Bản
chất của tâm là ánh sáng trong suốt (Tịnh Quang)
Những
nhiễm ô là bề ngoài
(khách trần phiền não)
-
DHARMAKIRTI
Có thể loại trừ
những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà
thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật,
tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận.
Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm;
những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
Nếu những cảm xúc tai họa như giận dữ vốn
ở trong bản chất của tâm, thế thì từ lúc khởi đầu tâm sẽ luôn luôn giận dữ. Một cách rõ ràng, điều này không
phải như thế. Chỉ dưới những hoàn
cảnh nào đó chúng ta mới trở nên giận dữ và khi những hoàn cảnh đó không hiện hữu,
giận dữ cũng không hiện diện.
Những hoàn cảnh nào phục vụ như căn bản
cho việc phát sinh giận dữ hay thù hận?
Khi chúng ta giận dữ, đối tượng sự giận dữ của chúng ta xuất hiện dễ sợ
hơn nó thật sự ở đấy. Chúng ta đang giận
dữ bởi vì người đã làm tổn hại, đang làm tổn hại, hay sẽ làm tổn hại chúng ta
hay bạn bè chúng ta. Vì vậy "cái
tôi" này là gì mà đang bị làm tổn hại?
Trong sự phô trương của cơn thịnh nộ
chúng ta cảm thấy rằng chủ thể, "cái tôi" và khách thể, kẻ thù, là cụ
thể và độc lập. Bởi vì chúng ta chấp nhận
những hiện tướng này như một sự thiết lập cố hữu, nên giận dữ được phát
sinh. Tuy thế, nếu tại sự bùng nổ đầu
tiên của giận dữ, chúng ta đã quen với lý trí tự hỏi mình, Tôi là ai? Con người này là ai mà đang bị tổn
thương? Kẻ thù là gì? Có phải kẻ thù là thân thể? Có phải kẻ thù là tâm? kẻ thù hiện hữu một cách cụ thể này,
người trước đây dường như là được tạo nên một cách cố hữu như điều gì đấy để giận
dữ, và "cái tôi" này, kẻ được tạo nên một cách cố hữu bị tổn thương,
dường như biến mất. Và sự giận dữ tan
thành từng mãnh.
Nghĩ về điều ấy. Chúng ta giận dữ tại những
gì làm thất bại những khao khát của chúng ta.
Giận dữ bị xúi bẩy bởi nhận thức sai lầm khách thể và chính chúng ta được
thiết lập trong cách này (như kẻ thù và nạn nhân) trong tự chúng và của chính
chúng. Thù hận không tách rời khỏi nền tảng
của tâm. Nó là một thái độ không có nền
tảng vững chắc. Tuy nhiên, yêu thương từ
ái được tìm thấy một cách có căn cứ trong chân lý. Khi, trải qua một thời gian dài, thái độ có nền
tảng vững chắc tranh đua với thái độ không có cơ sở, thì thái độ với nền tảng vững
chắc sẽ lấn át thứ kia.
Những phẩm chất tùy thuộc trên tâm có thể
được gia tăng một cách vô giới hạn, và khi chúng ta tăng cường các thái độ đối
kháng với những cảm xúc buồn đau, những bộ phận tương ứng không thiện chí sẽ giảm
thiểu, cuối cùng trở nên bị dập tắt hoàn toàn.
Vì tâm có bản chất tự nhiên rực rở và tri nhận, nên tất cả chúng ta có
khí cụ căn bản cần thiết để đạt đến giác ngộ.
