Saturday, January 5, 2019

HỌC TẬP ĐỂ TỪ ÁI YÊU THƯƠNG: Bước thứ tư


 





Hoan nghênh sự quan tâm từ ái đến những chúng sinh lưu chuyển
Những kẻ bất lực như chiếc thùng du lịch đi lên và đi xuống trong một cái giếng
Qua sự tự phóng đại ban đầu, "cái tôi",
Và rồi thì phát sinh sự luyến ái cho những thứ, "Đây là của tôi".
-NGUYỆT XỨNG



Bước thứ tư, việc phát sinh từ ái được diễn tả trong đây và ba chương tiếp theo.  Trong chương này chúng ta khám phá chúng sinh khổ đau như thế nào - đầu tiên áp dụng sự thấu hiểu này đến chính chúng ta và rồi mở rộng nó đến người khác.  Chương tiếp theo nêu ra chi tiết xa hơn về vấn để những cảm xúc bất thiện sinh khởi như thế nào, trình bày sự phân biệt rõ ràng giữa từ ái và luyến ái.  Trong chương 10, từ ái thoát khỏi thành kiến và luyến ái được cho thấy là căn bản của nhân quyền.  Chương 11 cung ứng một loạt những sự thực tập cho việc mở rộng những cảm nhận của từ ái và quan tâm thông thường vượt khỏi các giới hạn thường nhật của thành kiến trong một phạm vi rộng rải hơn bao giờ hết.

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI THÂN HỮU ĐẾN TẤT CẢ,

Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả.  Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu.  Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn.  Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn.  Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."  Thậm chí nếu chúng ta muốn tầm cầu trong hàng vô số  kiếp để tìm kiếm một phương pháp tuyệt hảo nhất để đạt đến một niềm hạnh phúc miên viễn, chúng ta sẽ thấy rằng cách duy nhất là phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."

Bằng việc trở nên tỉnh thức một cách chân thật về người khác và phát triển sự tôn trọng và quan tâm đến họ, tự chúng ta trở nên hạnh phúc nhiều hơn và toại nguyện hơn, là điều tự nó có tác động ra bên ngoài trong việc tạo nên một không khí hòa bình.  Thí dụ, nếu trong một căn phòng đầy người, một người nào đó trở nên sân giận và bắt đầu la hét, không khí sẽ trở nên căng thẳng đối với mọi người.  Tuy nhiên, nếu mỗi người trong một nhóm cảm nhận và biểu lộ cảm giác ấm áp và tôn trọng quan tâm với nhau, không khí sẽ an bình và hòa hiệp.  Bên ngoài phát sinh từ bên trong.  Nếu động cơ của chúng ta thô tháo và khiếm nhã, sự kiện sẽ thất bại bất kể hoàn cảnh là thú vị như thế nào.

Thể trạng nội tại của chúng ta là siêu việt hơn cả.  Nếu chúng ta trở nên bị tràn ngập bởi sự bất toại tinh thần, những thứ ngoại tại sẽ không giúp ích gì cả.  Tuy nhiên, nếu một cách nội tại có từ ái, ấm áp, bi mẫn, và thông cảm, những rắc rối ngoại tại có thể chấp nhận được và đối diện một cách dễ dàng hơn.

Có thể nghi ngờ rằng các rắc rối có thể được giải quyết với sân giận.  Mặc dù nó có thể đưa đến một sự thành công tạm thời với việc lưu tâm đến mục tiêu tức thời và bỏ đi một sự thỏa lòng nào đấy trong một thời gian ngắn, nhưng một cách căn bản sân giận sẽ làm nên những khó khăn xa hơn.  (Không cần phải liệt kê nhiều thí dụ về điều này trong thế kỷ vừa qua và trong thế kỷ  này).  Với sân giận mọi hành động xảy ra một cách nhanh chóng.  Khi chúng ta đối diện những rắc rối với sự quan tâm chân thành cho người khác, thành công có thể cần nhiều thời gian hơn, nhưng nó sẽ tồn tại lâu hơn.

