Tuesday, November 25, 2014

BÁC BỎ NHỮNG BÌNH PHẨM

Long Thọ Đại sĩ

Những thực thể duyên sinh
Được gọi là “tính không,”
[Vì] những gì sinh khởi một cách lệ thuộc
Là không có sự tồn tại cố hữu (vô tự tính). (22)

Một sự tạo dựng của huyển hóa dừng lại,
Vọng tưởng của con ngưởi đi đến chấm dứt
Những quan điểm sai lầm của kẻ thù vọng tưởng của người ấy.
Khi tôi bắt bẻ sự tranh luận của những người khác, đấy chính xác là những gì đang xãy ra. (23)

Một thí dụ khác: giả sử một người đem lòng yêu mến với một người đàn bà trong ảo tưởng,
Thế rồi một vọng tưởng khác đến theo nhau
Và chỉ người đàn ông sự khờ dại của ông ta như thế nào –
Đấy là việc làm của tôi. (27)

Nếu tôi tiếp lấy một quan điểm
Thế thì tôi sẽ có một sự sai lầm.
Vì tôi không tiếp nhận một quan điểm
Tôi hoàn toàn không có một sai lầm nào cả. (29)

Nếu người con được sản sinh bởi người cha,
Nhưng người cha cũng được sinh ra bởi chính người con ấy,
Thế thì xin người hãy nói với tôi,
Cái nào là “nguyên nhân” thật và cái nào là “kết quả”thật? (49)

Nếu tính không là có thể,
Thế thì tất cả mọi chủ thể là có thể, tất cả mọi tầng bậc là có thể đạt đến.
Nếu tính không là không thể,
Rồi thì mọi thứ khác cũng là [không thể]. (70)

Con xin phủ phục Đấng Tỉnh thức, Đức Phật,
Người dạy rằng duyên sinh và tính không có cùng ý nghĩa,
Và rằng đây là con đường trung đạo.

Từ ngữ của ngài là siêu việt, ý nghĩa của chúng là vô thượng (kết luận tôn kính)

Under the guidance of Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, translated by Ari Goldfield, May 21, 1997.


Selected Verses From Nagarjuna
Being a selection of verses from three of Nagarjuna's major treatises on the subject of emptiness.
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 08/07/2010
http://www.abuddhistlibrary.com/Buddhism/A%20-%20Tibetan%20Buddhism/Authors/Nagarjuna/Selected%20Verses/Selected%20Verses%20From%20Nagarjuna.htm


BẢY MƯƠI CÂU KỆ TÍNH KHÔNG



Nguyên tác: Seventy Stanzas on Emptiness
Tác giả: Long Thọ Đại sĩ
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Mọi thực thể không tồn tại
Trong nguyên nhân của chúng, trong điều kiện của chúng ,
Trong tập họp uẩn của nhiều thứ, hay trong những thứ cá biệt.
Do thế, tất cả thực thể là không. (3)

Bởi vì nó đã hiện hữu rồi, nên điều tồn tại không sinh khởi.
Bởi vì nó không hiện hữu, nên điều không tồn tại không khởi sinh.
Bởi vì nó mâu thuẩn với nhau, sự tồn tại và không tồn tại không [sinh khởi] cùng với nhau.
Vì không có sự sinh khởi, nên không có sự duy trì cũng như sự chấm dứt. (4)

Không có một nên không có nhiều, và
Không có nhiều nên không có một.
Do vậy, duyên khởi thực thể [giống như thế này]
Không có đặc tính. (7)

[Trong bản chất chân thật tự nhiên] không có thường cũng không có vô thường,
Không có ngã cũng không vô ngã, không có tịnh cũng không bất tịnh
Và không có hạnh phúc và khổ đau
Do thế, [bốn] quan điểm sai lầm là không hiện hữu. (9)

Không có ông cha thì không có con trai, và không có con trai thì không có ông cha (giống như nhân duyên)
Hai điều này không thể hiện hữu mà không có sự liên hệ lẫn nhau.
Cũng không có sự hiện hữu một cách đồng thời.
Mười hai nhân duyên cũng giống một cách chính xác như thế. (13)

Những hiện tượng hổn hợp và không hổn hợp
Là không phải nhiều, cũng không phải một,
Là không tồn tại cũng không phải không hiện hữu, [và] cũng không hiện hữu lẫn không tồn tại.
Những từ ngữ này áp dụng cho tất cả mọi hiện tượng [không có ngoại lệ].(32)

Những hành vi [nhiễm ô] có phiền não như nguyên nhân của chúng,
Và những phiền não tự chúng nó sinh khởi qua những hành vi [ô nhiễm].
Thân thể [cũng thế] có những hành vi [nhiễm ô] như nguyên nhân của nó,
Vì thế tất cả ba thứ này là trống không về tự thể. (37)

Tất cả những cấu tạo giống như những thành phố không thật trên bầu trời,
Vọng tưởng, ảo tưởng, tóc rơi xuống,
Bong bóng, bọt nước, hảo huyền,
Giấc mộng, và những vòng lửa –
Chúng chắc chắn không có cốt lõi hay thực chất đối với chúng. (66)

Đấng vô tỉ Như Lai
Đã dạy rõ ràng rằng
Vì tất cả thực thể là trống rỗng về bất cứ sự tồn tại cố hữu tự nhiên nào,
[Nên] tất cả mọi hiện tượng là duyên khởi. (68)

Người nào khi thấu hiểu rằng “điều này phát sinh từ những điều kiện (duyên) ấy,”
Mạng lưới của quan điểm sai lầm đã được vén lên.
Người từ bỏ tham dục, si mê, và thù hận,
Và đạt đến thể trạng vô nhiễm của niết bàn. (73).

Dưới sự hướng dẫn của Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, hiệu chính bởi Ari Goldfield trong tổ chức: Nghiên cứu về những tác phẩm và Triết lý của Long Thọ. Christian Lindtner, Motilal Banarsidass Publishers, New Delhi, 1990, pp. 31-69. May 17, 1997.

SÁU MƯƠI CÂU KỆ LUẬN LÝ

Long Thọ Đại Sĩ
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Con xin phủ phục đến Đấng Thế Tôn
Người đã dạy về duyên khởi,
Nguyên lý chính mà do đấy
Sinh khởi và suy tàn được loại bỏ. (Kính lễ)

Những ai mà trí thông tuệ của họ vượt khởi tồn tại và không tồn tại
Và những ai không chấp nhận [trong bất cứ cực đoan nào]
Đã thân chứng ý nghĩa của duyên sinh,
Tính không chân thật thậm thâm và không thể suy lường được. (1)

Những ai thấy với thông tuệ của họ
Sự tồn tại ấy giống như một ảo tượng và một vọng tưởng
Không bị hư hoại bởi sự tin tưởng trong
Những cực đoan của quá khứ và tương lai. (17)

Bằng sự thông hiểu sinh khởi, suy tàn được thấu hiểu.
Bằng sự thấu hiểu suy tàn, vô thường được thông hiểu.
Bằng sự thông hiểu vô thường
Giáo pháp thật sự chân thành được thân chứng. (22)

Không có một sự tập trung vững vàng hay vị trí,
Không có sự duy trì và không có gốc rể,
Sự sinh khởi hoàn toàn như một kết quả của si mê,
Không có bắt đầu, đoạn giữa, hay kết thúc…(26)

Không có cốt lõi, giống như cây chuối.
Giống như một thành phố không thật trên bầu trời,
Thế giới khổ đau – những vùng đất của mê mờ -
Sự biểu hiện trong cách này – giống như một vọng tưởng. (27)

Đến những học trò trong việc tìm kiếm những điều như vậy
Trước tiên những vị thầy nên nói rằng, “Mọi thứ tồn tại.”
Rồi thì sau đó họ nhận ra ý nghĩa của điều này và từ bỏ tham dục,
Họ sẽ đạt đến sự siêu việt toàn hảo. (30)

Trẻ con bị lừa bởi sự quán chiếu như vậy
Bởi vì chúng nhận những thứ ấy là thật.
Trong cùng chính cách như thế, bởi vì sự si mê của chúng,
Chúng bị giam hảm trong ngục tù của những đối tượng nhận thức như vậy. (53)

Những bậc đại nhân, những người với con mắt của sự tỉnh thức nguyên sơ
Thấy rằng những thực thể giống như những sự phản chiếu,
Không bị vướng mắc trong ảo tưởng
Của những điều được gọi là “đối tượng.” (54)

Những trẻ con bị vướng mắc đến hình sắc.
Những người trưởng thành tự do khỏi sự vướng mắc đến [những đối tượng của tri giác],
Và những ai được phú cho với sự thông tuệ siêu việt
Biết bản tính tự nhiên chân thật của hình sắc và [bằng sự hiểu biết ấy] được giải thoát. (55)

Đại dương ghê tởm của tồn tại
Đầy những con rắn dày dò phiền não.
Nhưng những ai với tâm thức không dao động ngay cả với tư tưởng trống rỗng
Đã vượt một cách an toàn qua [những hiểm nguy của nó]. (59)

Bằng năng lực của đạo đức biểu hiện ở đây
Nguyện cho tất cả chúng sinh làm cho toàn thiện sự tích tập công đức và tuệ trí,
Và từ phước đức và tuệ trí này,
Nguyện cho tất cả mọi người đạt được hai sự toàn vẹn [phước và tuệ] của sự giác ngộ thật sự .


Under the guidance of Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, adapted by Ari Goldfield from a translation in Nagarjuna: Studies in the Writings and Philosophy of Nagarjuna, Christian Lindtner, Motilal Banarsidass Publishers, New Delhi, 1990, pp. 100-120. May 17, 1997.


