHIỆP
Friday, October 05, 2012
Khuynh hướng cứu kính như những hành giả
Phật Giáo là đạt đến sự giác ngộ tròn vẹn và thể trạng viên dung của một vị Đức
Phật. Phương tiện chúng ta cần đến là một
thân thể con người với một tâm thức lành mạnh.
Hầu hết mọi người chúng ta cho sự sinh sống
hiện hữu như những con người khỏe mạnh một cách tương đối như đương nhiên. Trong thực tế, đời sống con người thường được
liên hệ trong kinh điển Phật Giáo như cực kỳ hiếm hoi và quý giá. Đấy là kết quả của một sự tích tập vô vàn đức
hạnh, được tích lũy bởi chúng ta qua vô lượng kiếp sống. Mỗi con người đã dâng hiến một tổng lượng nổ
lực vĩ đại để đạt được tình trạng thân thể này.
Tại sao cuộc sống con người có giá trị như vậy? Bởi vì nó cống hiến cho chúng ta một cơ hội
vĩ đại nhất cho việc trưởng dưỡng tâm linh: việc theo đuổi vì hạnh phúc cho
chính mình và cho những người khác. Thú
vật đơn giản là không có khả năng để theo đuổi đạo đức một cách kiên cường trong
cung cách như những con người thực hiện.
Chúng là nạn nhân của sự si mê của chính chúng. Chúng ta do thế phải đánh giá đúng phương tiện
đáng giá như những con người và cũng phải làm tất cả những gì chúng ta có thể
làm để có thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ được tái sanh như những con người trong
kiếp sống tới. Mặc dù chúng ta tiếp tục
ngưỡng mộ việc đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, nhưng chúng ta nên biết rằng con
đường đến Quả Phật là con đường dài lâu và vì thế chúng ta cũng phải thực hiện
những sự chuẩn bị ngắn hạn.
Như chúng ta đã thấy, để bảo đảm tái
sanh như một con người với khả năng toàn vẹn để theo đuổi sự thực tập tâm linh,
trước nhất ta phải theo đuổi con đường đạo đức.
Điều này, theo giáo thuyết Đạo Phật, đòi hỏi phải tránh mười hành vi bất
thiện. Khổ não được tạo ra bởi mỗi trong
những hành vi này có nhiều trình độ. Để
cho chúng ta được thuyết phục hơn đối với việc chừa bỏ chúng, chúng ta phải thấu
hiểu những hoạt động của luật nhân quả, được biết như nghiệp báo.
Karma, nghiệp có nghĩa là "hành động",
liên hệ đến một hành động mà chúng ta đã tiến hành cũng như hậu quả của
nó. Khi chúng ta nói về nghiệp giết hại,
hành động tự nó là lấy mạng sống của một chúng sanh khác. Những bao
hàm rộng hơn của hành động này, cũng là bộ phận của nghiệp giết hại, là
sự khổ não mà nó tạo ra cho nạn nhân cũng như nhiều kẻ yêu thương và lệ thuộc
trên chúng sanh bị giết Nghiệp báo của
hành động này cũng bao gồm những tác động nào đó trên người giết hại thật sự. Những nghiệp báo này không giới hạn trong kiếp
sống này. Thật sự, tác động của một hành
vi bất thiện lớn lên với thời gian, vì thế cho nên một hành động không thương
xót của kẻ giết hại nhẫn tâm trong việc lấy đi mạng sống con người đã bắt đầu
trong kiếp sống quá khứ của việc đơn giản là không quan tâm đến sự sống của kẻ
khác dường như không quan trọng như những con thú hay côn trùng.
Thường thì một kẻ giết người sẽ không tức
thời tái sanh như một con người. Những
hoàn cảnh mà kẻ giết một người khác quyết định sự khốc liệt của những hậu quả. Một kẻ giết người tàn bạo, vi phạm tội ác với
sự vui sướng, thì thường phải sinh với nổi khổ não vô vàn trong cảnh giới tồn tại
mà chúng tôi gọi là địa ngục. Một trường
hợp ít nghiêm trọng hơn - hãy nói là một sự giết hại để tự vệ - có thể có nghĩa
là sự tái sanh trong địa ngục với sự khổ não ít hơn. Những hậu quả kém hơn của những hành vi bất
thiện có thể đưa đến việc sinh ra như một con thú, thiếu khả năng để cải thiện
tinh thần hay tâm linh.
Một chúng sanh khi cuối cùng được sinh
ra như một con người, những hậu quả của các hành vi bất thiện đủ loại quyết định
những hoàn cảnh của đời sống con người ấy trong những cách khác nhau. Việc giết hại trong cuộc đời quý giá khiến tuổi
thọ ngắn lại và bệnh tật đủ thứ. Nó cũng
đưa đến khuynh hướng giết hại, bảo đảm sự khổ não hơn trong những kiếp sống
tương lai. Tương tự thế, việc trộm cắp
làm cho người ấy thiếu thốn và bị trộm cắp lại; nó cũng tạo ra một khuynh hướng
trộm cắp trong tương lai. Tà dâm, chẳng
hạn như ngoại tình đưa đến kết quả trong những đời sống tương lai mà trong cuộc
sống lứa đôi, ta không được tin tưởng và ta sẽ khổ đau với sự không chung thủy
và bị phản bội. Đây là một số tác động của
ba hành vi bất thiện mà chúng ta hành động với thân thể.
