Monday, November 24, 2014

ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - VẤN ĐÁP


1-Phật giáo đã nhìn thế nào đối với những tôn giáo khác? 

Có phải mọi tôn giáo đều cùng hướng tới một mục tiêu như Phật giáo ?

Phật giáo khuyến khích các tôn giáo trên thế giới đối thoại, chia xẻ quan điểm và cùng phát triển hoà bình trên toàn thế giới.

Phật giáo không xem tín đồ những tôn giáo khác như những người bị hướng dẫn sai lầm hay bị sai khiến bởi ma quỉ. Điều thường xảy ra khi một người thay đổi tín ngưỡng hay tôn thờ một triết lý khác.

Như Kalu Rinpoche nói, bởi vì, mọi người có những tâm tính khác nhau nên có những tôn giáo khác nhau. Điều này cũng như chúng ta đi trên đường và thấy có nhiều nhà hàng ăn uống, bởi vì mọi người có khẩu vị và quan điểm khác nhau. Một số phục vụ thức ăn giàu dinh dưỡng hơn, nhưng sự kiện là tất cả đều hiện diện, nên tất cả mọi người đều hài lòng.

Có những sự nổi bật giống nhau giữa các tôn giáo trên thế giới. Ngay cả như vậy, tất cả các tôn giáo không cùng hướng tới một mục tiêu hay sự giác ngộ.

Nếu một người đi về hướng đông và một người khác đi về hướng tây cả hai cùng thấy những điều giống nhau như những hòn đá, cây cối hay những ngọn núi. Sẽ có những sự hấp dẫn giống nhau nhưng mục tiêu và kết quả sẽ khác nhau.

Vì vậy, ngay cả có những tôn giáo khác nhau có những điều tương tự mà chúng ta phải tán thành và tôn trọng, chúng ta không thể chờ đợi thu thập cùng sự lợi ích tâm linh giống nhau từ bất cứ tôn giáo nào hay con đường đang tu tập.
2-Có thượng đế hay bất cứ điều gì mơ hồ giống như thượng đế trong Phật giáo hay không?

Đức Phật có phải là thượng đế? Phật giáo là vô thần hay có rất nhiều thần thánh?


Tất cả các truyền thống Phật giáo khẳng định không tin tưởng vào một đấng tạo hoá tối cao. Mặc dù Phật giáo thỉnh thoảng được gắn cho nhãn hiệu vô thần bởi những học giả, điều này có thể là sự kiện sai lầm vì những người ở phương Tây thường nghĩ "vô thần" có nghĩa là sự phủ nhận tâm linh hay tín ngưỡng. Phật giáo bao gồm rất nhiều yếu tố tâm linh và tôn giáo, mặc dù Phật giáo đúng thật là một giáo trình học tập, tu tập hay huấn luyện.

Thật khó định nghĩa Phật giáo theo thuật ngữ phương Tây vì Đạo Phật hình thành ở ngoài Tây phương nên ngôn ngữ Tây phương không có một thuật ngữ thích hợp để diễn tả hay phân loại.

Những câu hỏi loại này, áp dụng vào khái niệm Phật giáo, giống như một người hỏi người thư ký dùng bút màu xanh hay đen khi cây bút đang dùng là màu đỏ, hay giống như hỏi một người theo một tôn giáo tây phương rằng họ có những tính cách giống một Đức Phật không?

Trong Phật giáo có một thế giới gọi là "thiên" (Deva), được dịch là God. Nhưng những vị "trời" này đơn giản là một chủng loại được hưởng đời sống lâu dài và sung sướng trên cõi trởi . Ngay cả sau khi sống hàng triệu năm họ sẽ chết và tái sinh. Họ không giác ngộ và là chúng sinh thuộc thế gian (lục đạo), ngay cả chư thiên (trong ý nghĩa này) có thể hộ vệ và hổ trợ, nhưng họ không thể giúp một người trở nên giác ngộ như một vị Phật. (đây không phải hay không giống với khái niệm thượng đế cùng thiên đàng của Ki Tô Giáo? .pt.).

Phật vượt lên trên thiên giới (deva); Phật là chúng sinh đã giác ngộ và vượt qua khỏi sinh tử nhưng vẫn tiếp tục cứu giúp chúng sinh. Và vì vậy Phật được gọi là " thiên nhân chi đạo sư".

Đức Phật khi được hỏi đã trả lời, "Phật là người tỉnh thức" hay "Phật là người giác ngộ". Đức Phật đã giác ngộ sự thật, và thông suốt tất cả về sự hiện hữu, và đồng thời Đức Phật vượt ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
3- Có điểm giống nhau cơ bản nào giữa Phật giáo và các tôn giáo khác?

Những điểm khác nhau cơ bản giữa Phật giáo và các tôn giáo khác là thế nào?

Như đã nói ở trên là tất cả các truyền thống Phật giáo khẳng định không tin tưởng vào một đấng tạo hoá tối cao. Tuy thế nếu định nghĩa thánh Allah, thượng đế, hay là đấng tạo hoá tối cao như toàn năng, toàn trí tạo dựng nên vũ trụ, tạo nên muôn loài, thì đối với Phật giáo có hiện diện một khái niệm tương tự cũng có khả năng tạo ra tất cả đấy là TÂM hay chân tâm, và như Lati Rinpoche nói: " Nếu chúng ta thừa nhận một đấng tạo hóa cho mọi thứ thế thì nó là tâm thức chúng ta.Tâm thức chúng ta là đấng tạo hóa ra mọi thứ. ", hay như kinh Hoa Nghiêm nói: "tất cả đều do tâm tạo."

"Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhứt thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo
Vạn pháp do Tâm sinh
Nhất Tâm sinh vạn pháp
Phật do Tâm thành
Ðạo do Tâm đắc
Phước do Tâm tích
Họa do Tâm di
Tâm năng tác Thiên đường
Tâm năng tạo Ðịa ngục
Tâm năng tác Phật
Tâm năng tác chúng sinh."

dịch:

"Nếu người nào muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Nên quán vũ trụ này
Tất cả đều do Tâm tạo nên
Một Tâm sinh vạn vật
Phật là do Tâm mà thành
Ðạo là do Tâm đạt được
Họa là do Tâm gây ra
Phước là do Tâm bồi đắp
Tâm tạo được Thiên đường
Tâm tạo được Ðịa ngục
Tâm có thể biến mình thành Phật
Tâm khiến mình chỉ là chúng sinh."

Phật quan sát sum la vạn tượng trong vũ trụ này tất cả đều do Tâm sanh ra cả. Hai câu sau đây xác định nhãn quan nói trên của nhà Phật đối với pháp giới:

"Vạn pháp do Tâm sanh
Nhất Tâm sanh vạn pháp."


Tuy vậy, khi nói đến TÂM là phải hiểu bản thể, bản thể của tất cả, Phật là những ai đạt đến bản thể của vạn pháp. Không như thánh Allah, thượng đế, hay là đấng tạo hoá tối cao có thể ban phúc, giáng họa, quyết định vận mạng của muôn loài, mà chúng ta thường được nghe đến như thuyết thiên mệnh, trời kêu ai nấy dạ; Phật giáo không như thế mà Phật giáo dựa trên thuyết nhân quả nghiệp báo. Đây là điểm căn bản khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Thì đừng trách lẫn trời gần, trời xa,
Thiện tâm ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

4- "Tâm, Phật, chúng sinh tam vô sai biệt" là thế nào? 

Tâm, Phật, Cập Chúng Sanh Thị Tam Vô Sai Biệt: Ngoài tâm ra không có gì nữa; tâm, Phật và chúng sanh không sai khác. Đây là một giáo thuyết quan trọng trong Kinh Hoa Nghiêm. Tông Thiên Thai gọi đây là Tam Pháp Diệu.

Một cách chi tiết:

- Tâm: chân tâm, bản thể, hay Phật tính.
- Phật: giác giả, người giác ngộ, hay người ngộ chân tâm, nhập bản thể, hay kiến tính.
- Chúng sinh: mặc dù có câu "nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính", nhưng chúng sinh bị vọng tâm che lấp Phật tính, bản thể, chân tâm. Khi nào giác ngộ bản tâm thì mọi chúng sinh đồng Phật không khác nên nói là "Tâm, Phật, chúng sinh tam vô sai biệt".

- Tâm, ý, thức là thế nào?

Nói tâm, ý, thức tức là nói đến tâm thức của một chúng sinh.

Hay một cách cụ thể là:

- Tâm: vọng tâm, hay là tàng thức, a lại gia thức.
- Ý: tức là tiềm thức hay mạt na thức.
- Thức: tức là ý thức, hay thức thứ sáu.

- Sự liên hệ giữa "Tâm, Phật, chúng sinh" và "tâm, ý, thức" như thế nào?

Nói "tâm, ý, thức" tức là nói đến một chúng sinh trong "Tâm, Phật, chúng sinh".

- Chân tâm: là vô phân biệt, vô biên cương, vô sinh, bất diệt.
- Vọng tâm: là phân biệt, có sinh, có diệt, là một phạm trù giới hạn trong "chân tâm vô biên cương". Khi một chúng sinh giác ngộ, hay đạt đến thể vô sinh thì tự xóa tan vòng giới hạn của vọng tâm để thể nhập vào chân tâm vô biên cương, như một đại dương bình lặng, vì chân tâm bao trùm khắp pháp giới.

5- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI NHƯ CHÍNH QUYỀN VÀ GIÁO HỘI, TỰ TỬ, PHÁ THAI, ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI,...

Không có một giáo hoàng của Phật giáo để tuyên bố một cách mệnh lệnh về những vấn đề này và Đức Phật đã không đặc biệt diễn giải về những vẫn đề này.

Tuy vậy, căn cứ trên giáo pháp, chúng ta có thể kết luận rằng: một cách phổ quát, đạo Phật ủng hộ tất cả trong một thông điệp hòa bình. Thù ghét và phỉ báng kẽ khác không phải là một giá trị đạo đức trong truyền thống Phật giáo.

Thay vì chú mục vào những vấn đề gây chia rẻ xã hội, tôn giáo nên tập trung vào những sự tốt đẹp của nhân loại và hướng dẫn để mỗi chúng ta có thể xử dụng sự tồn tại quý báu của loài người chúng ta để phát triển nhân loại hoàn thiện và toàn diện.

CHÍNH QUYỀN VÀ GIÁO HỘI

Trong khi giảng giải nhiều đề tài về: Thế nào để là một lãnh tụ tốt hay một vị minh quân, Đức Phật không ủng hộ việc kết hợp chính quyền và giáo hội.

Một thí dụ có thể tìm thấy trong cuộc đời Đức Karmapa thứ năm, hoàng đế Yongle muốn muốn tông phái Karma Kagyu trở thành quốc giáo trên toàn lãnh thổ trị vì, nhưng đức Karmapa đã chống lại ý kiến này. Cũng vậy, Kalu Rinpoche đã nói rõ ràng rằng nhiều tôn giáo khác nhau tồn tại sẽ lợi lạc cho nhiều tâm linh khác nhau của những cá nhân khác nhau.

Vì vậy, đạo Phật không ủng hộ cho việc thành lập quốc giáo. Vì vậy trong khi những lãnh tụ thế tục nên được hướng dẫn bởi đạo đức của tôn giáo, họ không nên được hướng dẫn bởi sự tự cho là đúng.

TỰ TỬ

Những lời dạy của Đức Phật rõ ràng chống lại việc tự tử và tất cả những hình thức chết êm ái. Đời sống con người quý báu va hiếm có. Tự tử là một cách chết trong bạo động, một cá nhân rời bỏ thế giới trong tình trạng giận dữ và đau khổ. Những cái chết êm ái (không đau đớn) trong hầu hết các tình trạng thì nguy hiểm và không cần thiết để lấy đi một mạng sống.

Tuy vậy, Phật giáo tin rằng con người nên được cho phép để chết một cách tự nhiên và bình thản. Một vài tôn giáo thì chống lại việc rút ống dưỡng khí tuyên bố rằng việc trợ sinh kéo dài hàng năm cho đến phút cuối cùng là "ý chí của thượng đế" và bất cứ điều gì khác hơn là giết người (sát nhân). Những lời tuyên bố như vậy không tìm thấy trong những lời dạy của Đức Phật.

PHÁ THAI ?

Đại pháp sư Tinh Vân (Hsing Yun) đã nói rằng: "Bất cứ khi nào người ta cố kìm hảm hay hạn chế người khác mà không có một lý do chính đáng, thì người ta đã xâm phạm kẽ khác. Điều này đặc biệt đúng khi vũ lực hay sự hăm dọa được xử dụng. Thí dụ, khi ở một nơi người ta vẫn dùng sức mạnh để ngăn cản người khác phá thai. Không ai có thể phá thai mà không có một lý do chính đáng, nhưng quyết định nên hay không nên phải được đề xuất bởi những người liên hệ gần gũi nhất.