TRUYỆN DÂN GIAN & PHẬT GIÁO

NHỮNG CON KHỈ ĐỘI NÓN 
Truyện cổ Jataka - Phật giáo

Một thuở nọ, có một người thanh niên thường đi từ làng này qua làng nọ để bán nón như một sinh kế của anh ta. Vào một buổi trưa hè, khi chàng trai đi ngang qua một khu rừng rộng anh cảm thấy mệt mõi và muốn nghĩ ngơi một lúc trong bóng mát của một cây xoài với nhiều cành lá xum xuê. Anh ta đặt túi nón bên cạnh anh ta kế bên thân cây và thiếp vào giấc ngủ. Khi anh thức dậy trong một lúc, không còn cái nón nào trong túi xách anh ta.

“Tai họa,” anh nói với chính mình, “Có những tên trộm nào đã đánh cắp tài sản của tôi hởi mọi người?” Sau đấy anh ta chú ý rằng cây xoài đầy những con khỉ dễ thương đội những cái mũ đầy màu sắc. Anh ta hét đến những con khỉ và chúng hét lại anh. Anh ta nhăn nhó mặt mũi và chúng cũng làm những khuôn mặt đùa bởn lại với anh. Anh ta ném đá vào chúng và chúng tắm anh với những trái xoài non.

“Làm thế nào để lấy lại những cái mũ của mình?” anh tự nói với chính mình. Chán nãn, anh ta lấy nón của mình ra và liệng mạnh xuống đất. Với sự ngạc nhiên của anh, những con khỉ cũng quẳng những cái mũ của chúng xuống. Anh chàng không bỏ mất một phút nào, mà vội vả nhặt lại những cái nón và lên đường.

Năm mươi năm sau, cháu nội người chàng trai ấy cũng đi ngang qua khu rừng ấy. Sau một chặng đường dài, cậu ta tìm một cây xoài xinh xắn với nhiều cành lá và bóng mát và quyết định nghĩ ngơi một lúc. Vài giờ sau, khi thức dậy, tất cả những cái mũ trong túi cậu ta đã biến mất. Cậu bắt đầu tìm kiếm và chẳng bao lâu thấy môt sô con khỉ đang ngồi trên cây xoài và đội những cái nón.

Rồi thì cậu ta nhớ lại câu chuyện của ông nội mình đã từng kể lại – và vẩy tay với những con khỉ. Những con khỉ vẩy tay lại. Cậu bẹo mũi mình và những con khỉ cũng bẹo mũi chúng. Cậu kéo tai mình và những con khỉ cũng kéo tai chúng. Cậu vất mũ xuống đất và nhưng lúc ấy một con khỉ nhảy xuống khỏi cây xoài, bước tới cậu ta, vỗ trên lưng cậu và nói,

“Cậu nghĩ rằng chỉ có cậu mới có ông nội sao?”



---
Monkeys Wearing Caps
Tuệ Uyển chuyển ngữ
10/04/2010
http://oaks.nvg.org/bun.html#moca
---------------------------------------------------------------------------------


CẬU BÉ NGÂY THƠ 

Một ngày nọ, cậu bé trèo lên trên nóc ngôi nhà, và điều này làm cậu ta cảm thấy rất tự hào và can đảm. Khi cậu bé nhìn chung quanh và nghĩ cậu cao như thế nào, bổng cậu ta thấy một con sói trong sân bên dưới. Cậu biết rằng con sói không thể đến gần cậu ta được, và thế là cậu bé gọi tên con sói và đùa bởn với nó.

"Tốt, tốt lắm!" con sói nói; "cậu không gan dạ được phân nửa phần dường như cậu có. Không phải cậu đang cười cợt ta; mà đấy là mái nhà cao mà cậu đang đứng trên ấy."





---
The Silly Kid

Tuệ Uyển chuyển ngữ
11/04/2010
http://oaks.nvg.org/bun.html#moca
---------------------------------------------------------------

BA CON CÁ 

Một thuở nọ có một cái ao ở xa đường đi lại, và có ba con cá sống trong thanh bình và hạnh phúc. Lúc ấy một trong những con cá này thường dùng sự thông minh của nó; con thứ hai đôi khi sử dụng trí khôn của nó, nhưng con thứ ba chẳng bao giờ hỏi đến đầu óc của nó. Một ngày nọ, có hai người câu cá có dịp đến cá ao đó, và thấy ba con cá, ồ những con cá to và béo.

Họ la lên, "Nhanh lên, chúng ta hãy về nhà và mang lưới đến, đây là một mẽ cá tốt!"

Những con cá nghe những lời này, chúng lặng người trong kinh hãi. Sau đó, con cá thường sử dụng trí thông minh tìm ra giải pháp lập tức, biết nó phải làm gì. Không cần hỏi ý kiến anh em, nó bơi nhanh đến lối thoát của cái ao và tức thời thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm.

Chẳng bao lâu, những người đánh cá trở lại và thấy thiếu một con cá. Họ lập tức tìm kiếm lối thoát ra, và khi khám phá, họ liền lấp lại. Bây giờ dường như hai con cá còn lại không còn lối thoát nữa. Trong thất vọng, con cá thỉnh thoảng dùng đến trí khôn của nó bắt đầu thả ngửa trên mặt nước. Những người đánh cá nhặt nó lên, và nó đã đóng vai một con cá chết thật tuyệt và họ ném nó trở lại trong ao, cho rằng con cá chết. Trong khi ấy, con cá chẳng bao giờ dùng đến đầu óc lặn sâu xuống đáy ao, là nơi mà bị bắt một cách dễ dàng, và nó trở thành một món ăn ngon trên bàn của nhà vua ngay ngày hôm ấy. 


------------------------------------------------------------------------------------------
BA CON CÁ (b)

Ngày xửa ngày xưa, có ba con cá sống trong dòng sông xa xôi. Chúng tên là Trấm Tư, Rất Trầm Tư, và Vô Tư

Một ngày nọ chúng rời vùng quê hoang dã không có người sống, và xuôi dòng xuống gấn một thành phố.

Rất Trầm Tư nói với anh em nó rằng: "Ở đây tất cả chúng ta dễ gặp nguy hiểm. Người ta thường đến dòng sông để đánh bắt cá với tất cả những loại lưới cá và cần câu. Thôi anh em chúng ta hãy trở lại vùng quê hương hoang dã nơi chúng mình đã quen sinh sống."

Nhưng hai con cá kia bây giờ rất lười biếng, chúng cứ lấn lựa trì hoãn ngày náy sang ngày khác.

Và một ngày kia, Trầm Tư và Vô Tư bơi lội phía trước của Rất Trầm Tư và chúng không thấy giàn lưới của những người bắt cá giăng sẳn ở đấy, thế là chúng vướng vào lưới. Rất Trầm Tư thấy chúng sa vào trong lưới.

"Ta phải cứu anh em ta," Rất Trầm Tư nghĩ thế.

Vì thế, nó bơi chung quanh lưới, nó làm văng tung toé nước ở phía trước lưới, giống như một con cá đã làm hỏng lưới và sắp thoát ra lên phía trên sông. Sau đó, nó bơi trở lại lưới và làm văng tung toé nước ở đó giống như một con cá làm thủng lưới và lặn xuống sông.

Người đánh cá thấy nước văng tung toé và nghĩ rằng những con cá đã làm thủng lưới và có một con cá thoát lên phía trên sông và con khác lặn xuống, thế là ông ta kéo một góc lưới lên. Nhờ thế hai con cá thoát ra khỏi lưới, và ngay lập tức chúng đi tìm Rất Trầm Tư.

"Người anh em Rất Trầm Tư đã cứu chúng tôi, và bây giờ chúng tôi muốn trở lại vùng quê hoang dã." Hai con cá kia nói thế.

Thế là tất cả ba con cá đi về ngôi nhà nơi chúng đã từng sống an toàn khi xưa và mãi mãi về sau.




--
The Three Fishes
Tuệ Uyển chuyển ngữ
17/04/2010

-------------------------------------------

SƯ TỬ VÀ CHIM GÕ KIẾN 
Truyện cổ Jataka - Phật giáo



Một ngày nọ trong khi Sư Tử đang ăn buổi chiều, một khúc xương vướng vào trong cổ. Bị đau Sư Tử không thể ăn xong bửa chiều. Nó đi lên đi xuống, đi xuống và đi lên, rống lên vì đau đớn.

Một con chim Gõ Kiến đậu trên cành cây gần đấy, và nghe Sư Tử, cô ta nói, “Bạn thân mến, bạn bệnh hoạn vì thế?”

Sư Tử nói với chim Gõ Kiến chuyện như thế nào, và cô gõ kiến nói: “Tôi có thể lấy mãnh xương ra khỏi cổ của bạn, bạn thân mến, nhưng tôi không dám đưa đầu tôi vào trong miệng bạn, vì sợ tôi chẳng bao giờ ra khỏi đó nữa, tôi sợ bạn có thể ăn tôi.”

“Gỏ Kiến thân mến, đừng sợ. Tôi sẽ không ăn cô bạn gái của tôi đâu. Hãy cứu lấy mạng tôi nếu bạn có thể” Sư Tử nói thế.

“Tôi sẽ xem tôi có thể làm gì cho bạn,” chim gõ kiến nói. “Há miệng bạn rộng ra.” Sư Tử làm như lời chỉ dẫn, nhưng Gõ Kiến tự nhũ rằng, “Ai biết con Sư Tử này sẽ làm gì? Ta nghĩ ta nên cẩn thận là hơn.”

Thế là Gõ Kiến đặt một cành cây chống hàm trên và hàm dưới những nanh vuốt của sư tử để nó không thể ngậm miệng lại.

Sau đó, Gõ Kiến nhãy vào trong mồm Sư Tử và mổ vào cuối cọng xương với cái mỏ của nó. Khi nó mổ lần thứ hai, cọng xương rơi ra.

Rồi thì Gõ Kiến nhảy ra khỏi miệng Sư Tử và mổ vào cành cây thế là nó cũng rơi xuống. Và Sư Tử có thể ngậm miệng lại.

Ngay lập tức Sư Tử cảm thấy dễ chịu vô cùng, nhưng nó không có một lời cảm ơn đối với Gõ Kiến.

Một ngày nọ vào mùa hè, Gõ Kiến nói với Sư Tử, “tôi muốn bạn làm một việc gì đấy cho tôi.”