NHẬN DIỆN TÂM
Khoảng hai mươi năm trước đây, khi tôi ở
Ladakh, Ấn Độ, tiến hành một loạt thiền quán, tôi có một bức tượng Đức Phật
Thích Ca phía trước tôi, như vẫn là thói quen của tôi. Lớp vàng ở trái tim bức tượng đã bong mất rồi,
và vì thế ở nơi ấy lộ một màu nâu. Khi
tôi nhìn vào vùng trái tim của bức tượng, bây giờ không có màu sắc hấp dẫn nữa,
nhìn vào tâm tư tôi, cuối cùng tư duy dừng lại, và trong một lúc ngắn ngủi, tôi
cảm thấy tự nhiên rực rở và tri nhận của
tâm. Rồi sau đó, khi tôi hồi tưởng lại
điều này, kinh nghiệm sẽ trở lại.
Thật rất hữu ích trong sự thực tập hàng
ngày để nhận diện bản chất tự nhiên của tâm và tập trung trên ấy. Tuy nhiên, thật khó để nắm bắt tâm bởi vì nó ẩn
tàng bên dưới những tư tưởng giàn trải của chính chúng ta. Như một kỷ năng để nhận diện bản chất tự
nhiên của tâm, đầu tiên dừng suy nghĩ về những gì đã xảy ra trong quá khứ, rồi
thì dừng suy nghĩ về những gì có thể xảy ra trong tương lai, hãy để tâm tuôn chảy
phù hợp với chính nó mà không có sự phủ lên của tư duy. Hãy để tâm ngừng lại trong thể trạng tự nhiên
của nó và quán xét nó trong một lúc.
Khi, thí dụ, quý vị nghĩ một tiếng động,
giữa lúc nghe nó và nhận thức nguồn gốc của nó, chúng ta có thể cảm nhận thể trạng
của tâm trống rỗng tư tưởng nhưng không phải ngủ, trong điều mà đối tượng là một
sự phản chiếu của sự rực rở và tri nhận của tâm. Tự nhiên căn bản của tâm có thể được nắm bắt
tại một điểm như vậy. Vào lúc bắt đầu,
khi chúng ta không quen với sự thực tập này, thì thật là khó khăn, nhưng đúng
lúc tâm sẽ xuất hiện như nước trong vắt.
Hãy cố gắng để trụ với thể trạng này của tâm mà không bị xao lãng bởi những
tư tưởng nhận thức và tập cho quen thuộc với nó.
Thiền tập đề mục này vào buổi sáng sớm,
khi tâm chúng ta đã tỉnh giấc và trong sáng, nhưng những giác quan của
chúng ta chưa hoạt dộng hoàn toàn. Cũng lợi ích nếu không ăn quá nhiều tối đêm
qua, cũng không ngủ quá nhiều: giấc ngủ của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn và điều
này làm cho tâm thư thái hơn cũng như sắc bén hơn vào sáng hôm sau. Nếu ăn quá nhiều, giấc ngũ sẽ dày và nặng, gần
giống như thây ma. Trong việc tu tập hằng
ngày, tôi ăn no nê vào lúc điềm tâm và buổi trưa nhưng chỉ ăn chút ít vào buổi
tối - ít hơn nửa chén hạt dẻ hay bánh quy dòn; rồi tôi lên giường sớm và thức dậy
lúc năm giờ ba mươi vào buổi sáng để bắt đầu thiền tập.
Thấy đấy nếu chú ý đến bản chất của tâm
vào buổi sáng sớm tâm chúng ta sẽ tỉnh giác hơn suốt ngày. Tư tưởng chúng ta chắc chắn sẽ tĩnh lặng
hơn. Trí nhớ của chúng ta sẽ cải thiện nếu
chúng ta có thể thực tập một ít thiền quán mỗi ngày, rút lui khỏi tâm phân
tán. Tâm nhận thức quanh quẩn trong việc
suy nghĩ những chuyện tốt, những chuyện xấu, v.v... sẽ được ngơi nghĩ. Một chút không phân biệt có thể cung ứng một
sự ngơi nghĩ cần thiết rất nhiều.
Thiền Quán
1-
Không nghĩ về những gì đã xảy ra trong quá khứ hay những gì có thể xảy ra trong
tương lai.