Một số người lạ, bảo thủ tuyên bố rằng phá thai là sai và chỉ tuyên bố bằng lời nói . Người ấy không phải là người sẽ phải nuôi dưỡng đứa bé. Người đàn bà đang mang thai mới chính là người đáng nói lên vấn đề nhất. Bà ta phải tham khảo lương tâm của chính bà và quyết định điều bà ta nghĩ là đúng. Lương tâm là một sự hướng dẫn tuyệt hảo, hiếm khi nó hướng dẫn lầm lạc. Đức Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết mục đích tất cả những gì chúng ta thực hiện,...Đạo Phật là một tôn giáo của tỉnh thức (tự giác). Điều này là một lý do khác vì sao là sai khi dùng sức mạnh để khiến những người khác thực hiện điều mà chúng ta cho là đúng. Chúng ta nên khuyến khích những người khác hãy nhìn lại chính họ." (from "Buddhism Pure and Simple").

Cuộc sống bắt đầu bằng khoảnh khắc của sự thai nghén. Vì vậy một cách riêng tư Phật giáo đối lập với sự phá thai. Tuy nhiên Phật giáo không ủng hộ hay bào chửa cho thái độ của chính quyền đối với phụ nữ trong vấn đề này. Một sự khác biệt cần được vạch ta giữa sự giải quyết của Phật giáo với vấn đề của xã hội của sự tăng vọt tỉ lệ phá thai và sự giải quyết của những tôn giáo biện hộ cho việc chống phá thai.

Cấm phá thai không giải được vấn đề. Một người nên giản dị nghĩ ," Đức Phật sẽ làm gì?" Phật giáo giải quyết vấn đề đòi hỏi đáp ứng ý nghĩa yêu thương (từ bi), và sự giáo dục,... không phải là nạn nhân. Giải quyết của Phật giáo đồ nên tìm kiếm ở nghĩa trung đạo để đối diện với vấn đề.

NẾU KHÔNG MUỐN PHÁ THAI THÌ PHẢI TRÁNH CÓ THAI !

VẤN ĐỀ TÌNH DỤC

Đại pháp sư Tinh Vân (Hsing Yun) đã nói rằng:" Chúng ta muốn làm cho mọi người đều hoan hỉ. Chúng ta muồn nọi người đều cảm thấy hy vọng. Nếu chúng ta không thể gieo niềm hy vọng làm sao người ta muốn trở thành Phật tử?...Mục tiêu của chúng ta là giúp đở mọi người, chứ không phải để hạn chế họ... Người ta thường hỏi, tôi nghĩ thế nào về đồng tính luyến ái. Họ tự hỏi, điều đó đúng hay sai? Câu trả lời là, nó chẳng đúng hay sai. Đó chỉ là những việc họ làm. Nếu họ không làm tổn hại đến người khác thì đấy là chuyện riêng của họ, chúng ta nên cho phép mà không nên cấm đoán họ. Tuy nhiên, điều ấy cần có thời gian để thế giới hoàn toàn chấp nhận đồng tính luyến ái. Tất cả chúng ta phải học để chấp nhận thái độ của kẽ khác." (from "Buddhism Pure and Simple").

Khát dục là khát dục (chấm). Không có điều gọi là "khát dục đạo đức" hay "khát dục phi đạo đức". Có những lãnh tụ tinh thần nói với tín đồ của họ rằng, sự phóng đảng dục vọng của những người khác giới là có thể chấp nhận và đạo đức, nhưng bất cứ hình thức dục vọng nào của những người đồng tính là SAI. Vài lãnh tụ tinh thần nói với tín đồ của họ rằng quan hệ tình dục chỉ đơn thuần là ý định sinh sản. Hầu hết những người đồng tính không hứa hẹn những hành động tình dục cho việc sinh sản. Thật là kỳ lạ khi xã hội lại cấm đoán quan hệ tình dục đồng tính. Vì vậy những người đồng tính xứng đáng để được những quyền lợi như những người khác.

Vài Phật tử bình luận rằng tình dục là hạnh kiểm xấu. Vấn đề tình dục rõ ràng là hành động trần tục. Điều đó không dẫn đến giác ngộ. Tuy nhiên đó là một sai lầm nghiêm trọng để bị trừng phạt hay bị chỉ trích bởi những tín đồ do hành động tình dục riêng tư.

Không ít những bậc thầy tinh thần không vòng vo chỉ trích hành động tình dục của những người khác giới hay tỉ lệ ly dị tăng cao. Tuy nhiên, họ sẽ yêu sách chống lại những người đồng tính một cách dữ dội. Họ sẽ tuyên bố rằng "hôn nhân đồng tính là nguôn gốc của tội ác", hay họ sẽ nói rằng "nếu là đồng tính người ấy sẽ tái sinh là cặp Xiêm sinh đôi (a Siamese twin)" . Những lời tuyên bố như vậy không có trong giáo pháp của đạo Phật.

Giáo pháp nguyên thỉ của Đức Phật không bao gồm nghi thức hay trình tự của lễ cưới. Lễ cưới và hôn nhân được xem như những việc của thế tục. Phật giáo không xem hôn nhân như một thánh tích tôn giáo. Vì vậy mọi người tự do và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của họ. Hôn nhân trong xã hội nên căn cứ trên những luật pháp quốc gia và trên sự bảo vệ bình đẳng, không căn cứ trên sự giải thích hẹp hòi của chỉ một tôn giáo.

Tu sĩ nam hay nữ dĩ nhiên phải giữ đời sống độc thân. Những ai đã thọ giới (phát nguyện) thì không được có hành động tình dục đồng tính hay khác giới tính.

Phật tử tại gia thì nên luôn luôn hỏi rằng " hành động của tôi có làm tổn hại đến người khác hay chính tôi không?" Đây là một câu hỏi quan yếu quyết định. Hành động cẩu thả hiển nhiên biểu lộ đó là hạt giống của nghiệp.

http://www.simhas.org/qanda3a.html

6- PHẬT GIÁO CÓ YẾM THẾ VÀ TIÊU CỰC KHÔNG?

Không.


Phật giáo rất thực tế về thế giới. Trong tứ diệu đế, điều thứ nhất, Đức Phật đã dạy về sự hiện hữu của khổ đau trên thế gian. Và điều thứ hai Đức Phật dạy rằng nguyên nhân của khổ đau tuỳ thuộc vào những nguồn gốc và điều kiện khác nhau, trước tiên nó là hiện thân của sự thiếu hiểu biết, tham dục, và vị kỷ. Điều thứ ba dạy rằng một người có thể chấm dứt khổ đau, và điều thứ tư giảng giải con đường để chấm dứt khổ đau.

Phật giáo nhấn mạnh sự hiện hữu của vô thường, phiền não và khổ đau. Phật giáo dạy rằng tham dục, ích kỷ là những hạt giống chường ngại cho giác ngộ. Có những chân lý về thế gian mà hành giả nên quán chiếu.

Tuy nhiên, những sự thật này đã được khám phá bởi Đức Phật với một thông điệp tích cực: rằng con người có thể khắc phục những sự thật về khổ đau vì chúng ta có sự tái sinh quý báu của con người và rằng mỗi người có bổn tánh không khác Đức Phật. Phật giáo khuyến tấn mọi người hãy nhìn thế gian trong một chiều hướng hiện thực và hữu ích.

Đức Phật và những bậc thầy hiện tại không là những nhân vật mờ ảo, ảm đạm, yếm thế. Thực sự, Đức Phật đã nổi tiếng vì tính hài hước, và nhiều bậc thầy ngày nay đã được biết đến vì mẫu chuyện vui của các ngài. Longchenpa, một bậc thầy Tây tạng, một lần đã nói rằng, " Một người phá lên cười, xuất hiện từ trong tất cả".(?)

Khi Dilgo Khyentse Rinpoche giải thích rằng, đấy là những người thực sự thấy rõ và tự tại với sợ hãi và nhìn thế gian ở khía cạnh tích cực.

Đức Phật và nhiều bậc thầy hiện tại với lòng từ bi của các ngài, là những người quan tâm đến loài người và những loài chúng sinh khác. Đối lại với khổ đau, vô thường và ngay cả sự chết là hiện thực, vài cá nhân có thể thích giam mình trong những tiểu mật thất và lẫn tránh thế gian, tuy nhiên đấy không phải là một cách thực tế để tiếp cận với hiện hữu.

7- CÓ DỄ DÀNG KHÔNG ĐỂ NHÌN NHỮNG VỊ TU SĨ, HAY NHỮNG NGƯỜI NHƯ ĐỨC DALAI LAMA TRONG THANH TỊNH ĐẠO, NGƯỜI TA THƯỜNG THẤY TẤT CẢ NHỮNG VỊ ẤY MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN NHƯ NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG. MỘT NGƯỜI CÓ CẦN MỘT VỊ THẦY (TINH THẦN) CHO MÌNH KHÔNG?

Có những người trong thời Phật tại thế đã nghĩ rằng đức Phật có những khuyết điểm, hay qua sự lừa phỉnh đã cố dựng lên những chuyện để vu khống đức Phật. Cũng như vậy, ngày nay, có những người sẽ nói rằng đức Dalai Lama, hay những bậc thầy lớn khác chỉ là những người bình thường và không có gì thật sự đặc biệt.

Ngay cả những bậc đạo sư quá khứ như Marpa, Milarepa, Long Thọ,... cũng luôn luôn có những cá nhân chỉ trích các ngài. Nếu đức Phật đi ngang qua, chúng ta sẽ biết ngài đang đứng trước chúng ta chứ ?

Ở phương Tây có một lời nói rất thông thường rằng, "nếu đức Ki-tô đến và bước chân trên mặt đất một lần nữa, người ta sẽ đóng đinh ngài trên thánh giá một lần nữa". Ý nghĩa lời nói nầy rất rõ ràng rằng: những cá nhân phán định hay bình phẩm một cách thiếu hiểu biết một người nào đấy có xứng đáng với hiện thực, ngay cả những người ấy là những bậc thánh thiện.

Nếu ai đấy có tìm hiểu về cuộc đời của những nhân vật vĩ đại và để biết chẳc rằng các bậc đạo sư với tính cách cá nhân hơn, người ấy sẽ hiểu chính xác rằng các bậc đạo sư có những phẩm cách rất đặc biệt. CÁC NGÀI KHÔNG GIỐNG NHƯ CHÚNG TA.

Có những kẽ sẽ tuyên bố một cách sai lầm rằng: một người không cần bất cứ một đạo sư nào để trở nên giác ngộ. Người ta sẽ nói rằng, " ông ấy là bạn tôi, người quen biết của tôi, không phải là đạo sư của tôi!" Họ quá sợ những người khác, và có tự ngã mạnh mẽ như vậy, và đẩy chủ nghĩa cá nhân đến cực điểm như vậy, họ nghĩ rằng học hỏi từ những bậc đạo sư thì nguy hiểm và có thể tổn hại đến sự tồn tại của chính mình.

Chẳng cần biết chúng ta làm nghề nghiệp gì trong cuộc sống, chúng ta phải học hỏi việc ấy từ những người khác. Giả dụ, nếu chúng ta muốn vẽ, thì rất bình thường, cái kiến thức ấy phải thu thập từ người hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu người ta muốn tự cố gắng, thì cái lần đầu tiên ban sơ để vẽ sẽ rất khó khăn. Người ta sẽ không biết phải làm gì. Cũng giống như vậy, một người cần sự hướng dẫn tinh thần.

Mọi người đã trở nên giác ngộ đều có một vị đạo sư. Ngay cả đức Phật trong những đời quá khứ đã có những vị thầy và mỗi chúng sinh đã trở nên giác ngộ đã được rèn luyện theo những con đường các bậc giác ngộ đã đi qua. Chúng ta không phải ở mức độ giác ngộ của Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Guatama), một người chỉ chỉ ngồi xuống cội cây tất bát la để đạt sự giác ngộ cuối cùng - chúng ta thì quá xa với trình độ ấy.

Không phải tất cả những tu sĩ hiện nay đều có đủ phẩm chất hay trình độ; rất nhiều tu sĩ Phật giáo không đủ trình độ để hướng dẫn và không có sự chứng đắc. Một người phải điều nghiên kỹ lưỡng trước khi chọn một vị đạo sư. Cũng vậy, một tu sĩ không nhất thiết phải là một vị đạo sư hay một vị giáo thọ; tu sĩ là một người thực tập giáo lý trong cuộc sống của tu viện. Những người ấy là đặc biệt hay bình thường có thể khác nhau rất nhiều.

Cuối cùng, đấy là việc thực hành của riêng từng cá nhân, sự chuyên cần và chí tâm sẽ đưa đến sự giác ngộ. Nhưng điều ấy chỉ xuyên qua sự từ bi của một đạo sư, người hướng dẫn đệ tử có thể dễ dàng thấu rõ giáo pháp và tính giác bổn nhiên.

http://www.simhas.org/qanda10.html

8- NGƯỜI TA KHÓ CÓ THỂ TÌM THẤY SỰ CẢM HỨNG VỚI ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN CỦA TU SĨ. TÌNH DỤC LÀ MỘT PHẦN CỦA ĐỜI SỐNG VÀ KHÔNG LÀ GIỚI LUẬT ĐỘC THÂN CỦA TU SĨ THÌ TRÁI NGƯỢC VỚI VẤN ĐỀ XUYÊN QUA SỰ HẠN CHẾ NÀY ?