“Làm việc gì ấy cho bạn?” Sư Tử nói. “Bạn muốn tôi làm việc gì đó nữa cho bạn. Tôi đã làm một việc vô cùng to tát cho bạn. Bạn không thể mong chờ tôi làm bất cứ một việc gì nữa cho bạn. Đừng quên rằng đã có một lần bạn ở trong miệng tôi, và tôi đã để bạn đi ra. Đấy là tất cả mà bạn có thể mong chờ tôi làm cho bạn từ trước đến giờ.”

Gõ Kiến không nói gì nữa, nhưng từ đấy nó xa lánh Sư Tử.




--
The Woodpecker And The Lion
Tuệ Uyển chuyển ngữ
19/04/2010
http://oaks.nvg.org/bun5.html#woolio
 --------------------------------------------------------------

SƯ TỬ VÀ THỎ RỪNG 
Truyện Jataka

Nơi nào đấy, lúc nào đó, có một đồng cỏ tuyệt đẹp là căn nhà của nhiều động vật hoang dã. Chúng sống một cách rất hạnh phúc nếu nó không có một con sư tử nguy hiểm. Mỗi ngày sư tử này dong ruỗi quanh quẫn, giết hại những con thú không có khả năng tự vệ. Để chấm dứt điều này, những con thú tập họp lại thành một tập thể, và đi đến con sư tử, và nói với nó như thế này:

“Này ông Sư Tử, chúng tôi rất tự hào có một mãnh thú can đảm và gan dạ để cai trị chúng tôi. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng thật không thích đáng để một kẻ với vị trí như ông tự đi săn tìm thực phẩm. Do thế, chúng tôi phục dịch ông với yêu cầu này: Từ giờ trở đi ông hãy ở nhà một cách thanh thản, và chúng tôi những thần dân của ông sẽ mang đến hang của ông những thực phẩm cho xứng đáng với vị trí của một ông vua.”

Sư tử, vô cùng vui thích, chấp nhận lời thỉnh cầu ấy ngay lập tức. Vì thế, mỗi ngày thú vật rút thăm để quyết định kẻ nào trong chúng phải tự dâng thực phẩm cho sư tử ngày hôm ấy. Rồi đến một ngày, chiếc thăm rơi vào con thỏ rừng. Bây giờ, khi thỏ ta biết rằng đã đến lượt nó phải chết, nó phản kháng một cách quyết liệt.

“Quý vị có thấy rằng chúng ta vẫn bị khổ đau dằn dặt vì con sư tử ấy? nó hỏi những con thú khác. “Tốt nhất để nó cho tôi, và tôi sẽ giải thoát quý vị khỏi sự bạo ngược của nó từ đây về sau.”

Những con thú khác vô cùng mừng rở không gì hơn vì những lời này, và nói thỏ rừng hãy hành động theo cách của nó. Thỏ rừng lẫn trốn một lúc nào đó trong những bụi rậm, và rồi thì vội vả đi đến hang sư tử. Vào lúc ấy sư tử đang giận dữ dễ sợ vì đói. Nó đang gầm gừ, và đập chiếc đuôi vàng xuống mặt đất. Khi sư tử thấy thỏ rừng, nó gọi ra ngoài một cách lớn tiếng,-

“Mi là ai, và những thần dân của ta đang làm gì? Ta không có miếng thực phẩm nào hôm nay!”

Thỏ rừng van xin sư tử dằn cơn nóng giận lại và lắng nghe nó.

Nó bắt đầu, “Chiếc thăm hôm nay nhằm vào một con thỏ khác và chính tôi. Trong một thời tiết tốt chúng tôi đã trên đường đến đây để dâng phần chúng thần cho buổi tối của Bệ hạ, bổng một con sư tử nhảy ra từ những bụi rậm và bắt bạn đồng hành của thần. Thần van khóc trong tuyệt vọng rằng chúng thần được dự trù cho buổi ăn của nhà vua, và hơn thế nữa, không ai được phép săn thú trong vương quốc cây cối này ngoại trừ Bệ hạ. Nó chẳng thèm để ý đến những lời của thần và đáp lại rằng –‘Mi không biết mi đang nói gì. Ta là vị vua duy nhất ở đây. Con sư tử kia mà các ngươi đang bái lạy, là một kẻ cướp đoạt.’ Câm lặng với sợ hãi, thần nhảy vào trong một bui rậm gần nhất.”

Sư tử càng nghe càng căm phẩn với lời tường thuật của thỏ rừng.

“Nếu ta có thể tìm thấy con sư tử ấy, ta sẽ dạy cho nó biết ngay lập tức rằng ai là vua trong khu rừng này.” Nó gầm lên.

“Nếu Hoàng thượng tin thần,” thỏ rừng trả lời, một cách khúm núm, “thần có thể đưa Bệ hạ đến nơi nó đang lẫn trốn.”

Thế là thỏ rừng và sư tử đi ra ngoài với nhau. Chúng băng qua rừng rậm và đồng cỏ, và đến một cái giếng cổ sâu và đầy nước trong vắt.

“Ở đó là nơi ẩn trú của kẻ thù của Bệ hạ,” thỏ rừng thì thầm, chỉ vào giếng nước. Nếu Bệ hạ đến gần hơn, ngài sẽ thấy nó. Nhưng,” nó nói thêm, “có lẽ Bệ hạ tốt hơn chờ đợi nó ra ngoài rồi hãy tấn công nó.”

Những lời này chỉ làm cho sư tử điên tiết hơn. “Nó sẽ không thể sống được một khắc khi mà ta đã đưa mắt vào nó,” nó lầm bầm.

Thế là thỏ rừng và sư tử rón rén đến gần giếng nước. Khi chúng vươn mình khỏi miệng giếng và nhìn xuống mặt nước trong, chúng thấy hình ảnh chúng phản chiếu ở đấy. Sư tử nghĩ rằng đó là con thỏ với con sư tử khác, nó liền nhảy vào giếng và chẳng bao giờ trở ra nữa.


--
Tuệ Uyển chuyển ngữ
22/04/2010
http://oaks.nvg.org/bun5.html#woolio
 --------------------------------------------------------------------

CÁI TRỐNG, GÀ MÁI, VÀ CON CÁO 

Một con cáo khi đang đi tìm mồi, khám phá ra một con gà mái đang bươi dưới một gốc cây để tìm giun. Nó ẩn mình trong một bụi rậm gần đấy, và sẳn sàng nhảy ra để chộp gà mái, khi ấy một tiếng đập lạ lùng rót vào lỗ tai nó; thì ra cũng trong cây ấy có một cái trống, và khi gió thổi lên, những cành cây đập vào trống.

Bây giờ con cáo đói bụng quá, và vì lý do đó:

“Một tiếng động lớn như thế phải xuất phát từ một miếng thịt chim to lớn hơn con gà mái này. Vì thế, ta sẽ để cho nó đi, và ta sẽ bắt con chim to ở trên cây cho buổi cơm tối của ta.”

Không cần nghĩ xa hơn nữa, con cáo xông ra khỏi bụi rậm với tiếng động làm con gà mái bay đi, và sau nhiều cố gắng vô hiệu, leo trườn lên cây. Trong những lùm lá trên cây cao, nó tìm thấy một cái trống, và dưới những cái răng và móng vuốt của nó, chẳng bao lâu, nó mở banh cái trống ra, nhưng nó không thấy gì bên trong hơn là không khí trống rỗng.

Con cáo buông xuôi đuôi nó xuống. “Thật là khốn nạn cho ta!” nó rên rĩ. Bởi vì sự tham lam của ta, bây giờ ta phải đi ngủ với cái bụng rỗng.”




--
The Fox, the Hen, and the Drum
Tuệ Uyển chuyển ngữ 24/04/2010

-----------------------------------------

NAI, RÙA, VÀ GÕ KIẾN

Vào thuở nọ có một con nai sống trong một khu rừng gần một cái hồ. Không xa hồ ấy, một con chim gõ kiến có một cái tổ trên ngọn cấy; và trong hồ có một con rùa sống trong ấy. Đấy là ba bằng hữu, và chúng sống với nhau thật hạnh phúc.

Một người thợ săn, quanh quẩn trong cây rừng, thấy dấu chân của con nai bên cạnh bờ hồ. “Ta phải đánh bẩy con nai, rơi xuống hồ,” ông ta nói, và đặt một chiếc bẩy thật chắc chắn bằng da, rồi thì người thợ săn bỏ đi.

Chạng vạng tối hôm ấy, khi nai đi xuống uống nước, nó bị vướng vào trong bẩy, và nó la khóc với nổi đau đớn bị bắt.

Lập tức, gõ kiến bay xuống từ ngọn cây, và rùa bò lên khỏi nước để thấy điều chì có thể làm.

Gõ kiến nói với rùa: “Bạn thân mến, bạn có răng; bạn hãy gặm qua chiếc bẩy da. Tôi sẽ đi và để làm cho người thợ săn không thể đến. Nếu cả hai chúng ta làm bằng mọi nổ lực của mình, bạn chúng ta sẽ không mất mạng.

Thế là rùa bắt đầu gặm làn da, và chim gõ kiến bay đến nhà người thợ săn.

Gõ kiến đập cánh nó, bay đến người thợ săn và mổ vào mặt ông ta.

Người thợ săn đi vào trong nhà và nằm nghĩ một lúc. Sau đó ông đứng lên lại, và cầm con dao lên. Ông ta tự nói với chính mình rằng: “Khi ta đi ra bằng cửa trước, một con chim bay vào mặt ta; bây giờ ta sẽ đi ra bằng cửa sau.” Ông ta làm như thế.

Gõ kiến nghĩ: “Người thợ săn đi ra bằng cửa trước lúc nảy, thế thì bây giờ ông ta sẽ rời nhà bằng cửa sau.” Thế là gõ kiến đậu trên một cành cây gần cửa sau.

Khi người thợ săn đi ra chim bay đến ông ta lần nữa, đập cành vào trong mặt ông. Người thợ săn rồi thì trở vào và nằm nghĩ lần nữa. Khi mặt trời lên, ông ta cẩm dao, và bắt đầu đi ra một lần nữa.