2- Hãy để tâm tuôn chảy thích hợp với nó mà
không suy nghĩ.
3-
Quán chiếu bản chất rực rở trong sáng của tâm.
4-
Trụ với kinh nghiệm này trong một lúc.
Chúng ta có thể thực tập những đề mục
này trong khi nằm trên giường vào buổi sáng, tâm chúng ta tỉnh thức nhưng những
giác quan của chúng ta chưa hoạt động hoàn toàn.
ĐỐI KHÁNG NHỮNG RẮC RỐI
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những cảm
xúc chướng ngại ẩn tàng chẳng hạn như thèm khát, thù hận, và ganh tỵ. Tất cả bọn chúng tùy thuộc trên sự tin tưởng
sai lầm ban đầu rằng những đối tượng tồn tại như những thực thể độc lập, trái lại
trong thực tế chúng không như thế. Qua
năng lực của si mê như vậy, tất cả những cảm xúc buồn khổ này sinh khởi. Nhưng như chúng ta đã thấy, khi chúng ta phân
tích thì có phải nổi si mê này và những rắc rối tháp tùng của nó là bản chất
bên trong của chính bản tâm không, chúng ta thấy, như đại luận sư Ấn Độ
Dharmakirti đã nói, "Bản chất của tâm là ánh sáng trong suốt, Tịnh Quang,
hay linh quang. Những nhiễm ô là bề
ngoài (khách trần phiền não)." Bản
chất của thức vi tế sâu xa nhất là tinh khiết.
Giận dữ, dính mắc, v.v... thuộc ngoại biên và không tồn tại trong căn bản của tâm. Chúng ta gọi điều này, nền tảng bẩm sinh của
tâm là ánh sáng trong suốt, Tịnh Quang, hay linh quang. Bởi vì nó làm cho giác ngộ hiện thực, nó cũng
được gọi là Phật tính. Nó hiện hữu tại gốc
rể của tất cả thức. Cũng thế, tất cả
chúng ta có một trình độ nào của bi mẫn, mặc cho những sự khác biệt trong sự
phát triển và kiến thức, và tất cả chúng ta có một sự thông tuệ phân biệt giữa
tốt và xấu. Đây là tất cả những điều kiện
cho giác ngộ.
Một khi chúng ta biết rằng những nhiễm ô
không "cư trú" trong bản chất của tâm, có thể loại trừ chúng qua việc
phát sinh những đối trị với chúng, những thái độ, như thuốc men, có thể chống lại
chúng. Nhưng nếu những nhiễm ô không
tách rời khỏi căn bản tâm, thế thì ngay khi mà tâm thể hiện chức năng, những tư
tưởng tệ hại - giận tức, v.v... - sẽ phải
hiện hữu, nhưng điều này không phải như vậy.
Ngay chính lúc này, tâm chúng ta đang đọc và suy nghĩ: giận tức chắc chắn
không hiện diện. Những thái độ như giận
tức và dính mắc có thể được tách rời khỏi tâm chính yếu.
Vào những lúc trong đời sống chúng ta,
tâm chúng ta bám chặc với giận tức và dính mắc, và vào những lúc khác là buông
xả, toại nguyện, từ ái, và bi mẫn. Chúng
ta không thể cảm thấy tham dục và thù hận chính xác cùng lúc đối với cùng một đối
tượng. Chúng ta chắc chắn có thể có những
cảm nhận này tại những thời điểm khác
nhau, nhưng không cùng trong một thời điểm, điều này cho thấy rằng hai
thái độ này thể hiện chức năng trong sự mâu thuẩn với nhau. Khi một trong chúng, thứ này gia tăng sức mạnh
thì thứ kia giảm xuống.