Ngày nay thật đáng buồn để nhận thấy rằng nhiều người căng thẳng tột độ không được giúp đở bởi vì những quan tâm chính trị.  Một số khổ đau gián tiếp từ những tác động của chính quyền để quá nhiều tiền cho trang bị vũ khí, và vì điều này, quên lãng những nhu cầu căn bản như nông nghiệp; kết quả là khi một thảm họa thiên nhiên xảy ra, hoàn cảnh là vô vọng.  Những khổ đau khác trực tiếp từ việc
 thể hiện sự phân biệt đối xử chống lại một cộng đồng.  Nếu một chiến binh Hoa Kỳ bị chết, việc ấy liền được mọi người biết đến, nhưng chẳng ai buồn biết tới việc có bao nhiêu người dân thường hay quân nhân của phía kia bị giết.  Tất cả những người bị chết đều là những con người, và đời sống của mỗi người đều đáng giá.

Rằng những người có nhu cầu bị bỏ quên hay bị từ chối ì những lý do chính trị cho thấy rằng những gì chúng ta đang thiếu vắng - mặc dù chúng ta thông minh và đầy năng lực, đủ mạnh để bóc lột con người và hủy diệt thế giới, nhưng chúng ta thật sự lại thiếu một sự ân cần và từ ái.  Có một người Ấn Độ nói rằng: "Khi một mũi tên chạm mục tiêu, không có thời gian để hỏi ai đã bắn nó, hay đấy là loại mũi tên gì?"  Tương tự thế, khi chúng ta chạm trán với khổ đau của nhân loại, điều quan trọng là đáp ứng với lòng thương xót hơn là vấn đề chính trị của những người chúng ta đang giúp đở.  Thay vì hỏi quốc gia của họ là thân hay thù, chúng ta phải nghĩ: Đây là những con người; họ đang đau khổ, và họ có quyền để hạnh phúc tương đồng như chính chúng ta.

DỪNG LẠI VIỆC LÀM TỔN HẠI

Thân thể này thường không sống quá một trăm năm, ngay cả khi chúng ta may mắn.  Nó không phải là điều gì đấy có thể tiếp tục trong đời sống tương lai.  Sự hữu hạn của nó có nghĩa rằng những phẩm chất vật lý chẳng hạn như sức mạnh và sự lanh lẹ có giới hạn.  Điều quan trọng là hành động trên những phẩm chất vô giới hạn sẽ có giá trị vượt khỏi đời sống này, những điều được đạt đến qua quán chiếu tinh thần cũng sẽ làm phong phú cho đời sống này.

Những sự thực tập Đạo Phật cho việc rèn luyện tâm có thể được tóm gọn trong hai câu: "Nếu chúng ta có thể, chúng ta nên giúp đở người khác.  Nếu chúng ta không thể, chúng ta tối thiểu không làm tổn hại người khác."  Cả hai căn cứ trên từ ái và bi mẫn.  Đầu tiên chúng ta phải đạt được sự kiểm soát đối với khuynh hướng làm tổn hại, tự động kiềm chế những hành động gây tồn thương bằng thân thể và lời nói.  Những nguyên tắc phi đạo đức thân thể là giết hại, trộm cướp, và tà dâm; những hành vi phi đạo đức lời nói là nói dối, nói lời vô ích, nói lưỡi đôi chiều, nói lời độc ác, những hành vi phi đạo đức tinh thần là tham lam, xu hướng tổn hại, và quan điểm sai lầm (hay tham, sân, si).  Mười điều đó làm đau khổ cho cả người khác và chính chúng ta.

 Giết hại có nghĩa là chấm dứt cuộc sống của một chúng sinh, hoặc là qua hành động của chính chúng ta hay qua việc  thúc ép người khác làm việc ấy.  Đôi khi nó sinh khởi từ lòng tham muốn, như trong việc giết súc vật làm thực phẩm, Những lúc khác là qua sự thù hận, như trong việc trả thù, hay có thể ngay cả qua cấp độ si mê, như trong việc suy nghĩ rằng việc giết súc vật để tế  lễ là lợi ích.  Mọi người chúng ta có khả năng để tiến hành một tội lỗi như ám sát; cho đến khi mà tham muốn, thù hận, luyến ái, ganh tỵ, hay si mê hiện diện;việc phạm tội là có thể xảy ra.

Trộm cướp sinh khởi chính yếu từ tham muốn - lấy của cải gì đấy của người khác bằng việc lừa dối (như khi người buôn bán dùng cân non, đong thiếu), bằng sức mạnh (cướp giật), hay ăn trộm.

Quan hệ tình dục không chính đáng được thúc đẩy bởi tham muốn để giao du với một đối tác không thích hợp, như trong trường hợp tà dâm hay hảm hiếp.