Lần này chim gõ kiến bay trở lại một cách nhanh nhất mà chị ta có thể, hét lên, “Đây người thợ săn đến!”

Vào lúc này rùa đã gặm đứt tất cả những sợi dây da của chiếc bẩy chỉ trừ làn dây cuối cùng. Nó quá cứng làm cho hàm răng của rùa muốn rớt ra ngoài. Miệng của nó đầy máu. Nai nghe tiếng của gõ kiến, và thấy người thợ săn, con dao trên tay, đang đi đến. Với một sức kéo thật mạnh, nai làm đứt dây da cuối cùng của chiếc bẩy, và chạy vào trong rừng.

Gõ kiến bay lên tổ của nó trên ngọn cây.

Nhưng rùa quá yếu nên không thể lẫn tránh. Nó nằm ngay tại chỗ. Người thợ săn nhặt nó lên bỏ vào trong túi ông ta, và cột nó trên một cành cây.

Nai thấy rùa bị bắt, nó suy nghĩ làm cách nào để cứu bạn của nó. Thế là nó để người thợ săn thấy nó.

Người thợ săn cầm dao và bắt đầu đuổi theo nai. Nai, chỉ giữ cho người thợ săn không bắt kịp, và dẫn người thợ săn vào trong rừng.

Khi nai thấy rằng đã chạy sâu vào trong rừng, nó lẫn tránh người thợ săn, và chạy biến đi như gió, nó chạy theo một lối khác đến chỗ người thợ săn bắt rùa.

Nhưng rùa không còn ở đó. Nai kêu lên, “Rùa ơi, rùa ơi!” và rùa kêu lại, “Đây tôi ở trong cái túi treo trên cây đây.”

Rồi thì nai dùng sừng của nó đánh rơi chiếc túi xuống đất, nó xé chiếc túi, và giải thoát rùa ra.

Gõ kiến bay từ trên tổ của nó, và nai nói với chúng: “Hai bạn đã cứu mạng sống của tôi, nhưng nếu chúng ta ở đây và nói chuyện, người thợ săn sẽ tìm thấy chúng ta, và chúng ta không thể thoát được. Bạn cũng thế, gõ kiến ạ, hãy bay đi. Và bạn, rùa ơi, hãy lặn xuống nước. Và tôi sẽ trốn trong rừng.”

Người thợ săn trở lại, nhưng không thấy nai, rùa, hay gõ kiến. Ông ta tìm thấy chiếc túi bị xé rách, nhặt nó lên và trở về nhà.

Ba người bạn sống với nhau suốt cuộc đời trong hòa bình và hạnh phúc.



--
Tuệ Uyển chuyển ngữ -30/04/2010

-------------------------------------------------------------------------

CON DÊ THÔNG THÁI 
Truyện cổ Phật giáo

Một ngày nọ, dê ở trên một tảng đá cao và dốc, nhặt từng cụm cỏ mà nó có thể tìm thấy ở đây. Một con chó sói đang nhìn nó từ chân tảng đá, muốn bắt nó, nhưng không thể leo lên một nơi quá dốc.

Nó gọi, “Bạn dê ơi! Xuống đồng cỏ dưới này. Bạn có thể thấy tất cả những loại cỏ ngọt ở đó và bạn có thể ăn, và sẽ không làm thiệt hại bạn bất cứ gì cả.”

Dê nói, “Cảm ơn, ngươi đang mời ta không phải để ta nuôi sống ta, mà để làm mồi cho ngươi.”



------------------------------------
The Wise Goat
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 3/05/2010
http://oaks.nvg.org/bun9.html#goat
------------------------------------------------------------

CON CÁI CỦA MÌNH LUÔN LUÔN XINH ĐẸP NHẤT 
Truyện cổ Na Uy


Một ngày nọ, người thợ săn đi vào rừng để bắn chim, và gặp một con chim giẽ dun.

Chim giẽ dun nói, "Bạn thân mến, đừng bắn con cái của tôi?"

Thợ săn hỏi, "Làm sao tôi biết những đứa con của bạn, chúng giống thế nào?"

"Ô!" chim giẽ dun nói, "những đứa con của tôi xinh đẹp nhất trong rừng."

"Thế thì tốt thôi," người thợ săn nói, "tôi sẽ không bắn chúng; đừng lo sợ."

Nhưng sau đấy, khi người thợ săn trở lại, ông ta đã có cả xâu những con chim giẽ dun non trên tay mà ông vừa bắn.

"Ô! Ô!" chim giẽ dun nói, "tại sao cuối cùng bạn đã bắn những đứa con của tôi?"

"Gì, đây là những đứa con của bạn!" người thợ săn nói; "tại sao, tôi đã bắn những con xấu xí nhất mà tôi có thể tìm thấy!"

"Những đứa con tội nghiệp!" chim giẽ dun nói; "bạn không biết rằng mỗi người đều nghĩ rằng những đứa con của chính họ là những gì đẹp nhất trên thế gian này sao?"



--
One's Own Children Are Always Prettiest
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 3/04/2010
http://oaks.nvg.org/ntales1.html#sports
-----------------------------------------------------------------

CẬU BÉ VÀ CON QUỶ 
Truyện cổ Na Uy

Ngày xưa, có một cậu bé đi lang thang trên đường nhặt những quả hạch, và cậu ta thấy một quả bị giun ăn, vừa khi ấy cậu gặp một con quỷ.

"Có phải đúng như ngưởi ta nói rằng, Quỷ có thể biến thành bé nhỏ như quỷ muốn, và tự ấn mình qua một lỗ nhỏ phải không?

"Ô! Có phải thế không? Nếu đúng thì hãy cho tôi thấy ngươi có thể làm như thế, hãy uốn mình vào trong quả hạch này," cậu bé nói.

Thế là con quỷ làm như cậu bé nói.

Bây giờ, khi con quỷ đã rướn mình kỳ bí qua lỗ của con giun, cậu bé đậy nó lại với một cây gai.

"Thế là bây giờ, ta đã giữ ngươi một cách an toàn," cậu bé nói và đặt quả hạch vào trong túi cậu ta.

Rồi thì khi cậu ta đi được một đoạn, và đến một lò rèn, cậu bé đi vào và hỏi người thợ rèn rằng, ông ta có đủ khả năng để đập vở quả hạch hay không.

"Ối dào, đó là một chuyện quá dễ dàng," người thợ rèn nói, và lấy cây búa nhỏ nhất của ông ra, đặt quả hạch trên đe, và cho nó một búa, nhưng nó không vở ra.

Vì thế, ông ta lấy một cây búa hơi lớn hơn một chút, nhưng nó cũng không đủ nặng.

Thế rồi, ông bèn lấy một cây búa lớn hơn nữa, nhưng câu chuyện vấn không thay đổi; và thế là người thợ rèn giận dữ, và tóm lẫy cây búa tạ của ông ta.

“Bây giờ, ta sẽ đập nó nát ra từng mãnh vụn,” ông nói, và quay một búa với tất cả sức lực và tinh thần của mình. Và thế là quả hạch vung tóe thành từng mãnh với một tiếng nổ lớn bay mất nửa mái của lò rèn, và toàn bộ ngôi nhà rung chuyển cùng rên rĩ như nó sắp sụp đổ.

“Tại sao! Tôi không nghĩ rằng có con Quỷ nào đấy ở trong quả hạch ấy,” người thợ rèn nói.

“Đúng thế, con Quỷ ở trong đó; ông hoàn toàn đúng,” cậu bé nói và bước đi trong tiếng cười vang.




--
The Lad and the Devil
Tuệ Uyển chuyển ngữ
04/04/2010

http://oaks.nvg.org/ntales31.html#ladeil
-------------------------------------------------------------------------
NGƯỜI TUYẾT HỘ VỆ 
Truyện cổ Tây Tạng

Ngày xưa có một người từ Nepal mang một bao bắp lớn qua một khu rừng đến một nhà máy xay bỏ hoang, để nghiền nó thành bột. Nhưng trước khi hoàn thành công việc thì trời sụp tối, vì thế ông không có cách nào hơn là phải ở lại nơi ấy qua đêm.

Trong đêm tối mịt, khi ông lão cuộn mình bên cạnh ngọn lửa nhỏ trên sàn nhà máy, ông bổng giật mình thức giấc. Một tạo vật khổng lồ như khỉ đang đứng trước mặt ông, gầm lên, "Ngươi là ai và ngươi muốn gi ở đây?"

Người dân làng trả lời lí nhí, "Tôi chỉ muốn xay bắp mà thôi."

Người tuyết (yeti) gầm gừ, "Đây là nơi ẩn trốn của ta! Không ai thấy ta và sống sót để đi."

Ông lão vô cùng sợ hãi, nhưng nảy ra một ý kiến trong đầu, và nói "Yeti vĩ đại, người Tây Tạng có phong tục thoa dầu đôi chân trước khi chết. Xin hãy để tôi làm việc này trước khi yeti lấy mạng của tôi."

Người tuyết ngạc nhiên gật đầu, tốt thôi. Thế là ông lão ngồi xuống và bắt đầu thoa bơ trên đôi chân của ông, xoa bóp cả hai bên. "Đây là chúng tôi tỏa mùi thơm trước khi chết như thế nào, Yeti vĩ đại. Sau đấy đôi chân đầy bơ thơm mang chúng tôi đi bất cứ nơi nào chúng tôi mong ước một cách nhanh nhẹn và dễ dàng."

"Hãy để ta thử một ít xem sao!" người tuyết gầm vang và ngồi xuống với một quả đấm. Điều mà người tuyết không để ý là ông lão xoa bóp đôi chân phồng lên đầy lông lá của hắn với nhựa thông từ trong túi xách chứ không phải bơ.