Tình trạng khác nhau cho từng cá nhân. Lướt qua một cách chung chung thì không đúng. Một người phải hiểu rằng tình dục không là vấn đề - nó là nổi ưu phiền của tinh thần, thiếu chánh niệm, tai hại và là hành động sai lầm có thể cùng với tình dục là nguyên nhân của những chướng ngại cho giác ngộ.

Những tu sĩ độc thân nhận thức một cách rõ ràng và đúng đắn phải chuyển hoá sự khát dục của mình thì quả là rẩt hứng thú. Những người đó, dĩ nhiên, khi cố kiềm chế và kết cuộc chỉ trở nên thiếu thốn hay bối rối với tình dục sẽ không cảm thấy cảm thấy hứng thú trong đường tu.

Giới luật tôn giáo thì trái ngược với vấn đề chẳng kể là nó được giải quyết như thế nào; cho đến khi nào không có những người giác ngộ, tỉnh giác, chánh niệm trên thế giới và trong tôn giáo, vẫn sẽ có những lỗi lầm sai sót. Ví dụ, có những sự sửa đổi và vấn đề trong giới luật là sự xuất hiện những nhà truyền giáo và mục sư có gia đình, nhưng không phải những vị này không có vấn đề. Vấn đề trong giới luật không chỉ xuyên qua sự độc thân !

Độc thân không phải bất cứ là một đòi hỏi thiết yếu nào của một hành giả, nó chỉ là một lời nguyện của một vị tăng, ni; hay tạm thời của một người trong thời gian tham dự một khoá tu dài hạn.

Không ít những vị thầy của Phật giáo Tây tạng, có gia đình và con cái. Kim cương thừa tiếp cận vấn đề có thể tốt hơn cho những nguyên nhân của khát dục; tình dục sẽ được chuyển hoá hay thanh tịnh hoá thay vì chỉ đơn thuần trấn áp hay kiềm chế nó; lẫn tránh một cây độc người ta không giải thoát khỏi nó, nhưng bằng sự chuyển hoá nó thành cây thuốc, bạn đã thanh tịnh hoá nó. Có những vị thầy như His Holiness the Sakya Trizin, Dudjom Rinpoche và Tulku Ugyen Rinpoche đã và sẽ truyền thừa tông môn lại cho chính con ruột của mình. Đấy là những ví dụ tiêu biểu về những vị thầy có gia đình.

Sự gợi ý của chúng tôi, Simhas, là chúng ta có thể cầu đạo, học đạo từ những bậc thầy, những bậc đạo sư, những vị thật sự chứng ngộ dù là những vị tu sĩ có sự cảm hứng với đời sống độc thân hay là những vị không độc thân.


http://www.simhas.org/qanda11.html

9- LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIN TƯỞNG, NƯƠNG TỰA MỘT VỊ ĐẠO SƯ, MẶC DÙ MỘT VỊ ĐẠO SƯ LÀ CẦN THIẾT? LUÔN LUÔN CÓ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔNG TỐT CỦA NHỮNG VỊ ĐẠO SƯ, HAY NHỮNG VỊ ĐẠO SƯ LÀM TỔN HẠI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI ĐỆ TỬ, HAY NHỮNG VỊ ĐẠO SƯ RẤT KIÊU KỲ VÀ VỊ KỶ.

Lý lẽ này cũng như nói, "Tại sao phải đối xử tốt với bất cứ ai một khi rất nhiều người là những kẽ ích kỷ một cách mù quáng", hay "không có lý do nào để chúng ta học hỏi và đến trường vì tất cả những giáo viên chắc chắn không thông tuệ một cách thái quá."

Quan điểm này được hình thành vì rất nhiều người trong chúng ta có cái nhìn tiêu cực với nhân loại. Có lẽ quan điểm như vậy được kết luận một cách công bằng khi có nhiều những cá nhân uỷ thác hay liên hệ đến những hành vi xấu. Chúng ta thấy nó hằng ngày trên tin tức. Chúng ta đều biết tất cả những tổ chức tôn giáo của nhân loại dù bị phơi bày những điều không đẹp nhưng điều này không làm mỗi cá nhân xấu đi.

Nhưng đừng quơ đủa cả nắm. Trong cả thùng táo luôn luôn có một hay hai trái thối...nhưng không gì thế mà vất luôn cả thùng.

Đức Phật và các bậc đạo sư sau đó luôn luôn cảnh giác về phẩm chất của các bậc thầy cùng đệ tử. Jamgon Kongtrul Rinpoche, một trong những vị đạo sư được tôn kính nhất của Tây tạng đã nói rằng, một vị thầy phô trương những khiếm khuyết nghiêm trọng (như là tích trử tiền của, không chân thực, dạy bảo những điều mâu thuẩn với giáo pháp hay truyền bá những điều thâm thuý, bí mật trước đám đông) chỉ có thể trao truyền "sự hổ trợ của Ma vương" cho đệ tử. Ma vương là hiện thân của ích kỷ và đối lập trực tiếp với Phật tính, ma vương là hiện thân của những hành vi xấu.

Phật giáo khuyến khích sự kiểm nghiệm phẩm chất hoàn hảo của một vị đạo sư. Người ta nên chọn một vị đạo sư đầy đủ phẩm cách, chứng ngộ và chân thực, và không chỉ căn cứ trên sự phổ biến hay bởi vì ở ngay xóm bên.

Một số những vị thầy thuần khiết hiện tại biểu hiện rõ ràng các ngài đáng tin cậy dù chỉ qua ngôn ngữ của các ngài, các ngài luôn luôn tuyên bố rằng, " chỉ là tu sĩ giản dị, một hành giả bình thường như mọi người, hay còn xa với sự chứng ngộ." (với Tây tạng như the Dalai Lama, the Gyalwa Karmapa and Tai Situ Rinpoche,...)

Các ngài tự khiêm tốn một cách liên tục ,..không bao giờ trả lời một cách trực tiếp bất cứ sự liên hệ nào đến địa vị hay năng lực tâm linh của các ngài. Thay vì vậy các ngài đột ngột cắt lời, "điều ấy tôi không thể, chỉ có thể thường thường,...", "về việc là sự tái sinh của Đức Karmapa (hay Dalai Lama) đời trước, tôi cũng không chắc chắn lắm."

Sự thiếu khiêm tốn của một vị thầy thường cho thấy sự đáng tin cậy của những vị ấy. Một vị thường nhấn mạnh là hàng giáo phẩm cao cấp và muốn cải hoá những người khác, mời mọc những người khác "đến đây", quả thực là lạ lùng. Như Thrangu Rinpoche nói, ý kiến của ngài về sự liên hệ đến việc thuyết phục những người khác, "nếu một vị Lama nói rằng:"đến đây", (nhấn mạnh trên sự lắng nghe của người khác đối với quan điểm và sự giảng dạy của vị ấy), có điều gì không đúng đắn lắm đối với vị Lama ấy."

Lựa chọn (tầm sư học đạo) một vị thầy đáng tin cậy quả thật là khó khăn, nhưng người ta nên trước tiên kiểm nghiệm trên lời nói và sách vở của một vị thầy. Chúng ta thường thấy những vị với những hành động tiêu cực nhưng cũng chính vị ấy lại hoặc tự đề xướng, hoặc óc bè phái, hoặc thích tranh cải hay thuyết giảng bằng cách hạ thấp giáo pháp. Đấy là những dấu hiệu rằng vị ấy muốn tự đề cao để thu hút một số đông tín đồ.

Tuy nhiên cũng giống như vậy, những lời tố cáo sai lạc cũng được ném ra bởi những học trò khao khát tiếng tăm, kết quả nhanh chóng, một vài vị trí nào đấy hay đấy là nơi ẩn náo của sự oán hận.

Giả dụ, một đệ tử đang có một sự liên hệ không chính đáng với một đệ tử khác phái, và những cá nhân ấy đều gần gũi với Sư trưỡng lão. Khi vị Sư trưỡng lão nhắc nhở rằng sự liên hệ ấy là lầm lạc và họ nên giữ gìn quan hệ chính đáng với người thân cận của chính họ, điều này là nguyên nhân tạo nên sự giận dỗi nơi những người đệ tử ấy và vì vậy những lời tố cáo sai lạc chống lại với vị thầy của chính họ được tung ra.

Chúng ta nên quán chiếu quan hệ giữa thầy và thầy, thầy và học trò, học trò và học trò để không có những ngôn ngữ, hành động kể cả những tư tưởng sai lầm trên đường tầm đạo.
Vì sao? Vì kiểm soát thân, khẩu, ý là căn bản của sự tu đạo, nếu không thì đạo quả giải thoát không do đâu mà đạt được.

10- TẠI SAO CÓ DANH XƯNG TIỂU THỪA? CHÚNG TÔI NGHĨ RẰNG TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NÀO ĐẤY PHẬT GIÁO BỘ PHÁI ĐÃ BỊ NHỮNG HÀNH GIẢ ĐẠI THỪA GỌI MỘT CÁCH THIẾU TÔN TRỌNG. CHÚNG TÔI NGHĨ ĐIỂU NÀY ĐÃ KHÔNG CÒN ĐÚNG ĐẮN, TINH TƯỜNG VÀ TẾ NHỊ TRONG GIAO TIẾP .

Điều này cũng hơi lạ, đặc biệt trong thời kỳ Phật giáo bộ phái ở Ấn độ, khi mà một bộ phái hoàn toàn tách biệt ở Châu Á. Các tông phái đã tồn tại tại hai thời điểm khác nhau, một cách hoàn toàn khác biệt nhau.Hơn nữa, hành giả Phật giáo Theravada, Kim cương thừa/ Đại thừa hoàn toàn không có sự liên lạc với nhau nên tông phái này không thể gọi tông phái nọ bằng nhãn hiệu như thế nào đi nữa.

Phật giáo đại thừa tại Tây tạng và các nước Phật giáo bắc tông, đặt căn bản trên bồ tát thừa, đã không biết nhiều về những hoạt động của Phật giáo Theravada tại các nước sở tại. Vì vậy người ta (PGBT) chắc chắn đã không gọi họ (PGNT) là Tiểu thừa hay bất cứ nhãn hiệu nào khác.

Chúng tôi, Simhas, cho rằng những học giả salon phương tây đã tự đặt ra nhãn hiệu này. Những người ở Tây tạng như Jamgon Kongtrul chẳng hạn, sẽ không nói rằng "Tất cả những vị hành giả Nam tông ở Đông Nam Á là Tiểu thừa. Chúng tôi chỉ gọi bình thường như các vị ấy tự gọi là Phật giáo Theravada." Jamgon Kongtrul và tất cả những hành giả Phật giáo Bắc tông đã không có bất cứ liên hệ nào với việc gọi Phật giáo Đông Nam Á,hay để đặt nhãn hiệu Phật giáo nơi ấy là Tiểu thừa.


Tất cả những ý kiến này, về việc Phật giáo Đông Nam Á có phải là Tiểu thừa hay không, chỉ là ý kiến mới gần đây của các học giả phương tây. Những học giả phương tây đã nẩy sinh ý kiến này khi danh xưng Phật giáo đại thừa đã không được dùng tới ở Đông Nam Á. Ít ra là gần 50 năm trước không một ai ở châu Á đã có ý kiến này. Điểu này hoàn toàn là sự kiện của phương tây.

Tất cả mọi truyền thống không kể là Tây tạng, Thiền tông,... hay Theravada đều hiện diện lý tưởng Bồ tát và Phật tính, là những con đường cao quý mà một người có thể đảm đương. Truyền thống đại thừa là lý tưởng Bồ tát đạo.


Hành giả Theravada thì luôn luôn cống hiến năng lực để giải thoát những nỗi khổ của mọi loài chúng sinh và quyết đinh bởi sự hiến dâng tài trí của cá nhân để họ có thể giác ngộ dù là Thinh văn giác, Độc giác, hay Toàn giác. Đã có rất nhiều thí dụ xuyên qua lịch sử Theravada chứng tỏ rằng những hành giả này đã phát triển Bồ đề tâm.

Vào thế kỷ 12, ở Miến điện, Quốc vương Alaungsithu của Pangan, sau khi kiến thiết Tự viện Shwegugyi, đã dựng lên một văn bia bằng tiếng Pali ghi rằng, với hành động sùng đạo này quốc vương tuyên bố công khai quyết định để sẽ trở thành một vị Toàn giác chứ không là một vị Thinh văn.

Tại Tích lan, vào thế kỷ thứ 10, quốc vương Mahinda IV (956-972 AD) trong một văn bia đã tuyên bố rằng "không một ai ngoài những vị Bồ tát sẽ trở thành quốc vương của Tích lan".

