Đức Đạt Lai Lạt Ma và giáo sư Richard Davidson
Khi những khoa học gia Tây phương lần đầu tiên nghiên cứu về những ảnh hưởng của thiền quán trong những năm 1970, họ chú ý rằng tốc độ của tim, sự đổ mồ hôi, và những dấu hiệu căng thẳng khác sụt giảm khi những thiền giả thư giản. Những khoa học gia, như Richard Davidson, PhD (University of Wisconsin), cũng đã và đang quan tâm về những tác dụng lâu dài của thiền quán. Trong năm 1992, đã nhận lời mời của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 để đến miền Bắc Ấn Độ và nghiên cứu về bộ não của những tu sĩ, những thiền gia đứng đầu trên thế giới. Davidson đã du hành đến Ấn Độ với những máy điện toán cầm tay (laptop), máy phát điện, và máy ghi nhận điện tâm đồ, do thế sự nghiên cứu khởi đầu và tiếp diễn. Bây giờ, những tu sĩ Phật giáo du hành đến phòng thí nghiệm của ông ở Wisconsin nơi mà họ tiến hành thiền quán trong khi một máy mô tả hình tượng nội quan(1) hay họ xem những hình ảnh quấy nhiễu khi một máy đo điện tâm đồ ghi nhận sự đáp ứng để thấy họ điều chỉnh những phản ứng như thế nào.
(1) Máy mô tả hình tượng nội quan(a magnetic imaging machine)
Bất cứ hành vi nào – kể cả thiền quán – sẽ tạo nên những lối mòn mới và làm mạnh thêm những vùng nào đấy của não bộ. “Điều này thích ứng vào trong toàn bộ kiền thức lý thuyết của thần kinh học,” một nhà thần kinh học của Havard là Stephen Kosslyn đã nói như thế trong một bài báo của tờ New York Times (14 tháng Chín 2003), “ nơi những tài xế taxi được nghiên cứu về ký ức bố trí của họ và những nhạc công giao hưởng được nghiên cứu về cảm giác trong những khu vực thần kinh biểu diễn của họ. Nếu quý vị làm việc gì đấy, bất cứ điều gì, ngay cả chơi bóng bàn, trong hai mươi năm, tám giờ một ngày, sẽ có điều gì đấy trong não bộ của quý vị khác hơn những người khác mà không chơi bóng bàn. Nó chỉ là như thế. “Những tu sĩ Phật giáo thực tập ba loại thiền quán:
1) Tập trung chú ý trên một đối tượng đơn lẻ trong những thời điểm lâu dài.
2) Phát triển lòng từ bi bằng việc tư duy về những hoàn cảnh làm cho giận dữ và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành từ bi.
3) Khai hiện, một thể trạng biểu hiện một cách chính xác sự tĩnh thức về bất cứ tư tưởng, cảm xúc, hay cảm giác hiện diện mà không phản ứng về nó.
Biết về những tác dụng mà thiền quán có trên não bộ của những tu sĩ, Davidson quyết định để thấy ảnh hưởng của thiền quán có trên những người mới tập thiền. Ông tổ chức một cuộc nghiên cứu với 41 công nhân gần một công ty sinh học ở Wisconsin (Psychosomatic Medicine 65: 564-570, 2003). Hai mươi lăm người tham dự học hỏi về thiền tỉnh thức, một hình thức làm giảm căng thẳng khuyến khích một sự tỉnh thức không phán đoán về hiện tại và được dạy bởi Jon Kabat-Zinn. Họ học hỏi về thực hành trong 7 giờ hướng dẫn tịnh dưỡng và những lớp học hàng tuần. Trong thời gian 8 tuần, những người tham gia được yêu cầu thiền tập một giờ đồng hồ mỗi ngày, sáu ngày trong một tuần. Ghi nhận về não bộ được tiến hành trước khi hướng dẫn, khi kết thúc tám tuần, và bốn tháng sau đó. Sự ghi nhận cho thấy rằng thiền quán đã gia tăng hoạt động trong bán cầu não trái phía trước của não bộ, “một khu vực liên hệ đến sự giảm bớt lo lắng và thể trạng cảm xúc tích cực.” Cũng thế, vào lúc kết thúc tám tuần, những người tham dự và 16 người kiểm soát không thiền tập nhận chích ngừa cảm cúm để thử nghiệm phản ứng miễn nhiễm. Khi những người nghiên cứu lấy mẫu máu thử nghiệm từ họ một tháng và hai tháng sau khi chích ngừa, họ thấy rằng những người thực hành thiền có những thể kháng chống lại vi trùng cảm cúm nhiều hơn những người không thiền tập. Davidson và những đồng nghiệp nói rằng những người với phản ứng miễn nhiễm mạnh nhất cũng có bán cầu não trái hoạt động mạnh hơn.
Hall, Stephen S. Có Phải Đạo Phật Tốt Cho Sức Khỏe Của Chúng Ta? New York Times. 14 tháng Chín,2003
Thiền Quán Hổ Trợ Cho Sức Khỏe Tổng Quát và Sự Băn Khoăn. 7 tháng Hai 2003.
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 23/06/2010
www.healthyplace.com/Communities/Anxiety/treatment/meditation.asp
No comments:
Post a Comment