Monday, November 10, 2014

TÌM MỘT NƠI TRÚ ẨN NỘI TẠI


TÌM MỘT NƠI TRÚ ẨN NỘI TẠI
SEEKING AN INNER REFUGE
HH. the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ
MỤC TIÊU CỦA ĐẠO PHẬTTheo quan điểm của đạo Phật, tâm của những người bình thường thì yếu đuối và bị bóp méo do bởi vọng tưởng và những xúc tình mà nó chứa đựng.  Như một kết quả, chúng ta không thể thấy những sự vật, sự kiện như chúng thực sự hiện hữu, những gì chúng ta thấy chỉ là những hình ảnh hay quan điểm đã bị đóng khuôn hay bóp méo và định nghĩa bởi chính cảm tình hay thành kiến của chúng ta.
Mục tiêu của đạo Phật là để lìa xa những sự bóp méo, thiên kiến hay đóng khuôn của tâm và vì vậy thuận tiện cho những nhận thức giá trị hưng khởi.  Cho đến khi nào chúng ta chưa nhổ được gốc rể của những vọng tưởng,  nhận thức của chúng ta vẫn duy trì sự nhiễm ô; khi chúng ta tịnh hóa chúng thì chúng ta thể nhập vào trạng thái luôn luôn trực nhận thực tại như nó là.  Rồi thì, bởi vì tâm chúng ta vốn là hiện hữu trong tuệ trí toàn hảo và giải thoát, thân và khẩu chúng ta tự động hành xử trong những phương hướng thiện hảo, lành mạnh, tráng kiện.  Điều này không chỉ lợi ích cho chúng ta mà cũng cho những người khác, cho cả đời sống hiện tại và những đời sống tiếp theo trong tương lai.  Vì vậy, đạo Phật được cho là một con đường không đơn thuần là tín ngưỡng mà cũng là một thành phần của lý trí và tri thức.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC PHẬT
Người Tây Tạng may mắn được sinh ra trong một xã hội nơi tri thức tâm linh cả thuận lợi sẵn sàng lẫn được đề cao giá trị.  Đã được sinh trưởng trong một xã hội giàu có về tâm linh như thế thì chúng ta có thể thụ hưởng gia tài tâm linh ấy, không nhiều thì ít.  Chính Đức Phật đã từng nói rằng: “Hãy thử nghiệm lời ta nói như người thợ kim hoàn thử vàng trước khi chấp nhận nó”.  Đức Phật đã dạy mọi người của tất cả mọi chủng tính và mọi trình độ hiểu biết trong một thời gian dài.  Bởi vậy cho nên, mỗi lời Phật dạy phải chứa đựng đầy đủ một cách cẩn thận những ý nghĩa và giá trị để quyết định hoặc nó là giáo nghĩa chân thật hay chỉ là biểu tượng ẩn dụ vậy.  Nhiều lời dạy được tuyên thuyết trong những trường hợp đặc biệt  hay được biểu lộ trong những sự hiểu biết giới hạn.  Chấp nhận bất cứ một giáo thuyết nào hay một quan điểm nào mà không trước hết nghiên cứu phân tích nó một cách cẩn thận thì giống như xây dựng một lâu đài trên băng tuyết – sự thực hành sẽ không vững chắc kiên định và thiếu vắng căn bản của chiểu rộng lẫn chiều sâu.
SỰ THỰC HÀNH GIÁO PHÁP
 “Sự thực hành giáo pháp” nghĩa là gì?  Nghĩa đen được dịch, có nghĩa " những sự cầm giữ nào đấy "; hay là sự thọ trì;  pháp là tâm linh giáo nghĩa là điều gìn giữ và hướng dẫn chúng ta vượt thoát khổ đau.  Đạo Phật quả quyết rằng tại một thời điểm mà tâm chúng ta bị bao trùm bởi năng lực của vọng tưởng phiền não và ảo ảnh thiên lệch,một cách căn bản có một phương diện của tâm là thanh tịnh bản nhiên và không nhiễm ô, và bởi sự phát triển sự thanh tịnh này và tẩy xóa những sự lu mờ u ám của tinh thần, chúng ta được ngăn lại hay tách rời với khổ đau và những kinh nghiệm không hài lòng.
Đức Phật đã dạy về tiềm năng thanh tịnh của tâm như giáo nghĩa căn bản của Đạo Phật, và Pháp Xứng* (Dharmakirti), một luận sư Ấn độ xuất hiện một thiên niên kỷ sau, đã đề xuất một cách hợp lý giá trị của nó.  Khi hạt giống giác ngộ này được phát triển một cách đầy đủ thích đáng, chúng ta thể nhận kinh nghiệm của niết bàn, ngài Pháp Xứng đã làm cho có giá trị một cách hợp lý toàn bộ hình ảnh phổ quát của giáo nghĩa đạo Phật, kể cả luật nghiệp báo, nhận thức tái sinh, khả năng giải thoát và sự toàn thiện, toàn hảo, toàn trí, tính bản nhiên của ba điều quý báu hay tam bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Để cho phương thức thực hành thực tế, thật là sai lầm khi thọ trì mà không có một sự hiểu biết tương ứng hợp lý về giáo thuyết.  Chúng ta phải nên biết rõ ràng chúng ta đang làm gì và tại sao, đặc biệt những ai trong chúng ta là nam nữ tu sĩ và đã nguyện cống hiến trọn đời mình để thực hành giáo pháp; chúng ta nên thận trọng một cách đặc biệt để thực hành một cách toàn thiện.  Tăng già rất quan trọng cho sự ổn định bền bỉ của giáo thuyết, vì vậy, chúng ta nên hành động một cách tuyệt hảo, tích cực nhất để noi gương chính đức Phật.  Những ai quan tâm đến đời sống xuất gia nên trước hết suy tính rõ ràng; không cần thiết để trở nên một tu sĩ chỉ là một tu sĩ thấp kém.  Tăng già có trách nhiệm để biểu hiện hiển lộ giáo nghĩa và giới luật.  Nếu muốn hướng đến một đời sống bình thường, hãy để đời sống tự viện cho những ai thiên về tâm linh mạnh mẻ to lớn hơn và đơn giản hành trì như một cư sĩ thật tốt như chúng ta có thể làm.
