Monday, November 24, 2014

NGÂN HÀNG HẠT GIỐNG CHỐNG LẠI NẠN ĐÓI

NGÂN HÀNG HẠT GIỐNG CHỐNG LẠI NẠN ĐÓI



Susan Faust/ Jean Zukowski / Tuệ Uyển chuyển ngữ



Vào những năm 1840, đảo quốc Ái Nhĩ Lan khổ đau vì nạn đói. Bởi Ái Nhĩ Lan không thể sản xuất đủ thực phẩm để cung cấp cho dân số của nó, khoảng một triệu người đã chết vì nạn đói; đơn giản chỉ vì họ không đủ ăn để sống. Nạn đói làm cho 1,25 triệu người khác di cư, nhiều người trong số ấy đã rời quê hương đảo quốc để đến Hoa Kỳ; phần cón lại đã đi đến Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Chí Lợi và những quốc gia khác. Trước nạn đói, dân số Ái Nhĩ Lan khoảng sáu triệu người. Sau nạn thiếu hụt thực phẩm kinh khủng, dân số ở khoảng 3,5 triệu người.

Nạn đói thì không lạ gì với lịch sử loài người; nó đươc ghi lại trong những tài liệu xa xưa nhất của tôn giáo và lịch sử. Thông thường, một nạn đói có nhiều hơn một nguyên nhân. Bệnh tật, khô hạn (lâu ngày không mưa), lũ lụt, giông bão dữ dội, cũng như chiến tranh và những hành động khác của con người tất cả đã là những nguyên nhân cho nạn đói. Một cách rộng rãi, nạn đói ở Ái Nhĩ Lan thì không bình thường.

Một nguyên nhân của nạn đói ở đấy là do chứng tàn rụi, một loại bệnh nấm mốc đã hủy hoại mùa màng khoai tây. Phần khoai tây người ta ăn là ở phần rễ dưới đất gọi là củ khoai. Mùa trước nấm mốc chứng tàn lụi (blight) làm những củ khoai tây hoặc là mục rửa dưới đất trước khi thu hoạch hay biến thành mảu đen và vở vụn ra khi được đem ra khỏi đất. Năm 1845, trước khi dịch bệnh tấn công mùa khoai tây ở Ái Nhĩ Lan, khoai tây đã là thực phẩm căn bản của người Ái Nhĩ Lan, như lúa gạo ở hầu hết các nước Á Châu, và lúa mì ở lục địa Âu Châu. Với nguồn thực phẩm quan trọng nhất bị phá hủy, nhiều người Ái Nhĩ Lan đã không có gì để bán cho thu nhập, và tệ hơn thế, họ không có gì để ăn.

Một nguyên nhân khác của nạn đói ở Ái Nhĩ Lan là do phương pháp gieo trồng khoai tây. Những mùa khoai tây mới có thể được sản xuất từ hạt giống, những chúng không được làm như thông thường. Thay vì thế, khi nông dân muốn những giây khoai tây mới, họ thường cắt những củ khoai tây năm trước thành từng mãnh nhỏ và giâm chúng (nông dân gọi những mãnh này là “hom”-plug). Những mầm khoai tây mới mọc lên từ những hom này. Phương pháp gây giống này kết quả trong dòng vô tính (clone) – những cây mới với sự di truyền chính xác như củ khoai mà chúng được tạo hom. Khi khoai tây được gieo trồng từ hạt giống, cây non có những chất di truyền từ cả giống đực và cái. Điều này là sự tái sản xuất dựa trên giới tính, và nó kết quả trong những cây mới có tính di truyền khác biệt từ những cả tính bố hay mẹ. Ngay cả nếu những chất tái tạo đực và cái là từ một cây, kết quả trên những hạt giống sẽ sản xuất những cây mới là khác với những cây bố mẹ bởi vì thể chất di truyền được kết hợp trong những mô thức mới.

Ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1840, chỉ có một giống khoai tây được gieo trồng, hơn thể nữa, mùa màng trồng trọt hầu như hoàn toàn từ kiểu mẫu các”hom” khoai tây. Như một kết quả, chỉ có một khác biệt nhỏ di truyền trong giống khoai tây gieo trồng ở Ái Nhĩ Lan. Bởi vì mỗi cây khoai tây có những gene hầu như giống chính xác với nhau, mùa màng khoai tây đã phản ứng cùng một kiểu mẫu với nấm mốc của chứng tàn lụi (blight fungus) của lần trước. Những gene có thể sản sinh một số sự miễn nhiễm nào đấy với nấm mốc hoặc là không hiện diện hoặc là không hữu hiệu. Hơn thế nữa, không có một củ khoai nào là khỏe mạnh để đáp ứng như là một nguồn cung cấp cho những mầm cây mới trong mùa màng năm sau. Một nguyên nhân quan trọng của nạn đói ở Ái Nhĩ Lan là khiếm khuyết sự đa dạng của giống di truyền.

Những nhà nông học chi sự thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng như nạn đói ở Ái Nhĩ Lan để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng di truyền trong mùa màng thực phẩm. Khoai tây được đem đến Ái Nhĩ Lan từ Nam Mỹ Châu trong những năm 1.500. Ở Nam Mỹ Châu có một khối lượng gene sưu tầm rộng lớn hơn nhiều với hàng nghìn giống khoai tây. Ở Ái Nhĩ Lan tại thời điểm của nạn đói, chỉ có một giống khoai tây, và thế là nấm mốc tàn lụi đã phá hủy toàn bộ mùa màng. Sau trận đói này, các nhà nông học ở Ái Nhĩ Lan và Âu Châu đã cải thiện giống khoai tây được trồng ở đấy. Họ đã dùng những chất di truyền từ những giống khoai tây ở Nam Mỹ Châu có những điều kiện tương tự. Kết quả giống lai có thể miễn nhiễm với chứng nấm mốc tàn lụi trước đấy, tuy thế nó vẫn có mùi vị mà người Âu Châu quen thuộc.

Cây lai được sản xuất bằng sự lấy phấn hoa màu vàng (chất sản sinh từ giống đực) của một giống cây và đặt chúng vào đầu nhụy (trên phần của giống cái) của một giống cây cùng loại. Kết quả những hạt giống được sản xuất có những thể chất di truyền từ hai cây bố mẹ. Chương trình có thể được lập lại, vì thể một số cây lai là một sự phối hợp của nhiều giống của cùng một loại cây. (Giống khoai tây lai tạo được gieo trồng ở Ái Nhĩ Lan bây giờ là kết quả của sự phối hợp gene khoai tây có những phẩm chất quan trọng đặc biệt. Khoai tây lai tạo phải có mùi vị thích đáng. Điều quan trọng nhất cũng là khả năng miễn nhiễm với chứng nấm mốc tàn lụi trước đây). Mặc dù những cây lai tạo thường được phát triển để giải quyết những vấn đề với dịch bệnh và côn trùng, chúng cũng tạo nên những vấn đề khác. Thí dụ, cây lai tạo không sản xuất những hạt giống “chính xác”; có nghĩa là những hạt giống chúng sản sinh sẽ không trở thành những cây có những đặc điểm như những cây bố mẹ của chúng. Bởi vì chúng chứa đựng những gene từ ít nhất hai giống cây từ một loại cây, những hạt giống có thể sinh ra những cây có thể giống cây bố hoặc cây mẹ hoặc không giống gì cả. Thỉnh thoảng những hạt giống lai lại vô sinh – chúng hoàn toàn không thể mọc lên cây mới được. Vì thế, một cánh đồng khoai tây từ một giống cây lai là một cánh đồng không có sự đa dạng di truyền; mỗi cây có cùng sự tạo giống di truyền. Bởi vì không một cây lai nào có thể miễn nhiễm với tất cả những bệnh tật, toàn bộ mùa màng có thể bị mất trắng vì dịch bệnh, nạn đói có thể tái diễn một lần nữa.

