CHƯƠNG 8: THIỀN TẬP VỀ BI MẪN
Wednesday, October 17, 2012
BI MẪN VÀ TÁNH KHÔNG
Bi mẫn mà chúng ta phải sở hữu một cách
căn bản xuất phát từ tuệ giác nội quán vào trong tánh không, bản chất cứu kính
của thực tại. Chính là tại điểm này mà sự
bao la gặp gở với thâm sâu. Bản chất cứu
kính này, như được giải thích trong Chương 6, "Sự Bao La và Thâm
Sâu", là việc vắng bóng sự tồn tại
cố hữu trong tất cả mọi khía cạnh của thực tại, sự vắng bóng đặc tính thực chất
nội tại trong tất cả mọi hiện tượng.
Chúng ta quy cho phẩm chất tồn tại cố hữu (có tự tánh) đối với tâm thức
và thân thể chúng ta, và rồi thì nhận thức vị thế mục tiêu này - tự ngã, hay
cái "tôi". Cảm nhận mạnh mẽ về
tự ngã sau đó chấp trước vào một loại hiện tượng cố hữu bản chất, chẳng hạn như
phẩm chất của xe trong một chiếc xe mới mà chúng ta thích hay tưởng tượng. Và như một kết quả cụ thể hóa như vậy và sự
chấp trước sau đó, chúng ta cũng có thể trải nghiệm những cảm xúc chẳng hạn như
giận dữ hay khó chịu trong sự kiện chúng ta bị phản đối với những gì chúng ta
mong muốn: chiếc xe, máy điện toán mới, hay bất cứ thứ gì có thể. Sự cụ thể hóa đơn thuần có nghĩa là chúng ta
cho đối tượng ấy một thực tại mà chúng không có.
Khi bi mẫn phối hợp với sự thấu hiểu này
về vấn đề tất cả những khổ não của chúng ta xuất phát từ sự nhận thức sai lầm về
bản chất của thực tại như thế nào, thì chúng ta đã đạt đến bước tiếp theo trên
hành trình tâm linh của chúng ta. Khi
chúng ta nhận thức rằng căn bản của khốn khó là nhận thức sai lầm này, sự chấp
trước sai lầm này tại tự ngã không tồn tại, thì chúng ta thấy rằng khổ não có
thể được loại trừ. Một khi chúng ta đã
loại trừ nhận thức sai lầm, chúng ta sẽ không còn bị rắc rối bởi khổ đau.
Việc biết rằng khổ não con người có thể
tránh được, rằng có thể vượt qua nó được, sự thông cảm của chúng ta cho sự bất
lực không thể tự giải thoát của họ đưa đến một lòng bi mẫn năng động hơn. Bằng trái lại, mặc dù lòng bi mẫn của chúng
ta có thể là mạnh mẽ, thì lại thường có một phẩm chất của thất vọng, ngay cả tuyệt
vọng.
THIỀN QUÁN VỀ BI MẪN VÀ TỪ ÁI NHƯ THẾ
NÀO.
Nếu
chúng ta thật sự có ý định phát triển lòng bi mẫn, chúng ta phải dành nhiều thời
gian cho việc ấy hơn là những buổi thiền tập nghi thức cho chúng ta. Đấy là mục tiêu chúng ta phải tự hành động với
tất cả trái tim chúng ta. Nếu chúng ta
thật có thời gian mỗi ngày khi chúng ta muốn ngồi xuống và quán chiếu, điều ấy
rất tốt. Như tôi đã đề nghị, buổi sáng sớm
là thời gian tốt cho sự quán chiếu như vậy, vì tâm trí chúng ta đặc biệt trong
sáng vào những lúc như vậy. Tuy nhiên,
chúng ta dâng hiến nhiều thời gian hơn là chỉ với thời điểm này trong việc trau
dồi lòng bi mẫn. Thí dụ, trong những buổi
tu tập nghi thức hơn, chúng ta làm việc với sự phát triển lòng trắc ẩn và gần
gũi với người khác. Chúng ta quán chiếu
trên tình trạng khốn khó của họ. Và một
khi chúng ta đã phát sinh một cảm nhận bi mẫn chân thật trong chính chúng ta,
chúng ta nên kiên nhẫn với nó, chỉ đơn giản trải nghiệm nó, sử dựng thiền ổn định mà tôi đã diễn tả để duy trì sự tập trung, mà
không áp dụng suy tư hay lý trí. Điều
này có thể cho phép nó thẩm thấu vào.
Và khi cảm nhận bắt đầu yếu kém,
chúng ta lại áp dụng lý trí để lại thôi thúc lòng bi mẫn của chúng ta. Chúng ta thực hành giữa hai loại thiền tập
này, nhiều như người thợ gốm làm việc với đất sét của họ, làm đẩm ướt nó và rồi
nhào nặn nó khi họ thấy cần thiết.
Tốt nhất, thông thường, khi khởi đầu
chúng ta không nên dành quá nhiều thời gian trong thiền tập nghi thức. Chúng ta sẽ không phát sinh lòng bi mẫn cho tất
cả chúng sanh qua một đêm. Chúng ta sẽ
không thành công trong một tháng hay một năm.
Nếu chúng ta có thể giảm thiểu những bản năng vị kỷ và phát triển thêm một
ít sự quan tâm cho người khác trước khi chúng ta chết, như thế chúng ta đã làm
cho kiếp sống này của chúng ta hữu ích.
Nếu, thay vì thế, chúng ta tự thúc ép mình đạt đến Quả Phật trong một thời
gian ngắn, chúng ta sẽ sớm bị mệt mõi trong sự thực tập của mình. Chỉ nhìn thấy chỗ ngồi nơi chúng ta thực hành
buổi thiền tập chính thức buổi sáng sẽ kích thích sự đề kháng.