Nhận thức vững chắc hổ trợ từ ái và bi mẫn. Sự trình bày của chúng không cần sự giúp đở từ
si mê ám chướng là thứ đã nhận định sai lầm các đối tượng như tồn tại cố hữu
(có tự tính), hay trong chính chúng và tự chính chúng mà thôi. Những thái độ phi đạo đức như thù hận và kiêu
mạn - cho dù chúng mạnh mẽ như thế nào đi nữa - chỉ được sản xuất với sự hổ trợ
và giúp đở của vô minh si ám. Do vậy,
không có nhận thức sai lầm này trong bản chất của con người và sự vật, thì
không có cách nào tham dục và thù hận có thể triển khai. May mắn thay, những thức đối lập với tham dục
và thù hận có thể hoạt động ngay cả khi không có nhận thức sai lầm về sự tồn tại
cố hữu.
Si mê và tuệ trí cả hai
quán chiếu cùng những hiện tượng vạn pháp, nhưng những cung cách mà
chúng nhận thức vạn pháp là hoàn toàn đối nghịch. Tuệ trí có nền tảng vững chắc, trái lại si mê
ám tối không có nền tảng có căn cứ và sai lầm với những gì nó nhận thức. Gia tăng sức mạnh của tuệ trí làm yếu si
mê. Tuệ trí làm giảm thiểu việc lãnh hội
sai lầm về bản chất con người và sự vật cho đến khi si mê biến mất.
VẤN NẠN Ở PHÍA BÊN TRONG
Những hoàn cảnh ngoại tại không phải là
những gì đưa đẩy chúng ta vào khổ đau.
Khổ đau được tạo nên và cho phép bởi một cái tâm chưa thuần hóa. Tâm bản nhiên trong sáng bị che phủ bởi những
cảm xúc và nhận thức phiền toái này.
Năng lực lừa đảo của chúng đẩy chúng ta vào những hành vi sai lầm, những
điều đưa đến khổ đau không tránh khỏi.
Chúng ta cần, với sự tỉnh thức và quan tâm lớn, để phân biệt những thái
độ rắc rối, thì phương cách tập hợp mây mù sẽ tan biến trở lại trong không gian
của bầu trời. Khi những thái độ, các cảm
xúc, và những nhận thức tự thất bại ngừng lại, những hành vi tổn hại sinh khởi
từ chúng cũng chấm dứt. Như đại hành giả
du già Tây Tạng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12 Milarepa đã nói, "Khi sinh khởi,
sinh khởi tự trong không gian của chúng, khi tan biến, tan biến trở lại không
gian". Chúng ta cần trở nên quen thuộc với thể trạng của tâm tư chính
chúng ta để thấu hiểu những ý tưởng và những thôi thúc vô căn cứ trở lại không
gian sâu thẩm của thực tại như thế nào.
Bầu trời vẫn ở đấy trước khi mây mù che phủ, và nó vẫn thế sau khi mây
ám tan đi. Nó cũng hiện diện khi mây đen
dường như che kín từng phân vuông của bầu trời mà chúng ta có thể thấy.
Bản chất của nước không bị ô nhiễm bởi
rác rưởi, bất chấp dơ bẩn như thế nào.
Cùng cách như thế, bản chất ngay cả một tâm thức rối rắm là không bị nhiễm
ô bởi cấu uế. Tâm Tịnh Quang của bất cứ
chúng sinh nào cũng không bị nhiễm ô bởi những cảm xúc phiền não như thù hận. Lần kế tiếp chúng ta cảm thấy thù hận, hãy thấy
chúng ta có thể tách ra khỏi dòng chảy chính của tâm chúng ta như một người
quán sát sự thù hận. Trái lại chúng ta
thường nghĩ, "tôi ghét.." giống như cảm giác của chúng ta về tự ngã
và thù hận là hoàn toàn kết chặc với nhau, ở đây chúng ta đang nhìn sự thù hận
từ một khoảng cách mong manh,thấy sự sai lầm của nó, là điều chính nó tạo nên
thể trạng hấp dẫn này để tĩnh lặng một cách tự nhiên.