Khi những nhà nông học muốn sản xuất một cây lai với những phẩm chất đặc biệt nào đấy, họ thường bắt đầu việc làm ở một địa phương nơi mà những giống cây lớn lên trong hoang dã từ bao đời. Những nhà nông học thường tìm những giống cây bản địa. Những thực vật bản địa là những giống cây của một nhóm thực phẩm đã được phát triển trong một thời gian dài và đặc biệt là rất thích hợp để lớn mạnh ở một nơi đặc biệt nào đấy. Một loại thực vật bản địa, giống như tổ tiên hoang dã của chúng, có một sự miễn nhiễm mạnh mẽ với những bệnh tật thông thường ở địa phương và có những phương pháp để những côn trùng địa phương tránh xa chúng. Chúng cố gắng để vươn lên dưới những điều kiện đặc thù của địa phương – ví như, khí hậu, hóa chất trong đất, độ cao. Thí dụ, trong vùng núi Andes ở Peru, nông gia trồng ít nhất ba nghìn loại khoai tây bản địa dưới một phạm vi rộng lớn kinh ngạc của những điều kiện – thí dụ, khoai tây được trồng ở độ cao 14.000 bộ hay 4.267 mét trên mực nước biển. Những giống thực phẩm hoang dã quan trọng và những giống gần gũi với chúng được thuần hóa, những giống bản địa, cực kỳ quan trọng đến việc cung cấp thực phẩm tương lai cho nhân loại. Chúng cung cấp một cung ứng cần thiết cho di truyền học, một sự sưu tập gene cho phép những nhà nghiên cứu giải quyết những vấn nạn của nông nghiệp. Kém may mắn thay, những giống cây hoang dã và cây bản địa đang bị biến mất dần trong một nhịp độ rất nhanh.

Những giống cây hoang dã đang bị biến mất hầu hết bởi vì địa bàn sinh trưởng cua chúng bị phá hủy. Những nơi mà chúng sinh trưởng một cách tự nhiên đang bị thay đổi quá nhiều vì thế chúng không thể sinh sống ở đó nữa. Những nông gia đã làm vấn đề này tệ hại hơn với việc thay thế những giống cây bản địa bằng những cây lai tạo. Những cây lai tạo thường sản xuất với mùa màng bội thu, vì thề những nông gia có thể trồng nhiều khoai tây hơn để bán. Đôi khi nông gia gieo trồng hạt giống lai tạo bời vì họ hợp đồng với ngân hàng hay với chính phủ. Ngân hàng hay chính phủ cho nông gia vay tiền với điều kiện họ chỉ gieo trồng hạt giống lai tạo. Nhiều nông gia ở Bắc và Trung Mỹ Châu gieo trồng một loại khoai tây đặc thù bởi vì họ biết rằng những khách hàng lớn hơn trong kỷ nghệ sản xuất thực phẩm sẽ chỉ mua một loại lai tạo ấy. Vì điều này và nhiều lý do hơn nữa, những giống cây hoang dã hay cây bản địa của hầu hết những nhóm thực phẩm quan trọng như lúa gạo, bắp, và lúa mì và khoai tây đang bị biến mất.

Nhận thức tẩm quan trọng của những giống cây hoang dã và cây bản địa của những nhóm thực phẩm quan trọng, và tỉ lệ rất nhanh chóng mà chúng đang biến mất, những nhà khoa học đã sưu tầm những hạt giống và những loại củ trong Ngân Hàng Hạt Giống (Seed Bank). Trung Tâm Sưu Tầm Khoai Tây Thế Giới ở Peru là một bộ sưu tầm hơn mười ba nghìn giống khoai tây các loại. Đấy là một thí dụ ngoại hạng về một ngân hàng hạt giống. Những ngân hàng tương tự hiện diện cho lúa mì, bắp, lúa gạo, và những nhóm thực phẩm quan trọng khác. Những ngân hàng này chỉ rõ một sự thừa nhận rằng sự đa dạng di truyền là cần thiết để bảo đảm sự cung cấp thực phẩm cho nhân loại trong tương lai. Tuy vậy, hầu hết những nhà chuyên môn nghĩ rằng sự sưu tầm của họ chưa đầy đủ - có lẻ thiếu sót trầm trọng – và đấy là sự cần thiết cấp bách của phần bổ sung. Tuy nhiên, ngân hàng hạt giống là một cây cầu nối liền quá khứ đầy sức sống và sự đầu tư quan trọng trong tương lai. Ngân hàng hạt giống là sự bảo đảm chống lại nạn đói.



SEED BANKING AGAINST FAMINE

Susan Faust/ Jean Zukowski

Tuệ Uyển chuyển ngữ

04-04-2009

No comments:

Post a Comment