Monday, November 10, 2014

TU SĨ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

TU SĨ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 
His Holiness the Dalai Lama 
Tuệ Uyển Việt dịch

Đấy là thời gian, khi mà những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và thù ghét được dịp lớn mạnh như nhứng vấn đề tàn phá xuyên qua thế giới của chúng ta. 
Trong khi tin tức hằng ngày đã truyền đi những nhắc nhở về mãnh lực tàn phá dữ dội của những cảm xúc như vậy, câu hỏi mà chúng ta phải nêu lên cho vấn đề này là: Chúng ta có thể làm gì, từ mỗi cá nhân, để vượt khỏi những vấn nạn này. 
Dĩ nhiên những cảm xúc phiền toái như vậy luôn luôn là một phần của đời sống nhân loại. Một số người - có xu hướng không tin tưởng bất cứ điều gì sẽ "bào chữa" sự thôi thúc thù ghét của chúng ta hay sự áp bức kẽ khác - có thể nói rằng đấy chỉ đơn giản là cái giá của nhân loại. Nhưng quan điểm này có thể tạo nên tính lãnh đạm thờ ơ trên bề mặt của những cảm xúc tiêu cực, và hướng chúng ta đến kết luận rằng những cảm xúc tàn hoại ấy là ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
 
Phật học - Thực tại - Khoa học 
Chúng tôi tin tưởng rằng có những con đường thiết thực cho chúng ta cũng như những cá nhân để hạn chế những động cơ thôi thúc nguy hiểm của chúng ta - Những thúc đẩy mà tập đoàn có thể hướng đến chiến tranh hay sự bạo động tập thể. Như một minh chứng chúng tôi không chỉ có sự thực tập tâm linh của mình và sự thấu hiểu về sự tồn tại của loài người căn bản trên lời Phật dạy, mà ngày nay, đấy còn là sự hoạt động của những ngành khoa học. 
Trong 15 năm vừa qua chúng tôi đã tham dự những cuộc đối thoại với những nhà khoa học phương Tây. Chúng tôi đã trao đổi những quan điểm trên những chủ đề của các lĩnh vực từ khoa học lượng tử và vũ trụ học đến từ bi thương yêu và những cảm xúc tiêu cực. Chúng tôi thấy rằng trong khi khoa học khám phá và cống hiến một sự hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực vũ trụ chẳng hạn, thì dường như rằng Phật học diễn giải có thể thỉnh thoảng trao cho những nhà khoa học phương Tây một phương pháp mới để họ quán sát trên chính những lĩnh vực của họ - đặc biệt trên sự nhận thức về sinh vật học và khoa học về não bộ. 
Dường như hơi lạ là một lĩnh đạo tôn giáo lại quá liên hệ với khoa học, nhưng những lời Phật dạy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết thực tại, và vì vậy điều mà chúng ta nên để tâm đến là, các nhà khoa học đã học được gì về thế giới chúng ta qua thể nghiệm và đo lường.
 
Tu sĩ - Bác sĩ - Phòng thí nghiệm 
Cũng tương tự như thế, Phật giáo đã có lịch sử hơn 2.500 năm tìm hiểu khám phá sự hoạt động của tâm ý. Qua hàng thiên niên kỷ nhiều hành giả đã phát kiến ra điều mà chúng ta có thể gọi là "những kinh nghiệm" trong điều để làm thế nào vượt thắng những xu hướng của chúng ta trước những cảm xúc tiêu cực. 
Chúng tôi đã khuyến khích các nhà khoa học thể nghiệm những hành giả tâm linh cấp cao Tây tạng, để thấy những lợi ích gì mà những thực hành tâm linh có thể cống hiến cho những người khác, ngoài phạm vi tôn giáo. Mục tiêu ở đây là để phát triển sự hiểu biết của chúng ta về thế giới của "tâm", của ý thức, và của những cảm xúc của chúng ta. 
Vì lý do này, chúng tôi đã viếng thăm phòng thí nghiệm thần kinh học của bác sĩ Richard Davidson tại viện đại học Wisconsin. Xử dụng những dụng cụ phản ảnh những gì xãy ra trong não bộ trãi qua thời gian thiền định, bác sĩ Davidson đã có thể học hỏi những ảnh hưởng của sự thực hành Phật giáo để phát triển từ bi thương yêu, tính trầm tỉnh thanh thản hay chính niệm. Qua bao thế kỷ Phật tử tin tưởng rằng theo đuổi những thực hành như thế dường như làm con người chúng ta trầm tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và yêu thương hơn. Đồng thời người ta ngày càng bớt đi những xu hướng thiên về những cảm xúc tiêu cực tàn phá. 
Theo bác sĩ Davidson, khoa học hiện tại nhấn mạnh điều tin tưởng này, bác sĩ Davidson nói với chúng tôi rằng sự nảy sinh của những cảm xúc tích cực có thể thông qua điều này: thiền định chính niệm làm củng cố hệ thống thần kinh, nó làm trầm tĩnh thanh thản một phần của não bộ nơi hoạt động như yếu huyệt của sợ hãi và giận dữ. Điều này tăng trưởng khẵ năng để chúng ta có một phương pháp tạo nên một vùng đệm giữa sự thúc đẩy bạo động của não bộ và những hành động của chúng ta. 
Những cuộc thử nghiệm đã phát kiến ra chỉ rằng một số hành giả có thể đạt đến trạng thái tĩnh lặng nội tại ngay cả khi đối diện với những tình trạng quấy rầy tột độ. Bác sĩ Paul Ekman của trường đại học California tại San Francisco đã nói với chúng tôi rằng tiếng động chói tai (như tiếng súng nổ) đã thất bại trong việc làm giật mình một tu sĩ Phật giáo khi đang thể nghiệm. Bác sĩ Ekman nói, ông ta chưa bao giờ thấy một ai có thể trầm tĩnh trong sự hiện diện của một sự quấy rầy như vậy. 
Một tu sĩ khác, một vị viện chủ một trong những tu viện của chúng tôi ở Ấn độ, đã được thử nghiệm bởi bác sĩ Davidson bằng máy ghi điện não để đo lường những làn sóng của não bộ. Theo bác sĩ Davidson, vị viện chủ đã có khối lượng cao nhất của hoạt động trong những trung tâm não bộ liên hệ với những cảm xúc tích cực mà chưa bao giờ được đo lường bởi sự thí nghiệm của bác sĩ này.
 