Nói dối sinh khởi từ động cơ để giả trá, như trong việc nói với người khác, "tôi thấy như vậy như vậy," khi chúng không thật sự thế.  Chúng ta có thể đưa đẩy với từ  ngữ và hành động thân thể không thích đáng, để người khác hiểu sai.

Nói lời chia rẻ (nói lưỡi đôi chiều) có khuynh hướng để ly gián người khác làm mất sự hòa hiệp hay làm sâu thêm sự bất đồng  giữa những thù oán đang tìm kiếm sự thỏa hiệp.  Nó có thể được thi hành một cách thái quá hay mờ ám với sự lừa dối, hay một cách gián tiếp qua ẩn ý.

Nói lời ác độc sinh khởi từ việc muốn nói điều gì đó không vui lòng - thường là từ việc thù oán - về một người khác hoặc là trực tiếp trước mặt, một cách mờ ám như trong đùa cợt hay một cách gián tiếp qua trò chuyện.

Nói lời vô nghĩa thường bị lèo lái bởi u tối và lãng quên.  Xao lãng với người nói lời vô ích, bàn ra tán vào mất thời gian, không mục tiêu gì cả, đối với những người đang cố gắng để thực hành phát triển tâm linh là đặc biệt tai hại cho cả tự thân và người khác.

Tham lam là mong ước những sở hữu của người khác.  Sinh khởi một cách chính yếu từ thèm khát, đặc biệt tổn hại khi chúng ta không xấu hổ hay ngượng ngùng về nó và không cố gắng để dừng lại việc ấy.

Khuynh hướng tổn hại sinh khởi từ thù hận, như trong khuynh hướng giết hại người khác trong chiến trận; từ ganh tỵ, như trong việc muốn làm tàn hại địch thủ; hay từ việc không thiện ý tha thứ kẻ thù.  Khuynh hướng tổn hại có những tác động mạnh mẽ đặc biệt khi được xem là một phẩm chất tốt nên không cần phải điều chỉnh. (Thường được biết như là sân giận).

Quan điểm sai lạc là những khái niệm lâu đời cho rằng đạo đức và hành động bất thiện không phải là những nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau một cách tương ứng, và sự phủ nhận ảnh hưởng của việc thực tập tâm linh.  Những quan điểm sai lạc là hoàn toàn khi chúng ta quyết định không cần phải tìm kiếm sự thật gì nữa.  (Thường được biết như là si mê).

Thật quan trọng để thấu hiểu rằng những hành động phiền não chướng ngại ẩn tàng của thân thể và lời nói không phải tự sinh khởi, mà  chúng phát sinh từ sự lệ thuộc trên động cơ tinh thần.  Sự ảnh hưởng từ những thể trạng sai lạc của tâm làm cho những hành vi sai lạc được sinh ra.  Do vậy, để kiểm soát những hành vi tiêu cực của thân thể và lời nói, điều cần thiết là phải thấu đáo gốc rể của chúng, tâm và sự thuần hóa nó.  Trình độ này của việc thực hành về từ ái có thể bao gồm trong một câu: "Đừng làm tổn hại người  khác."


GIÚP ĐỞ

Trình độ tiếp theo bắt đầu khi chúng ta có thể đem những nhân tố tàn phá này thế nào đấy ở dưới sự kiểm soát của chúng ta, cho chúng ta một cơ hội tốt hơn để giúp đở người khác.  Lòng vị tha là tâm linh mà từ đấy chúng ta chọn để hành động và ban cho sự giúp đở có thể mang đến hạnh phúc cho người khác.  Ngay cả một kinh nghiệm nhỏ của vị tha mang đến năng lượng an bình tinh thần ngay lập tức.  Nếu lòng vị tha là trái tim của những hành động tốt lành , thế thì là đại từ và đại bi là trái tim của những hành động như vậy.  Con người vị tha chân thật xúc động bởi khổ đau của mỗi một chúng sinh và nguyện ước cộng  hưởng hạnh phúc và nguyên nhân của nó và để giải thoát họ khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ.