Sau đấy ông lão lấy một cành cây cháy và đưa nó gần bên đôi chân của ông, và bơ chảy xuống. Người tuyết làm giống như thế với một que cây cháy rực. Nhưng ngay khi hắn cầm cây lửa đến gần chân của hắn, nhựa thông cháy bùng lên và toàn thân hắn bừng lên thành một ngọn đuốc. Rống lên, người tuyết nhảy mất vào trong rừng và không thể thấy một lần nữa.



"Có một người tuyết [hay sự sợ hãi] phía sau tâm thức của mỗi người; nhưng người tỉnh thức không bị nó ám ảnh." [Phương ngôn cổ của người Sherpa]

*Sherpa: những người thuộc dòng giống Tây Tạng theo Phật giáo sống ở triền phía Nam của Hy mã lạp sơn ở Nepal, Sikkim. Hiện tại những người Sherpa được thế giới biết đến như những người hướng dẫn chuyên môn lừng danh trong những cuộc thám hiểm Hy mã lạp sơn.



---
Tuệ Uyển chuyển ngữ
08/04/2010
http://oaks.nvg.org/tibetales.html#1
------------------------------------------------------------------
VOI, CHÓ, VÀ NGƯỜI

Có một thời chó thường đến nơi mà voi của vua ở. Ban đầu chó đến đấy để nhận thức ăn còn lại sau khi Voi ăn xong.

Ngày lại ngày chó đến nơi ấy, cho đợi quanh đấy vì những miếng thực phẩm nhỏ nhoi để ăn. Nhưng điều ấy dần trôi khiến voi và chó trở thành bạn hữu thân thiết. Thế rồi voi bắt đầu chia thức ăn của nó với chó, và chúng ăn chung với nhau. Khi voi ngủ, bạn chó của nó ngủ bên cạnh. Khi voi cảm thấy thích vui chơi, nó sẽ bắt chó bằng vòi của nó và đu đưa đi đi lại lại. Voi cũng như có không hoàn toàn vui vẻ ngoại trừ có những kẻ khác gần đấy.

Một ngày nọ một nông dân thấy con chó và nói với người nài voi rằng: “Tôi sẽ mua con Chó ấy. Nó trông rất hấp dẫn, và tôi thấy nó thông minh. Ông muốn bán con chó bao nhiêu?”

Người nài voi chẳng quan tâm đến con chó, và ông ta muốn một số tiền thế thôi. Thế là ông đòi một số tiền vừa phải, người nông dân trả tiền và mang con chó đi khỏi xứ ấy.

Con voi của vua nhớ con chó và không buồn ăn uống gì cả khi bạn của nó không có ở đấy chia sẻ thức ăn với nó. Khi giờ tắm đến, con voi cũng không muốn tắm. Ngày kế tiếp nữa, voi lại không ăn và cũng không tắm. Ngày thứ ba, khi voi cũng không ăn hay tắm, nhà vua được báo cho biết về việc ấy.

Vua gọi tổng quản đến nói rằng, “Hãy đến chuồng voi và khám phá tại sao con voi hành động như thế?”

Tổng quản triều nội đến chuồng và nhìn qua con voi. Rồi thì ông nói với người nài voi: “Dường như không có vấn đề gì đến thân thể voi, nhưng tại sao trông nó buồn thảm? Có phải nó mất bạn nô đùa không?”

“Vâng, thưa ngài, có một con chó thường ăn, ngủ và nô đùa với con voi. Con chó đi mất ba ngày trước đây.”

“Ngươi biết con chó bây giờ ở đâu không?” vị tổng quản hỏi người nài voi.

“Không, tôi không biết,” người nài voi trả lời.

Thế rồi vị tổng quản trở lại tâu với nhà vua, “Con voi không bị bệnh, nhưng nó bây giờ nó cô đơn vì không có bạn của nó là con chó.”

Nhà vua hỏi, “Con chó đâu rồi?”

“Một nông dân đã mang nó đi rồi, người nài voi nói thế. Không ai biết người nông dân ở đâu.” Vị tổng quản nói.

Nhà vua phán rằng, “Rất tốt, ta sẽ ra chiếu chỉ khắp xứ sở, yêu cầu người mua con chó này thả con chó ra. Ta sẽ trả số tiền mà người ấy đã mất cho con chó.”

Khi người nông dân mua con chó nghe điều này, ông ta thả con chó ra. Con chó đã nhanh chóng chạy vội vả hơn bao giờ hết để nó có thể đến chuồng voi. Voi mừng rở thấy chó và nó nâng chó lên bằng cái vòi của nó và đặt chó lên đầu nó. Rồi thì nó đặt con chó xuống lại.

Khi người nài voi mang thức ăn đến, voi nhìn chó ăn, và rồi thì nó ăn phần của nó.

Cả cuộc đời còn lại chúng vui sống bên nhau.




--
The Elephant And The Dog





TỰ NGÃ LÀ GÌ, TỰ NGÃ CÓ BẮT ĐẦU VÀ CHẤM DỨT KHÔNG?



His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nottingham, England, May 26, 2008
Transcribed, translated in parts,
and lightly edited by Alexander Berzin
With clarifications indicated in violet between square brackets
Nguyên tác: What Is the Self, Does the Self Have a Beginning, Will It Have an End?
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển 

--
GIỚI THIỆU 

Khi chúng ta nói về những tôn giáo hay về tâm linh phổ thông, điều quan trọng đấy là để phát triển sự tôn trọng đến mỗi truyền thống. Vì vấn đề ấy, điều quan trọng để biết và tôn trọng căn bản của những tôn giáo này nhầm để tôn trọng giá trị của chúng. Đây là phần ý nghĩa của việc thúc đẩy hòa hiệp tôn giáo.

Trong đối thoại liên tôn luôn luôn có ba câu hỏi: “Tôi là ai?” hay “Tự ngã là gì?” và “ ‘Cái tôi’ đấy, hay tự ngã, nó đến từ chốn nào?” và “[Nó] có sự bắt đầu hay không, và cuối cùng điều gì sẽ xãy ra, có một sự chấm dứt hay không?” Đại đa số tôn giáo cố gắng để trả lời ba câu hỏi này.

TỰ NGÃ LÀ GÌ?

Bây giờ, đối với câu hỏi thứ nhất, “Tự ngã là gì, ‘cái tôi’?” Một số người tôn sùng tín ngưỡng thô sơ thờ phượng những thần thánh tâm linh địa phương, vì thế họ không quan tâm nhiều đến ba câu hỏi này. Khi một thảm họa xãy đến, họ chỉ cầu nguyện đến những thánh thần bản thổ. Nhưng đối với những tôn giáo trọng yếu, có một số thậm chí ba nghìn năm trước khi Phật Giáo đã khảo nghiệm ba câu hỏi này. Gần đây, chúng tôi đã gặp một học giả từ một trường đại học Ai Cập và ông đã nói với tôi rằng trong nền văn minh cổ đại Ai Cập, năm nghìn năm về trước, họ cũng đã có những triết lý và khái niệm tôn giáo thuyết minh về kiếp sống tới. Vì thế, những câu hỏi này đã đi ngược trở lại rất, rất xa.

Bây giờ, để trả lời “Tự ngã là gì?” cho dù chúng ta đang nói về một tôn giáo hữu thần hay một tôn giáo vô thần, cả hai có thể nói trong những thuật ngữ của một cái ngã độc lập tồn tại bên cạnh một thân thể và đấy là điều “làm chủ” thân thể. Nó là độc lập với tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Các tôn giáo thừa nhận rằng có một tự ngã mà [nó] không bị tác động, vô thể chất, và độc lập. Một cách chắc chắn khái niệm về một linh hồn mà chúng ta thấy trong nhiều tôn giáo có ba khía cạnh này.

Chỉ riêng Phật Giáo là tôn giáo duy nhất nói rằng không có ngã độc lập với những tập họp [uẩn] của thân thể và tâm thức. Phật Giáo nói phổ thông trong những thuật ngữ vô thường, khổ não, không, và vô ngã. Những điều này là [bộ phận của] bốn pháp ấn để xác chứng những lời dạy của Đức Phật, như đối lập đến sự hiện hữu trong khái niệm không Phật Giáo. [Không và vô ngã – có nghĩa hoàn toàn vắng bóng một cái ngã khả dĩ – cấu thành dấu ấn thứ ba.] Điều thứ tư là những hiện tượng duyên [tác động] là vô thường [luôn thay đổi]; những hiện tượng nhiễm ô là khổ đau đưa đến khổ đau; tất cả những hiện tượng là trống rỗng [và vắng bóng một linh hồn hay tự ngã khả dĩ]; và niết bàn là an bình tịch tĩnh [một sự lắng dịu của chấm dứt khổ đau.]

Thế nên đây là hai câu trả lời căn bản đến câu hỏi “Tự ngã là gì?” – [hoặc là có một cái ngã độc lập của thân thể và tâm thức, hay không có một cái ngã như vậy.]

TỰ NGÃ CÓ BẮT ĐẦU HAY KHÔNG?

Thế rồi có câu hỏi, “Tự ngã có một sự bắt đầu hay không?” Một số nói rằng tự ngã sinh khởi từ chỗ không có nguyên nhân trên căn bản của những tập hợp [uẩn], vì thế nó tự sinh. Thậm chí khi lưu tâm đến nguyên khởi của vũ trụ, họ nói rằng nó sinh khởi từ không điều gi, không nguyên nhân (1). Điều này thật sự là lập trường của khoa học. Ở Ấn Độ, luận điểm duy vật của trường phái Charvaka (2) thừa nhận điều này. Nhưng vì “không nhân” là điều gì đấy bất tiện [không thoãi mái], nên hầu hết những người khác nói rằng phải có một vài nguyên nhân và điều kiện nào đấy.

