CHƯƠNG 7: BI MẪN
Wednesday, October 17, 2012
BI MẪN LÀ GÌ? Bi mẫn là nguyện ước rằng những người khác được
thoát khỏi khổ não. Chính do ý nghĩa của
bi mẫn mà chúng ta ngưỡng vọng đạt đến giác ngộ. Chính bi mẫn đã truyền cảm hứng để chúng ta dấn
thân trong những thực hành đức hạnh để đưa đến Quả Phật. Chúng ta do thế phải dâng hiến mình trong việc
phát triển bi mẫn.
LÒNG TRẮC ẨN (sự thấu cảm)
Trong bước đầu tiên đối với một trái tim
bi mẫn, chúng ta phải phát triển lòng trắc ẩn hay sự gần gũi của chúng ta đối với
người khác. Càng gần gũi đến một người,
chúng ta càng thấy nổi khổ não của người kia là không thể chịu đựng nổi. Sự gần
gũi mà tôi nói tới không phải là trạng thái gần kề của không gian, cũng không cần
phải là một thứ cảm xúc. Đấy là một cảm
nhận của trách nhiệm, của quan tâm cho một con người. Nhằm để phát triển một sự gần gũi như thế,
chúng ta phải quán chiếu trên những đức hạnh của lòng yêu mến cho sự cát tường
của những người khác. Chúng ta phải đi đến
việc thấy rằng vấn đề này sẽ mang đến cho con người một niềm hạnh phúc nội tại
và sự hòa bình của tâm hồn như thế nào.
Chúng ta phải đi đến việc nhận ra vấn đề người khác tôn trọng và thích
chúng ta như thế nào như kết quả của một thái độ như vậy đối với họ. Chúng ta phải quán chiếu những nhược điểm của
lòng vị kỷ, thấy vấn đề nó làm cho chúng ta hành động trong những cung cách bất
thiện như thế nào và vấn đề sự may mắn hiện tại của chính chúng ta đã lợi dụng
trên những người kém may mắn hơn như thế nào.
Thật cũng quan trọng trong vấn đề chúng
ta quán chiếu trên lòng tử tế của các
người khác. Việc nhận ra này cũng
là hoa trái của việc trau dồi sự thấu cảm.
Chúng ta phải nhận ra vấn đề sự may mắn của chúng ta thật sự lệ thuộc
trên sự hợp tác và đóng góp của những người khác như thế nào. Mỗi phương diện của sự cát tượng hiện tại của
chúng ta là qua sự làm việc khó nhọc trên bộ phận của những người khác. Khi chúng ta nhìn chung quanh chúng ta vào những
tòa nhà chúng ta đang sống và làm việc, những con đường chúng ta du lịch, áo quần
chúng ta đang mặc, hay thực phẩm chúng ta ăn, thì chúng ta phải hiểu rằng tất cả
đã được cung ứng bởi những người khác.
Không một thứ nào trên đây hiện hữu cho chúng ta thụ hưởng hữu ích mà
không phải là do lòng tử tế của rất nhiều người chúng ta không biết đem đến cho
chúng ta. Khi chúng ta quán chiếu trong
thái độ này, lòng cảm kích của chúng ta đối với người khác lớn mạnh, cũng như
lòng trắc ẩn và sự gần gũi đối với họ.
Chúng ta phải hành động để nhận ra sự phụ
thuộc của chúng ta trên những ai mà đối với họ ta cảm thấy bi mẫn. Nhận thức này đem họ ngay cả thân mật
hơn. Nó đòi hỏi sự chú ý liên tục để thấy
những người khác qua đôi kính ít vị kỷ hơn.
Chúng ta phải làm việc trong nhận thức sự tác động vô biên của họ trong
sự cát tường của chúng ta. Khi chúng ta
cưởng lại việc theo đuổi một quan điểm vị kỉ về thế giới, chúng ta có thể thay
thế nó với một thế giới quan chú ý đến tất cả mọi chúng sanh.
Chúng ta không nên mong đợi quan điểm của
chúng ta về người khác thay đổi một cách đột ngột.
NHẬN THỨC NỔI KHỔ NÃO CỦA NGƯỜI KHÁC
Sau lòng trắc ẩn và việc phát triển sự gần
gũi, sự thực tập quan trọng tiếp theo trong việc trau dồi lòng bi mẫn của chúng
ta là một tuệ giác nội quán vào trong bản chất của khổ não. Lòng bi mẫn của chúng ta cho tất cả chúng
sanh phải được phát sinh từ một nhận thức về nổi khổ não của họ. Một vấn đề rất đặc biệt đối với việc quán chiếu
khổ não là nó có khuynh hướng năng động hơn và hiệu quả hơn nếu chúng ta tập
trung trên nỗi khổ não của chính chúng ta và sau đó mở rộng nhận thức ấy đến nổi
khổ của người khác. Lòng bi mẫn của
chúng ta cho người khác lớn mạnh khi nhận thức của chúng ta về khổ não của người
khác hiện hữu.
Tất cả chúng ta thông cảm một cách tự
nhiên đối với ai đấy đang chịu đựng khổ não biểu hiện của một chứng bệnh đau đớn
hay sự mất mát người thân. Đây là một loại
khổ não, trong Đạo Phật gọi là khổ não của khổ não (khổ khổ).