Trong bốn hành vi bất thiện về lời nói,
nói dối đưa đến một đời sống mà trong ấy người khác sẽ nói với ta những lời xấu
ác. Nói dối cũng thành lập một khuynh hướng
dối trá trong những kiếp sống tương lai, cũng như những dịp bị lừa dối và không
được tin tưởng khi ta nói lời chân thật.
Những hậu quả trong các kiếp sống tương lai về nói lời chia rẻ kể cả việc
cô độc và một khuynh hướng gây sự bất hòa trong đời sống của người khác. Nói lời độc ác sinh ra sự chửi rủa người khác
và đưa đến thái độ giận dữ. Nói lời vô
ích làm người khác không lắng nghe và đưa người ta đến chỗ nói liên tục.
Cuối cùng, những hậu quả nghiệp báo gì của
ba hành vi bất thiện về tâm ý? Đây là những
khuynh hướng bất thiện quen thuộc nhất của chúng ta. Sự thèm muốn (tham) đưa ta đến mãi không hài
lòng. Sự hiểm độc ác tâm (sân) làm chúng
ta sợ hãi và đưa chúng ta đến việc làm tổn hại kẻ khác. Quan điểm sai lầm (si) chấp chặc sự tin tưởng
mâu thuẩn với chân lý, là điều đưa đến khó khăn trong sự thấu hiểu và chấp nhận
các sự thật và chấp trước một cách ngoan cố vào những quan điểm sai lầm.
Đây chỉ là một ít thí dụ về những cành
lá của bất thiện. Đời sống hiện tại của
chúng ta là kết quả từ nghiệp báo của chúng ta, những hành vi trong quá khứ. Hoàn cảnh tương lai của chúng ta, điều kiện
mà trong ấy chúng ta sẽ được sinh ra, những cơ hội chúng ta sẽ có hay không có
để làm tốt đẹp hơn tình trạng của chúng ta trong đời sống, sẽ tùy thuộc trong
nghiệp nhân chúng ta trong kiếp sống này, những hành vi hiện tại. Mặc dù hoàn canh hiện tại đã được quyết định
bởi thái độ quá khứ, nhưng chúng ta thật sự chịu trách nhiệm cho những hành vi
hiện tại của chúng ta. Chúng ta có khả
năng và trách nhiệm để lựa chọn để hướng những hành vi của chúng ta trên con đường
đức hạnh.
Khi chúng ta lượng định một hành vi đặc
thù nào đó, để quyết định nó là đạo đức hay cao cả, sự bình phẩm của chúng ta
nên là phẩm chất của động cơ. Khi người
nào đó thực hiện cẩn trọng một quyết định không trộm cắp, nếu người ấy được động
viên đơn thuần bởi sự sợ hãi bị bắt và bị trừng phạt bởi luật pháp, thật nghi
ngờ rằng việc thực hành như vậy là có ở trong quyết tâm của một hành vi đạo đức
hay không, vì sự quan tâm đạo đức không sai khiến sự chọn lựa của người ấy.
Một thí dụ khác, quyết tâm không trộm cắp
có thể được thúc đẩy bởi sự sợ hãi dư luận công chúng: "Bạn bè và hàng xóm
tôi sẽ nghĩ gì? Tất cả sẽ khinh bỉ tôi, tôi sẽ trở thành một người bị ruồng bỏ." Mặc dù hành động của việc thực hiện quyết tâm
có thể là tích cực, nhưng nó có phải là một hành vi đạo đức hay không thì xét
cho cùng là đáng nghi ngờ.
Bây giờ, cùng sự quyết tâm có thể được
thực hiện với suy nghĩ "Nếu tôi trộm cắp, tôi đang chống lại luật thánh thần
của Thượng Đế." Người khác có thể
nghĩ, "Trộm cắp là bất thiện; nó làm cho người khác đau khổ." Khi một quyết tâm như vậy thúc đẩy ta, quyết
tâm ấy là đạo đức hay đức hạnh: nó cũng là cao cả. Trong sự thực tập giáo thuyết nhà Phật, nếu
quyết tâm tiềm tàng trong việc tránh một hành vi bất thiện là vì nó sẽ cản trở
sự đạt đến thể trạng siêu việt khổ não, một sự kềm chế như vậy là một hành vi đạo
đức.
