Tuesday, November 25, 2014

BÁC BỎ NHỮNG BÌNH PHẨM

Long Thọ Đại sĩ

Những thực thể duyên sinh
Được gọi là “tính không,”
[Vì] những gì sinh khởi một cách lệ thuộc
Là không có sự tồn tại cố hữu (vô tự tính). (22)

Một sự tạo dựng của huyển hóa dừng lại,
Vọng tưởng của con ngưởi đi đến chấm dứt
Những quan điểm sai lầm của kẻ thù vọng tưởng của người ấy.
Khi tôi bắt bẻ sự tranh luận của những người khác, đấy chính xác là những gì đang xãy ra. (23)

Một thí dụ khác: giả sử một người đem lòng yêu mến với một người đàn bà trong ảo tưởng,
Thế rồi một vọng tưởng khác đến theo nhau
Và chỉ người đàn ông sự khờ dại của ông ta như thế nào –
Đấy là việc làm của tôi. (27)

Nếu tôi tiếp lấy một quan điểm
Thế thì tôi sẽ có một sự sai lầm.
Vì tôi không tiếp nhận một quan điểm
Tôi hoàn toàn không có một sai lầm nào cả. (29)

Nếu người con được sản sinh bởi người cha,
Nhưng người cha cũng được sinh ra bởi chính người con ấy,
Thế thì xin người hãy nói với tôi,
Cái nào là “nguyên nhân” thật và cái nào là “kết quả”thật? (49)

Nếu tính không là có thể,
Thế thì tất cả mọi chủ thể là có thể, tất cả mọi tầng bậc là có thể đạt đến.
Nếu tính không là không thể,
Rồi thì mọi thứ khác cũng là [không thể]. (70)

Con xin phủ phục Đấng Tỉnh thức, Đức Phật,
Người dạy rằng duyên sinh và tính không có cùng ý nghĩa,
Và rằng đây là con đường trung đạo.

Từ ngữ của ngài là siêu việt, ý nghĩa của chúng là vô thượng (kết luận tôn kính)

Under the guidance of Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, translated by Ari Goldfield, May 21, 1997.


Selected Verses From Nagarjuna
Being a selection of verses from three of Nagarjuna's major treatises on the subject of emptiness.
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 08/07/2010
http://www.abuddhistlibrary.com/Buddhism/A%20-%20Tibetan%20Buddhism/Authors/Nagarjuna/Selected%20Verses/Selected%20Verses%20From%20Nagarjuna.htm


No comments:

Post a Comment