Khi những Số Luận Sư (3) nói rằng vũ trụ đến từ nguyên chất thường tại căn bản – điều mà họ gọi là bản tính [prakriti], với ba sự cấu thành vũ trụ của nó, ba công đức [guna] – đây là luận điểm của một nguyên nhân hiện hữu tịch tĩnh hay thường tại. Nhưng những người khác, thí dụ những người thuộc phái Tự Tại Thiên [Ishvara], thừa nhận rằng vũ trụ hình thành hiện hữu qua ý chí của một đấng siêu việt. Tất cả những tôn giáo hữu thần có cùng lối giải thích: Do Thái giáo, Ki Tô giáo, và Hồi giáo. Tất cả họ nói rằng Thượng Đế tạo nên tự ngã [linh hồn]. Thế nên, khái niệm sáng thế là câu trả lời của họ cho mệnh đề “Tôi đến từ chốn nào.”

Bây giờ, trong những tôn giáo hữu thần, có hai quan điểm. Thứ nhất là chỉ có kiếp sống [trên trái đất này,] đời sống này: thí dụ, điều này sẽ là quan điểm của Ki Tô giáo. Thứ khác hơn là quan điểm của Ấn Độ, đấy là có nhiều kiếp sống, [tức là có] tái sinh: do thế, từ quan điểm Ấn Độ, Tự Tại Thiên [Ishvara] hay Phạm Thiên [Brahma] tạo nên linh hồn với nhiều đời sống và mỗi đời sống có hình dáng hơi khác, tùy theo nghiệp báo. Thế nên, những luận điểm Ấn Độ này chấp nhận cả đấng tạo hóa và luật nhân quả. Ki Tô giáo nói chỉ có duy nhất đời sống này và nó được tạo nên bởi Thượng Đế. Chúng tôi nghĩ đây là một ý tưởng rất năng động và hữu ích; tin tưởng điều này mang đến một cảm giác mạnh mẽ và mật thiết với Thượng Đế. [Ý tưởng ấy làm cho tín hữu thấy] có khả năng hơn để theo đuổi mong ước của Thượng Đế và để kính yêu (4) Thượng Đế cùng để cứu giúp chúng sinh.

Một lần, khi chúng tôi viếng thăm một cộng đồng Hồi giáo ở Ladakh rất gần biên giới của Pakistan, một trong những người bạn Hồi giáo của chúng tôi, một tu sĩ Hồi giáo địa phương, đề cập rằng một người tin tưởng thật sự trong Hồi giáo nên mở rộng tình yêu thương đến tất cả những sinh thể được Allah tạo nên như người ấy kính yêu Allah. Điều này tương tự với quan điểm của Phật giáo về lòng yêu thương tất cả mọi loài chúng sinh. Do vậy, với những tôn giáo hữu thần này, những tôn giáo tin tưởng Thượng Đế tạo nên linh hồn, có một cảm nhận thật gần gũi với Thượng Đế, và vì thế [họ] nhiệt tình hơn để thực tập những lời dạy [của tôn giáo ấy].

Tuy thế, có một nhóm hay những tôn giáo khác, bao gồm những người Kỳ Na giáo , Phật giáo, và một phần của phái Số Luận, những người không chấp nhận một đấng tạo hóa. Họ nói rằng mọi thứ hình thành [một cách đơn giản] qua những nhân và duyên.

Vậy là chúng ta có một quan điểm hữu thần và vô thần quan tâm đến luận điểm “cái tôi’ đến từ chốn nào, và ở đây, luận thuyết vô thần là của Kỳ Na giáo, Phật giáo, và một phần của phái Số Luận. Theo quan điểm của nhóm này, không có sự bắt đầu: chỉ có luật nhân quả.

Trong tình trạng ấy, chúng tôi không biết câu trả lời chính xác của phái Số Luận ở đây. Nếu nguyên chất căn bản có những sự xáo trộn liên tục, thế thì vì cả nguyên chất căn bản và tự ngã là những chân lý cơ bản, và hai mươi ba hiện tượng khác mà họ nói đến là những thứ xáo trộn của nguyên chất, và tự ngã biết nguyên chất căn bản, vậy thì câu hỏi là: “Có phải tự ngã là kết quả của nguyên chất căn bản như điều gì đấy biểu hiện từ nó hay chúng hoàn toàn tách biệt với nhau?” Thật sự, chúng tôi nghĩ họ nói rằng chúng hoàn toàn riêng biệt với nhau, nhưng [thế thì] mối quan hệ thật sự [của chúng] là gì?

[See: Basic Tenets of the Samkhya and Yoga Schools of Indian Philosophy.]
………….

………….

QUAN ĐIỀM CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC



The Buddhist View toward Other Religions
Berzin Alexander and Chodron, Thubten.
Singapore August 10, 1988


--

HỎI: Quan điểm của Phật giáo đối với sự tồn tại của những tôn giáo khác là như thế nào?

ĐÁP: Do vì không phải mỗi người đều có cùng khuynh hướng và quan tâm, Đức Phật đã dạy những phương pháp đa dạng đến những người khác nhau. Lấy thí dụ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng thật kỳ diệu là có rất nhiều tôn giáo khác nhau hiện hữu trên thế giới. Giống như một loại thực phẩm sẽ không hấp dẫn tất cả mọi người, một tôn giáo hay một hệ thống tín ngưỡng sẽ không thõa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Do thế, một sự đa dạng tôn giáo là cực kỳ lợi ích vì nó thuận tiện cho sự chọn lựa của mỗi người. Ngài hoan hoan nghênh và vui mừng với điều này.

Ngày nay, sự đối thoại đang lớn mạnh, căn cứ trên sự tôn trọng hổ tương, giữa những đạo sự Phật giáo và lãnh đạo của những tôn giáo khác. Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường gặp gở Đức Giáo Hoàng. Ở Assisi, Ý Đại Lợi, vào tháng Mười năm 1986, Đức Giáo Hoàng đã thăm viếng những lãnh đạo của tất cả các tôn giáo trên thế giới trong một hội nghị rộng rãi. Khoảng một trăm năm mươi đại biểu đã ở đấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi bên cạnh Đức Giáo Hoàng và được vinh dự phát biểu đầu tiên. Tại hội nghị, những lãnh đạo đã thảo luận về những chủ đề thông thường trong tất cả mọi tôn giáo, chẳng hạn như đạo đức, từ ái và bi mẫn. Mọi người được cổ vũ bởi sự hợp tác, hòa hiệp và tôn trọng lẫn nhau mà những lãnh đạo tôn giáo của các tôn giáo khác nhau cảm thấy đối với mỗi người.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thảo luận về siêu hình học và thần học, sẽ có những sự khác biệt. Không có cách nào để lẫn tránh những sự khác biệt. Tuy thế, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta cần tranh biện với thái độ như “Cha tôi là mạnh hơn bố ông.” Điều đó rất ấu trỉ. Nhìn vào những điều thông thường là lợi ích hơn. Tất cả những tôn giáo trên thế giới đang tìm cầu để cải thiện hiện trạng của con người và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn bằng việc hướng dẫn con người theo đuổi thái độ đạo đức. Tất cả đều dạy con người không nên hoàn toàn theo đuổi khía cạnh vật chất của đời sống, nhưng tối thiểu cố gắng cân bằng giữa mưu cầu cho tiến trình vật chất và tiến trình tâm linh.

Nếu tất cả các tôn giáo hành động với nhau để cải thiện tình trạng của thế giới. Chúng ta không chỉ cần tiến trình vật chất, mà cũng cần cả tiến trình tâm linh. Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh trên khía cạnh vật chất của đời sống, rồi thì chúng ta chế tạo ra bom để giết mọi người sẽ là một mục tiêu thẻm khát. Trái lại nếu chúng ta nghĩ trong một cung cách nhân bản hay tâm linh, chúng ta nhận thức thấy sự khiếp sợ và những vấn nạn rắc rối khác mà chúng đến từ việc chế tạo những vũ khí giết người hàng loạt xa hơn nữa. Nếu chúng ta chỉ phát triển tâm linh và không cần nghĩ đến khía cạnh vật chất rồi thì con người sẽ đói khát, và điều đó cũng không tốt đẹp gì lắm. Chúng ta cần sự quân bình.

Một khía cạnh tác động qua lại giữa những tôn giáo thế giới là họ đang chia sẻ với nhau một số đặc biệt của họ. Thí dụ, hãy lưu tâm tác động hổ tương giữa Đạo Phật và Đạo Chúa. Nhiều nhà quán chiếu Ki Tô thích thú học hỏi những phương pháp về tập trung và thiền quán của Đạo Phật. Đông đảo những linh mục, chánh xứ, tu sĩ, và nữ tu Thiên Chúa giáo đã đến Dharamsa la, Ấn Độ để học hỏi những kỷ năng nhằm để mang những điều này về truyền thống của chính họ. Một số Phật tử đã giảng dạy trong những dòng tu Thiên Chúa giáo. Chúng tôi cũng thế thỉnh thoảng cũng được mời để giảng dạy ở đó về vấn đề thiền quán như thế nào, làm thế nào đề phát triển tập trung, và làm thế nào để phát triển lòng yêu thương. Ki Tô giáo dạy chúng ta yêu mến mọi người, nhưng không giải thích chi tiết làm như thế nào. Đạo Phật phong phú về những phương pháp để phát triển yêu thương. Ki Tô giáo trên trình độ cao cấp nhất cởi mở để học hỏi những phương pháp này của Phật giáo. Nó không có nghĩa là những Ki Tô hữu tất cả sẽ trở thành những người Phật tử - không ai đang đổi đạo bất cứ người nào. Những phương pháp này có thể được tiếp nhận trong tôn giáo của chính họ để hổ trợ họ thành những người Ki Tô hữu tốt hơn.

Tương tự thế, nhiều Phật tử quan tâm trong việc học hỏi những phục vụ xã hội từ Ki Tô hữu. Nhiều truyền thống Ki Tô nhấn mạnh rằng những tu sĩ nam nữ của họ liên hệ trong giáo lý, trong hoạt động của bệnh viện, săn sóc người già, trẻ mồ côi, và v.v… Mặc dù một số quốc gia Phật giáo đã phát triển những phục vụ xã hội này, nhưng không phải tất cả các nước đều có, vì những lý do xã hội và địa lý đa dạng. Phật tử có thể học hỏi sự phụng sự xã hội từ những Ki Tô hữu. Đức Đạt Lai Lạt Ma rất cởi mở với điều này. Nó không có nghĩa là những Phật tử sẽ trở thành Ki Tô hữu. Đúng hơn, có những khía cạnh nào đấy mà những Phật tử có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những Ki Tô hữu; cũng có những khía cạnh kinh nghiệm của Phật tử mà những Ki Tô hữu có thể học hỏi. Trong cách này, có một diễn đàn mở trong những tôn giáo thế giới, căn cứ trên sự tôn trọng hổ tương.