Có lẻ một người vị kỷ là siêu việt hơn một con thú nhiều vì thú vật bị ràng buộc với những khốn nạn lớn lao như vậy, nhưng cả hai đều đặt lợi ích của chính họ vào trung tâm của tất cả những suy nghĩ và hành động của họ.  Thú vật ăn và uống để thỏa mãn những mục tiêu  cạn cợt của chúng.  Con người chỉ đơn thuần liên hệ trong những tiến trình của họ thiếu sự vinh quang của những ai đang đang tự nguyện sống trong ngọn lửa hừng hực của đớn đau trong thế gian nhằm để xoa tan ngay cả một loại khổ đau chỉ từ một chúng sinh nào đấy.  Những người như vậy là vô cùng năng động, hiệu quả, thông tuệ, và sở hữu một năng lực cảm xúc to lớn phi thường.

Những ai được rèn luyện trong lòng đại từ nên từ bỏ lòng ích kỷ cá nhân và dấn thân trong những sự thực hành của Đức Phật, đấy là cội rể của bi mẫn.  Chúng ta có thể nghĩ, từ ái thật sự rất thậm thâm, nhưng ta không có năng khiếu để thực tập nó: thay vì thế tôi sẽ tập trung những nổ lực trên sự thực hành hướng đến giải thoát chính mình khỏi vòng sinh tử luân hồi.  Về một mặt, điều này là đúng, bởi vì chúng ta phải chọn lựa một con đường phát triển thích hợp đến khả năng của chúng ta.  Về mặt khác, có những thuận lợi lớn lao trong việc cố gắng mức độ cao nhất của từ ái mà chúng ta có thể.  Ngay cả nếu chúng ta không thể thật sự tiến hành sự thực tập về từ ái và bi mẫn,  chỉ đơn thuần nghe về việc từ ái và bi mẫn có thể thiết lập những thiên hướng đầy năng lực cho sự thành công trong tương lai.  Điều này có thể được mở rộng bằng việc hình thành chương tình cầu nguyện-mong ước ngưỡng mộ đến lòng vị tha.  Đừng nãn lòng: thật khó để thẩm thấu một khái niệm thậm thâm như vậy.  Hãy can đảm và nghĩ về khả năng tương lại của chúng ta.  Đặc biệt quan trọng để thực hiện tối đa những gì chúng ta có thể.

Như đại hành giả bác học Tịch Thiên của Ấn Độ nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát vào thế kỷ thứ tám là có vô số lợi ích ngay cả trong nguyện ước tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi một nổi đau khổ như nhức đầu mà thôi:

Nếu ngay cả những người suy nghĩ rằng, "tôi sẽ xua tan
Chỉ những nổi đau đầu của chúng sinh,"
Cũng có một khuynh hướng lợi ích như vậy
Rằng họ sẽ đạt được vô số công đức
Rồi thì có gì để nói ở đấy
Của một người ao ước xua tan
Vô vàn nổi  thống khổ của mỗi chúng sinh
Và ban cho mỗi chúng sinh với vô biên phẩm chất tốt đẹp?

Trong một đời quá khứ trong khi Đức Phật là một chúng sinh bình thường trước khi đạt được giác  ngộ, ngài đã sinh trong địa ngục, nơi mà vì những hành vi tiêu cực trước đây (nghiệp), một vòng sắt đã hiện ra trên đỉnh đầu của ngài và bắt đầu khuấy động não bộ của ngài.  Ngay lập tức phản chiếu trên sự kiện rằng nổi khổ đau ấy là do bởi thái độ trước đây của chính ngài, ngài quán chiếu những chúng sinh khác đang đau khổ trong một tình cảnh tương tự và phát ra lời nguyện ước rằng qua nổi đau của chính ngài, tất cả những chúng sinh khác có thể được giải thoát khỏi tất cả những nổi đớn đau như vậy.  Ngay thời khắc ấy, vòng sắt rớt khỏi đầu ngài; ngài được giải thoát khỏi địa ngục và được tái sinh như một con người.

Nếu một lợi ích to lớn như vậy sinh khởi từ việc nguyện ước rằng tất cả chúng sinh được tự do khỏi một loại khổ đau, hãy nghĩ về lợi ích diệu kỳ của việc nguyện ước tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả khổ đau.  Như Long Thọ nói, có phước đức trong việc cúng dường đến những tu sĩ nghèo, nhưng từ ái thậm chí còn năng lực hơn nhiều.

Ngay cả cúng dường ba lần một ngày
Ba trăm chậu thức ăn cho những chúng sinh cần đến
Không bằng một phần phước đức
trong một niệm từ ái
Thậm chí sau nhiều vô số kiếp tái sinh, thật khó khăn để theo đuổi những lời nói tốt lành dạy bảo con đường thánh thiện này.  Tuy thế điều kỳ diệu là chúng ta có thể ngưỡng mộ và thực tập một con đường như vậy [vì được nghe nói đến trong hiện tại[1]].  Sự cao quý của nền văn hóa Tây Tạng căn cứ trên chi tiết của giáo huấn này về việc trau dồi từ ái và bi mẫn như thế nào.