Việc hiểu biết những khía cạnh chi tiết
về hoạt động của nghiệp báo được nói là chỉ giới hạn trong những tâm thức toàn
tri (chỉ có Đức Phật mới có thể thấu hiểu tường tận hoạt động của tâm thức hay
nhân quả). Thật là ngoài tầm nhận thức
thông thường trong việc nắm bắt trọn vẹn những cơ cấu vi tế của nghiệp
báo. Đối với chúng ta để sống theo tuyên
bố của Đức Phật về nghiệp báo đòi hỏi một mức độ tin tưởng trong giáo huấn của
Ngài. Khi Ngài nói rằng việc giết hại
đưa đến một đời sống ngắn ngủi, trộm cắp đưa đến nghèo khó, thật sự không có
cách nào để chứng minh rằng Ngài đúng.
Tuy nhiên, những vấn đề như vậy không nên được tiếp nhận trong một niềm
tin mù quáng. Trước nhất, chúng ta phải
thiết lập cơ sở vững chắc của chúng ta về đối tượng niềm tin: Đức Phật và giáo
lý của Ngài, Giáo Pháp. Chúng ta phải
đưa giáo lý của Ngài vào sự nghiên cứu kỷ lưỡng của lý trí và thực tế. Bằng sự
khảo sát những chủ đề Giáo Pháp ấy chúng có thể được chứng minh bởi phương tiện của suy luận hợp lý - chẳng hạn giáo lý của Đức Phật về vô thường và tánh
không, những điều chúng ta sẽ khám phá trong Chương 13, "Tuệ Trí" -
và thấy chúng là đúng đắn, niềm tin của
chúng ta trong những thứ ít chứng cứ giáo lý, như hoạt động của nghiệp báo, gia
tăng một cách tự nhiên. Khi chúng ta tìm
kiếm sự chỉ bảo, chúng ta đi đến người nào đấy mà chúng ta xem là đáng giá
trong việc ban cho lời chỉ dẫn. Càng nhiều
chứng cớ về sự phán xét tốt lành mà những thiện tri thức thông tuệ cho chúng
ta, chúng ta càng tiếp nhận những lời chỉ dẫn ấy một cách nghiêm túc hơn. Sự phát triển của chúng ta về những gì tôi có
thể gọi là "niềm tin thông tuệ" trong lời khuyên của Đức Phật cũng giống
như vậy.
Tôi tin rằng một kinh nghiệm nào đó, một
pháp vị thực hành nào đó, là cần thiết để chúng ta phát sinh một niềm tin chân
thành sâu thẩm. Dường như có hai loại
kinh nghiệm khác nhau. Có những vị thánh
nhân thực chứng cao độ những người dường như sở hữu những phẩm chất không thể đạt
đến. Rồi thì cũng có những kinh nghiệm
trần tục hơn mà chúng ta mà chúng ta có thể đạt được qua sự thực hành hàng
ngày. Chúng ta có thể phát triển một nhận
thức nào đó về vô thường, bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Chúng ta có thể đi đến nhận ra bản chất tàn
phá của những cảm xúc phiền não. Chúng
ta có thể có một cảm nhận rộng rãi hơn về lòng từ bi đối với người khác hay
kiên nhẫn hơn khi chúng ta phải chờ đợi trong một hàng dài.
Những kinh nghiệm rõ ràng như thế đem đến
cho ta một cảm giác toại nguyện và vui thích, và niềm tin của chúng ta trong tiến
trình mà nhờ đó những kinh nghiệm này đi đến lớn mạnh. Niềm tin của chúng ta vào vị thầy, người hướng
dẫn chúng ta đến những kinh nghiệm này cũng được tăng cường, cũng như sự tin chắc
của chúng ta vào giáo thuyết mà vị ấy theo đuổi. Và cũng từ những kinh nghiệm hiển nhiên như vậy,
chúng ta có thể biết qua trực giác rằng tiếp tục thực hành có thể đưa đến những
thành quả thậm chí siêu tuyệt hơn nữa, những kết quả bất hủ đạt được bởi những
thánh nhân quá khứ.
Niềm tin với lý trí như vậy từ một pháp
vị nào đó của việc thực hành tâm linh, cũng giúp làm mạnh mẽ niềm tin của chúng
ta trong sự giải thích của Đức Phật về những hành hoạt của nghiệp báo. Và điều này, kết quả là, cho chúng ta quyết
tâm chấm dứt những hành vi bất thiện vì chúng có thể đưa chúng ta đến khổ não
hơn. Vì thế niềm tin với lý trí rất hữu
ích trong việc hành thiền, sau ngay cả một tuệ giác nội quán nhỏ bé nhất vừa
khơi dậy vào trong chủ đề chúng ta đã học hỏi, để dành thời gian nhiều hơn nữa
vào trong việc nhận ra rằng chúng ta đã có tuệ giác này và sự hiểu biết này từ
nguồn gốc mà nó phát sinh. Sự quán chiếu
như vậy phải được nghĩ như một bộ phận của việc hành thiền. Nó giúp làm vững mạnh nền tảng của niềm tin
trong Ba Ngôi Quý Báu - và giúp chúng ta tiến tới trong việc thực hành. Nó cho chúng ta quyết tâm để tiếp tục.
Friday, October 12, 2012 / 11:11:38 AM
No comments:
Post a Comment