Tuesday, November 25, 2014

HẠNH PHÚC TỪ TÂM

HẠNH PHÚC TỪ TÂM

NHẤT NIỆM - HỈ LẠC - HÂN HOAN



Những thứ khác nhau trong thế giới này có thể mang đến hạnh phúc và vui sướng. Điều quan trọng nhất trong tất cả chúng là điều mang lại hoà bình và hạnh phúc trong tâm chúng ta.Làm thế nào để chúng ta phát triển điều này? Thông thường tâm chúng ta đầy những biến chuyển của nhận thức làm quấy nhiễu nó. Khi tâm được thiết lập trong sự vận động theo chiều hướng này, nó không thể duy trì trong sự nhất tâm và đi lạc lối, không thể dừng lại hay ngơi nghĩ. Vì lý do này, trạng thái hạnh phúc lẫn tránh chúng ta. Khi những nhận thức này được giải quyết trong tâm bản nhiên, chúng ta sẽ có kinh nghiệm cảm giác hạnh phúc cuả tâm linh.

Có nhiều phương pháp để sáng tạo một tâm trạng của nhất tâm và hân hoan, điều quan trọng nhất ấy chính là thiền định. Truyền thống Phật giáo cống hiến nhiều loại thiền định khác nhau, chúng ta có thể tìm thấy trong các truyền thống PG nguyên thuỷ, đại thừa hay mật thừa với nhiều phương pháp thực hành hữu hiệu,... Chúng ta được nghe nói rằng đức Phật đã dạy tám mươi bốn nghìn pháp môn. Nếu chúng ta súc tích lại, điều nào là trung tâm? Yên tĩnh bất động (shamatha-chỉ-định) và tuệ quán sâu thẩm ((vipashyana-quán-tuệ minh sát). Trong cả hai điều, trước tiên hết chúng ta thiền tập yên tĩnh bất động (shamatha-chỉ-định), nó là cần thiết bắt buộc và dễ nhất cho những ai mới bắt đầu thực tập.

Để thực tập yên tĩnh bất động, chúng ta cần biết đặc điểm của nó, bản chất tự nhiên của nó, và những thứ lớp của nó. Ngoại trừ chúng ta biết những điều này, nếu không chúng ta không biết thế nào là thiền định.

Trước nhất, chúng ta hãy lấy một tư thế khác biệt với tình trạng bình thường của chúng ta, đặc biệt hơn điều chúng ta diễn tả tính trên hơi thở của chúng ta. Dựa trên nhiều những điều được dạy để tiến tới "định", bảy điểm tư thế của Tỳ lô giá na là một trong những phương pháp tốt nhất. Như đã đề cập trước, nếu chúng ta ngồi trong tư thế thẳng đứng và duy trì một sự thiền tập tốt, tất cả khí sẽ lưu thông một cách trơn tru trôi chảy trong những kinh mạch. Tư thế giúp để giữ một trung tâm ổn định trong khi chúng ta tập trung tâm tư và cho lý do này, nó là quan trọng. Nếu tư thế của chúng ta tốt, sự yên tĩnh bất động sẽ đạt được một cách tốt đẹp, dễ dàng.

Một cách tổng quát, sự yên tĩnh bất động được chỉ rõ trong cách này:" nương trên điều được nói đến, tâm sẽ thư thái trên nhất niệm." Nó có thể được chia ra làm ba phương pháp thiền tập: 1- đặt tâm dùng một sự hổ trợ, 2- đặt tâm không dùng một sự hổ trợ, 3- đặt tâm trên bản chất tự nhiên của chính nó.

BA PHƯƠNG PHÁP THIỀN TẬP

1- Điều tâm dùng một sự hổ trợ: khi dùng một sự hổ trợ bên ngoài hay đối tượng, chúng ta đặt một chủ đề trước mắt chúng ta, thí dụ một đoá hoa. Bằng sự tập trung nhất tâm trên nó, chúng ta quản lý và kiểm soát vô số nhận thức vọng tưởng từ sự hình thành và lưu chuyển trong tâm chúng ta. Sự thực hành nhất tâm này trên một đối tượng phía trước chúng ta - thường là một thấu kính hay một que nhỏ - được gọi là "yên tĩnh bất động với một sự hổ trợ bất tịnh bên ngoài". Khi tập trung giống như thế trên một đối tượng liên hệ với Pháp khí - một tượng hay hình Phật, một giá treo của biểu tượng bổn tôn, mẫu tự,v.v...- và đấy được biết là "yên tĩnh bất động với một sự hổ trợ thanh tịnh bên ngoài."