Một số người nghĩ rằng bản chất của người Tây Tạng là tĩnh lặng và đặc trưng thánh thiện, ngay cả họ đang ở trong một tình trạng khổ đau bất thường của một xứ sở bị chiếm đóng.  Nhưng sự tiếp cận của người Tây Tạng sinh khởi từ một cung cách của suy tư, một ý chí để sử dụng những hoàn cảnh tệ hại trên con đường tâm linh.  Hầu hết mọi người Tây Tạng không bị căng thẳng; sự tự tại bên trong khỏi những băn khoăn tự cho thấy bề ngoài như một thái độ vô tâm.

Trong những người thực tập, những người tuyệt hảo nhất là những ai mà lòng bi mẫn của họ mở rộng ngay cả đến một con sâu bọ.  Có lẻ trong sự quan tâm này mà người ta chú ý điều gì đấy khác về người Tây Tạng.  Thực tế, một số người Tây Tạng giết thú vật trong khi trì tụng câu mật ngôn Án Ma Ni Bát Di Hồng, là điều đáng lẻ được tụng niệm với khuynh hướng tiêu trừ những loại cảm xúc phiền não đa dạng, trong tự thân và những chúng sinh khác, là những thứ đưa đến sự tái sinh không thể kiểm soát.  Nhưng người Tây Tạng trong phổ quát là hoàn toàn bi mẫn và từ ái.  Thí dụ, hầu hết người Tây Tạng từ bỏ việc săn bắn, trái lại trong một số xứ sở Phật Giáo săn bắn không bị xem là bất thiện.  Chắc chắn không phải người Tây Tạng đã phát triên một lòng vị tha cao độ, nhưng họ thật sự có một cảm giác lành mạnh về  nó.  Giáo huấn từ bi được gieo rắc một cách rộng rãi ở Tây Tạng, và sau này con người xứ sở này được thấm nhuần khuynh hướng đạt đến giác ngộ nhằm để giúp đở người khác một cách hiệu quả hơn.

Chúng ta nên nhận ra sự may mắn to lớn này trong việc tiếp xúc với giáo huấn vị tha và sự thấu hiểu tầm quan trọng của nó như thế nào trong việc đem nó vào trong việc thực hành, nếu không phải là điều gì đấy mà chúng ta nguyện ước để phát triển hay sao.  Ngay cả những ai không biết nhiều về sự phát triển tâm linh cũng có thể hiểu rõ rằng những người sở hữu một thái độ quan tâm đến tha nhân có năng lực to lớn của tâm.  Trong Đạo Phật, những chúng sinh như vậy được gọi là những bị bồ tát - những kẻ có khuynh hướng hùng lực (sattva -  chúng sinh) trong việc đạt đến giác ngộ (bodhi) nhằm để giúp đở người khác một cách hiệu quả hơn.

Một cách căn bản bồ tát cố gắng để đưa từng chúng sinh vào trong Quả Phật.  Vì lợi ích của người khác, họ tự nguyện ban cho những tài sản của chính họ, những kho tàng nghiệp quả đạo đức sẽ sinh ra những kết quả an lạc cho chính họ, và bất cứ thứ gì khác có thể thích đáng mà không có một mảy may nghĩ rằng "Đây là của tôi."  Các ngài quan tâm đến lợi ích của chúng sinh khác trong mọi khía cạnh ứng xử của các ngài, bất chấp hoạt động của thân thể, lời nói, hay tâm tư là gì mà các ngài dấn thân vào.  Ngay cả trong hơi thở ra và hởi thở vào.  Những người này thật sự có sức mạnh phi thường của tâm để phát sinh ra lòng vị tha như vậy.  Đây là tại sao những vị bồ tát được biết như "những vị anh hùng quán chiếu giác ngộ".

