Dzongsar Khyentse Rinpoche
Bây giờ, thời điểm giới thiệu Đạo
Phật ở phương Tây đã qua rồi, chúng ta cần thiết lập một sự nghiên cứu và thực
tập Đạo Phật. Cho đến bây giờ, chúng ta có khuynh hướng nhấn mạnh những phương
pháp, những thứ như thiền tập và đạo sư, nhưng chúng ta có khuynh hướng quên
lãng quan điểm. Sự nghiên cứu Trung Quán Luận là quan trọng bởi vì nó có những
sự phân tích rộng rãi và mạnh mẽ và phương pháp để thiết lập quan điểm. Có một
quan điểm đúng đắn giống như biết phương hướng đến Ba Lê (Paris). Giả sử rằng
chúng ta đang du hành đến Ba Lê với một người hướng dẫn, và người ấy nói rằng
người ấy biết đường đi nước bước, và rồi thì bất chợt người hướng dẫn của chúng
ta lấy ra một quyển sổ tay du lịch và bắt đầu hành động một cách lạ lùng. Nếu
quý vị biết phương hướng đến Ba Lê, thế thì người hướng đạo đang đưa quý vị
trên xa lộ hay qua những bụi rậm cũng chẳng hề gì. Cho đến khi mà hướng dẫn
viên vẫn đi đúng đường, chẳng hề gì ngay cả vấn đề nếu người ấy hành động một
cách sợ hãi, bởi vì chúng ta biết và tin tưởng phương hướng.
Ngày nay, dường như rằng người ta
không quan tâm nhiều lắm đến phương hướng, mà thay vì thế là cổ xe, chiếc xe
truyền cảm hứng cho họ - xe nhỏ, xe lớn, hay tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cương
Thừa và v.v… Thậm chí tệ hơn rằng, họ tìm thấy sự cảm hứng trong sự hướng dẫn.
Với sự tiếp cận này, ngoại trừ chúng ta có thật nhiều phước đức nên chúng ta
đạt đến sự thành công một cách không ngờ, thực tế hoàn toàn hay vô cùng khó
khăn đề đạt được kết quả. Chúng ta nghe những giáo huấn như ‘an dưỡng trong tâm
bản nhiên’, đấy là một điều vô hại và dễ thương để nghe, nhưng chúng ta không
có một nền tảng thấu hiểu về quan điểm. Chúng ta phải thiết lập rằng có một tâm
thức an dưỡng, rằng có một điều gọi là an dưỡng, và rằng thật sự có thể an
dưỡng: để làm điều này, chúng ta cần có một quan điểm.
Tôi hy vọng rằng những giáo huấn
này sẽ mở rộng sự thấu hiểu của chúng ta về quan điểm. Tôi đặt sự nhấn mạnh
nhiều trên sự thiết lập quan điểm, bởi vì khi chúng ta thiết lập quan điểm sau
đó chúng ta đạt được sự tin tưởng và vững vàng trong con đường [tu tập]. Rồi
thì sẽ chẳng có hề gì nếu trên đường chúng ta thâm nhập vào tất cả những loại
tình huống, như đạo sư hành động một cách lạ lùng, bởi vì chúng ta vẫn sẽ có sự
tin cậy trong đạo sư.
Cũng có một lý do khác nữa. Ngày
nay thị trường tâm linh rất phổ biến. Tôi không biết nhiều về thương trường,
nhưng tôi tưởng tượng rằng trong nhiều nghiệp vụ thương mãi, chúng ta phải đẩu
tư một ý tưởng nào đấy và nói với mọi người rằng họ thiếu một thứ gì đấy. Rồi
thì sau khi thiết lập điều này, chúng ta nói với họ “những gì quý vị không có,
tôi có”! Tôi đã từng đọc nhiều quyển sách, và tôi có thể thấy những phương pháp
tuyệt diệu như trị liệu bằng mùi thơm, hương (nhang), âm thinh của tiếng sóng
và tiếng chim. Có quá nhiều phương pháp kỳ diệu, và chúng ta nên áp dụng hơn là
phủ nhận chúng, nhưng trên chính chúng, những điều ấy thiếu một quan điểm, hay
tối thiểu là một quan điểm cơ bản (chính kiến). Điều này là bởi vì hầu hết
những phương pháp ấy hướng đến việc thư giản thế gian, thoãi mái trong cuộc
đời.
