Sunday, November 9, 2014

Môi Trường: Khí Hậu Nóng Lên Có Thể Thúc Đẩy Động Đất và Núi Lửa Thức Dậy

Môi Trường: Khí Hậu Nóng Lên Có Thể Thúc Đẩy Động Đất và Núi Lửa Thức Dậy

Đã đọc: 3293          Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image
Động đất, núi lửa thức dậy, sóng thần tsunami, đất lở, mực nước biển dâng lên và băng hà tan, là một số thảm họa mà khí hậu biến đổi có thể đem đến, một nhà địa chất học đã nói như thế.

Tác động khí hậu nóng lên do con người đem lại trên băng tuyết và đại dương của trái đất đã được chú ý đến rồi (already noticeable):  băng hà ở Greenland đang tan chảy ở một tỉ lệ đang gia tăng, và mực nước biển đã dâng lên từng tí một hơn nửa bộ (0,17 mét) trên toàn cầu trong thế kỷ 20, theo đồ biểu Liên chính phủ về Khí hậu biến đổi.

Với những xu hướng này trên băng tuyết phủ và mực nước biển dự đoán có căn cứ tiếp tục và tệ hại hơn nếu lượng thán khí CO2 tiếp tục tăng lên trong khí quyển, chúng có thể thay đổi sức ép và năng lực chuyển động cho một sự cân bằng trong lòng đất bên dưới bàn chân của chúng ta – những sự đổi thay đã được ghi nhận trong những nghiên cứu trong sự thay đổi khí hậu trong quá khứ, nhưng chúng chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu như hậu quả có thể của hiện trạng trái đất nóng lên.



“Mặc dù chúng được diễn tả trong quá khứ, không ai nghĩ về chúng trong hình thức của những hậu quả trong tương lai về khí hậu biến đổi,” Bill McGuire (the University College London's Hazard Research Center), đã nói như thế.

Sự ức đoán của McGuire về những hoạt động địa chất gia tăng chưa được phát hành trên báo chí, nhưng ông đã viết một chủ đề về chúng đã được đăng trên the Guardian Unlimited.

SỰ PHẢN ỨNG CỦA VỎ TRÁI ĐẤT

Những nhà khoa học biết rằng tất cả những phần của trái đất hổ tương lẫn nhau.  Bề mặt của trái đất thì cứng rắn.  Nhưng bên dưới mặt đất, giống như nước sôi trong một bầu kín, nham thạch nóng chảy magma tuôn chảy về phái bề mặt.  Những tác động vòng tròn này mang theo những mảnh của vỏ trái đất (khoảng 12 mãnh)  với chúng.  Những chuyển động vòng tròn này cũng tiến hành một chức năng làm sạch trái đất.  Thán khí CO2 trong không khí trên bề mặt trái đất hòa tan trong nước của đại dương.  Những làn sóng vươn lên không khí và “bắt” thán khí CO2.  Thán khí CO2 biến thành carbonat rắn CO3 trong nước và rơi xuống đáy đại dương.  Ở đấy nó biến thành một loại đá.  Khi mãnh trái đất dưới đại dương chui vào bên dưới mãnh lục địa, đá carbonat tan chảy thành nham thạch magma.  Vì thế một số thán khí CO2 làm cho khí hậu nóng lên được tái chế.  Nhưng ngày nay lượng thán khí CO2 ngày càng gia tăng, đại dương không thể hấp thụ một lúc quá nhiều thán khí, nên đại dương ngày càng nóng lên, làm khí  hậu nóng lên làm tan chảy băng tuyết ở địa cực và núi non.

Một đặc trưng có thể thay đổi sự quân bình những năng lực trong vỏ trái đất là băng tuyết, trong hình thức của băng hà và lớp băng bao phủ nhiều nơi khắp các vùng địa cực cùng núi non tại khắp các độ cao, nhất là Hy mã lạp sơn.  Sức nặng của lớp băng đè xuống vỏ trái đất nơi mà chúng bao phủ.

Khi băng tan, vỏ trái đất bên dưới không còn bất cứ thứ gì phủ phía trên chúng, và vì thế có thể phản ứng tương ứng một cách nhanh chóng (bởi những tiêu chuẩn địa chất).  (Sự phản ứng này đang thực sự xãy ra bây giờ như một kết quả của sự chấm dứt Kỷ nguyên băng hà cuối cùng:  sự rút lui ồ ạt của lớp băng từ bắc Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã cho phép vỏ trái đất trong những vùng này nảy lên trở lại.)

Những vùng vỏ trái đất phản ững có thể thay đổi những sức ép hoạt động trên vòng đai vết nứt đứt đoạn của động đất và núi lửa trong vỏ trái đất (earthquake faults).

“Trong những vùng như Ái Nhĩ Lan, thí dụ, nơi quý vị có lớp băng Eyjafjallajökull, và nó không thể sống còn [do khí hậu nóng lên], và quý vị đã từng gánh chịu nhiều núi lửa bên dưới nó, và hậu quả băng tan có thể thúc đẩy những núi lửa thức dậy,”  McGuire nói như thế.