2- Điều tâm không dùng một sự hổ trợ: khi chúng ta trở nên thuần thục với những sự thực tập đầu tiên này và tâm ta có thể ngừng nghĩ không dao động trên đối tượng của nó, rồi thì chúng ta có thể bắt đầu sự thực tập thứ hai không có một sự hổ trợ. Ở đây, chúng ta hướng sự tập trung của chúng ta vào bên trong và đem đến tâm một hình ảnh của Phật. Nếu chúng ta bắt đầu sự thức tập thứ hai trước khi chúng ta có thể thực hành điều căn bản, nó sẽ khó khăn, vì ở đây không có đối tượng bên ngoài để làm mục tiêu tập trung. Với tâm chúng ta không thể duy trì tập trung, những nhận thức vọng tưởng sẽ ập đến và len lõi vào trong tâm. Vì vậy thực hành bước đầu tiên cho đến khi thật thuần thục, và rồi chuyển đến bước thứ hai. Nếu chúng ta thực hành theo thứ lớp, kết quả sẽ hoàn hảo.

3- Điều tâm trên bản chất tự nhiên của chính nó: sự thực hành thứ ba của "yên tĩnh bất động". Ở đây, không có đối tượng bên trong hay bên ngoài hổ trợ. Với tâm chúng ta ở trạng thái rất tập trung, chúng ta thiền định tự do với nhận thức vọng tưởng, đây là cấp cao nhất của thiền định yên tĩnh bất động. Nắm vững và lão luyện hai phương pháp trước cho phép bước thứ ba được ổn định. Khi tâm chúng ta không bị quấy nhiễu với bất cứ nhận thức vọng tưởng nào có thể khởi dậy, sự hỉ lạc hân hoan tự nhiên và trong sáng của tâm sẽ ló dạng. Khi chúng ta có kinh nghiệm này của yên tĩnh bất động, chúng ta sẽ biết ơn giá trị vĩ đại của nó.

NĂM TẦNG THIỀN ĐỊNH

Có nhiều phương pháp để điều tâm đã được dạy bởi những đại đạo sư trong cốt tuỷ những sự hướng dẫn của họ. Các ngài đã dạy, thí dụ, chúng ta không nên chạy theo quá khứ, không gọi tương lai đến với chúng ta, không bị dao động với những tư tưởng hiện tại trong tâm chúng ta, không thay đổi trong bản chất tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng của quá khứ, hiện tại, hay tương lai. Khi chúng ta trở nên quen thuộc với điều này qua học tập và thực hành, rất nhiều những kinh nghiệm thiền tập sẽ phát khởi. Kinh tạng và mật thừa đã có nhiều sự giải thích những điều này, có thể cô đọng trong năm điều.

1-Tầng nhất được biết như kinh nghiệm của cảm xúc. Khi chúng ta bắt đầu thực tập yên tĩnh bất động, dường như rằng những nổi ưu phiền của chúng ta nhân lên gấp bội và những nhận thức vọng tưởng cũng tăng lên. Có phải điều này là sai lầm?
Không, điều này xãy ra vì chúng ta đã chưa từng thực tập yên tĩnh bất động trước đây và không để ý rằng không biết chúng ta có nhiều những nhận thức vọng tưởng hay không. Bây giờ chúng ta thực hành yên tĩnh bất động, chúng ta bắt đầu để thấy tất cả những nỗi ưu phiền và vọng tưởng trong tâm chúng ta, chúng ta đang chú ý những điều đã sẳn ở đấy rồi. Cho tầng thứ nhât này, những cảm xúc chúng ta có khi chúng ta kinh nghiệm sự ùa tới của những vọng tương mạnh mẽ và những ưu phiền được so sánh với một dòng sông cuồng nộ lao vào một ngõ hẹp.

2- Tầng thứ nhì của yên tĩnh bất động được biết như đạt được. Xuyên qua thiền định ở tầng một, vọng tưởng đã được giảm đi một ít và những ưu phiền cũng một phần nào đó bị giảm đi. Kinh nghiệm của chúng ta, tuy vậy, không ổn định: thỉnh thoảng có một ùa tới của vọng tưởng, và ưu phiền và thỉnh thoảng chúng ta tự do với chúng. Chúng không liên miên không dứt như ở tầng một; sự xuất hiện của chúng đến một cách chậm hơn. Tại điểm này, dòng nước đã thoát khỏi ngõ hẹp và chảy một cách chậm hơn trong một lòng sông rộng hơn.

3- Tầng thứ ba liên hệ đến kinh nghiệm của sự làm cho quen. Ở đây, ưu phiền và vọng tưởng phát khởi nhưng không với mãnh lực mà chúng đã có trước đây. Cảm xúc của một sự dồn dập hay của một không gian hạn hẹp đã lắng xuống, và dòng sông di chuyển thong thả dọc theo hướng của nó. Điều này không có nghĩa rằng tất cả những vọng tưởng và ưu phiền đã được tẩy sạch, nhưng chúng đã được bình định một cách tự nhiên và những ưu phiền đã mềm mại hơn, dịu dàng hơn, như một dòng sông rộng chảy một cách yên hoà.