Maha-Tipitaka Culabhaya người viết quyển Milanda-Tika, khoảng thế kỷ 12 AD, trong truyền thống Theravada của Đại tịnh xá ở Anuradhapura, đã nói ở cuối quyển sách trong lời bạt rằng, ngài ao ước trở thành một vị Phật: Buddho Bhaveyyam "con nguyện trở thành một vị Phật". Ở Tích lan, có rất nhiều kinh sách đã ghi chép về những nguyện vọng của những hành giả cư sĩ và tu sĩ muốn trở thành những vị Bồ tát và những vị Phật.

Vì vậy, Phật giáo Theravada đã thừa nhận sự hiện diện của cả ba thừa (Thinh văn, Duyên giác, và Bồ tát) và chiếu cố tính ưu việt của lý tưởng Bồ tát. Tuy nhiên sự công nhận cũng giống như Phật giáo đại thừa rằng Đức Phật thuyết pháp tuỳ căn cơ trình độ của mỗi chúng sinh, và vì vậy mỗi cá nhân phải lựa chọn "thừa" nào thích hợp với tâm tính của chính mình.

Mặc dù hiện nay không có trường phái Phật giáo nào dành riêng cho Tiểu thừa, nhưng vẫn có những hành giả xác định vẫn giữ lập trường Tiểu thừa. Thế thì mệnh danh là Đại thừa hay Tiểu thừa chỉ là động cơ thúc đẩy mà không cần thiết phải là một truyền thống, và như vậy mà thuật ngữ Tiểu thừa được xử dụng trong trường phái Đại thừa.

Thuật ngữ Tiểu thừa không phải cổ xưa hay không đúng về phương diện xã hội. Bất chấp truyền thống, địa dư hay trường phái, có những hành giả vẫn dễ dàng sa vào sự lầm tưởng rằng người ta không cần phải phấn đấu cho Bồ tát đạo hay Phật đạo. Người ta nghĩ rằng giải thoát khỏi khổ đau cho chính bản thân là kết quả tuyệt hảo cuối cùng. Thuật ngữ Tiểu thừa có tính hiện thực hơn là xúc phạm. Động cơ thúc đẩy đến Toàn giác, điều lợi lạc cho những chúng sinh khác thì cao quý hơn chỉ phấn đấu sự giác ngộ chỉ cho riêng bản thân được lợi lạc.

Thật tức cười nếu nghĩ rằng tất những hành giả Đại thừa thì ở trên một địa bàn nào đấy còn tất cả những hành giả Tiểu thừa thì ở một địa bàn khác hay truyền thống khác. Chúng ta sẽ tìm thấy những hành giả và ngay cả những ví dụ cụ thể của tất cả những động lực (Đại thừa hay Tiểu thừa) trên mọi địa dư và trong tất cả mọi truyền thống. Đã có nhiều thí dụ của những hành giả Theravada có quan điểm Đại thừa, và những hành giả ở China hay Tây tạng có thái độ Tiểu thừa.

http://www.simhas.org

11- CÓ PHẢI PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THẬT SỰ LÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA PHẬT GIÁO? CHÚNG TÔI NGHE NHIỀU NGƯỜI PHƯƠNG TÂY NÓI RẰNG:"ĐIỀU RIÊNG BIỆT ĐẶC TRƯNG NHẤT CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA LÀ THAY VÌ TÌM KIẾM NIẾT BÀN CUỐI CÙNG, NGƯỜI TA TỪ CHỐI HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG NÀY, THAY VÌ VẬY NGƯỜI TA TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT, CỐNG HIẾN NĂNG LỰC ĐỂ HỔ TRỢ NHỮNG CHÚNG SINH KHÁC ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ. TRONG VIỆC THỰC HÀNH CỦA LÝ TƯỞNG BỒ TÁT ĐẠO ĐẤY LÀ MỘT CON ĐƯỜNG ƯU VIỆT CAO THƯỢNG KHI MÀ CÓ RẤT ÍT CHÚNG SINH MUỐN ĐỐI DIỆN VỚI LỰA CHỌN NHƯ VẬY.

Điều kỳ lạ thứ nhất của lời phát biểu này là niết bàn đã được xác quyết như một nơi chốn. Niết bàn là một trạng thái của tâm, trạng thái khi một chúng sinh không bị lừa dối hay không bị ảnh hưởng bởi vòng luân hồi (tự tại với sinh tử luân hồi). Một chúng sinh có thể tồn tại trong trạng thái niết bàn nhưng vẫn hiện diện trong vòng luân hồi. Vì vậy một vị bồ tát có thể chứng ngộ niết bàn nhưng vẫn hiện hữu trong thế gian để lợi lạc cho những chúng sinh khác.

Cũng vậy, một cách sáng tỏ, một vị bồ tát là một chúng sinh đã đạt đến trình độ khã quyết hiện thực trên con đường, và nguyện giác ngộ để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Động lực của một vị bồ tát có thể như một vị vua, một vị hướng đạo, hay một vị thuyền trưởng.

- Bồ tát như một vị vua trở nên giác ngộ hoàn toàn như một vị Phật và rồi hướng dẫn cho chúng sinh.
- Bồ tát như một vị hướng đạo chỉ dẫn chúng sinh phương hướng của giác ngộ.
- Bồ tát như một vị thuyền trưởng chỉ đường cho tất cả chúng sinh và cùng lúc các ngài bồ tát cũng hướng đến mục tiêu của Phật quả.

Vì vậy, không phải tất cả các vị Bồ tát cùng nhắm đến việc hoàn thành mục tiêu từ bi của các ngài đều giống nhau. Tuy vậy, tất cả những đức Phật và Bồ tát hiện diện trên cõi đời hiển nhiên là để lợi ích cho tất cả hữu tình. Nguyện vọng bồ tát là kim chỉ nam, là nguyên nhân tại sao các đức Phật thị hiện trên cõi đời. Đấy là nguyên nhân tại sao đức Phật đã được gọi là "bồ tát " trong tất cả kinh điển liên quan đến những đời quá khứ của các ngài. Bồ tát thừa , điều "đặc tính cá biệt đặc trưng nhất của Đại thừa", nói cách khác đức Phật phải hiện diện ở Bồ tát thừa chứ không thể hiện diện ở "thừa" nào khác.

Vấn đề là, khi một số Phật giáo đồ có thể cảm thấy, Bồ tát thừa thì chỉ đơn thuần là một nét đặc biệt kinh điển, là lý tưởng thuần tuý: người ta có thể sa vào sự tin tưởng rằng trong thực tế không ai có thể trở nên một vị PHật hay một vị Bồ tát. Kiểu lý luận này dường như vô lý. Không ai khác hơn có thể đạt được đức tính cao cả, trí tuệ siêu việt đồng đẳng như một vị Phật. Vậy thì làm thế nào một chúng sinh có thể rút ngắn sự chứng ngộ tâm linh tối thượng qua những phương pháp khác? Có thể người ta nghĩ rằng lý tưởng này quá cao để người ta có thể đạt được?

Nhưng khi mà mỗi chúng sinh có bản chất tự nhiên để trở nên giác ngộ, và một cách xác định người ta có cơ hội (với sự chỉ đạo và hướng dẫn thích hợp) để đạt đuợc giác ngộ.

Thật khác thường để Phật giáo đồ Hoa kỳ từ chối Đại thừa, đặc biệt từ khi hành giả phương tây bị vướng vào ý tưởng Phật tính và mang lấy nó với một tính dân chủ cực đoan người ta tin tưởng ngay cả rằng người ta không cần một vị giáo thọ (tự tín Phật tính tự ngã và tự tu, tự chứng); người ta tuyên bố rằng người ta có thể trở nên giác ngộ mà không cần sự giúp đở nào. Từ trường hợp ấy, vậy tại sao, trên phương diện khác, sẽ có bất cứ hành giả phương tây nào tin rằng bản chất của họ quá thấp và rằng Đại thừa là quá lý tưởng, quá khó, quá xa vời cho họ để đạt được? Nó chỉ có thể xuyên qua sự lý luận mâu thuẩn và hướng dẫn lầm lẫn.

12- KHÔNG CÓ NHỮNG YẾU TỐ CỦA KIM CƯƠNG THỪA ĐÃ VAY MƯỢN TỪ HINDU TANTRA YOGA, ĐẠO BON, THẦN ĐẠO CHỨ? ĐẠI THỪA VÀ KIM CƯƠNG THỪA DƯỜNG NHƯ LÀ MỘT PHẬT GIÁO TỔNG HỢP VỚI NHỮNG XỨ SỞ ĐÔNG Á, NHỮNG NGƯỜI BẢN ĐỊA ĐÃ TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU, VÀ Ý TƯỞNG CỦA CHÍNH HỌ... NHƯ THIỀN TÔNG ĐÃ NHẬN PHONG CÁCH RIÊNG BIỆT CỦA NÓ TỪ LÃO GIÁO VÀ KHỔNG GIÁO?

Những ý kiến này đã được phát triển bởi một vài học giả phương tây xuyên qua việc
phát hiện một ít sự giống nhau giữa Phật giáo và Ấn giáo, Phật giáo và Lão giáo, Phật giáo và Thần giáo hay bất cứ điều gì những tôn giáo khác và Phật giáo dường như cũng giống nhau. Thế nhưng, lý luận này đã bị bóp méo khi hầu hết các tôn giáo đều có một số điều giống nhau.

Lịch sử đã nói rằng, nhiều trường phái Phật giáo đã tồn tại và phát triển mạnh ở hầu hết châu Á hàng thế kỷ trước. Hiện tại một vài trường phái chỉ tồn tại ở một vài vùng. Vì vậy ngày nay những người phương tây đã đưa ra những ý kiến sai lầm này rằng Phật giáo trong một địa phương đã bị biến đổi bởi những người bản địa. Đấy là nguyên nhân họ đưa ra lý thuyết cố gắng để giải thích tại sao Phật giáo trông hay xuất hiện khác nhau từ nơi này đến nơi khác, tuy nhiên người ta làm điều này không chính xác với lịch sử quá khứ (điều chỉ một cách rõ ràng rằng Kim cương thừa và Đại thừa đã tồn tại ở Ấn độ và Đông Nam Á). Người ta cũng thiếu sự thấu hiểu chính xác rằng đức Phật không chỉ giảng dạy một phương pháp hay một chân lý tự nó khã tín; những giảng dạy của đức Phật trãi qua nhiều giai đoạn và trong tổng cộng vô số giáo pháp và phương pháp.

Kim cương thừa đã từng hiện diện một cách rất mạnh mẽ một thời kỳ ở Đông Nam Á. Ngày nay, ở Nam dương, Cam bốt , người ta vẫn có thể thấy những mạn đà la và những công trình hoàn hảo được xây dựng để thờ phụng những vị Phật và Bồ tát của Đại thừa, và ngay cả những bổn tôn của Mật tông.


Tôn giả A để sa (vị đạo sư vĩ đại của Ấn độ đến Tây tạng vào thế kỷ 11 AD) vị giáo thọ chính của Serlingpa đã từ một hòn đảo nhỏ của Nam dương. Hơn nữa, những cổ tượng được tìm thấy ở Java (Kim Cương Tát Đoả, Di Lặc, Tỳ Lô Giá Na bên cạnh những tượng khác của Đại thừa và Kim cương thừa) rõ ràng giống phong cách và những nét đặc trưng của những pho tượng hiện đang được sản xuât ngày nay của Kim cương thừa Tây tạng. Tại Cam bốt và Thái lan, ngày nay vẫn thấy những pho tượng bổn tôn như Hevajra, Vajrayana Yidam, và viện bảo tàng nghệ thuật New York đang trưng bày. Trường phái Shignon của Nhật ngày nay không gì khác hơn là một truyền thống Kim cương thừa, nó được truyền bá mang dấu tích trực tiếp của những đạo sư Ấn độ. Hầu hết những bổn tôn ngày nay của Phật giáo có thể trực tiếp truyền từ Ấn độ, và những pho tượng đã hiện diện vẫn giống như đã từng tồn tại như thế hàng thế kỷ trước.

Vì vậy, các truyền thống Phật giáo ngày nay tồn tại ở hầu hết châu Á không phải là sự chắp vá. Những quốc gia Á châu đã không biến đổi Phật giáo nguyên thuỷ được truyền từ Ấn độ (trước khi Hồi giáo xâm lược và Ấn giáo trổi dậy). Điều này rõ ràng ngay cả những điều bí truyền như Kim cương thừa được truyền bá trực tiếp từ Ấn độ đến Tây tạng, từ Ấn độ sang Nam dương, từ Ấn độ sang China và Japan và từ Ấn độ đến Đông Nam Á.

Vì vậy Phật giáo Kim cương thừa không đơn thuần là yếu tố Tây tạng hay Japan, nó đã tồn tại xuyên suốt Á châu và vẫn tồn tại rất mạnh mẽ tại Japan và một ít tại China.