Thiền tập - Lợi ích - Cuộc sống bình thường 
Tất nhiên, những lợi lạc của những thực tập này không chỉ cho những tu sĩ, những người đã dành hàng tháng thời gian trong những khoá tu thiền định. Bác sĩ Davidson nói về sự nghiên cứu của ông ta với những người hoạt động trong những việc căng thẳng cao độ. Những người đấy không là Phật tử - được dạy thiền tập chánh niệm, trạng thái tỉnh giảc trong điều mà tâm không bị vướng bận với những tư tưởng hay cảm giác nhưng để chúng đến và đi, giống như xem một dòng sông chảy qua. Sau 8 tuần, bác sĩ Davidson nhận thấy rằng trong những người này, những phần trong bộ não của họ đã giúp hình thành những cảm xúc tích cực trở nên hoạt động một cách tiến triển. 
Sự quan hệ mật thiết của tất cả những điều này thì rõ ràng: thế giới ngày nay cần những công dân và những lãnh tụ, những người cần hành động trong sự kiên định bảo đảm và dấn thân đối thoại với "kẽ thù"- không kể là bất cứ loại gây hấn hay sự công kích nào mà họ có thể chịu đựng hay kéo dài. 
Thật giá trị để mở ngoặc rằng đây là những phương pháp không chỉ rất hữu ích, mà lại không mắc mõ. Chúng ta không cần phải dùng thuốc uống hay thuốc tiêm. Chúng ta không phải trở thành Phật tử, hay phải tiếp nhận bất cứ một tín ngưỡng tôn giáo đặc biệt nào. Mỗi người có khã năng để hướng đến một đời sống yên bình và đầy đủ ý nghĩa. Chúng ta phải khám phá càng sâu xa như có thể để làm thế nào có thể đem đến thanh bình tịnh lạc trong đời sống. 
Chúng tôi cố gắng để đặt những phương pháp này ảnh hưởng trong cuộc sống chính chúng tôi. Khi nghe một tin tức xấu, đặc biệt thường là những câu chuyện về thảm kịch từ những người dân Tây tạng , một cách tự nhiên phản ứng của chính chúng tôi là buồn bã. Tuy vậy, bằng sự thay thế trạng thái hay thái độ, chúng tôi tìm thấy và có thể bao phủ băng một lý trí tốt lành. Và những cảm giác của giận dữ lạc lõng, điều đơn giản đầu độc "tâm" và làm chua xót trái tim, ích kỷ vươn lên, chúng cũng liền cuốn đi luôn theo với những tin tức xấu.
 
Mặt trận nội tâm
Nhưng sự phản ánh chỉ rằng trong đời sống của chúng ta rất nhiều những khổ đau của chúng ta không chỉ bởi những nguyên nhân ngoại tại mà còn bởi những sự kiện nội tại như sự phát triển của những cảm xúc tiêu cực quấy nhiễu. Loại thuốc giải tốt nhất cho sự đổ vở ấy là làm vượt trội khã năng của chúng ta để có thể kiểm soát và điều khiển những cảm xúc ấy.
Có phải rằng loài người là để tồn tại, hạnh phúc, và sự quân bình nội tại là cốt yếu. Nếu khác đi đời sống của con cháu chúng ta và cháu con của chúng thì quả là trở nên kém hạnh phúc hơn, hay không hạnh phúc, tuyệt vọng và ngắn ngũi. Sự phát triển của vật chất chắc chắn đóng góp cho hạnh phúc - trong vài chừng mực nào đấy - và một cách sống thoãi mái. Nhưng điều ấy không đủ. Để đạt trình độ cao hơn của hạnh phúc chúng ta không thể hờ hửng với sự phát triển nội tại.
Thảm kịch 9/11 minh chứng rằng kỷ thuật hiện đại và sự thông minh của nhân loại hướng dẫn bởi thù hận có thể đưa đến những sự tàn phá to tát. Những hành động khủng khiếp như vậy là triệu chứng của một trạng thái tinh thần ưu phiền khổ não. Để đáp ứng một cách thông minh và hiệu quả, chúng ta cần được hướng dẫn bởi một trạng thái tâm linh khoẻ mạnh hơn, không phải chỉ tránh châm ngòi cho những đóm lửa của thù hận, mà đáp ứng một cách thiện nghệ tinh xảo. Chúng ta nên nhớ rõ rằng cuộc chiến chống lại thù hận và khủng bố cũng có thể được tiến hành trên điều này, mặt trận nội tâm.
http://www.lamayeshe.com/otherteachers/hhdl/nyt_op_ed.shtml
The Monk in the Lab
A New York Times Editorial
-Tuệ Uyển phiên dịch-
 


No comments:

Post a Comment