Thử Thách Của Những Tôn Giáo Khác
Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả. Một Phật tử thuần thành có thể cảm thấy rằng chấp nhận những con đường tâm linh khác như những khuyến nghị giá trị về sự hiện hữu của những phương pháp khác hơn Đạo Phật đối với việc đạt đến giác ngộ. Một tín đồ Hồi Giáo có thể cảm thấy rằng chấp nhận những truyền thống khác như hợp lý sẽ đòi hỏi việc từ bỏ niềm tin với sự liên hệ của Thượng Đế (hay Thánh Allah) đến Đấng Tiên Tri Muhammad, như được ghi lại trong kinh Koran, đại diện cho sự liên hệ tối hậu đến chân lý tối thượng. Cùng trong ý tưởng ấy, một người Ki Tô hữu có thể cảm thấy rằng việc chấp nhận tính chính đáng của những tôn giáo khác sẽ đưa đến sự tổn thương đức tin then chốt mà đấy là chỉ qua Giê-Su Ki-Tô mới có con đường tìm thấy Thượng Đế. Thế nên, việc chạm trán với một tín ngưỡng hoàn toàn khác biệt, mà người ta có thể không né tránh cũng không giải thích thoái thác, sẽ đưa ra một thử thách nghiêm trọng đến những tiền đề sâu xa.
Điều này phát sinh những câu hỏi quan trọng: Một ý chí niềm tin đơn độc của con người có thể cùng tồn tại với sự chấp nhận những tôn giáo khác như chính đáng hay không? Có phải tính đa nguyên tôn giáo là không thể có đối với một người thuần thành ngoan đạo, người hiến dâng một cách mạnh mẽ và sâu thẩm đến truyền thống tín ngưỡng của họ?
Tuy thế không có một sự nổi bật của một tinh thần chân thành đa nguyên tôn giáo, thì sẽ không có hy vọng cho việc phát triển một sự hòa hiệp căn cứ trên sự thấu hiểu liên tôn chân thật.
Về mặt lịch sử, các tôn giáo đã trãi qua một chiều dài lâu xa, ngay cả tiến hành những cuộc chiến tranh, để trãi rộng lập trường của họ về những gì mà họ nghĩ là một phương thức đúng đắn. Ngay cả trong chính trong phe phái của họ, các tôn giáo đã trừng trị một cách vô cảm những giọng nói không chính thống hay dị giáo mà truyền thống xem như phá hoại tính nguyên vẹn của những chân lý không thể xâm phạm mà niềm tin đặc trưng đại diện. Triết lý tổng thể của hành vi truyền giáo – đấy là, sự tập trung trên việc đem đến sự hoán đổi hành động của con người từ những tôn giáo khác nhau hay không tín ngưỡng – được đặt nền tảng trong ý tưởng của việc mang đến “một phương pháp chân chính” đến những ai mà đôi mắt của họ tiếp tục đóng kín. Trong một ý nghĩa, người ta có thể ngay cả nói rằng có một động cơ vị tha bên dưới sự thúc đẩy này để thay đổi những người thuộc tôn giáo khác thành tôn giáo của mình.
Trưng ra lịch sử này và đưa ra nhận thức về sự xung đột mà nhiều người có tôn giáo cảm thấy giữa việc duy trì tính toàn vẹn niềm tin của chính họ và việc chấp nhận đa nguyên, là sự nổi bật của tinh thần hòa hợp liên tôn chân thành căn cứ trên sự thấu hiểu hổ tương là hoàn toàn có thể chứ? Những học giả tôn giáo nói về ba cung cách mà trong ấy một tín đồ của một truyền thống tín ngưỡng có thể liên hệ đến sự hiện hữu của những truyền thống tín ngưỡng khác.
- Một là sự độc tôn thẳng thắn, một vị trí mà tôn giáo của ta là tôn giáo chân chính duy nhất và điều ấy phủ nhận tính chính đáng của những truyền thống tôn giáo khác, như nó được mặc định. Đây là một quan điểm thường được những môn đệ trung thành khắn khích của những truyền thống tôn giáo khác nhau thực hiện.
- Một vị thế khác là bao hàm, bởi đó người ta tiếp nhận một phần giá trị của những tôn giáo khác nhưng cho rằng những giáo huấn của tôn giáo khác là thế nào ấy có chứa đựng trong truyền thống tín ngưỡng của chính họ - một vị trí lịch sử đặc trưng bởi một số người Ki Tô đáp ứng đến mối liên hệ Do Thái Giáo và Hồi Giáo đến cả Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo [1]. Mặc dù bao dung hơn vị thế thứ nhất,nhưng quan điểm thứ hai này một cách căn bản gợi ý sự dư thừa của những truyền thống tôn giáo khác.