Thiền tông đã chiếm vị chính trong Kinh điển Phật giáo chẳng hạn từ kinh Lăng già, trình bày giáo nghĩa của Phật tính. Thiền tông được truyền trực tiếp từ Ấn độ bởi Tổ sư Ấn độ Đạt Ma, người dùng giáo nghĩa Phật tính, giảng dạy phương pháp cho đệ tử để nhận ra thực tính bổn nhiên của họ trong thiền tập. Giáo nghĩa thực hành này không chỉ lưu hành ở Đông Á nơi Thiền tông hiện diện, mà cũng ngay ở Tây tạng.

Những điểm sinh động này chứng tỏ Phật giáo được truyền bá từ Ấn độ đến Tây tạng, đến Japan, đến Đông Nam Á hay đến China là giống nhau; tại mỗi quốc gia, giáo pháp đã không bị biến đổi bởi những người bản địa như những học giả từng tuyên bố như vậy.

Cuối cùng, chúng ta có thể kiểm nghiệm và bác bỏ ý kiến cho rằng Kim cương thừa hay Đại thừa Phật giáo chỉ đơn giản là sản phẩm pha lẫn Phật giáo với những yếu tố Ấn giáo. Nếu PHật giáo loại bỏ tất cả những yếu tố thông thường của nó với những tôn giáo khác thì gần như chẳng còn gì. Vì Phật giáo phát sinh từ tiểu lục địa Ấn độ giống như Ấn giáo, nên nó cũng phải dùng những thuật ngứ và thành ngữ như tantra hay sutra. Các học giả phương tây có nghĩ rằng Phật giáo nên dùng những thuật ngữ của tiếng La tinh?

Như Sakya Trizin Rinpoche nói: " có những người đề xuất rằng Phật giáo Tantra không thuộc Phật giáo thuần khiết bởi vì nó bao gồm nhiều yếu tố thực hành của Ấn giáo. Đây là lý luận giả tạo bởi vì những phương pháp nhất định là ranh giới sẽ được chia sẻ bởi những truyền thống tôn giáo khác. Giả thiết chúng tôi phải loại bỏ mỗi và mỗi nhân tố thực hành chia sẽ với truyền thống Ấn giáo, trong trường hợp đó chúng tôi phải bỏ sự rộng lượng, đạo đức và nhiều thứ nữa".

Những học giả cố gắng một cách hoan hỉ làm ngang bằng Phật giáo về mặt thực hành với các tôn giáo khác. Một số nói rằng khái niệm pháp thân của đức Phật (hiện thân qua các bổn tôn như Kim cương trì) như bản thể tối thượng của đức Phật là bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nhất thần luận của Hồi giáo. Một số nói rằng Kim cương thừa của Tây tạng thật sự là pha lẫn với đạo Bon truyền thống Tây tạng, trong khi những người khác nói hoàn toàn khác nhau---- rằng ở Japan nó là Thần đạo có nguồn gốc thần bí từ tư tưởng của Kim cương thừa. Và bây giờ, chúng ta cũng có những học giả nói rằng ở Ấn độ Kim cương thừa đã được đồng hoá từ Ấn giáo sang Phật giáo. Hiện nay, chắc chắn có nhứng học giả ngay cả bắt đầu nói rằng Ki tô giáo không phải là một tôn giáo của chính nó mà thật sự nó được sáng tạo bởi những người Do thái đã tiếp nhận luồng gió từ những lời dạy của đức Phật, hay ngay cả rằng đức Ki tô đã từng sang Ấn độ và học với Phật giáo.

Thật quá dài dòng đòi hỏi để nói rằng những giáo thuyết này là đúng sự thật, nhưng chắc chắn rõ ràng rằng những hành giả không nên sa lầy mà tin tưởng vào tất cả những gì các học giả đã đề xướng. Người ta nên thấy từ bên trên, chúng ta không nên sa vào cảm tính với những điều suy diễn và những ý tưởng mâu thuẩn.

13- CÓ PHẢI CHẢNG NGHI LỄ, SỰ TÁN TỤNG Ở NHỮNG NGÔN NGỮ Á CHÂU, SỰ CÚNG DƯỜNG LÊN CHƯ PHẬT, SỰ KIẾN THIẾT NHỮNG TỰ VIỆN "HÀNH TRANG VĂN HOÁ" VÀ NHÂN TẠO TỪ CHÂU Á LÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI NÊN BỎ ĐI Ở PHƯƠNG TÂY, VÌ NÓ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG VỚI THỜI ĐẠI VÀ KHOA HỌC PHƯƠNG TÂY ?

Phải tốn một thời gian dài để Phật giáo được truyền đến từ Ấn độ đến các nước Á châu. Một cách phổ thông, Phật giáo được truyền đến từ một nước đến một nước lân cận thông qua một thủ tục chính thức bao gồm hầu hết các quốc gia không kể là Tích lan, Tây tạng, Japan, hay China . Các đạo sư Phật giáo, đã quang lâm qua sự mời thỉnh của Hoàng gia, đã chuyển dịch và giảng dạy giáo pháp một cách nhuần nhuyển và cẩn thận tại xứ sở tiếp nhận Phật giáo. Rồi thì sự "truyền đăng tục diệm" đã được kế tục bởi những đệ tử xứng đáng.

Hiện tại, Phật giáo đã được truyền sang phương tây. Nhiều vị đại sư,hay các thiền sư như đức Dalai Lama, Chogyam Trungpa, Suzuki, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiên Ân,... đã từ Châu Á đến phương tây. Các ngài đã làm những việc như một sự giới thiệu rộng rãi và có thể giảng dạy giáo pháp thuần khiết, có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Chúng ta phải làm cho giáo pháp được thuần khiết, và loại bỏ những khía cạnh không thuần khiết của nó như sự phân biệt chủng tộc chẳng hạn. Có một điểm thông thường là người ta bị mang tính vị chủng và nghĩ rằng văn hoá của người ta hơn hẳn những người khác, và rằng những ý tưởng và phương pháp ngoại lai dường như là những hành lý hay hàng hoá nhập cảng cần phải loại bỏ. Đây là nét đặc trưng ở tất cả mọi người dù bất cứ đâu, đông hay tây. Không phải không có những Phật tử bản địa có tính vị chủng, và quan điểm chủng tộc thượng đằng, và từ chối những gì không phải văn hoá hay phong tục bản địa xuyên qua vấn đề này.

Tại sao người ta vội vả mang Phật giáo đến và lại cố gằng loại bỏ những khía cạnh hay bề ngoài ngoại trừ một sự kiểm nghiệm một cách đúng đắn, nhẫn nại, chính xác điều gì chúng ta đang làm?

Nếu có những điều có tác dụng cho một số người và không có tác dụng với những người khác, chỉ có một kết luận được nêu lên là: mỗi người thì khác nhau! Khi Phật giáo vào phương tây, phương tây sẽ làm thích nghi và thay đổi,và khía cạnh bên ngoài của Phật giáo sẽ thích nghi. Nhưng hiện tại chúng ta không nên vội vả với chương trình này.

Tai Situ Rinpoche đã giải thích một cách xuất sắc vấn đề này:
"Từ khi tôi đến phương tây, nhiều người đã nói về sự cầu nguyện và thực hành bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha, China,...Người ta rất quan tâm về vấn đề này, bởi vì người ta nói rằng khi người ta cầu nguyện bằng tiếng Tây tạng người ta không biết người ta đang nói gì.

Khi tụng niệm bằng ngôn ngữ của người ta, người ta biết người ta đang nói gì, và điều này làm người ta cảm thấy phấn chấn hơn. Đấy là sự hiểu biết được, có phải thế không? Và bằng cách nào đấy nó sẽ xảy ra, không phải nó phải xảy ra, nó sẽ xảy ra. Nhưng điều này sẽ không xãy ra bởi sự vội vả hay bất đắc dĩ của mọi người, mà xãy ra một cách thích hợp.

Tôi nghĩ đến độ chắc chắn điều ấy đã xãy ra một cách thích nghi, rất tinh tế. Nhưng cho toàn bộ giáo pháp, toàn bộ kinh điển, điều ấy đã xãy ra rất là, rất là tế nhị. Tế nhị, không phải chỉ tế nhị về phương diện xã hội, nhưng trong sự phù hợp với sự truyền thừa như đã được tiếp tục xuyên qua lịch sử.

Đầu tiên giáo pháp được chuyển sang tiếng Phạn, rồi được chuyển sang tiếng Tây tạng, qua nhiều thế kỷ, hơn nghìn năm. Đấy quả là thời gian thật là dài. Bây giờ giáo pháp được chuyển sang tiếng Anh và những ngôn ngữ khác. Sự chuyển dịch thế đấy đã xãy ra trong một phong thái thiêng liêng và thánh thiện và không phải là sự chuyển dịch cấp tốc ở một hội nghị mậu dịch thương mãi thế giới. Người ta hài lòng như vậy; người ta chuyên môn ở nơi ấy, và người ta chuyển dịch tất cả những lời phát biểu sang tất cả những ngôn ngữ cần thiết. Nhưng không thể làm như vậy trong sự chuyển dịch giáo pháp.

Tôi thấy những gì đang xãy ra, và tôi nghĩ rằng sẽ không thể tránh được, rằng sự chuyển dịch của chúng tôi sang tiếng Anh và những ngôn ngữ khác sẽ được chu tất trong 3 ngôn ngữ. Bởi vì giáo pháp nguyên bản từ Ấn độ, những mật ngôn (mantra) bằng tiếng Phạn và những thành ngữ âm tiết khác chắc chắn phải luôn luôn giữ lại bằng tiếng Phạn và sẽ không được chuyển dịch.
Những đạo sư Tây tạng đã không bao giờ chuyển dịch những mật ngôn (mantra) từ tiếng Phạn. Trong văn cầu nguyện đặc biệt, được viết bởi đức Karmapa thứ ba, ngài bao gồm câu này - Nam mô Đạo sư- (namo guru, nghĩa là kính lễ đạo sư). Đệ tam Karmapa đã viết âm tiết Namo Guru tiếng Phạn bằng ngôn ngữ Tây tạng.

Không có ai nói bằng tiếng Phạn, nhưng ngài đã phiên âm tiếng Phạn qua ngôn ngữ Tây tạng, nên phải có lý do cho điều này. Điều thứ nhì, sẽ rất quan trọng để giữ những trích đoạn bằng tiếng Tây tạng. Và rồi, hầu hết những kinh điển sẽ được dịch sang ngôn ngữ địa phương. Đấy là những điều tôi thấy cần thiết bày tỏ. Tôi chia sẽ nguyện vọng với người ta trong vấn đề này.. Tôi nghĩ rằng tất cả những hành giả đều cầu nguyện cho sự chuyển dịch được xãy ra một cách nhanh chóng và chính xác mà không làm tổn hại đến sự truyền thụ, và sự gia hộ. Chúng tôi có rất nhiều kinh điển, nghi thức vi diệu, nhưng sẽ không có sự gia hộ nếu không có sự truyền thụ. Nếu sự chuyển dịch chỉ là kết quả của sự sợ hải hay khát vọng của người khác thế thì sẽ không có lợi ích. Sự chuyển dịch phải xãy ra trong phong cách thuần khiết và lành mạnh.

14- CHÚNG TA CÓ THỂ NHÌN MỌI HIỆN TƯỢNG LÀ THUẦN KHIẾT NGAY LẬP TỨC KHÔNG?

Câu hỏi này có thể được nhìn ở cả hai phương diện tương đối và tuyệt đối.

Một cách tương đối (ở trình độ của chúng tôi), có xấu và tốt; có giới hạn của đúng và sai. Một cách tuyệt đối, ở trình độ của đức Phật, trình độ mà chúng tôi chưa thực chứng, vị ấy nhận rõ không có sự phân biệt của các hiện tượng.
Như một đức Phật, ngài nhận rõ rằng hiện tượng chỉ đơn giản bị phân biệt là tốt và xấu xuyên qua khuynh hướng của tri giác và ngã chấp của tâm thức một người.


Nếu một người vẫn còn lệ thuộc vào thế giới tương đối, thì người ấy phải phân biệt thế giới và những gì nó chứa đựng như tốt và xấu. Những ai vẫn tồn tại trong thế giới tương đối phải phán xét. Người ta phải học cái đúng từ cái sai trước khi người ta nhận ra được tính bât nhị (không hai).

Trước nhất, người ta phải tranh luận và phân biệt đúng và sai, và tiếp tục thực tập. Đề nghị của chúng tôi là, thông qua việc thực tập bất cứ điều gì, hãy "giả vờ" rằng tất cả đều thuần khiết.

Dần dần hiện thực của tính bất nhị sẽ trỗi dậy. Chúng ta có thể giả vờ thấy mọi thứ như sự trống rỗng của tính bất nhị trong thực tập, nhưng chúng ta chưa có thể biến thành hiện thực điều này trong cuộc sống thực tế. Thông thường, một người chưa thực chứng được tính bất nhị, không thể trở thành một vị bồ tát.

