Nguyên tác: Seventy Stanzas on Emptiness
Tác giả: Long Thọ Đại sĩ
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Mọi thực thể không tồn tại
Trong nguyên nhân của chúng, trong điều kiện của chúng ,
Trong tập họp uẩn của nhiều thứ, hay trong những thứ cá biệt.
Do thế, tất cả thực thể là không. (3)
Bởi vì nó đã hiện hữu rồi, nên điều tồn tại không sinh khởi.
Bởi vì nó không hiện hữu, nên điều không tồn tại không khởi sinh.
Bởi vì nó mâu thuẩn với nhau, sự tồn tại và không tồn tại không [sinh khởi] cùng với nhau.
Vì không có sự sinh khởi, nên không có sự duy trì cũng như sự chấm dứt. (4)
Không có một nên không có nhiều, và
Không có nhiều nên không có một.
Do vậy, duyên khởi thực thể [giống như thế này]
Không có đặc tính. (7)
[Trong bản chất chân thật tự nhiên] không có thường cũng không có vô thường,
Không có ngã cũng không vô ngã, không có tịnh cũng không bất tịnh
Và không có hạnh phúc và khổ đau
Do thế, [bốn] quan điểm sai lầm là không hiện hữu. (9)
Không có ông cha thì không có con trai, và không có con trai thì không có ông cha (giống như nhân duyên)
Hai điều này không thể hiện hữu mà không có sự liên hệ lẫn nhau.
Cũng không có sự hiện hữu một cách đồng thời.
Mười hai nhân duyên cũng giống một cách chính xác như thế. (13)
Những hiện tượng hổn hợp và không hổn hợp
Là không phải nhiều, cũng không phải một,
Là không tồn tại cũng không phải không hiện hữu, [và] cũng không hiện hữu lẫn không tồn tại.
Những từ ngữ này áp dụng cho tất cả mọi hiện tượng [không có ngoại lệ].(32)
Những hành vi [nhiễm ô] có phiền não như nguyên nhân của chúng,
Và những phiền não tự chúng nó sinh khởi qua những hành vi [ô nhiễm].
Thân thể [cũng thế] có những hành vi [nhiễm ô] như nguyên nhân của nó,
Vì thế tất cả ba thứ này là trống không về tự thể. (37)
Tất cả những cấu tạo giống như những thành phố không thật trên bầu trời,
Vọng tưởng, ảo tưởng, tóc rơi xuống,
Bong bóng, bọt nước, hảo huyền,
Giấc mộng, và những vòng lửa –
Chúng chắc chắn không có cốt lõi hay thực chất đối với chúng. (66)
Đấng vô tỉ Như Lai
Đã dạy rõ ràng rằng
Vì tất cả thực thể là trống rỗng về bất cứ sự tồn tại cố hữu tự nhiên nào,
[Nên] tất cả mọi hiện tượng là duyên khởi. (68)
Người nào khi thấu hiểu rằng “điều này phát sinh từ những điều kiện (duyên) ấy,”
Mạng lưới của quan điểm sai lầm đã được vén lên.
Người từ bỏ tham dục, si mê, và thù hận,
Và đạt đến thể trạng vô nhiễm của niết bàn. (73).
Dưới sự hướng dẫn của Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche, hiệu chính bởi Ari Goldfield trong tổ chức: Nghiên cứu về những tác phẩm và Triết lý của Long Thọ. Christian Lindtner, Motilal Banarsidass Publishers, New Delhi, 1990, pp. 31-69. May 17, 1997.
No comments:
Post a Comment