Nếu động cơ của chúng ta để học
hỏi hay thực hành Đạo Phật là vì sự thoãi mái trong cuộc đời của trần gian, nó
có thể hoạt động đến một sự mở rộng nào đấy, nhưng đó không phải là mục tiêu
thật sự của Đạo Phật. Nó không bao giờ là mục tiêu của những đại học giả luận
sư như Nguyệt Xứng (Chandrakirty). Chúng ta sẽ thấy trong văn kiện này, và
trong A Tỳ Đạt Ma của Thiên Thân, rằng cung cách mà các ngài phân tích và tiếp
cận thực tại là vô cùng vi tế và sắc bén. Đôi khi tôi nghĩ các ngài nên viết
những kịch bản và tiểu thuyết, thế thì các ngài sẽ trở nên nổi tiếng hơn và
nhiều người sẽ học hỏi Đạo Phật hơn! Nhưng các ngài đã không làm như thế, vì
thế các ngài bị quên lãng, trái lại những người như Shakespeare và Dickens thì
nổi tiếng. Những học giả Phật giáo này biết rằng mọi người muốn an lạc hạnh
phúc, nhưng các ngài cũng nhận ra rằng phương cách duy nhất để tiếp cận niềm an
lạc chân thật và bất tận là phải lìa xa sự vô minh mê muội của chúng ta. Trái
lại, những phương pháp như thơ ca và văn học chỉ có thể cung ứng sự thoãi mái
tạm thời khỏi khổ đau, vì thể những học giả Phật giáo không đặt sự nhấn mạnh
nhiều trên việc sáng tác thơ ca và những câu chuyện. Trong thực tế, các ngài
nghĩ rằng bất cứ con đường, bất cứ quyển sách , hay ý tưởng nào chỉ hữu dụng
nếu nó giúp chúng sinh đạt đến niềm an lạc thường tại. Thí dụ , một trường phái
Bà La Môn nhấn mạnh sự phân tích những hiện tượng ngoại tại, và những thành
viên ấy thậm chí đã viết một quyền sách phân tích những con quạ có răng hay
không! Đối với quan điểm của Nguyệt Xứng, thứ này là vô ích. Giả dụ chúng ta
tìm thấy một con quạ có răng, hay không – để làm gì? Nó chẳng phục vụ cho bất
cứ mục tiêu nào!
Vì thế khi chúng ta nói về việc
thiết lập quan điểm, xin vui lòng hãy nhớ rằng triết lý Trung Quán không chỉ là
một ý tưởng, mà nó cũng là một điều gì đấy rất thực tiển. Mặc dù đôi lúc chúng
ta sẽ tự hỏi không biết những sự tranh luận này giữa những trường phái triết lý
có bất cứ giá trị thực tiển nào không. Chúng thật sự rất hữu ích nếu chúng ta nghĩ
về những đối thủ của Nguyệt Xứng như sự đại diện cho chính những cảm xúc của
chúng ta hơn là những trường phái triết lý. Nếu rồi sau đó chúng ta đọc những
sự tranh luận của họ, sự sắc bén chính vô minh của quý vị sẽ làm quý vị ngạc
nhiên.
Trong nhiều trường phái triết lý
Ấn Độ, kể cả triết lý Đạo Phật, nhằm để vị thầy thiết lập quan điểm cho học
trò, thường cần giới thiệu một đối thủ để có sự tranh luận với họ. Tôi đang tự
hỏi rằng tôi có nên bỏ tất cả những từ ngữ kỷ thuật, danh tự của những văn bản
và quan điểm, và dường như nhàm chán bàn cải trong những buổi tranh luận này.
Nhưng mặc dù chúng ta có thể không hiểu nó bây giờ, chúng ta sẽ quen với nó. Sẽ
có một loại dấu ấn nào đấy trong đầu quý vị, và sẽ có một lợi ích bên cạnh mà
chúng ta sẽ nhận ra rằng Đạo Phật không chỉ là từ ái, bi mẫn và an dưỡng trong
tâm thức tự nhiên! Tôi muốn kiểu mẫu của những loại giáo huấn này giống như
những học viện trung tâm (shedras) hay những trường Phật học ở Tây Tạng một
cách tối đa. Tôi nghĩ rằng một trong những lý do mà Trung Quán Luận thường được
giảng dạy đầu tiên trong năm chủ đề chính của triết lý Đạo Phật đấy là quý vị
trước hết phải thiết lập quan điểm (chính kiến), và sau đó luận lý (logic) và
siêu hình trừu tượng mới có thể tiếp nối.
Một điều đáng chú ý nữa, Trung
Quán Luận là một giáo huấn Đại Thừa chứ không phải Kim Cương Thừa. Tôi chỉ
giảng dạy cho quý vị trong khả năng của tôi như một người có nhiều thông tin về
Trung Luận hơn quý vị mà thôi, vì thế đừng lo ngại về những cam kết Kim Cương
Thừa (Vajrayanasamayas) hay tự động phát triển mối quan hệ chặc chẻ giữa thầy
và trò. Xin đừng có bất cứ một dự đoán xúc cảm nào cả, như tôi chỉ ở đây để
giải thích những gì được viết trong luận điển một cách tốt nhất mà tôi có thể
làm. Tôi không ở đây để xoa đầu quý vị với những ngón tay của tôi và hóa giải
tất cả những rắc rối của quý vị!
The importance of the view -
Trích từ Introduction the Middle Way
Dzongsar Khyentse Rinpoche –
Madhyamakavatara – 1996
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 11/08/2010
http://www.scribd.com/doc/11432756/Madhyamakavatara
No comments:
Post a Comment