Nhất thời, trong chiến tranh Việt Nam, Hoà thượng Thích Quảng Đức và những tu sĩ khác, trong thực tế có thể thực hành được, có thể trong trạng thái thiền định, tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo. Người ta có thể thực hiện đưọc, người ta có thể làm điều ấy. Tuy nhiên, mới gần đây, một số người ở châu Âu, cố tự thiêu để chống lại chiến tranh ở bán đảo Balkan. Sự khủng khiếp đã hiện rõ trên khuôn mặt người ấy khi lửa đang cháy.

Vì vậy có một sự khác biệt. Chúng ta không thể trở thành "thấy" mọi thứ như bất nhị và thuần khiết cho đến khi chúng ta thực chứng điều ấy.

Chúng ta hãy từ từ chậm rãi với điều này. Như Situ Rinpoche đã nói, chúng ta trước có tự ngã, chúng ta sống với nó, rồi thì chúng ta thanh toán nó từ từ như một hợp đồng. Chúng ta không thể làm tất cả, không thể chấm dứt bản ngã của chúng ta ngay liền lập tức.

15- MỤC TIÊU ĐÚNG THỰC CỦA PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH QUÁN TƯỞNG CỦA KIM CƯƠNG THỪA LÀ GÌ?

Quán tưởng đặt nền tảng trên khái niệm của Phật tính. Bản tính tự nhiên hay bản chất của tất cả chúng sinh thì giống nhau và không khác gì ở một đức Phật. Tất cả chúng ta có những hạt giống tiềm tàng giống nhau tính cố hữu tự nhiên để trở nên giác ngộ nhưng do những phiền não của chính chúng ta, chúng ta không thể thực chứng giác ngộ.

Vì tất cả chúng ta đều có Phật tính, sự thực hành quán tưởng giúp chúng ta phát triển điều ấy và cho phép hay làm cho chúng ta có khã năng "thấy" Phật tính của chúng ta. Điều này là, bởi vì thông qua việc thực hành quán tưởng, trước nhất chúng ta hình dung một đức Phật, hay một vị Bồ tát như Bồ tát Quán thế Âm chẳng hạn.

Vì vậy, ví dụ, chúng ta hình dung Quán thế Âm , hay Phật Di Đà, Chuẩn Đề,... ở trên đầu chúng ta và ngay lúc ấy chúng ta nghĩ rằng " Di Đà là một đức Phật, riêng biệt với tự chúng ta". Đấy là giai đoạn mà chúng ta phát sinh, hay sáng tạo (quán tưởng) một đấng giác ngộ như riêng biệt với chính chúng ta.

Rồi thì, khi trì tụng mật ngôn, chúng ta quán tưởng chính chúng ta là vị bổn tôn mà ta đang hình dung. Vì vậy, chúng ta không còn nghĩ bổn tôn là riêng biệt với chúng ta. Chúng ta đang nói rằng " chúng ta là bổn tôn"-I am the Bodhisattva of Compassion- Đấy là giai đoạn mà chúng ta hoàn tất việc thực hành.


Mục tiêu của sự quán tưởng chính ta là một đấng giác ngộ vì tất cả chúng ta đều có Phật tính (chúng ta đều có bản chất giác ngộ, bản chất của Phật Di Đà hay bất cứ một đức Phật hay một Bồ tát nào khác). Nhờ thông qua việc thực hành quán tưởng, chúng ta nhận ra bản chất tự nhiên của chúng ta như Quán Tự Tại, hay Di Đà, hay Chuẩn Đề,...Chúng ta đang quả quyết và quét sạch phiền não bằng việc nhận ra (ngộ) chúng ta có Phật tính.

Quán tưởng được xử dụng vì vậy những hành giả "giả bộ" họ là những đấng giác ngộ... nhưng thực tế chúng ta thực sự là những đấng giác ngộ về bản chất, tất cả chúng ta thật sự và vốn dĩ là những đấng giác ngộ, nhưng chúng ta không nhận ra điều này, chúng ta không đạt được sự thực chứng này.

Quán tưởng giúp chúng ta, bởi vì cuối cùng chúng ta thực sự không giả bộ. Người ta cũng có thể nói rằng nó giúp hành giả phát triển khã năng của một đấng giác ngộ. Trong trường hợp cá biệt, nếu chúng ta quán tưởng Quán Tự Tại, và làm việc thực hành đấy bao gồm với việc hổ trợ chúng sinh, rồi thì khi chúng ta không đang thiền quán chúng ta sẽ phát triển đức tính từ bi. Chúng ta sẽ đem sự thiền quán vào đời sống hằng ngày. Vì vậy mặc dù chúng ta rời bỏ thiền quán một cách nghi thức hoá nhưng sự thiền quán không rời chúng ta.

Thực hành quán tưởng bổn tôn cần có thời gian để phát triển. Điều ấy bao gồm cả sự thiền quán tịch tĩnh bất biến ( điều quán tưởng mà chúng đang thiền quán) và tuệ trí thiền quán (khi chúng ta căn cứ vào tâm trí trong tính trầm tĩnh, nhận ra rằng không có sự phân biệt giữa cá nhân thực hành và đấng giác ngộ).

16- NGỒI XUỐNG THIỀN QUÁN HAY CẦU NGUYỆN MỘT CÁCH GIẢN DỊ NHƯ THẾ CÓ CÔNG ĐỨC KHÔNG? TẠI SAO CÚNG DƯỜNG BẰNG CÁCH QUÁN TƯỞNG RẤT DỒI DÀO CÔNG ĐỨC ? CÔNG ĐỨC CÓ BỊ MẤT KHÔNG?

Khi chúng ta ngồi xuống thiền quán, chúng ta đang cố gắng để trở thành giác ngộ. Trong tự thể, sự cảm ứng đấy mang lại rất nhiều công đức. Khi chúng ta cầu nguyện cho một người nào đấy hay cúng dường công đức hành trì đến những người khác, sự ảnh hưởng là "khối cầu tuyết" vì chúng ta đang tạo nhân duyên để công đức hiện tại được dùng lần nầy lần nữa,... cùng lúc chúng ta tiếp nhận công đức để phát triển lòng vị tha để hổ trợ những người khác thông qua việc cầu nguyện.

Quán tưởng cúng dường rất dồi dào công đức bởi vì (khi chúng ta dùng tâm nghĩ nhớ đến lòng từ bi của chư Phật) nó tạo nên một dấu ấn tâm linh sâu sắc. Khi chúng ta đi ngang qua một vườn hoa, chúng ta quán tưởng nó được cúng dường. Điều này không chỉ phát triển dấu ấn tâm linh sâu sắc mà còn tiếp nhận công đức rất dồi dào bởi vì nó không bị ảnh hưởng bởi những chướng ngại trần tục. Khi chúng ta cúng dường bằng vật chất thì luôn luôn có khã năng rằng trong sự cắt hoa sẽ có côn trùng bị chết hay những điều tương tự như thế. Nhưng khi cúng dường bằng tâm linh thì chúng được làm băng sự thuần khiết và không bị cấu uế của sinh tử luân hồi.

Công đức có tính chất thời lưu, công đức mà không được dâng hiến hồi hướng đến giác ngộ, nó sé bị mất. Công đức dâng hiến đến giác ngộ thì không bị mất.

17- THẾ NÀO LÀ NÉT TIÊU BIỂU CỦA CON ĐƯỜNG CHO NHỮNG NGƯỜI SƠ CƠ BẮT ĐẦU THỰC TẬP, TRÌNH ĐỘ KIÊN CỐ TIN CHẮC, SỰ SÙNG ĐẠO CỦA MỘT NGƯỜI DẪN ĐẾN SỰ THỰC TẬP, PHÁT NGUYỆN, THAM DỰ KHOÁ TU,V.V...?

Nét tiêu biểu của một người bắt đầu trong truyền thống Phật giáo đầu tiên sẽ là tìm một đạo sư, một thiền sư, hay một vị thầy có đủ tư cách, có đủ năng lực, có đủ trình độ để nương tựa, quy y, học đạo. Người ấy cũng có thể ôn lại những đỉều căn bản như: sự quý báu được sinh làm người, sự vô thường, nghiệp báu, và sự khổ não của luân hồi.

Sự thực tập sẽ bao gồm sự tịch tĩnh bất thối và tuệ trí thiền định tuyệt hảo. Những lời phát nguyện nhất định sẽ bao gồm Bồ tát nguyện và giới pháp tương ứng cho cư sĩ (ngũ giới) hay tu sĩ. Chúng tôi không chắc rằng một người bắt đầu có nên theo một khoá tu dài hạn hay không: có thể vài ba ngày hay một tuần lễ có thể có lợi ích hơn, vì quá dài có thể là quá nhiều cho những người mới bắt đầu.

Thông thường sự thực tập Quán Âm (Bồ tát Từ Bi) sẽ được truyền trao ở trình độ này.Vài đạo sư có thể mở đầu cho bạn với sự "thực hành thuần khiết tịnh hoá", trước nhất bao gồm sự quy mệnh và và trì tụng cầu nguyện quy y. Thật sự nó còn tuỳ thuộc điều gì người ta muốn đạo sư truyền trao và điều gì đạo sư cảm thấy cần thiết nhất để trao truyền, vì vậy rất rộng rãi.

Với sự tĩnh thức của những lời bạn phát nguyện và dâng hiến là con đường thiện để bắt đầu tận tâm, tận trí, tận lực và tính kiên định trước sau như một với sự thực hành thiền định. Khi bắt đầu, bạn chỉ cần khoảng 10 đến 15 phút một ngày để thực hành như một người bắt đầu. Bạn không thể cố vùi vào việc thực hành thiền định quá dài khi mới bắt đầu.

18- CÓ PHẢI SỰ TỰ VỆ LÀ MỘT PHẦN CỦA TỰ NHIÊN? CÓ THỂ CHẤP NHẬN HOÀ BÌNH KHÔNG?

Thiên nhiên đã cho những chủng loại khác móng vuốt, mõ nhọn, răng nanh, và sừng để chúng tự bảo vệ. Thiên nhiên cũng sản sinh động đất, lụt lội, giông bão, núi lửa và sao chổi. Có phải thiên nhiên toàn hảo? Có phải bất cứ những gì của thiên nhiên đều phải đúng? Chúng ta là chim, sói, bụi hồng,... hay là loài người?

Lý lẽ này ( rằng là, lý lẽ rằng " nếu thiên nhiên đã làm như thế, vì vậy ta cũng làm như thế") không cân bằng và không thích đáng. Điều này giống như khi những tôn giáo phản đối sự kiểm soát sinh sản bởi vì điều ấy phản tự nhiên hay thế nào những tôn giáo không cắt hay cạo tóc bởi vì điều ấy làm ngăn trở sự phát triển một cách tự nhiên. Có những loài vật ăn cả con chúng nó---có ai nghĩ rằng loài người cũng cần phải làm điều đó!?

Hãy nhìn chủ nghĩa hoà bình, một cách phổ quát đó là phương cách đúng đắn để giải quyết những vấn đề, hay đối diện với những tình huống. Nếu người ta biết rằng xử dụng sự phẩn nộ hoàn thành một mục tiêu trong sạch thì có thể điều đó đúng---sự xử dụng vũ lực để chấm dứt các cuộc thế chiến ở Châu Âu, với ý nghĩa trọn vẹn, là một nghĩa vụ đạo đức. Nếu người ta để ý, trong những lời nguyện của Bồ tát là từ bi và vị tha, một người có thể phải vượt qua một lời nguyện như hoà bình hay không sát hại (hay những điều khác) nếu điều ấy vì lợi ích của chúng sinh. Nhưng hành giả phải rất cẩn thận không dùng Bồ tát nguyện như một lý do để có những hành vi sai phạm, hay bạo động.

19- THIỀN TẬP VÀ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Tôi tin rằng thiền định là một hình thức tuyệt hảo để rèn luyện và bồi dưỡng sức khoẻ tinh thần. Nhưng tôi không tin đấy tất yếu là con đường duy nhất để giác ngộ. Một người bạn của tôi "H" cũng là tu sĩ đã dùng Prozac (an anti-depression drug). Tôi không muốn khiếm nhã, nhưng qua bao năm tu tập thiền định đã giúp gì cho "H".

Trước nhất, đừng bao giờ phán đoán Phật giáo, bất cứ một tôn giáo hay một nhóm người, đơn giản dựa trên những hành động của một hay nhiều cá nhân. Chỉ vì tôi phải cạo râu mỗi ngày, có phải rằng mỗi Phật tử cũng làm như thế? Cũng vậy, có phải tu sĩ "H" đã chứng ngộ. Chắc chắn là, trừ khi một tu sĩ đã chứng đạo, người ấy sẽ xuất hiện rất bình thường và cũng có những phiền não giống như tất cả những người bình thường khác.

Chỉ vì một người nào đấy mang cà sa trên mình, hay ngay cả thiền tập một thời gian dài lâu, không có nghĩa là người ấy sẽ tự động trở thành một vị Phật.

Thiền định không chỉ là một sự rèn luyện sức khoẻ tinh thần; nó không chỉ để thư giản hay thụ hưởng an lạc. Thiền định là sự thực tập để được tuệ trí và hiểu biết.