4- Có thực tập ba tầng trước, chúng ta đến tầng thứ tư, kinh nghiệm của ổn định, nơi mà sự thực hành yên tĩnh bất động của chúng ta đã trở nên liên tục. Thí dụ là một đại dương bao la, hoà bình không chuyển động bởi những đợt sóng. Những vọng tưởng không hưng khởi một cách tự nhiên. Một tri giác bao la tương phản cảm xúc hạn hẹp của tầng một. Trong phạm vi phát triển rộng rãi này, những đợt sóng của vọng tưởng và ưu phiền đã tĩnh mịch bất động.

5- Tầng thứ năm được biết như kinh nghiệm của sự vững vàng ổn định hoàn toàn. Khi chúng ta trở nên hoàn toàn quen thuộc với thực hành yên tĩnh bất động, không chỉ làm chúng ta đạt tới sự kiên định chân thực, chúng ta cũng bắt đầu có một sự kinh nghiệm mỏng mảnh của khía cạnh trong sáng, rực rở của tâm. Sự hiểu biết diện mạo của tuệ trí nguyên sơ xuất hiện xuyên qua sự thực hành yên tĩnh bất động của chúng ta. Thí dụ ở đây là một đại dương bao la không chỉ không có sóng nhưng cũng sáng sủa và trong suốt. Có nhứng đại dương bị ô nhiễm, cái này thì trong veo bởi tự nhiên. Vì vậy ở tầng thứ năm này, cộng thêm vào đến một tâm rất vững vàng, diện mạo trong sáng và tỉnh giác (nhận rõ) của tính bản nhiên của nó bắt đầu biểu lộ. Đây là thành quả của sự thực hành yên tĩnh bất động: những kinh nghiệm tạm thời trong sáng, rực rở tự nhiên của tuệ trí nguyên sơ hay pháp tánh.

Đấy chính là một sự giải thích súc tích, thế nào điều tâm trong "yên tĩnh bất động"
và làm thế nào để kinh nghiệm thiền tập hưng khởi. Giáo nghĩa dạy chúng ta theo một con đường thành đạt: tầng một của "yên tĩnh bất động" và tiếp theo là những tầng của tuệ quán thâm sâu. Qua những sự thực hành thành công như thế, những đạo sư trong quá khứ đã cho phát sinh đến sự thực chứng trong tâm tiệm tiến liên tục và khám phá tuệ giác nguyên sơ. Tất cả những phẩm chất mà các đạo sư vĩ đại tìm ra, chúng ta cũng có thể đạt tới thành quả tốt đẹp như thế. Tất cả tuỳ thuộc và sự cố gắng của chúng ta, sự siêng năng của chúng ta, sự hiểu biết thâm sâu của chúng ta, và động cơ đúng đắn của chúng ta.

Khi chúng ta mới bước vào đạo, chúng ta cần phát khởi sự niềm tin hay tín tâm, và chúng ta cũng cần biết tại sao điều này là cần thiết. Nếu chúng ta chỉ nương trên sự sùng mộ mà không suy nghĩ, chúng ta sẽ bị vướng trong sự tin tưởng mù quáng. Vì vậy, thông qua sự thực nghiệm và phân tích, chúng ta nên phát khởi một lòng tin chân thật. Sau này, nó quan trọng để duy trì một người đệ tử tốt, như giữ một lời thệ nguyện quy y vậy. Chúng ta nên thực hành học tập, suy tư, và thiền tập trên những lời hướng dẫn. Trước nhất chúng ta nghe những lời hướng dẫn cốt yếu từ một chân sư và phân tích chúng với sự lý luận của chúng ta. Nhưng đừng ngừng ở đấy. Điểm đặc biệt của Phật giáo là nó vượt trên những điều học tập và suy nghĩ để nhấn mạnh trên thiền định. Trong đời thường chúng cũng học hỏi và phân tích nhưng không thiền định. Trong đạo Phật chúng ta học hỏi, suy tư giáo nghĩa và rồi thì, hoà nhập những điều chúng ta hiểu với tâm chúng ta, chúng ta thực hành đặt trên sự quân bình trong thiền định.

Chúng ta không thể ngay lập tức vượt sự thực hành vội vả các pháp cao hơn, như đại thủ ấn (mahamudra) hay đại toàn thiện (mahasandhi), cả hai đều hướng đến kết quả của tuệ trí nguyên sơ. Cho tất cả những sự thực hành cao cấp hơn, chúng ta cần một căn bản vững vàng, điều mà không có gì hơn là sự thực hành đúng đắn "yên tĩnh bất động" hay thiền chỉ (shamadhi). Nếu một tâm không thuần thục đầy những vọng tưởng và ưu phiền, những sự thực tập cao cấp này không thể thực hiện. Trong sự khởi đầu, một cây cần gốc rễ vững vàng. Giống như thế, điều quan trọng nhất là thiền định "yên tĩnh bất động". Vì lý do này, chúng ta phải giải thích cho những ai thực tập thiền tập để giúp họ tìm sự hạnh phúc hân hoan và cát tường trong tâm. Đây là sự hy vọng to lớn của chúng tôi.

The 17th Karmapa teaching

Tuệ Uyển chuyển ngữ

No comments:

Post a Comment