Với sự thay đổi động lực học trong vỏ trái đất, những vết nứt đứt đoạn cũng có thể bị sụp đổ, mà nó có thể đem đến toàn bộ hàng khối những rắc rối khác.

“Nó không chỉ là núi lửa (volcanoes).  Một cách rõ ràng nếu quý vị đè nặng và lấy sức nặng đi trên những vết nứt hoạt động, thế thì quý vị có khả năng làm thôi thúc động đất,”  McGuire nói với LiveScience, đề cập rằn có nhiều bằng chứng cho sự phối hợp này trong những sự kiện khí hậu thay đổi trong quá khứ.

“Vào thời kỳ chấm dứt của Kỷ nguyên băng hà cuối cùng, có một sự gia tăng lớn lao trong hoạt động của động đất dọc theo những bờ mé của lớp băng bao phủ trong bán đảo Scandinavia ở bắc Âu và những vùng như thế, và điều ấy đưa đến những sự đất lở ngầm khổng lồ dưới biển mà nó sẽ phát sinh ra sóng thần tsunami,”  McGuire nói.  “Do vậy, quý vị có toàn bộ những mức độ những mối nguy hiểm địa chất ở đấy mà nó có thể đưa đến kết quả từ đấy nếu chúng ta thấy thảm họa tan chảy khổng lồ này.”

Một nhà địa chất tại Đại học Berkeley, California, là Roland Burgmann đồng ý rằng những sự thay đổi trong lớp băng bao phủ có thể có những  hậu quả quan trọng bên dưới vỏ trái đất, nhưng nói rằng cần nghiên cứu thêm để quyết định mức độ thực sự của hiểm họa đe dọa và những nơi mà hậu quả có thể thường  xãy ra nhất.

ÁP LỰC VỀ NƯỚC

Băng tan có thể một hậu quả phụ trội bởi vì toàn bộ sự tan chảy ấy phải đi đến một nơi nào đấy – gọi tên là, đại dương.

Và băng tan sẽ không là nhân tố duy nhất thay đổi mực nước biển:  khi nhiệt độ đại dương tăng lên, nước tự nó nở rộng dung tích.

Tất cả những sự dồn ép do nước gia tăng dung tích, có thể tăng cường áp lực lên những vết nứt của vỏ trái đất gần bờ biển.

“Sức nặng tăng thêm của nước làm cong vỏ trái đất, và điều ấy có nghĩa là quý vị có xu hướng tiếp nhận những điều kiện căng thẳng trong phần phía trên của vỏ trái đất và siết ép lại một chút phần dưới thấp hơn, giống như quý vị bẻ cong một mãnh ván hay vật gì đấy,”  McGuire giải thích.

Những năng lực siết ép lại có thể đẩy ra bất cứ lớp nham thạch magma chung quanh phía dưới một núi lửa (underneath a volcano), đưa đến một sự bùng nổ của núi lửa.  (Cơ chế này thật sự được tin tưởng là nguyên nhân của những mùa núi lửa thức dậy ở vùng núi lửa Pavlof ở Alaska, mà nó bùng nổ mỗi mùa đông khi mực nước biển cao hơn.)

McGuire dẫn tới một nghiên cứu đã được đăng trên tờ báo Nature trong năm 1997 mà nó nhìn lại sự liên kết giữa sự thay đổi tỉ lệ mực nước biển dâng lên và hoạt động núi lửa trong Địa Trung Hải trong tám mươi nghìn năm qua (80.000) qua và thấy rằng khi mực nước biển dâng lên một cách nhanh chóng, nhiều núi lửa bùng nổ xãy ra, gia tăng khác thường bằng 300%.

Nếu những kịch bản của tình trạng tệ hại về khí hậu nóng lên của ngày nay, thảm họa tan chảy những băng hà và lớp băng phủ đi đến vượt trội hơn, mực nước biển có thể lên cao một cách nhanh chóng, trút tất những loại tàn phá địa chất “có thể so sánh với những sự gia tăng nhanh chóng nhất trong mực nước biển mà chúng ta có thể thấy trong vòng mười lăm nghìn năm (15.000) qua,”  McGuire nói.

Tuy nhiên, Burmann thì không quá lo lắng về mực nước biển dâng lên (sea level rise ) làm nguyên nhân cho nhiều vụ động đất hay núi lửa bùng nổ, và chú ý rằng tỉ lệ thảm họa mực nước biển dâng lên trong tương lai là không chắc chắn và rằng tỉ lệ hiện tại tăng lên khoảng 0,12 inch mỗi năm (3 mili mét mỗi năm) – không đủ để thay đổi vỏ trái đất.

“Nó phải có một thời gian dài để thêm vào một khối lượng đáng kể,”  Burgmann nói – vì thế trong khi đấy là một lĩnh vực của nghiên cứu phải chăm chú vào đấy, không chắc là có bất cứ một hậu quả nghiêm trọng nào, tối thiểu là ngay bây giờ.

--
Environment
Global Warming Might Spur Earthquakes and Volcanoes
Tuệ Uyển chuyển ngữ
25-01-2010

No comments:

Post a Comment