- Cuối cùng, có chủ nghĩa đa nguyên, mà đấy là chấp nhận giá trị tất cả những truyền thống tôn giáo.
Do vậy, với những sự quan tâm này như nền tảng, làm thế nào một tín đồ của một truyền thống tôn giáo đối phó với những câu hỏi về tính chính đáng của những tôn giáo khác? Trên mức độ lý thuyết, đây là một câu hỏi của việc làm thế nào để điều hòa hai khái niệm dường như đối kháng với nhau có liên quan đến những truyền thống tôn giáo của thế giới. Chúng tôi thường mô tả đặc điểm hai khái niệm này như “một chân lý, một tôn giáo” đối ngược với “nhiều chân lý, nhiều tôn giáo.” Làm thế nào một người thuần thành ngoan đạo hòa hiệp nhận thức “một chân lý, một tôn giáo” trong sự hiện hữu giáo lý của chính người ấy để công nhận khái niệm “nhiều chân lý, nhiều tôn giáo” mà hiện thực thế giới con người không thể phủ nhận đòi hỏi?
Như nhiều tín hữu tôn giáo cảm thấy, tôi đồng ý rằng một phiên bản nào đấy của chủ trương bao hàm – nguyên tắc “một chân lý, một tôn giáo” – hiện diện trong trung tâm của hầu hết những tôn giáo quan trọng của thế giới. Xa hơn thế, một ý chí độc tôn truyền thống tin tưởng của một người đòi hỏi nhận thức rằng niềm tin chọn lựa của họ đại diện cho giáo lý tín ngưỡng tối thượng. Thí dụ, đối với tôi Đạo Phật là đệ nhất, nhưng điều này không có nghĩa là Phật Giáo là tuyệt nhất cho tất cả mọi người. Chắc chắn là không. Đối với hàng triệu con người đồng loại của tôi, những hình thức giáo lý hữu thần đại biểu cho lộ trình tuyệt hảo nhất. Do thế, trong phạm vi của cá nhân hành giả tôn giáo, khái niệm “một chân lý, một tôn giáo” tiếp tục thích đáng nhất. Điều này ban cho năng lực và sự tập trung nhất niệm trong con đường tu tập của hành giả. Đồng thời, điều quan yếu là hành giả tôn giáo không nuôi dưỡng một sự vướng mắc vị kỷ, cho mình là trung tâm, trong niềm tin của mình.
Originally published in the September 2010 issue of the Shambhala Sun.
Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama, is the spiritual and temporal leader of the Tibetan people and a recipient of the Nobel Peace Prize and the U.S. Congressional Gold Medal
The Challenge of Other Religions , excerpted from Toward a True Kinship of Faiths: How the World's Religions Can Come Together , by His Holiness the Dalai Lama. © 2010 by His Holiness the Dalai Lama. Reprinted with permission from Doubleday Religion
Phụ chú:
[1] Abrahamic coalition (Christians, Jews and Muslims) - liên minh của Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, và Hồi Giáo: Đối với Liên Minh Abraham, linh hồn (soul) là điều gì đấy “được tạo ra” bởi Thượng Đế là điều được ‘ban cho’ con người. Thượng Đế và Sa Tăng cả hai đều “tranh giành” linh hồn. Người ta có thể “bán” linh hồn cho Sa Tăng và người ta có thể “cứu rỗi hay chuộc lại” linh hồn của người ta. Thú vật mặc dù hoàn toàn ý thức và chia sẻ nhiều thuộc tính với con người nhưng không “sở hữu” linh hồn. Ba tín ngưỡng trên ngay cả tranh luận cho đến thời kỳ trung đại về vấn đề phụ nữ có linh hồn hay không! Hindu concept of Self and Abrahamic concept of soul - http://veda.wikidot.com/self
Ba tín ngưỡng trên tuy nhiên vẫn không thống nhất tín lý với nhau, “một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D 622.Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa= (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái và các Nhánh KitôGíao nói trên về nhiều mặt.”
Ba tín ngưỡng trên tuy nhiên vẫn không thống nhất tín lý với nhau, “một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D 622.Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa= (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái và các Nhánh KitôGíao nói trên về nhiều mặt.”
Ẩn Tâm Thất ngày 26/03/2011
No comments:
Post a Comment