Để làm điều này, trước nhất chúng ta cần
phát triển một khả năng để nhìn vào tư tưởng của chúng ta, vì cho đến khi mà ý
thức của chúng ta còn bị đắm trong nhận thức hóa, thật khó khăn cho tư tưởng
quán sát tư tưởng. Nhưng nếu, khi các tư
tưởng sinh khởi, chúng ta có thể tách ra một chức năng quán sát để nhìn chúng,
rồi thì dần dần, chúng ta sẽ phát triển một khả năng dể phát triển một năng lực
của ý thức quán sát ý thức, và ngay cả tại những thời điểm của thù hận, một
nhân tố từ trong tâm ấy sẽ có thể bước ra ngoài sự giận tức. Bằng việc quen thuộc với ý thức như cả người
biết và đối tượng được biết, chúng ta có thể đi đến để nhận ra những gì được gọi
là "tâm bình thường", không bị ảnh hưởng bởi sự thích hay không
thích, muốn hay không muốn. Khi tâm
không bị phân hóa thành nhiều chức năng khác nhau, thể trạng tự nhiên sáng rở
và tri nhận có thể được nhận ra, và nếu chún ta trụ với điều này, kinh nghiệm của
sự rực sáng và tri nhận sẽ gia tăng. Vì
bản chất nội tại ngay cả của thù hận là rực sáng và tri nhận, thù hận sẽ dần dần
tan chảy vào trong bản chất của ý thức.
Chúng ta không phải dừng một cách cố ý
những tư tưởng và cảm giác đa dạng bắt đầu ló dạng trong tâm; đúng hơn, không
nên tiêm nhiễm trong chúng, đừng để tâm chúng ta bị đẩy vào trong chúng. Tâm rồi thì sẽ đảm nhiệm hình thức tự nhiên của nó, và Tịnh Quang của nó có thể được xác định. Sau đó sự thanh tịnh căn bản của nó có thể được
biết.
Khi chúng ta thấu hiểu rằng Tịnh Quang
là bản chất tự nhiên của nội tâm chúng ta, những phẩm chất ngày càng lớn hơn và
lớn hơn như sự biểu lộ từ ái hay lòng yêu thương vô chấp. Đây là
tại sao sự chuyển hóa tinh thần không thể là kết quả của việc thực hiện những
thay đổi môi trường bên ngoài của chúng ta.
Việc đạt được nhiều thứ hơn một khi chúng ta có những gì cần thiết không
đưa đến sự toại nguyện.
Sự giải thoát đạt được bằng việc biết rằng
bản chất tối hậu của chính tự tâm: nó không được ban tặng cho chúng ta bởi một
người nào đấy hay điều gì khác. Hạnh
phúc đến qua việc thuần hóa tâm; không có sự thuần hóa tâm thì không có cách
nào để hạnh phúc. Bất chấp bản chất của
thế gian chúng ta sẽ không khổ sở vif phiền não
hay gây ra đau khổ khi chúng ta tin cậy trong bản chất nền tảng rực sáng
của tâm, Tịnh Quang của nó.
TÂM KIM CƯƠNG
Căn bản tự nhiên và sáng rở của Tịnh
Quang là cội nguồn của tất cả những tâm thức - là vĩnh viễn không thể phá hủy
được, không thể biến đổi được như kim cương.
Trong Đạo Phật, khía cạnh này của tâm được xem như thường trụ trong ý
nghĩa sự tương tục của nó là liên tục - nó luôn luôn tồn tại và sẽ tiếp tục mãi
mãi và vì thế không là điều gì đấy được bắt đầu một cách mới mẻ bởi nhân duyên
(nguyên nhân và điều kiện).