Thường thường tác động qua lại giữa những tôn giáo thế giới là ở trình độ cao cấp nhất, nơi mà con người cởi mở và không có thành kiến. Ở mức độ thấp hơn, con người trở nên không an toàn và phát triển một tâm lý của một đội đá bóng: “Đây là đội bóng của tôi và những tôn giáo khác đang đối chọi nhau trong những đội bóng!” Với một thái độ như thế, chúng ta tranh thắng và chiến đấu. Điều này rất đáng buồn, cho dù nó xãy ra trong những tôn giáo hay trong những truyền thống Phật giáo khác nhau. Đức Phật đã dạy nhiều phương pháp đa dạng và tất cả đều hoạt động một cách hòa hiệp để hổ trợ một hình ảnh quang phổ rộng rãi của những loại con người khác nhau. Vì thế, điều quan trọng là tôn trọng tất cả những truyền thống, cả trong Phật giáo và trong những tôn giáo thế giới.



--
Singapore August 10, 1988
Revised excerpt from
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.
Tuệ Uyển chuyển ngữ
23-02-2010
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/world_today/buddhist_view_other_religions.html
Về Đầu Trang Go down
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang



SỰ HỢP TÁC GIỮA NHỮNG TÔN GIÁO THẾ GIỚI


His Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ




Một lần trong một tu viện ở Tây Ban Nha, gần Barcelona, tôi đã gặp một tu sĩ Ki Tô giáo, người đã dành năm năm trong một nơi ẩn dật phía sau tu viện. Khi tôi viếng thăm nơi ấy, ông ta đến gặp tôi. Tiếng Anh của ông ta không hay lắm, thực sự còn kém hơn tôi. Chúng tôi không nói chuyện nhiều. Chúng tôi nhìn vào mặt nhau. Chúng tôi đã có một kinh nghiệm rất hạnh phúc, một loại rung động nào đấy. Điều này giúp cho tôi hiểu kết quả thât sự về sự thực hành của Ki Tô giáo. Ki Tô giáo có một phương pháp, truyền thống, và triết lý khác…tuy thế nó đã sản sinh một người như thế. Tôi hỏi ông ta: “Ông đã thực tập điều gì suốt những năm ẩn dật?” “Tôi tập trung trên sự yêu thương,” ông nói với tôi. Vì thế quý vị thấy đấy, nó giống nhau chứ, có phải không ? Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những giáo thuyết đều giống nhau hệt nhau. Chúng tôi cảm thấy một sự khác biệt lớn lao hơn, đa dạng hơn giữa của các giáo thuyết có thể lợi ích hơn vì có sự khác biệt và đa dạng của những con người.
HỎI: Tại sao những truyền thống khác biệt làm cho khác nhau rất nhiều trong sự giải thích về chân lý và làm thế nào để đạt đến?

ĐÁP: Đối với chúng tôi sự phát triển tâm linh của Phật giáo thì rất hữu ích như một sự hướng dẫn cho đời sống này. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả mọi người nên theo Phật giáo. Có rất nhiều khuynh hướng tâm linh khác nhau. Cho những người nào đấy một cách đơn giản Phật giáo không thể có tác dụng. Những tôn giáo khác nhau đáp ứng sự cần thiết của những con người khác nhau.

(Từ bài nói chuyện của Đức Dalai Lama tại cuộc gặp gở của các giáo hội toàn thế giới ở Hoa Kỳ - 1979.)

Chúng ta có ở đây một cuộc hội họp của những người tin tưởng tín ngưỡng tôn giáo khác nhau là một dấu hiệu tích cực. Trong những tín ngưỡng tâm linh, có nhiều triết lý khác nhau, một số đối lập chính với nhau về những điểm nào đấy. Những người Phật tử không chấp nhận một đấng tạo hóa; những người Ki Tô hữu căn cứ trên lý thuyết ấy. Có những sự khác nhau rất to lớn, nhưng chúng tôi tôn trọng sâu xa niềm tin của quý vị, không chỉ vì lý do chính trị hay vì lịch sự, nhưng một cách chân thành. Qua nhiều thế kỷ, truyền thống của quý vị đã phụng sự nhân loại một cách sâu rộng.

Khi chúng ta nguyện cầu chung với nhau, chúng tôi cảm thấy điều gì ấy, tôi không biết dùng ngôn ngữ chính xác như thế nào – cho dù là quý vị gọi đó là sự gia hộ hay ân sủng - nhưng trong bất cứ trừơng hợp nào có một cảm giác nào đấy mà chúng ta có thể trải qua. Nếu chúng ta xử dụng nó một cách thích đáng, cảm giác ấy rất hữu dụng cho sức mạnh nội tại – không khí và kinh nghiệm ấy – là rất hữu dụng và rất có ích. Vì thế, chúng tôi cảm kích một cách đặc biệt những sự hội họp tôn giáo như thế này.

Tất cả những tôn giáo tín ngưỡng khác biệt, mặc dù triết lý của chúng khác nhau, có một đối tượng giống nhau. Mọi tôn giáo nhấn mạnh nhân bản, trau dồi, yêu thương, tôn trọng vì người khác, chia sẻ sự khổ đau của nhân loại. Trên những dòng này ít hơn hay nhiều hơn mỗi tôn giáo có cùng những quan điềm và mục tiêu. Thượng Đế toàn năng và tín ngưỡng trong sự yêu mến của Thượng Đế có như mục đích của họ là sự đáp ứng cho những ý định của Thượng Đế. Nhìn tât cả chúng ta như những sự tạo hóa và tín hữu của một Thượng Đế, họ dạy rằng chúng ta nên thương mến và giúp đở những người khác. Mục đích chính niềm tin trung thành trong Thượng Đế của họ là để hoàn thành Ước nguyện của Ngài, căn bản của điều ấy là yêu mến, tôn trọng, yêu thương, và phục vụ mỗi thành viên con người chúng ta.

Vì mục tiêu thiết yếu của những tôn giáo khác nhau là tương tự để đẩy mạnh những cảm giác lợi ích như vậy và những hành động như thế, chúng tôi cảm thấy một cách mạnh mẻ rằng từ quan niệm này một mục tiêu trung tâm của tất những sự giải thích của những triết lý khác nhau là giống nhau. Qua những hệ thống tôn giáo đa dạng, những tín đồ dang nắm lấy một thái độ bổ ích đối với những thành viên nhân loại của họ - những người anh chị em của chúng ta – và thể hiện động cơ tốt này trong việc phụng sự xã hội con người. Điều này đã được minh chứng bởi một số lượng rất nhiều người tin tưởng trong Ki tô giáo qua lịch sử ; nhiều người đã hy sinh mạng sống của họ vì lợi ích của loài người. Đây là một sự áp dụng đúng đắn của từ bi. Khi những người Tây Tạng trải qua những thời điểm khó khăn, cộng đồng Ki tô giáo từ khắp mọi nơi trên thế giới đã đùm bọc và và chia sẻ nổi khổ đau và đẩy mạnh đến sự giúp đở của chúng tôi. Không quan tâm đến chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, hay triết lý khác nhau, họ xem chúng tôi như những thành viên nhân loại và đến để giúp đở. Điều này đã cho chúng tôi một sự truyền cảm và nhận ra giá trị của sự yêu thương.

Mặc dù trong mỗi tôn giáo có một sự nhấn mạnh trong từ bi và yêu thương, từ quan điểm triết lý, dĩ nhiên có những sự khác nhau, và điều ấy cũng tốt thôi. Những giáo huấn triết thuyết thì không có giới hạn, không dụng ý, không mục tiêu, không phải là những gì chúng ta phục vụ. Sứ mệnh là để giúp đở và làm lợi ích cho kẻ khác, và những giáo huấn để hổ trợ cho những ý tưởng ấy là có giá trị. Nếu chúng ta đi vào những sự khác biệt trong triết lý và tranh luận với sự phê phán nhau, nó sẽ không có lợi ích. Sẽ không có sự chấm dứt tranh cải; kết quả sẽ chính là chúng ta làm khó chịu cho nhau – chẳng hoàn thành điều gì. Tốt hơn hãy nhìn vào mục tiêu của những triết lý và để thấy điều gì được chia sẻ - một sự nhấn mạnh trên từ bi, yêu thương, và tôn trọng vì một năng lực cao hơn.

Không một tôn giáo nào tin tưởng một cách căn bản rằng tiến trình vật chất đơn thuần là đầy đủ cho nhân loại. Tất cả những tôn giáo tin tưởng trong những năng lực vượt ngoài tiến trình vật chất. Tất cả đồng ý rằng điều rất quan trọng và xứng đáng là làm một nổ lực mạnh mẻ để phục vụ xã hội con người.

Để làm điều này, điều quan trọng là chúng ta hiểu nhau. Trong quá khứ, qua những khuynh hướng hẹp hòi và những nhân tố khác, đôi khi có sự bất hòa giữa những nhóm tôn giáo. Điều này không nên lập lại nữa. Nếu chúng ta nhìn sâu vào trong giá trị của một tôn giáo trong tài liệu của hoàn cảnh thích hợp, chúng ta có thể vượt quá một cách dễ dàng những sự xảy ra bất hạnh này. Vì, có nhiều lĩnh vực của những vấn đề thông thường trên ấy chúng ta có thể có sự hòa hiệp. Hãy để chúng ta bên cạnh nhau – tôn trọng, giúp đở, và hiểu biết nhau – trong một nổ lực bình thường để phụng sự nhân loại. Mục tiêu của xã hội loài người phải là từ bi – là sự làm cho nhân loại tốt hơn.