20- NGHIỆP BÁO VÀ NHÂN DUYÊN

Một người quan tâm đến NGHIỆP hỏi rằng: "Tôi nghe nói rằng, tất cả những trẻ thơ được sinh ra với sự chậm phát triển, đần độn, hay thiếu tay thiếu chân bị 'trừng phạt' như vậy, và rằng nó không là, ví dụ, một số phận, hay kết quả kém lành mạnh của sản phụ?"

Đức Phật tuyên bố rằng, có ba điều hiểu sai về nghiệp---rằng :
1) tất cả mọi thứ hiện hữu không có nguyên nhân nào
2) tất cả mọi thứ được tạo ra bởi đấng tạo hoá
3)tất cả mọi thứ hoàn toàn bị chi phối bởi nghiệp (vì vậy nó trở thành như số phận)

Chúng ta tiếp tục về thế nào sự khổ đau của loài người, bất kể là người thì sinh ra thiếu tay hay chân hay người thì bị ngược đãi bởi chiến tranh hay sự diệt chủng. Chúng tôi nghĩ rằng sự hiểu sai người hỏi câu hỏi ấy là cho rằng nghiệp là quy trình của số phận. Nghiệp không là hệ thống của số phận.

Nghiệp gieo trồng hạt giống, và khi những điều kiện chung quanh đầy đủ, đó là hạt giống nghiệp chín muồi (để nghiệp trổ quả). Đời sống của bạn không bị quyết định trước.

Nếu có người nào thắc mắc bất cứ điều nào của "ba sự hiểu sai về nghiệp" câu hỏi dường như đúng.

1-Nếu mọi thứ hiện diện không có nguyên nhân, điều rất buồn là có người đã được sinh ra trong một điều kiện rất xấu.
2- Nếu mọi thứ do một đấng tạo hoá sinh ra, điều ấy thật khủng khiếp vì rằng đấng tạo hoá đã cho phép điều đó hiện hữu, và cho phép điều kiện tệ hại như vậy hiện diện.
3- Nếu mọi thứ là do sự quy định của số phận, rồi thì chúng ta chỉ đơn giản là những chú người máy, không có sự kiểm soát nào đáng kể với kết quả của bất cứ điều gì.

Nhưng Đức Phật dạy rằng không có điều nào trong ba điều trên, và nghiệp không nằm trong những sự hiểu sai lầm này. Hạt giống cho từng nghiệp được hiện diện và có chín muồi để trổ quả (như trường hợp một sản phụ không khoẻ mạnh)...không phải vì nó bị quyết định trước!

21- Tôi không tin rằng nghiệp của thú vật thì thấp hơn loài người. Con chó của tôi thì tỏ vẻ có lòng thương mến và kém ích kỷ hơn bất cứ người nào mà tôi từng gặp. Tại sao có thể như vậy được?

Người ta đã lầm lẫn thói quen tâm lý và nghiệp lực. Con chó đó chỉ hành động theo thói quen, không phải là kết quả của nghiệp. Nghiệp lực của thú vật không có liên hệ gì với việc nó thể hiện lòng vị tha hơn hay kém loài người. Con chó đó ở trong một điều kiện tốt, so sánh với vô số các thú vật khác. Hầu hết thú vật sống một đời sống khốn cùng, con chó đó là một trong những con thú có nghiệp lực may mắn nhất.

Khối lượng nghiệp trong một cá thể chúng sinh thì vô cùng . Vì vậy, nghiệp lực đặc biệt chín muồi để con chó đó tái sinh không phải từ tất cả chủng tử nghiệp. Con chó đó cũng có thể có rất nhiều nghiệp tốt! Có thể những chúng sinh rất đạo đức, ngay cả những vị sắp tiến lên địa vị Bồ tát, đã tái sinh là thú vật qua nhiều kiếp sống. Đấy cũng có thể là trường hợp.

Có khái niệm gọi là "đời sống thứ ba" trong PHật giáo điều mà chúng ta cũng cần nên hiểu:
- Trong một đời sống (thứ nhất), một người có thể thực hành những hành động tử tế.
- Trong đời sống kế tiếp,(thứ hai) người ấy được những hạnh phúc to lớn, giàu có, danh vọng và may mắn. Nhưng, họ có thể đã xử dụng vận mạng may mắn ấy cho những mục tiêu ích kỷ.
- Vì vậy, trong đời sống "thứ ba", những nghiệp lực xấu (của những đời trước nữa) đã trổ quả và họ bị đau khổ.


Nhân loại nên nhận thức rằng sự tồn tại của loài người là quý báu như thế nào.Nếu chúng ta không xử dụng những hạnh phúc mà chúng ta có cho những mục tiêu tốt đẹp và không đơn thuần là những mục tiêu trần tục, chúng ta chỉ lường gạt chính chúng ta.

Trong Phật giáo, mỗi chúng sinh có khã năng tiềm tàng hay tính giác bản nhiên để trở thành một vị giác ngộ. Chỉ nghiệp lực của một chúng sinh, những nghịch duyên, và tai hoạ đã tạo nên chướng ngại cho điều này. Phật tính của con chó đó thì không khác gì Phật tính của mỗi chúng ta.

22- Sự tái sinh giải thích thế nào cho sự gia tăng dân số trên trái đất?

Loài người không phải là những chúng sinh duy nhất được tái sinh! Khi nhân loại tiến hóa và gia tăng số lượng trên trái đất, thì cùng lúc ấy vô số chủng loại khác đã chết trong quá khứ.

Cũng vậy, thật sai lầm nếu cho rằng không có những thế giới khác với những chúng sinh có thể tái sinh trên trái đất. Có vô số loài vật và côn trùng trên trái đất này, nhiều hơn thế nữa để so sánh với con người, có thể tái sinh làm người. Khi dân số gia tăng, số lượng loài vật và côn trùng giảm đi. Địa chất học và lịch sử đã chứng minh rằng , đã từng có khi những chủng loại đã trở nên tràn ngập hay thống trị, chúng thường bị tuyệt chủng.

Dân số nhân loại gia tăng không mâu thuẩn với tái sinh; nó chỉ đơn giản có nghĩa rằng có nhiều chúng sinh tái sinh vào cõi người.

23- Có phải mỗi chúng sinh đều có bản chất Phật?
Thế nào là bản chất Phật ở mỗi chúng sinh?


Mỗi chúng sinh đều có một bản chất cố hữu y hệt và không khác gì bản chất nơi một đức Phật. Tất cả chúng ta cùng có tiềm tàng một hạt giống và bản chất tự nhiên để trở nên giác ngộ. Nhưng trãi qua vô thuỷ sinh tử luân hồi, nghiệp chướng che lấp, chúng ta không thấy được bản chất giác ngộ sẳn có ở mỗi chúng ta. Không có chúng sinh nào có bản chất tội lỗi bởi vì mỗi chúng ta đều có sẳn hạt giống giác ngộ như một kho tàng đang bị vùi lấp.

Bản tính Phật của mỗi chúng ta, hay hạt giống bản chất để giác ngộ, giống như vàng chôn lấp dưới nhà một người mù loà và nghèo khổ.

Người này không chỉ không nhận thức được kho tàng dưới nhà mình, nhưng người ấy cũng không thể thấy vì mù loà, và cũng không thể đào được kho tàng qua thời gian chồng chất. Vì vậy, người ấy sẽ luôn luôn nghèo khổ, ngoại trừ một người hảo tâm nào đấy chỉ cho người mù ấy rằng có kho vàng này tồn tại. Và người ấy sẽ vẫn nghèo, ngoại trừ có ai đấy hổ trợ khai thác kho vàng.

Cũng giống như thế, vô số chúng sinh đã không nhận biết được rằng họ có thể vượt thắng khổ đau và đạt được phẩm vị của một đức Phật. Không chỉ họ không nhận thức, không phải họ không nhận biết, nhưng thường tất cả những loại phiền não chướng ngại, điều mà chúng ta phải vượt thắng, và vì vậy chúng ta thường cần sự giúp đở của một Đạo sư có đạo lực , hay một vị thầy chỉ cho phương pháp tu tập để nhận được bản chất Phật, trong mỗi chúng ta để thành tựu trên con đường giác ngộ, giải thoát và đạt được bản chất Phật của mỗi chúng ta.

24- CÓ PHẢI SỰ HIỆN DIỆN CỦA LOÀI NGƯỚI LÀ QUÝ GIÁ?

Quý giá, nhưng mong manh, sự tồn tại cho phép người ta cơ hội để thực tập những pháp môn giác ngộ giải thoát. Ngoài tất cả sáu cõi luân hồi ( địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, loài người, a tu la, và chư thiên), loài người là sự tồn tại quý giá nhất bởi vì người ta thoát khỏi những cực đoan của thù ghét, đói khát, ngu si, ghanh tị hay kiêu hảnh. Người ta có thể nhận thức thấu đáo một cách hợp lý hiện tượng và dùng những khã năng tâm linh hay vật lý để làm lợi ích cho chính họ và những người khác. Trong những thế giới khác, chúng sinh bị chi phối quá mức bởi tình cảm, đau đớn hay lạc thú.

Sự quý giá được sinh làm người (với tất cả những giác quan trọn vẹn và khã năng hoàn hảo, trong một xứ sở hoà bình và nơi có giáo pháp của đạo Phật hiện hữu) là cần thiết để học hỏi và thực hành nhưng phương pháp giác ngộ giải thoát. Rất khó khăn để được sinh ra làm người, nếu chúng ta so sánh số lượng của các loài chúng sinh khác (ngay cả số lượng của côn trùng!) trên trái đất với loài người chúng ta có thể tưởng tượng một cách khó khăn, hiếm hoi như thế nào mà loài người có thể hiện hữu. Thân thể loài người cũng quý giá bởi vì thật dễ dàng mất thân người mà chúng ta đã có được và chúng ta phải gìn giữ một cách cẩn thận. Vì vậy, hành giả phải ôn lại một cách sâu sắc với sự hiện hữu của chính mình và đừng để cuộc sống của mình trôi qua một cách hoang phí. Hành giả nên dùng thân người quý giá của mình để thực thi đạo đức và thực hành đạo pháp một cách toàn mỹ. Phương pháp này, chúng ta có thể hoàn thành lợi ích cho chính mình và người khác.

25- SỰ TỒN TẠI CỦA VÔ THƯỜNG

Sự tồn tại hay sự hiện hữu của loài người, cùng tất cả các hiện tượng, là nhất thời. Không có điều gì hay sự kiện nào liên hệ với tự nhiên là tồn tại vĩnh cữu và tất cả những sự tồn tại ấy thì tiếp tục chuyến biến thay đổi không ngừng. Tất cả những điều đó được hình thành và tàn hoại, tất cả những điều đó thì được chất chứa và rồi cạn kiệt, tất cả những điều đó được sinh ra và sẽ chết đi, và bất cứ người nào hay bất cứ điều gì chúng ta gặp với, tại cùng một thời điểm hay khác nhau, chúng ta cuối cùng phải khởi hành lìa xa từ nơi ấy.

Nhiều người quên rằng đời sống quý giá của họ thì mong manh và có thể mất đi một cách dễ dàng.Người ta không hiểu rằng sự "chết" chỉ là một sự kiện có thể bảo đảm điều tiếp theo sẽ là sự "sinh". Chúng ta hãy quán chiếu trên sự tồn tại của vô thường và KIÊN QUYẾT dùng đời sống của chúng ta với tất cả những thuận lợi của kiếp người để hoc đạo, hiểu đạo và tu đạo hầu có thể thoát khỏi sự khống chế của vô thường, hầu tự tại với vô thường, và làm lợi ích cho chính chúng ta cùng những nguời khác.

26- NGHIỆP NHÂN - TÁI SINH - NGHIỆP QUẢ

Nghiệp là hành động của một người, điều sẽ đưa đến kết quả (đơm hoa) và hậu quả (kết trái). Nghiệp là phổ biến và là luật của tự nhiên, tương tự như những luật khác của tự nhiên và vật lý đã thống trị, chi phối vũ trụ và vạn vật. Khi một người nào đấy đã có một hành động bằng thân thể, lời nói hay dù chỉ là suy tư, nó sẽ tạo ra một hạt giống và hạt giống ấy sẽ cho kết quả trong tương lai. Hạt giống ấy, với những điều kiện (duyên) thích hợp và thời gian có thể chín muồi. Sự chín muồi của nghiệp là kết quả của hành động (thân, khẩu, ý) của một người. Tuy nhiên hạt giống nghiệp ấy cũng có thể bị tiêu huỷ hay bị làm chậm trể sự xuất hiện của nghiệp quả.

Nghiệp không nên được hiểu lầm như số mệnh, đinh mệnh hay thiên mệnh. Điều này bời vì:
1- Một người tạo nghiệp cho chính người ấy.
2- Nghiệp luôn luôn thay đổi.
3- Nghiệp chỉ chín muồi dưới những điều kiện, và hoàn cảnh thích hợp.