Tâm căn bản của chúng ta thanh tịnh một
cách chính yếu, tự nhiên trỗng rỗng rắc rối ngay từ bắt đầu. Trong nó, tất cẩ mọi hiện tượng thanh tịnh và
nhiễm ô xuất hiện như những sự biểu hiện tự nhiên thanh thoát của nó. Hào quang chói lọi rực rở vô chướng ngại của
tâm ngay cả được gọi là bi mẫn, bởi vì tác động của nó là những hành vi thương
yêu vô chấp, phát sinh từ thực thể thanh tịnh căn bản và tự nhiên thanh thoát.
Tinh khiết từ lúc khởi đầu và được ban
cho với sự thanh thoát tự nhiên, tâm kim cương này là căn bản của mọi phát triển
tâm linh. Ngay cả trong sự phát sinh vô
số nhận thức tốt và xấu, chẳng hạn như tham dục, thù hận, và hoang mang, tâm
kim cương tự nó tự do khỏi sự quấy nhiễu của những nhiễm ô này, như bầu trời
trong suốt những đám mây. Nước có thể cực
kỳ dơ bẩn, tuy thế bản chất của nó vẫn trong sạch. Tương tự như thế, bất chấp những cảm xúc phiền
não nào được sinh ra như sự tạo tác thiện xảo của tâm kim cương này, và bất chấp
chúng mạnh mẽ như thế nào đi nữa, căn bản của tâm tự nó duy trì không bị nhiễm
ô bởi cấu uế; nó là toàn hảo mà không có bắt đầu hay kết thúc.
Những phẩm chất tâm linh kỳ diệu, chẳng
hạn như từ ái và bi mẫn không bị ràng buộc, tất cả là sự hiện diện trong hình
thức căn bản trong tâm kim cương này; sự biểu hiện của từ ái và bi mẫn chỉ bị
ngăn ngừa bởi những điều kiện tạm thời mà thôi.
Trong một ý nghĩa nào đấy, chúng ta được giác ngộ ngay từ đầu, được phú
cho một tâm căn bản hoàn toàn tốt đẹp.
ĐÁNH GIÁ HOÀN CẢNH HIỆN TẠI
Bằng việc được sinh ra như một con người,
chúng đã tiếp nhận một hệ thống hổ trợ vật chất mà qua nó chúng ta có thể dễ
dàng đạt được cả những mục tiêu nhất thời lẫn các mục tiêu sâu rộng hơn. Bây giờ chúng ta đã đạt được hình thể đời sống
thuận lợi này rất đặc biệt trong vô số hình thể sinh ra trong thế giới này, nên
thật quan trọng là [để nhớ rằng] chúng ta đừng lãng phí nó. Nếu trong hoàn cảnh này chúng ta chỉ đơn thuần
thực tập để đạt được một đời sống tốt đẹp trong những đời sống tái sinh sau này
cho chính chúng ta, thì chúng ta sẽ sử dụng khả năng chúng ta một cách trọn vẹn. Hay, nếu chúng ta chỉ đơn thuần hướng đến giải
thoát cho chính bản thân từ những trạng thái rối rắm của khổ đau, thì điều này
cũng làm thui chột khả năng vốn có của chúng ta. Với thân người, chúng ta phải nên làm bất cứ
điều gì đấy mà chúng ta có thể đạt đến một sự phát triển tâm linh toàn hảo và
trọn vẹn.
THIỀN
QUÁN
1-
Quán chiếu trên khả năng của tình trạng hiện tại của hành giả cho một sự tăng
trưởng tâm linh: chúng ta có một thân người; những giáo huấn tâm linh thuận lợi
trong môi trường; chúng ta có khả năng tinh thần để tiếp thu những giáo huấn
tâm linh - chúng ta có tâm kim cương thanh tịnh thuần khiết.
2-
Đánh giá những cơ hội hiện tại cho sự thực tập tâm linh.
3-
Thiết lập động cơ của chúng ta, một nguyện ước để hổ trợ không chỉ chính chúng
ta mà tất cả chúng sinh.
4-
Hướng đến giúp đở người khác.
Nguyên tác: Basic Purity of the Mind trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 10/10/2011
No comments:
Post a Comment