Mặc dù thật  khó khăn để đạt đến phạm vức vị tha trọn vẹn ngay lập tức, nhưng chúng ta có thể hành động trên  những thiên hướng lợi ích đối với lòng vị tha.  Ngay cả nếu những ai chỉ biết một ít hay không biết gì cả về việc phát triển tâm linh mà làm việc với thái độ này - là điều thật sự là con đường duy nhất của chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai - những người này cuối cùng thân
chứng giác ngộ, vượt thắng cả những chướng ngại đến giải thoát khỏi phạm vi của khổ đau (phiền não chướng) và những rào cản của tuệ trí trọn vẹn (sở tri chướng).


BIẾT TỰ THÂN VÀ NGƯỜI KHÁC KHỔ ĐAU NHƯ THẾ NÀO

Việc trau dồi từ ái đòi hỏi sự thấu hiểu rằng tất cả chúng sinh muốn hạnh phúc, và tất cả chúng sinh bị vây quanh bởi khổ đau.  Không xác định mỗi loại khổ đau, không có cách nào để yêu thương từ ái mà chỉ cục bộ.  Thật dễ dàng để cảm thấy một cấp độ của từ ái và bi mẫn cho một  người ở trong tình cảnh khốn cùng cơ cực một các rõ ràng, nhưng thật khó khăn để động lòng trắc ẩn với ai đấy sống trong  cảnh sang giàu.  Đây là một dấu hiệu mà chúng ta không nắm bắt phạm vi của khổ đau, rằng chúng ta không thấu hiểu ý nghĩa của vòng sinh tử luân hồi là gì.

Những loại khổ đau nào chúng ta chịu đựng?  Những đau đớn thông thường (khổ khổ), khổ đau từ sự đổi thay (hoại khổ), và những kết quả bất hạnh từ những điều kiện lan tỏa cùng khắp (hành khổ).  Tất cả chúng ta đều biết đau khổ tinh thần và thân thể - từ đau đầu đến đau lưng đến những cảm nhận đau đớn.  Mọi người đều muốn thoát khỏi nó.  Khó hơn nhiều để nhận ra khổ đau từ đổi thay.  Sự thật đơn giản rằng hầu hết những niềm hoan lạc thông thường dễ dàng biến thành đau khổ nếu bị lạm dụng cho thấy rằng những niềm vui tạm thời này có bản chất tiềm tàng của khổ đau.  Thí dụ, nếu một bửa ăn ngon thật sự có bản chất vui sướng nội tại, thế thì bất chấp chúng ta ăn bao nhiêu, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng hơn và vui thú hơn.   Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá độ ngay cả những thức ăn tốt nhất, chúng ta đau khổ.   Thật khó khăn để nghĩ về một kinh nghiệm vui thú rằng có phải quá đam mê, thì không có bản chất đau khổ bên trong chứ?

Vượt khỏi nổi đau đớn và khổ sở thông thường của đổi thay, có một cấp độ sâu xa hơn của khổ đau khó khăn nhất để nhận ra chẳng hạn như - đấy là khi điều gì đấy chúng ta cần chiến thắng.  Được gọi "điều kiện lan tỏa cùng khắp,"sự thật rằng tâm và thân của chúng ta không hoàn toàn hoạt động dưới sự kiểm soát của chúng ta mà dưới ảnh hưởng của nghiệp chướng (những khuynh hướng được tại ra bởi những hành động trước đây) và những cảm xúc chẳng hạn như tham dục và sân hận.  Trong đời sống bình thường chúng ta được sinh ra từ - trong ảnh hưởng lan tỏa cùng khắp của nghiệp chướng và cảm xúc phiền não.  Ngay cả khi chúng ta không đang nghĩ bất cứ điều gì, thì chúng ta vẫn ở dưới sự khống chế của các nguyên nhân và điều kiện vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta - chẳng hạn trong  một vòng xoay nghiêng về phía khổ đau.  Khi chúng ta nhận ra rằng vòng xoay này làm cho chúng ta  dễ mắc phải tất cả những loại sự kiện không muốn, chúng ta muốn thoát khỏi vòng lẫn quẩn này một cách cực độ như muốn lấy đi một hạt bụi trong mắt [đang làm xốn xang].

Khổ đau là một loại truyền nhiễm mà tất cả chúng ta có.  Bằng việc chẩn đoán ba  loại khổ đau này, chúng ta có thể cuối cùng thấy rõ phạm vi trọn vẹn của loại bệnh truyền nhiễm này.


