Monday, November 10, 2014

NHÂN QUYỀN Ở TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG PHƯƠNG


NHÂN QUYỀN Ở TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG PHƯƠNG
NĂM MƯƠI NĂM TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
HIS HOLINESS THE DALAI LAMA  
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Phật tính không phân người Nam – Bắc!
Nhân quyền chẳng lẻ khác Tây – Đông?
-Tuệ Uyển-
 
Chúng tôi vô cùng hào hứng để thấy rằng sẽ có sự kỷ niệm trên toàn thế giới đánh dấu 50 năm sự thông qua và ký kết Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.  Chúng tôi cũng rất vui mừng  để thấy rằng Ủy Hội Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đang khuyến khích  sự học hỏi và phổ biến bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền trên toàn thế giới do vậy những người bình thường sẽ hoàn toàn thấu hiểu những quyền mà họ được hưởng.
 
Nhân quyền là sự hấp dẫn toàn cầu bởi vì nó là tính tự nhiên cố hữu của tất cả nhân loại ước muốn cho tự do, bình đẳng, và chân giá trị và chúng ta có một quyền để đạt đến.  Cho dù chúng ta thích hay không, tất cả chúng ta sinh ra trong thế giới này như một thành viên của một gia đình nhân loại vĩ đại.  Giàu hay nghèo, học vấn hay không học vấn, thuộc quốc gia này hay quốc gia khác, theo tôn giáo này hay tôn giáo nọ, tán  đồng ý tưởng này hay kia, căn bản mỗi chúng ta chỉ là một con người như mọi người khác.  Tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc và không muốn khổ đau.
 
Một số chính quyền đã cho rằng những chuẩn mực về nhân quyền đề cập trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền là chủ trương bởi phương Tây và không thể áp dụng cho Á Châu và những bộ phận khác của thế giới thứ ba bởi vì sự khác nhau về văn hóa, xã hội và sự phát triển kinh tế.  Chúng tôi không chia sẻ quan điểm này và chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số người dân bình thường cũng không ủng hộ nó.  Chúng tôi tin tưởng rằng những nguyên tắc đề cập trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền lập thành những gì giống như một luật lệ tự nhiên nên được tất cả mọi người và mọi chính phủ tuân theo.
 
Chúng tôi  mạnh mẽ khích lệ sự quan tâm rộng rãi đến việc vi phạm nhân quyền cho dù ở Tây Tạng hay bất cứ nơi nào trên thế giới.  Con người ở mọi nơi đã nhận thức thấy tầm quan trọng to lớn và giá trị của nhân quyền.  Không chỉ cống hiến triển vọng bớt đi khổ đau của nhiều cá nhân, nhưng nó cũng là sự biều lộ sự tiến trình phát triển của nhân loại.   Chúng tôi cảm thấy rằng quan tâm đến những sự vi phạm nhân quyền và nổ lực bảo vệ nhân quyền biều hiện một sự phục vụ vĩ đại đến con người cả những thế hệ hiện tại và tương lai.
 
Khi chúng ta chỉ còn khoảng một năm nữa là đến thế kỷ 21, chúng ta thấy rằng thế giới đang trở nên một gia đình nhân loại.  Chúng ta đang hòa quyện với nhau bởi những tiến bộ nổi bật của khoa học kỷ thuật là điều cho phép chúng ta có thể cho chia sẻ thông tin ngay lập tức, và do bởi những vấn đề nghiêm trọng lẫn bình thường như nạn nhân mãn, tài nguyên cạn kiệt, và khủng hoảng  môi trường đe dọa đến chính nền tảng sự sống còn của chúng ta trên hành tinh này.  Nhân quyền, bảo vệ môi trường, và xã hội và bình đẳng kinh tế tất cả liên hệ lẫn nhau.  Trong tất cả những vấn đề này, chúng tôi tin tưởng một ý thức trách nhiệm toàn cầu là chìa khóa đến tiến trình tồn tại của nhân loại.  Nó cũng là nền tảng của hòa bình thế giới và sự đẩy mạnh nhân quyền và một nền văn hóa chính trị bất bạo động và đối thoại trong việc giải quyết những xung đột của loài người.
 
Để kết luận,  chúng tôi ao ước được nhân cơ hội này để đặc biệt bình luận và tuyên bố về sự ngưỡng mộ và kính trọng đến những người bảo vệ nhân quyền ở khắp mọi nơi trên thế giới.  Những người này thật sự làm nên một sự khác biệt trong đời sống nhân loại bằng việc cung cấp những tài liệu vi phạm nhân quyền và những việc làm giảm nhẹ khổ đau cho những người đang chịu đau khổ.  Chúng tôi xem hoạt động về nhân quyền hay hành động về việc này như một loại thực tập tâm linh.  Bằng việc bảo vệ những người bị khủng bố ngược đãi vì chủng tộc, tôn giáo, vô thần hay ý thức hệ, quý vị thật sự cống hiến để hướng dẫn gia đình nhân loại chúng ta đến hòa bình, công lý và chân giá trị.
 
07-12-1998
Dharamsala
Message on the 50th Anniversary of the Universal Declaration of Human Rights
http://www.dalailama.com/page.42.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
 


No comments:

Post a Comment