Vì vậy nó không chính xác hay như số mệnh đã an bài rằng một hậu quả đặc trưng cho một hành động đặc trưng sẽ chín muồi tại một thời điểm định mệnh. Nghiệp mà ảnh hưởng đến người nào đấy ngay lúc ấy có thể là nghiệp nhân mới khoảnh khắc trước, hay có thể từ hàng triệu kiếp sống về trước.

Mỗi hành động mà chúng ta thực hiện cũng có thể hoặc là một động cơ trong sạch hay một động cơ kín đáo/ không trong sạch. Một khi chúng ta nghĩ ra một động cơ tâm lý (tức là chỉ trong tư tưởng), chúng ta đã hoàn thành và thực hiện một hành động, điều có thể hoặc là có ích hoặc là có hại. Người ta nên sáng suốt nhận thức rằng thỉnh thoảng động cơ và hành động có thể mâu thuẩn. Thí dụ, động cơ không thuần khiết của một người có thể là để xây dựng một công trình vĩ đại để người ấy trở nên nổi tiếng, nhưng trong hành động, điều này rất lợi lạc cho thế giới.

Hành động để lại dấu vết nghiệp hay hạt giống trong tâm hay tàng thức. Khi những điều kiện (duyên) thích hợp tương ứng, hạt giống có thể chín muồi và hậu quả cho hành động trước sẽ đưa đến kết quả.

Để tránh sự chất chứa tích luỹ những nghiệp xấu, 10 hành động không lành mạnh nên tránh là:
1- Giết hại những chúng sinh khác.
2- Lấy trộm của cải của người khác.
3- Hành động bất chính về tình dục.
4- Nói lời không đúng sự thật.
5- Nói lời thêu dệt, vu cáo người khác.
6- Nói lời độc ác.
7- Nói lưỡi đôi chiều.
8- Tham muốn tài sản hay ghanh tị với vật dụng của kẻ khác.
9- Phẩn uất, oán hận kẻ khác.
10- Cố chấp những quan điểm không chính đáng.

Năm giới lợi ích cho việc thực hành là:
1- Không sát sinh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
4- Không nói dối.
5- Không dùng chất say sưa, cần sa, ma tuý.

Những điều giới cấm này nên được quan niệm không như những mệnh lệnh nhưng như những hướng dẫn-chỉ đạo cho hành giả. Phương pháp này, chúng ta có thể hành động một cách đạo đức. Những kỹ luật như thế là việc làm căn bản cho thiền định.

Tâm chúng ta như một dòng suối của tàng thức sẽ tiếp tục lưu chuyển sau khi sự chết, xuyên suốt qua chương trình của tái sinh. Ở thời điểm của sự chết, tâm thức đi xuyên qua một thời điểm trung gian (thân trung ấm) và rồi được tái sinh ở một khoảnh khắc của sự thụ thai. Vì vậy tái sinh không liên quan đến một linh hồn hay một mãnh của thần linh hay bản ngã; tái sinh là sự tiếp tục của tâm thức. Tâm là sự vận động liên tục không ngừng; như dòng sông Hằng ở Ấn độ, thì luôn luôn ở đấy nhưng kinh nghiệm trãi qua, như nước có bao giờ thay đổi nhưng luôn luôn trôi chảy trên dòng sông. Tâm thức lại cũng tiếp tục như lửa của ngọn đèn sáp (nến). Khi một ngọn đèn tàn lụi, ngọn lửa lại được chuyển tiếp qua ngọn đèn khác.

Thói quen của tâm tính một người (tập khí) là những dấu vết đã tạo trãi qua đời này đến đời khác và thường kết hợp với dấu vết của nghiệp. Nghiệp chướng và thói quen tâm tính của một người là nguyên nhân cho sự tái sinh của một người trong một tình huống đặc biệt của kiếp sống.

27- MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN (hay 12 liên kết của sự xuất hiện độc lập của các hiện tượng)
NGỦ UẨN
CẤU TRÚC TỰ NGÃ


12 nhân duyên đã phác hoạ nên đường hướng mà sự tái sinh hiện diện, và nguyên nhân vì sao chúng sinh mãi tiếp tục sinh và tiếp tục tử và cứ tiếp diễn tử sinh.

(1)VÔ MINH, sự thật tự nhiên, nguyên nhân để chúng ta tiếp tục lún sâu vào (2) HÀNH, những hành động như đạo đức hay không đạo đức. Những hành động này tích lluỹ hạt giống nghiệp hay thói quen. Nghiệp này sẽ biến thành nguyên nhân để (3) THỨC tái sinh, bây giờ ý thức của một chúng sinh sẽ tái xuất hiện trong một thân thể khác. Chúng sinh sở hữu một (4) DANH SẮC, hay tâm phân biệt vật chất như là đối tượng bên ngoài. Sự phân biệt này dựa trên sự nhận biết cá nhân cho sự khởi lên của (5) LỤC NHẬP, hay sáu tri giác về màu sắc, âm thinh, mùi hương,vị nếm, xúc chạm, tư tưởng (pháp). Khi các tri giác không bị hư hỏng và hoạt động, chúng sinh tiến đến (6) XÚC, hay sự va chạm tiếp xúc với những hiện tượng bên ngoài.Tiếp xúc với đối tượng bên ngoài phát sinh ra (7) THỌ, cảm giác thích hay không thích. Những cảm thọ này tạo nên (Cool ÁI, tham dục cho một hiện tượng nào đấy. Tham dục dẫn đến (9) THỦ, sự gắn bó, quyến luyến những hiện tượng ưa thích. (10) HỮU,
Khi một chúng sinh tham muốn một hiện tượng nào đấy, họ thực hiện những hành động cố gắng đạt được sự tham muốn của họ. Như những hành động tích luỹ hạt giống nghiệp và thói quen, những điều sẽ dẫn đến, trong tương lai, (11) SINH và (12) TỬ.

Một khi SINH (và TỬ) lập lại, một chúng sinh sẽ lại tiếp tục lưu chuyển xuyên qua 12 nối kết trên (bắt đầu với VÔ MINH và tiếp tục).

Xuyên qua 12 nhân duyên chúng sinh chịu đựng sự tồn tại của 5 sự chứa nhóm hay 5 uẩn: sắc, thọ. tưởng, hành và thức. Chúng sinh như một con khỉ kẹt trong chiếc lồng, tin tưởng 5 uẩn rằng 5 uẩn này là cấu trúc của một cái ngã. Tuy nhiên, họ chỉ đơn thuần lừa dối chính họ.

Hữu tình si mê nghĩ rằng chỉ tri giác của chính họ là tri giảc thực nhất, rằng chỉ suy nghĩ của họ là những ý kiến đúng và sự tham muốn ích kỷ của chính họ phải được đáp ứng trước nhất. Những khái niệm như vậy được hình thành và xây dựng, dẫn đến trạng thái đầy dẫy sự giao động, chấp thủ, và ảo giác.



Sự tin tưởng và chấp thủ đến một tự ngã là một khái niệm mù quáng. Nó giống như những người mù quáng nào đó đi theo một giáo phái cuồng tín. Vì vậy tin tưởng như vậy đó là ích kỷ tự ngã.

Người Phật tử nên giải thoát khỏi sự tin tưởng tự ngã như vậy.
BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG (tu tập) 1- Viễn ly, 2- Tâm đại bi, 3- Tính không

28- SỰ TỪ BỎ, hay xa lìa, hay viễn ly

Khi chúng ta nhận thấy rằng sự khổ đau của kiếp luân hồi là vô ích và mong muốn giải thoát khỏi nó, chúng ta sẽ phát triển sự viễn ly. Xa rời vòng luân hồi không hàm ý phải lẫn trốn trong rừng và thiền định suốt quảng đời còn lại của chúng ta. Sự viễn ly là mong muốn chính đáng để được giải thoát. Nó là sự nhận thức rằng tám điều thế gian là vô ích. Tám điều thế gian là những sự liên quan và thất vọng trên (1) sự đạt được hay (2) không đạt được những gì chúng ta tham muốn, (3) cảm thọ vui hay (4)cảm thọ khổ, (5) danh vọng hay (6)không danh vọng và hoặc là ai đấy sẽ (7)nói những điều tốt hay (Cool nói không tốt về chính bản thân chúng ta.

Khi hành giả nhận thức rằng hạnh phúc thật sự và giải thoát thật sự là vượt lên trên tám điều ấy (Được hay mất; sướng hay khổ; vinh hay nhục; khen hay chê) thì sự viễn ly đã hiện diện.

Khi chúng ta nói đến giáo pháp ở đây chúng ta đang liên hệ đến niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân hồi, hay tính chất toàn hảo. Vì vậy để thể nhập vào con đường của đạo Phật, trước nhất chúng ta cần phát triển sự viễn ly (lìa bỏ) chính đáng, và điều này chỉ có thể căn cứ trên sự thấu hiểu sâu sắc bản chất tự nhiên của khổ đau - không chỉ những khổ đau rõ ràng, hiển nhiên mà chúng ta đã từng trãi nhưng cũng là khổ đau của sự biến dị vô thường, trong tỉ mỉ chi tiết, sự khổ đau lan tỏa trong tình trạng cùng khắp.

Vì vậy hành giả phải phát triển một cảm giác khiếp sợ và làm tan vở ảo tưởng với vòng luân hồi và những nguyên nhân cơ bản của nó - những tư tưởng và cảm xúc, ưu phiền, đau đớn, khổ sở. Từ trong chiều sâu của tâm thức của chúng ta, chúng ta phải có một cảm giác khiếp sợ trước những ưu phiền, khổ não và một nguyện ước chân thành để được giải thoát khỏi chúng. Nguyện ước chân thành để được đạt đến tự tại, giải thoát hay tự do với những ưu phiền khổ não là sự viễn ly chân chính.
29- Phát tâm giác ngộ hay tâm đại bi hay tâm bồ đề (bodhicitta)

Tuy vậy, chỉ sự nguyện ước này không thôi thì không đủ cho chúng ta đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Để được giác ngộ chúng ta phải phát sinh tâm bồ đề hay tâm tĩnh giác hay bodhicitta - khát vọng vị tha để đạt đến giảc ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sinh; một cách đơn giản đạt giải thoát cho chính lợi ích của chúng ta thì không đủ tích lũy công đức to tát cần thiết để giác ngộ. Chỉ bằng động cơ do tâm bồ đề (bodhicitta) chúng ta có thể tích lũy một kho tàng công đức như thế, bởi vì đối tượng của tâm bồ đề, tất cả chúng sinh, là vô lượng vô biên - nguyện vọng cát tường tốt đẹp cho tất cả chúng sinh phát sinh công đức rộng lớn.

Xa hơn, sự can đảm của một động cơ thực hành bởi tâm bồ đề là vô lượng và cũng như thế hầu hết năng lực của tích lũy của một kho tàng rộng lớn của công đức mà chúng ta cần đến. Vì vậy khía cạnh chính thứ hai của con đường là tâm giác ngộ, tâm đại bi, hay tâm bồ đề (bodhicitta).
30- Thông suốt tính không

Cuối cùng, ngay cả để đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi, tuệ trí thực chứng tính không là căn bản thiết yếu, bởi vì chi tuệ trí này là thuốc giải độc trực tiếp cho những ưu phiền, khổ não, vọng tưởng. Hơn thế nữa, khi bổ sung đầy đủ bởi tâm bồ đề, tuệ trí thức chứng tính không cũng có khã năng xóa tan sự u ám, mở tối dày đặc, kiên cố thành sự thông suốt mọi sự, sự toàn trí toàn thức và vì vậy tầm nhìn toàn hảo của tính không là khía cạnh thứ ba của con đường.

Ba phương diện chính yếu của con đường là rõ ràng, và súc tích và --- trong cách của chính nó --- đấy là hỏa ngục và đọa đày của địa ngục nói trên nhân quả của sự than van đau đớn của chúng ta, như thấy trong lăng kính sắc bén của Đạo Phật. “Ba Phương Diện Chính Yếu” trong chủ đề liên hệ đến sự tìm cầu cho giác ngộ trong điều mà”:

• “Phải có một nguyện ước mạnh mẻ vì giải thoát,” giải thoát hay tự tại trong trường hợp này, hiện hữu sự khao khát không tái sinh trong thế giới này hay bất cứ thế giới nào khác;

• Điều này có thể được hoàn thành chỉ qua “một sự thông hiểu đúng đắn về thực tại,” (khả năng cắt đứt xuyên qua những suy nghĩ sai lạc và những thói quen sinh sống tàn hại); và, cuối cùng,

• Sự giác ngộ ấy chỉ có thể nếu chúng ta đạt đến không chỉ cho chính chúng ta, nhưng “cho sự tốt đẹp và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.”

Điều cuối cùng có nghĩa rằng chúng ta không chỉ sống một đời sống tốt đẹp và không tổn hại, mà chúng ta phải tỏ ý chí để chỉ cho những người khác phương hướng thoát khỏi sự đớn đau vô cùng mà người ta gọi là “sự sống".


Tuệ Uyển

No comments:

Post a Comment