CÁNH CỬA SUY NGHĨ LẠI CỦA THỨC

  thức thông thường đưa đến khổ đau, chúng ta hãy nhìn vào những thể trạng khác nhau của tâm.  Tâm của những hành vi thông thường rất thô.  Khi chúng ta rơi vào giấc ngủ và nằm mơ, có một trình độ vi tế hơn của thức. Một cách rõ ràng, giấc ngủ không mơ là một loại khác nữa, loại thức vi tế hơn.  Có ba loại thể trạng của tâm cùng xảy ra trong khi thân thể còn thở, trái lại trong cơn chết ngất có những  trường hợp khi hơi thở dừng lại, và tâm trở nên thậm chí vi tế  hơn.

Cuối cùng, vào lúc chết tâm vi tế nhất được biểu hiện.  Khi năng lực của nghiệp đưa đến đời sống hiện tại của chúng ta bị sử dụng hết, chúng ta sẽ chết.  Trong khoảng thời gian này sức nóng dần dần di chuyển từ chân tay đầu mũi của thân thể đến trái tim, nơi mà  một thức cực vi tế tự biểu hiện trước khi thức cuối cùng xuất ra.

Khi thức vi tế nhất này chấm dứt, trạng thái trung ấm giữa những đời sống bắt đầu.  Vào lúc này, khi một thân trung ấm giữa đời sống cũ và đời sống tương lại, chúng tiếp nhận hình thể của đời sống kế tiếp và tìm kiếm một nơi để tái sinh.  Nếu chúng ta tái sinh như một con người, chúng ta đến nơi mà người đàn ông và đàn bà có nghiệp quả là cha mẹ của chúng ta đang ăn nằm với nhau.  Chúng ta tiếp cận với tham dục, thèm muốn người mẹ nếu chúng ta tái sinh như một cậu bé và thèm khát người cha nếu chúng ta tái sinh như một cô gái.  Chúng ta xông vào họ để tiến hành việc dục tình.  Khi chúng ta không thể thỏa mãn dục tình, chúng ta trở nên sân giận, và đời sống như một thân trung ấm bị chấm dứt.  Chúng ta tái sinh vào đời sống kế tiếp.

Một lần nữa, chúng ta sinh ra, già đi, bệnh tật, và chết.  Tiến trình giống nhau lập lại hết lần này đến lần khác.  Ngay cả giữa những đời sống chúng ta tích tập nghiệp thức mỗi giây phút.

Nguyên nhân nào của sự kế tục lần lượt nhiều hình thể khổ đau này?  Những cảm xúc buồn khổ - chính yếu từ ba loại thuốc độc: tham dục, thù hận, và si mê - và những hành động tuôn chảy từ những phiền não ấy, chẳng hạn như mười hành vi bất thiện đã nói trước đây.


Thiền Quán

1- Phản chiếu trên sự kiện rằng trong chính đời sống của chúng ta, một cách tự nhiên chúng ta  muốn vượt thắng những nổi đau khổ rõ ràng của bệnh tật, tuổi già, và chết.  Nghĩ về những nổi khổ đau đặc thù nào đấy về thân thể hay tinh thần.

2- Nghĩ về những niềm vui sướng thông thường.  Có phải chúng vui sướng trong chúng và tự chúng?  Hay có phải đúng là, nếu theo đuổi một cách liên tục, chúng sẽ biến thành khổ đau?  Nếu đúng thế, điều này phơi bày một bản chất sâu xa hơn của đau khổ.

3- Lưu tâm đến vấn đề sẽ dễ chịu thế nào nếu vượt khỏi việc bị lừa dối bởi những niềm vui thú thông thường.

4- Gợi nhớ lại một niềm vui đã biến thành đau khổ.  Phản chiếu trên vấn đề bản chất sâu xa của vui sướng tự phơi bày như thế nào.  Quyết tâm rằng, trong tương lai khi một trường hợp biến thành đau khổ, chúng ta sẽ nhận ra rằng bản chất nội tại của nó đã tự biểu hiện.

5- Lưu tâm rằng chúng ta đang bị vướng trong một tiến trình lan tỏa cùng khắp của nhân duyên vượt khỏi sự kiểm soát của chúng ta, và thấy nó làm cho chúng ta  dễ mắc phải nghiệp chướng và những hành vi phiền não là những hình thức của khổ đau.  Khi chúng ta muốn xóa tan điều kiện này cũng như chúng ta muốn thoát khỏi đau khổ thân thể nh hạt bụi trong mắt và đau khổ tinh thần nổi buồn khổ của việc xa lìa người thân yêu, chúng ta sẽ thấu hiều phạm vi trọn vẹn của khổ đau trong kiếp sống luân hồi.