Thật khó khăn hơn để cảm thấy bi mẫn cho
người nào đó trải nghiệm những gì Phật Giáo liên hệ như khổ não của thay đổi
(hoại khổ), điều mà trong những dạng thức thế gian sẽ là những trải nghiệm của
sung sướng chẳng hạn như sự thụ hưởng danh tiếng hay giàu sang. Đây là một loại khổ não thứ hai. Khi chúng ta thấy những người thụ hưởng sự
thành công thế gian, đúng hơn là cảm nhận bi mẫn bởi vì chúng ta biết rằng nó
cuối cùng sẽ chấm dứt, để lại cho họ trải nghiệm chán chường với sự mất mát,
thường thì phản ứng của chúng ta là cảm thấy ngưỡng mộ và đôi khi ngay cả ganh
tỵ. Nếu chúng ta có một sự thấu hiểu
chân thành về khổ não và bản chất của nó, chúng ta sẽ nhận ra rằng trải nghiệm
của danh tiếng và giàu sang là tạm bợ như thế nào và vấn đề sự sung sướng mà
chúng mang đến tự nhiên sẽ chấm dứt, làm cho người ta khổ não.
Cũng có một trình độ thứ ba và thâm sâu
hơn về khổ não, là thứ vi tế hơn (hành khổ).
Chúng ta trải nghiệm sự khổ não này một cách liên tục, như một sản phẩm
phụ của vòng sanh tử luân hồi. Chính là
trong bản chất của sanh tử luân hồi mà chúng ta liên tục ở dưới sự khống chế của
các cảm xúc và tư tưởng tiêu cực. Và cho
đến khi mà chúng ta ở dưới sự khống chế của chúng, chính sự tồn tại này là một
hình thức của khổ não. Trình độ khổ não
này lan tỏa khắp đời sống của chúng ta đưa chúng ta trải qua hết vòng này đến
vòng khác quanh quẩn trong vòng vây của các cảm xúc tiêu cực và những hành vi bất
thiện. Tuy nhiên, hình thức khổ não này
thật khó để nhận ra. Nó không phải là
tình trạng khổ não chứng cứ mà chúng ta thấy trong khổ não của khổ não. Nó cũng không phải là sự đối lập của những điều
may mắn và cát tường của chúng ta, khi chúng ta thấy trong khổ não của sự thay
đổi. Tuy nhiên, sự khổ não lan tỏa cùng
khắp là rất sâu sắc. Nó len lõi khắp mọi
khía cạnh của đời sống.
Một khi chúng ta đã trau dồi một sự thấu
hiểu thâm sâu về ba trình độ của khổ não trong kinh nghiệm cá nhân chính chúng
ta, thật dễ dàng hơn để chuyển hướng tập trung trên người khác và phản chiếu
trên ba trình độ này. Từ đấy chúng ta có
thể phát triển nguyện ước họ được giải thoát khỏi tất cả mọi khổ não.
Một khi chúng ta có thể kết hợp cảm nhận
của lòng trắc ẩn cho người khác với một sự thấu hiểu thâm sâu về nổi khổ não mà
họ trải nghiệm, chúng ta trở thành có thể phát sinh một lòng bi mẫn chân thành
cho họ. Chúng ta phải làm việc với điều
này một cách liên tục. Chúng ta có thể
so sánh tiến trình này với cung cách mà trong ấy chúng ta bắt đầu một ngọn lửa
bằng việc cọ hai que vào nhau. Để đi đến
điểm cháy âm ỉ, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy trì sự cọ xát tương tục để
gia tăng nhiệt độ đến điểm gỗ có thể bắt lửa.
Tương tự thế, khi chúng ta hành động với sự phát triển những phẩm chất
tinh thần chẳng hạn như bi mẫn, chúng ta phải áp dụng những kỷ năng tinh thần một
cách cần mẫn cần thiết để đem đến hiệu quả mong muốn. Tiến hành điều này trong một cung cách may
rũi thì không có lợi ích thật sự.
LÒNG TỪ ÁI
Giống như bi mẫn là nguyện ước tất cả
chúng sanh được giải thoát khỏi khổ não, từ ái là nguyện ước tất cả được thụ hưởng
hạnh phúc. Cũng như với bi mẫn, khi trau
dồi từ ái, điều quan trọng là bắt đầu bằng việc lấy một cá nhân đặc thù như một
sự tập trung của việc hành thiền, và sau đó mở rộng phạm vi việc quan tâm của
chúng ta xa hơn và xa hơn, đến cuối cùng
bao hàm và ôm ấp tất cả chúng sanh. Lần
nữa, chúng ta bắt đầu bằng việc đem ra một người trung tính, một người không
cho ta những cảm giác mạnh mẽ, như chủ đề hành thiền của chúng ta. Sau đó chúng ta mở rộng việc thiền quán này đến
những cá nhân bè bạn và thành viên gia đình và một cách căn bản, những kẻ thù đặc
biệt của chúng ta.
Chúng ta phải sử dụng một cá nhân thật sự
như sự tập trung thiền quán của chúng ta, và rồi thì làm nổi bật lòng bi mẫn và
từ ái của chúng ta đối với người ấy vì thế chúng ta có thể trải nghiệm thật sự
lòng bi mẫn và từ ái đối với những người khác.
Chúng ta làm việc trên một người trong một thời gian. Bằng khác đi, chúng ta có thể kết thúc việc
thiền quán về bi mẫn đối với tất cả trong một cảm nhận tổng quát, không có sự tập
trung hay năng lực đặc thù đối với sự thiền quán của chúng ta. Thế rồi. khi chúng ta thật sự liên hệ loại
thiền quán này đến những cá nhân đặc thù nào đó mà chúng ta không thích, chúng
ta thậm chí có thể nghĩ, "Ô, người ấy là một ngoại lệ."
Wednesday, October 17, 2012 / 14:57:52
No comments:
Post a Comment