Tuesday, November 25, 2014

QUAN ĐIỀM CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC



The Buddhist View toward Other Religions
Berzin Alexander and Chodron, Thubten.
Singapore August 10, 1988


--

HỎI: Quan điểm của Phật giáo đối với sự tồn tại của những tôn giáo khác là như thế nào?

ĐÁP: Do vì không phải mỗi người đều có cùng khuynh hướng và quan tâm, Đức Phật đã dạy những phương pháp đa dạng đến những người khác nhau. Lấy thí dụ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng thật kỳ diệu là có rất nhiều tôn giáo khác nhau hiện hữu trên thế giới. Giống như một loại thực phẩm sẽ không hấp dẫn tất cả mọi người, một tôn giáo hay một hệ thống tín ngưỡng sẽ không thõa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Do thế, một sự đa dạng tôn giáo là cực kỳ lợi ích vì nó thuận tiện cho sự chọn lựa của mỗi người. Ngài hoan hoan nghênh và vui mừng với điều này.

Ngày nay, sự đối thoại đang lớn mạnh, căn cứ trên sự tôn trọng hổ tương, giữa những đạo sự Phật giáo và lãnh đạo của những tôn giáo khác. Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường gặp gở Đức Giáo Hoàng. Ở Assisi, Ý Đại Lợi, vào tháng Mười năm 1986, Đức Giáo Hoàng đã thăm viếng những lãnh đạo của tất cả các tôn giáo trên thế giới trong một hội nghị rộng rãi. Khoảng một trăm năm mươi đại biểu đã ở đấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi bên cạnh Đức Giáo Hoàng và được vinh dự phát biểu đầu tiên. Tại hội nghị, những lãnh đạo đã thảo luận về những chủ đề thông thường trong tất cả mọi tôn giáo, chẳng hạn như đạo đức, từ ái và bi mẫn. Mọi người được cổ vũ bởi sự hợp tác, hòa hiệp và tôn trọng lẫn nhau mà những lãnh đạo tôn giáo của các tôn giáo khác nhau cảm thấy đối với mỗi người.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thảo luận về siêu hình học và thần học, sẽ có những sự khác biệt. Không có cách nào để lẫn tránh những sự khác biệt. Tuy thế, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta cần tranh biện với thái độ như “Cha tôi là mạnh hơn bố ông.” Điều đó rất ấu trỉ. Nhìn vào những điều thông thường là lợi ích hơn. Tất cả những tôn giáo trên thế giới đang tìm cầu để cải thiện hiện trạng của con người và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn bằng việc hướng dẫn con người theo đuổi thái độ đạo đức. Tất cả đều dạy con người không nên hoàn toàn theo đuổi khía cạnh vật chất của đời sống, nhưng tối thiểu cố gắng cân bằng giữa mưu cầu cho tiến trình vật chất và tiến trình tâm linh.

Nếu tất cả các tôn giáo hành động với nhau để cải thiện tình trạng của thế giới. Chúng ta không chỉ cần tiến trình vật chất, mà cũng cần cả tiến trình tâm linh. Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh trên khía cạnh vật chất của đời sống, rồi thì chúng ta chế tạo ra bom để giết mọi người sẽ là một mục tiêu thẻm khát. Trái lại nếu chúng ta nghĩ trong một cung cách nhân bản hay tâm linh, chúng ta nhận thức thấy sự khiếp sợ và những vấn nạn rắc rối khác mà chúng đến từ việc chế tạo những vũ khí giết người hàng loạt xa hơn nữa. Nếu chúng ta chỉ phát triển tâm linh và không cần nghĩ đến khía cạnh vật chất rồi thì con người sẽ đói khát, và điều đó cũng không tốt đẹp gì lắm. Chúng ta cần sự quân bình.

Một khía cạnh tác động qua lại giữa những tôn giáo thế giới là họ đang chia sẻ với nhau một số đặc biệt của họ. Thí dụ, hãy lưu tâm tác động hổ tương giữa Đạo Phật và Đạo Chúa. Nhiều nhà quán chiếu Ki Tô thích thú học hỏi những phương pháp về tập trung và thiền quán của Đạo Phật. Đông đảo những linh mục, chánh xứ, tu sĩ, và nữ tu Thiên Chúa giáo đã đến Dharamsa la, Ấn Độ để học hỏi những kỷ năng nhằm để mang những điều này về truyền thống của chính họ. Một số Phật tử đã giảng dạy trong những dòng tu Thiên Chúa giáo. Chúng tôi cũng thế thỉnh thoảng cũng được mời để giảng dạy ở đó về vấn đề thiền quán như thế nào, làm thế nào đề phát triển tập trung, và làm thế nào để phát triển lòng yêu thương. Ki Tô giáo dạy chúng ta yêu mến mọi người, nhưng không giải thích chi tiết làm như thế nào. Đạo Phật phong phú về những phương pháp để phát triển yêu thương. Ki Tô giáo trên trình độ cao cấp nhất cởi mở để học hỏi những phương pháp này của Phật giáo. Nó không có nghĩa là những Ki Tô hữu tất cả sẽ trở thành những người Phật tử - không ai đang đổi đạo bất cứ người nào. Những phương pháp này có thể được tiếp nhận trong tôn giáo của chính họ để hổ trợ họ thành những người Ki Tô hữu tốt hơn.

Tương tự thế, nhiều Phật tử quan tâm trong việc học hỏi những phục vụ xã hội từ Ki Tô hữu. Nhiều truyền thống Ki Tô nhấn mạnh rằng những tu sĩ nam nữ của họ liên hệ trong giáo lý, trong hoạt động của bệnh viện, săn sóc người già, trẻ mồ côi, và v.v… Mặc dù một số quốc gia Phật giáo đã phát triển những phục vụ xã hội này, nhưng không phải tất cả các nước đều có, vì những lý do xã hội và địa lý đa dạng. Phật tử có thể học hỏi sự phụng sự xã hội từ những Ki Tô hữu. Đức Đạt Lai Lạt Ma rất cởi mở với điều này. Nó không có nghĩa là những Phật tử sẽ trở thành Ki Tô hữu. Đúng hơn, có những khía cạnh nào đấy mà những Phật tử có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những Ki Tô hữu; cũng có những khía cạnh kinh nghiệm của Phật tử mà những Ki Tô hữu có thể học hỏi. Trong cách này, có một diễn đàn mở trong những tôn giáo thế giới, căn cứ trên sự tôn trọng hổ tương.

Thường thường tác động qua lại giữa những tôn giáo thế giới là ở trình độ cao cấp nhất, nơi mà con người cởi mở và không có thành kiến. Ở mức độ thấp hơn, con người trở nên không an toàn và phát triển một tâm lý của một đội đá bóng: “Đây là đội bóng của tôi và những tôn giáo khác đang đối chọi nhau trong những đội bóng!” Với một thái độ như thế, chúng ta tranh thắng và chiến đấu. Điều này rất đáng buồn, cho dù nó xãy ra trong những tôn giáo hay trong những truyền thống Phật giáo khác nhau. Đức Phật đã dạy nhiều phương pháp đa dạng và tất cả đều hoạt động một cách hòa hiệp để hổ trợ một hình ảnh quang phổ rộng rãi của những loại con người khác nhau. Vì thế, điều quan trọng là tôn trọng tất cả những truyền thống, cả trong Phật giáo và trong những tôn giáo thế giới.



--
Singapore August 10, 1988
Revised excerpt from
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.
Tuệ Uyển chuyển ngữ
23-02-2010
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/world_today/buddhist_view_other_religions.html
Về Đầu Trang Go down
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang



No comments:

Post a Comment