ĐẠI BI
Như được nói rằng thể trạng cứu kính của
Quả Phật có thể đạt đến trong một kiếp sống con người. Đây là cho những hành giả phi thường, những
người đã dâng hiến trong nhiều kiếp sống để chuẩn bị chính họ cho cơ hội
này. Chúng ta chỉ có thể cảm thấy ngưỡng
mộ cho những chúng sanh như vậy và sử dụng gương mẫu của họ để phát triển lòng
kiên trì bền chí thay vì thúc ép mình đến bất cứ cực đoan nào. Tốt nhất là theo đuổi con đường trung đạo giữa
thờ ơ và cuồng tín.
Chúng ta phải bảo đảm rằng bất cứ điều
gì chúng ta làm, chúng ta cũng duy trì hiệu quả hay ảnh hưởng từ việc thiền tập
của chúng ta vì thế nó sẽ định hướng những hành động khi chúng ta sống trong đời
sống hàng ngày. Bằng việc làm như thế, mỗi
việc chúng ta làm bên ngoài những buổi thiền tập nghi thức sẽ trở thành một bộ
phận của việc rèn luyện lòng bi mẫn. Thật
không khó để chúng ta phát triển lòng thông cảm cho một đứa bé trong bệnh viện
hay nổi buồn về cái chết của người phối ngẫu của một đồng nghiệp. Chúng ta phải bắt đầu quan tâm đến vấn đề làm
thế nào để giữ trái tim chúng ta cởi mở đối với những ai chúng ta thường ganh tỵ,
những ai thụ hưởng các lối sống cao quý hay giàu sang. Với một nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết về
khổ não là gì đạt được từ trong những buổi thiền tập, chúng ta trở nên có thể
liên hệ đến những người như vậy với lòng bi mẫn. Cuối cùng chúng ta phải có thể liên hệ đến tất
cả chúng sanh trong cách này, thấy rằng hoàn cảnh của họ luôn luôn lệ thuộc
trên những điều kiện của vòng sanh tử quẩn quanh. Trong cách này tất cả những hành động tương
tác với người khác trở thành những chất xúc tác cho việc làm sâu sắc thêm lòng
bi mẫn của chúng ta. Đây là việc chúng
ta giữ trái tim của chúng ta cởi mở trong đời sống hàng ngày của chúng ta như
thế nào, bên ngoài những thời điểm hành thiền chánh thức.
Lòng bi mẫn chân thật có sự mãnh liệt và
tự động của một bà mẹ thân thương quan tâm đến đứa con đau khổ của bà. Suốt ngày, lòng quan tâm của bà mẹ cho đứa
con tác động đến tất cả mọi suy tư và hành động của bà. Đây là thái độ mà chúng ta đang làm việc để
trau dồi đối với mỗi một chúng sanh. Khi
chúng ta trải nghiệm điều này, chúng ta đã phát sinh lòng "đại bi".
Một khi chúng ta đã trở nên bị kích động
một cách sâu sắc bởi lòng đại bi và đại từ, và trái tim chúng ta đã bị lay động
bởi các tư tưởng vị tha, chúng ta phải phát nguyện dâng hiến chính mình để giải thoát tất cả chúng
sanh khỏi khổ não mà họ phải chịu đựng trong sanh tử luân hồi, vòng quẩn quanh
của sanh ra, chết đi và tái sanh mà tất cả chúng ta là những tù nhân. Nỗi khổ não của chúng ta không chỉ giới hạn
trong hoàn cảnh hiện tại. Theo quan điểm
của Đạo Phật, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta như những con người là tương đối
thoải mái. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải
trải nghiệm nhiều khó khăn hơn trong tương lai nếu chúng ta không sử dụng đúng
cơ hội hiện tại này. Bi mẫn cho phép
chúng ta kềm chế khỏi suy nghĩ trong một cung cách ích kỷ. Chúng ta trải nghiệm những niềm vui to lớn và
không bao giờ đơn thuần rơi vào cực đoan của việc chỉ tìm kiếm niềm hạnh phúc
và giải thoát cho riêng mình. Chúng ta cố
gắng tiếp tục phát triển và hoàn thiện đức hạnh và tuệ trí của chúng ta. Với lòng bi mẫn như vậy, chúng ta cuối cùng sẽ
sở hữu tất cả những điều kiện cần thiết cho việc đạt đến giác ngộ. Chúng ta do thế, phải trau dồi lòng bi mẫn
ngay lúc mới bắt đầu việc thực tập tâm linh của chúng ta.
Đến đây, chúng ta đã đối diện với những
sự thực hành cho phép chúng ta kềm chế khỏi thái độ không lành mạnh. Chúng ta đã thảo luận vấn đề tâm thức hoạt động
như thế nào và vấn đề chúng ta phải hành động như thế nào đối với tâm thức cũng
như chúng ta sẽ làm việc trên một đối tượng vật lý, bằng việc áp dụng những
hành vi nào đó nhằm để mang đến những kết quả mong đợi. Chúng ta nhận thức rằng tiến trình của việc
khai mở trái tim chúng ta không khác biệt.
Không có phương pháp bí mật mà qua đó lòng bi mẫn và từ ái có thể xảy đến. Chúng ta phải nhào nặn tâm thức chúng ta một
cách thiện nghệ, và với sự kiên trì và nhẫn nại chúng ta sẽ thấy rằng mối quan
tâm của chúng ta cho sự cát tường của người khác sẽ tăng trưởng.
Thursday, October 18, 2012 / 14:26:28
No comments:
Post a Comment