MỞ RỘNG SỰ THẤU HIỂU NÀY ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Bằng việc thấu hiểu phạm vi và chiều sâu nổi khổ của chính mình, chúng ta đạt được   một sự lượng định tiến trình đối với việc  từ bỏ đam mê trong những hiện tướng  thú vị của kiếp sống này và với việc cố gắng  một cách thật mạnh mẽ cho những trường hợp tốt lành của những kiếp sống tương lai.  Thay vì thế, chúng ta bắt đầu tìm kiếm sự giải thoát khỏi toàn bộ tiến trình sinh tử luân hồi.  Việc tìm kiếm cho giải thoát phải được truyền cảm với lòng vị tha.  Bằng khác đi, sẽ có hiểm họa rằng tâm sẽ bị làm chệch hướng đối với việc muốn một thể trạng hòa bình tĩnh lặng và giải thoát khỏi khổ đau cho riêng mình.

Hãy mở rộng nhận thức về những hình thức đa dạng của vòng luân hổi chính chúng ta đến những chúng sinh khác và phát triển lòng từ ái cùng bi mẫn cho họ.  Hiến dâng chính mình trong việc giải thoát người khác khỏi khổ đau và giúp đở người khác đạt đến hạnh phúc.  Như đại hành giả Tây Tạng ở thế kỷ mười bốn là Tông Khách Ba đã nói:

Nếu tâm tư chúng ta chưa bị tiêm nhiễm bởi việc suy nghĩ về những cung cách mà chính chúng ta quanh quẩn trong vòng sinh tử luân hồi, thế thì khi chúng ta suy nghĩ về những khổ đau này trong những chúng sinh khác, không có cách nào mà chúng ta như những người sơ cơ có thể thấy nổi đau khổ không thể chịu nổi của họ.  Do vậy, trước nhất chúng ta phải nghĩ về những thứ này trong chính mình, và sau đấy thiền quán về chúng trong những chúng sinh khác.

Việc quán chiếu trên vấn đề người khác bị vướng trong cõi luân hồi như thế nào cùng cách như thế chúng ta sẽ gia tăng lòng bi mẫn tự nhiên.  Chúng ta và tất cả chúng sinh muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.  Bất chấp chúng ta là quan trọng như thế nào, tự mình chỉ là một người.  Do vậy, khuynh hướng trong việc tìm cầu để đạt đến sự phát triển cá nhân trọn vẹn, tinh thần và thân thể, phải có sự có mặt của những số lượng rộng lớn các chúng sinh đạt đến sự thư thái và giải thoát.  Đây là động cơ mà một hành giả tâm linh cần mang đến cho mỗi cố gắng.


Thiền Quán

1- Đem vào tâm một người thân và phản chiếu trên vấn đề người này khổ sở tinh thần và thân thể như thế nào, khổ đau từ việc thấy một cách sai lầm những niềm vui thú thông thường như có một bản chất hạnh phúc nội tại, và khổ đau từ việc bị vướng mắc trong tiến trình của sự chết và tái sinh vượt khỏi sự kiểm soát của người ấy, cũng như chúng ta.

2-   Mở rộng sự quán chiếu này đến những người thân mến, bạn hữu, từng người một.

3- Mở rộng xa hơn đến một vài người trung tính (không thân không oán), từng người một.

4- Lưu tâm đến vấn đề những kẻ thù khổ sở tinh thần và thân thể tối thiểu như thế nào, khổ đau từ việc thấy một cách sai lầm những niềm vui thú thông thường như có một bản chất hạnh phúc nội tại, và khổ đau từ việc bị vướng mắc trong tiến trình của sự chết và tái sinh vượt khỏi sự kiểm soát của người ấy, cũng như chúng ta.

5- Chậm rãi mở rộng điều này đến càng nhiều người đã làm tổn hại chúng ta và người thân của chúng ta.

Chúng ta sẽ thấy rằng trải qua hàng tuần hàng tháng, thái độ của chúng ta đối với người khác sẽ trở nên lành mạnh hơn và thực tế hơn.  Tham dục và thù hận là không thực tế.  Từ ái và bi mẫn là thực tế.  Những rào cản sẽ bị biến mất.



Nguyên tác: The Fourth Step: Learning to Love trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 3-3-2012




[1] Phụ giải của Tuệ Uyển

No comments:

Post a Comment