Monday, November 24, 2014

PHÍA DƯỚI BỀ MẶT TRÁI ĐẤT






Susan Faust/ Jean Zukowski / Tuệ Uyển chuyển ngữ



Hành tinh địa cầu giống như một quả trứng rạn nứt. Vỏ của nó vở ra khoảng cả tá mãnh (dĩa). Những mãnh bề mặt này dường như trườn trên đá nóng chảy (nham thạch), như gỗ trên nước. Tuy thế, những dĩa của hành tinh thì to lớn, cứng và dày. Chúng cũng chuyển động, va chạm vào trong những mãnh (dĩa) khác nhau, làm vở những góc cạnh. Khi chúng di chuyển, bề mặt của hành tinh thay đổi nơi nào chúng chuyển động. Những núi lửa hoạt động, và động đất gào thét sôi sục. Đôi khi những thung lũng hình thành và nhưng dãy núi vươn lên. Tiểu lục địa Ấn Độ là một thí dụ về một mãnh nhỏ va chạm vào một mãnh lớn. Khi lục địa Ấn Độ đụng vào mãnh Á Châu, áp lực hình thành nên dãy núi cao nhất trên thế giới, Hy Mã Lạp Sơn. Hầu hết những sự thay đổi này xãy ra một cách chậm chạp, nhưng kết quả là ở trên bề mặt mà chúng ta thấy.


Một số mãnh chạm vào nhau ở dưới đại dương và biển. Một số những nơi này (như mảnh Bắc Mỹ Châu gặp mãnh Caribé), ít có nguy hiểm hơn. Hầu hết mọi trường hợp, hai mảnh di chuyển một cách yên lặng. một mãnh trượt một cách trơn tru dưới một mãnh khác. Vậy thì nước có liên hệ gì với việc này không? Trong Bắc Thái Bình Dương, từ British Columbia đến Bắc California, chuyển động của những mãnh dưới đại dương gặp đất liền ở bờ biển. Chuyển động của những mãnh (dĩa) ở đây là nguyên nhân làm núi lửa hoạt động và động đất. Có một số thay đổi những dãy núi từ Gia Nã Đại, dọc theo bờ biển phía Tây đến Mễ Tây Cơ. Thí dụ, một số những dãy núi dọc theo bờ biển, là những núi lửa hoạt động, như núi Saint Helens và Rainier có khả năng bùng nổ. Tuy thế, có một số ít những núi như thế ở vùng Caribé , với những núi lửa nguy hiểm trên hòn đảo nhỏ Montserrat là những trường hợp ngoại lệ. Có những gì khác biệt? Tại sao những mảnh ở Caribé lại quá yên lặng đến thế? Cách duy nhất để tìm ra có thể là phải đào sâu vào những dĩa của trái đất dưới dưới nước để tìm ra những gì khác biệt.


Thật hào hứng để học hỏi những gì khám phá ra từ đáy đại dương. Những rặng núi và mãnh vở hay rạn nứt của bề mặt trái đất dễ dàng nhìn thấy dưới nước từ những vệ tinh ở trên hành tinh. Thí dụ, có 40.000 dặm những rặng núi dưới nước. Một trong những rặng như thế trãi dài tử những vùng phía bắc của Đại Tây Dương đến gần Nam cực. Đỉnh của những ngọn núi thấy được là những hòn đảo. Vệ tinh từ Trái đất có thể thu nhận ngay cả những chi tiết nhỏ nhất về đại dương và đáy đại dương. Những bản đồ mới mẻ với những chi tiết này giúp cho những nhà địa chất học tìm hiểu về những thay đổi ở những mãnh (dĩa) trên bề mặt trái đất và sự hoạt động của chúng như thế nào.
Những khoa học gia biết tất cả những bộ phận của trái đất tác động qua lại lẫn nhau. Bề mặt trái đất thì vững chắc. Họ tin tưởng rằng dưới đất, như nước đun sôi trong chậu, đá nung chảy hay dung nham chảy cuồn cuộn về phía bề mặt. Những chuyển động quay tròn này mang theo những mảnh (dĩa) với chúng. Những luồng quay tròn này (luồng đối lưu) cũng hình thành một chức năng tẩy sạch của trái đất. Những luồng sóng vươn lên không khí hấp thu carbon dioxide. Carbon dioxide trong không khí trên mặt trái đất hòa tan vào trong nước của đại dương. Carbon dioxide tạo thành chất carbonate rắn (CO3) trong nước và rơi xuống đáy đại dương. Ở đấy nó hình thành một loại đá. Khi mãnh (dĩa) trên đáy đại dương trượt dưới những mãnh của lục địa, đá carbonate nóng chảy thành dung nham. Vì thế một số CO2, có thể là nguyên nhân hâm nóng địa cầu được tái tuần hoàn.


Các khoa học gia đã tìm hiểu về những hoạt động hổ tương của trái đất từ một số khía cạnh của đại dương học. Suy luận ra ý nghĩa của những sự kiện bất ngờ là công việc của các nhà địa chất học. Thí dụ có chứng cớ rằng những làn sóng của đại dương ngày nay cao hơn năm mươi năm về trước ba bộ (3 feet). Các nhà khoa học tự hỏi tại sao thế? Có phải nó bởi vì những nhiên liệu lỗi thời như than đá, dầu mõ, khí thiên nhiên được xử dụng nhiều hơn, bởi vì thế giới đang ấm hơn, bởi vì mọi thứ trên thế giới được nối kết với nhau? Những câu hỏi về nguyên nhân và tác động này đã làm cho những nhà địa chất học có hàng khối thứ để suy nghĩ.


---
BETWEEN THE LINES
Susan Faust
Jean Zukowski
Tuệ Uyển chuyển ngữ


No comments:

Post a Comment