HỎI: Như một lĩnh tụ tôn giáo, Ngài có thích thú trong hành động khuyến khích những người khác tham gia tín ngưỡng của Ngài không? Hay Ngài có ở trong vị trí sẵn sàng nếu có ai đấy tìm kiếm kiến thức trong tôn giáo của Ngài không?

ĐÁP: Đây là một câu hỏi quan trọng. Chúng tôi không thích thú trong việc thay đổi người khác qua Phật giáo mà trong việc người Phật tử làm thế nào để có thể cống hiến cho xã hội con người, theo ý kiến của chính chúng tôi, tôi tin rằng những tín ngưỡng tôn giáo khác cũng nghĩ trong một cách tương tự như thế, tìm sự cống hiến cho một khuynh hướng phổ quát.

Bời vì những tôn giáo khác nhau đã có những lần tranh luận với nhau hơn là tập trung trên sự làm thế nào để cống hiến cho một khuynh hướng công cộng, hai mươi năm qua ở Ấn Độ chúng tôi đã từng nắm lấy mọi cơ hội để gặp gở những tu sĩ Ki tô giáo – Thiên chúa giáo và Tin lành - cũng như Hồi giáo và Do thái giáo, dĩ nhiên ở Ấn Độ, nhiều người Ấn giáo. Chúng tôi gặp gở, cầu nguyện với nhau, thiền quán với nhau, và thảo luận những ý tưởng triết lý của họ, phương pháp họ tiếp cận, những kỷ thuật của họ. Chúng tôi đã có sự háp dẫn lớn đối với sự thực hành của Ki tô giáo, những gì chúng tôi có thể học và mô phỏng từ phương pháp của họ. Tương tự thế, trong triết lý Phật giáo có có những điểm như là thiền quán là điều có thể được thực tập trong thánh đường Ki tô giáo.

Giống như Đức Phật đã chỉ một thí dụ về sự vừa lòng, bao dung, và phục vụ người khác mà không có động cơ ích kỷ, Đức Chúa Giê-su cũng thế. Hầu hết tất cả những bậc thầy vĩ đại sống một đời sống thánh thiện – không xa hoa giống như như những vị vua hay hoàng đế nhưng như một con người giản dị. Sức mạnh nội tại của họ là bao la, vô giới hạn, nhưng sự hiện diện bên ngoài là sự vừa lòng với một cung cách giản dị của đời sống.

HỎI: Có thể có một sự tổng hợp của Phật giáo, Do thái giáo, Ki tô giáo, Ấn độ giáo, và tất cả những tôn giáo, hội tụ những điều tuyệt hảo nhất, và hình thành một tôn giáo thế giới không?

ĐÁP: Hình thành một tôn giáo thế giới mới là khó khăn và không phải là một sự khao khát đặc biệt. Tuy thế, trong sự yêu thương là căn bản thiết yếu đến tất cả mọi tôn giáo, chúng ta có thể nói về một tôn giáo hoàn cầu của yêu thương. Như cho những kỷ thuật và những phương pháp vì sự phát triển yêu thương cũng như cho việc đạt đến sự cứu độ hay sự giải thoát trường cửu, có nhiều sự khác nhau giữa những tôn giáo. Vì thế, chúng tôi không nghĩ chúng ta có thể tạo nên một triết lý hay một tôn giáo.

Xa hơn thế, chúng tôi nghĩ rằng sự khác nhau trong tín ngưỡng thì rất hữu dụng. Có một sự phong phú trong sự kiện rằng có rất nhiều sự hiện hữu khác nhau của phương pháp. Đưa ra điều ấy để thấy rằng có rất nhiều loại người với những khuynh hướng và sở thích đa dạng, điều này rất hữu ích.

Cùng lúc, động cơ của sự thực của tất cả những tôn giáo là tương tự - yêu thương, chân thành và lương thiện. Cung cách sống thực tiễn của những cá nhân của tất cả những tôn giáo là sự vừa lòng. Những giáo huấn về bao dung, yêu thương, và từ bi là giống nhau. Một mục tiêu căn bản là sự lợi ích của nhân loại – mỗi loại phương pháp tìm kiếm trong chính phương pháp đặc biệt của nó để dải thiện loài người. Nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều trên triết lý, tôn giáo, hay lý thuyết của chính chúng ta, là quá dính mắc với nó, và cố gắng áp đặt nó lên những người khác, nó sẽ tạo nên rắc rối. Một cách căn bản tất cả những bậc thầy vĩ đại, như là Đức Phật Thích Ca, Giê-su Ki-tô, Mohammed, xây dựng nên những lời giảng dạy mới với một động cơ về sự giúp đở cho những thành viên nhân loại của họ. Các Ngài không có ý đạt đến điều gì cho chính các Ngài hay tạo nên thêm những rắc rối hay bất an cho thế giới.

Điều quan trọng nhất là chúng ta tôn trọng nhau và học hỏi lẫn nhau những điều mà sẽ làm phong phú cho sự thực hành của chúng ta. Ngay cả nếu tất cả những hệ thống là riêng biệt. vì chúng có cùng mục tiêu giống nhau, sự học hỏi lẫn nhau là hữu ích.

HỎI: Thỉnh thoảng khi chúng tôi nghe tông giáo Đông phương so sánh với văn hóa Tây phương, phương Tây được tạo nên dường như nặng về vật chất và ít tỏ ngộ hơn phương Đông. Ngài có thấy một sự khác biệt như vậy không?

ĐÁP: Có hai loại thực phẩm – thực phẩm cho sự đói khát tinh thần và thực phẩm cho sự đói khát vật lý. Vì thế phối hợp hai thứ này – tiến trình vật chất và sự phát triển tâm linh là một điều rất thực tiễn. Chúng tôi nghĩ rằng nhiều người Hoa Kỳ, đặc biệt là những người trẻ, nhận thức rằng tiến trình vật chất đơn thuần thì không là một câu trả lời đầy đủ cho đời sống con người. Ngay bây giờ tất cả những quốc gia phương Đông đang sao chép kỷ thuật của phương Tây. Chúng tôi những người phương Đông như là người Tây Tạng, như chính tôi, nhìn vào kỷ thuật phương Tây cảm thấy rằng một khi chúng ta phát triển tiến trình vật chất, nhân dân chúng ta có thể đạt đến một số hạnh phúc thường trực nào đấy. Nhưng khi chúng tôi đến Âu châu hay Bắc Mỹ, chúng tôi thấy rằng bên dưới bề mặt xinh đẹp vẫn có tình trạng bất hạnh khổ sở, tim thần bất an, và sự hiếu động thao thức. Điều này chỉ cho thấy rằng tiến trình vật chất đơn thuần không là một câu trả lời đầy đủ cho nhân loại.

__________

Thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ, NJ, 25 tháng chín, 1989

“Đức Dalai Lama dạy chúng ta nhiều về Phật giáo, ngay cả còn nhân bản trong sáng hơn, và hầu hết tất cả về Do thái giáo. Như tất cả những nhận thức đối thoại chân thật, sự tham gia này với Đức Dalai Lama mở ra cho chúng ta đến tính chính trực của tôn giáo khác. Có giá trị như nhau, sự gặp gở nhắc chúng tôi về những khia cạnh thờ ơ của chính chúng tôi, của những yếu tố sơ xuất trong Do thái giáo cho đến khi chúng được phản ánh lại chúng tôi trong tấm gương của Người khác.”
- Rabbi Irving Greenberg

“Những người Quốc xã đến với những người chúng tôi như những người Cộng sản Tàu đến với những người của Ngài.”
- Rabbi Laurence Kushner

__________

Một cuộc đối thoại bất thường giữa Phật giáo và Do thái giáo xảy ra hôm nay, tại một tu viện Phật giáo tọa lạc trên một ngọn đồi xanh bình dị vươn lên bên trên những thương xá buôn bán và khu buôn bán hạ giá của New Jersey.

“Chúng tôi muốn học ‘kỷ thuật bí mật’ về sự sống còn” của Do thái giáo,” Đức Dalai Lama nói, người đã bắt đầu cuộc hội họp. Vị lĩnh tụ của sáu triệu người Tây Tạng cũng như hàng nghìn người phương Tây nói Ngài bị kích thích bởi vài sự song hành có thể có giữa Do thái giáo và Phật giáo Tây Tạng. Điều này bao gồm một sự cống hiến đến sự học hỏi của hàng học giả vả, trong tường tận, một sự tin tưởng trong tính thiêng liêng và sự phụ thuộc hổ tương của tất cả đời sống.

Chiếc còi bằng sừng cừu và chiếc khăn choàng được trao cho vị lĩnh tụ Phật giáo rạng rở, người đặt chiếc còi vào trong thắt lưng và quàng chiếc khăn choàng qua tấm áo tu sĩ của người.

Cuộc thảo luận sống động kéo dài ba giờ đồng hồ, và mặc dù nó là trọng tâm trên những vấn đề nghiêm trọng của tính nhất định hiện hữu trong văn hóa cho dù là sự ly tán của người Do Thái, và sự tỉ giảo tôn giáo, những vấn đề thuộc vũ trụ học và thần học, nó được nhấn mạnh với tiếng cười.

Nói lời bế mạc cuộc gặp gở, giáo sĩ Do Thái Kushper nói về những tương đồng giữa Phật giáo Tây Tạng và cốt lõi tâm linh của Do Thái giáo. “Cốt tủy của Do Thái giáo là linh cảm không thể chế ngự rằng sự thống nhất của tất cả sinh linh là vượt xa sự biểu hiện của thân thể vật lý. Điều này dường như là căn bản thiết yếu của Phật giáo,” ông nói, “Và hành động của những người Phật tử từ ấy là tình yêu thương, từ bi và bất bạo động một cách chính xác là những gì tôi luôn luôn nghĩ Do Thái giáo là như thế và luôn luôn sẽ là như thế.”

__________

COOPERATION AMONG WORLD RELIGIONS
Trích từ quyển ‘The Dalai Lama A Policy of Kindness’
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-05-2009