Tất cả những tôn giáo trên thế giới giống nhau trong điểu là chúng cung cấp những phương pháp để phát triển những khía cạnh tích cực,bổ ích, lành mạnh của tâm linh và trừ khử những thứ tiêu cực, độc hại, bệnh hoạn.  Đạo Phật là một tôn giáo phong phú một cách đặc biệt bởi vì được phát triển ở Ấn Độ khi xứ sở này ở vào thời cao điểm của tâm linh và triết lý, nó giới thiệu hoàn toàn cả một phạm vi của những quan điểm tâm linh lẫn một cách tiếp cận hợp lý tới những phương pháp của sự phát triển tâm linh.  Điều này đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên hiện đại, khi tâm thức lý trí được gởi gắm một niềm tin như thế.
Vì khía cạnh lý trí này, đạo Phật đã chỉ có một ít khó khăn khi đối diện với thế giới hiện đại.  Quả vậy, nhiều khám phá của khoa học hiện đại, như vật lý nguyên tử, điều được xem như là những khám phá mới, đã từng được bàn luận trong kinh điển đạo Phật từ lâu xưa.  Bởi vì Đức Phật dạy những đệ tử trong Di giáo rằng, không nên chấp nhận bất cứ điều gì bằng sự tin tưởng tín ngưỡng đơn thuần, mà chỉ khi qua khảo sát hợp lý của lý trí.  Thế giới của đạo Phật luôn luôn xem xét để giữ gìn tâm linh thẩm sát rất sống động trong phạm vi của nó.  Điều này không giống như nhiều những tôn giáo khác, điều này đòi hỏi trên sự thật hay chân lý và vì vậy không bao giờ cho phép bất cứ một loại thẩm sát nào dường như đe dọa sự diễn tả giới hạn thực tại.
BA NƠI NƯƠNG TỰA TÔN QUÝ
Cho dù bạn có là một Phật tử hay không được quyết định do bởi bạn quy y ba ngôi tôn quý – Phật, Pháp và Tăng - hay không, một cách thuần túy, từ trong chiều sâu của con tim của chúng ta.  Đơn giản tụng kinh, lần chuỗi hay đi kinh hành chung quanh chùa viện không làm cho chúng ta trở thành một người Phật tử.  Ngay cả con khỉ có thể được dạy để làm những việc ấy.  Giáo Pháp là vấn đề của tâm và tinh thần, không phải là những hành động bên ngoài.  Vì vậy, để là một Phật tử, chúng ta phải hiểu chính xác thế nào là “Nương tựa ba ngôi tôn quý” và sự liên hệ của Tam quy với đời sống tâm linh.
Với sự tôn kính nương tựa nơi Phật bảo, chúng ta nói về NHÂN quy y Phật – tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai, bậc thích đáng thiết yếu nhất với chúng ta là Phật Thích Ca – và QUẢ quy y Phật – nương tựa nơi khả năng giác ngộ của chính chúng ta, Đức Phật mà mỗi chúng ta sẽ trở thành. Khi quy y Pháp bảo, nương tựa nơi giáo pháp, nương theo lời Phật dạy, có giáo nghĩa được tuyên thuyết trong kinh điển và điều tâm linh thực chứng theo những gì đã được dạy.  Và cuối cùng, chúng ta quy y Tăng bảo, cả phàm Tăng, nam nữ tu sĩ, những người là biểu tượng của Tăng già, và những Thánh Tăng -  đấy là những người đã đạt được kinh nghiệm thiền định tối thượng kiểu mẫu của chân lý.  Vì vậy, chúng ta nói rằng Phật bảo là thầy, giáo Pháp là con đường, và Tăng già là cộng đồng tâm linh hổ trợ.
Trong ba điều này, quan trọng nhất đối với chúng ta như những điều độc đáo riêng biệt là giáo Pháp, một cách tối thiết yếu chỉ chúng ta mới có thể giúp ích, hổ trợ, cứu độ chính chúng ta – không ai khác có thể hoàn thành hay thực hiện giác ngộ hay ban cho chúng ta điều ấy.  Giác ngộ chỉ đến với những người thực hành giáo Pháp một cách toàn hảo, những ai đem giáo Pháp và áp dụng nó để phát triển tâm linh của người ấy liên tục lớn mạnh.  Vì vậy, trong ba điều tôn quý, giáo Pháp là sự nương tựa hay quy y căn bản tối thượng.  Bằng sự lắng nghe, tư duy và thiền định qua giáo Pháp đời sống chúng ta có thể trở thành một với Pháp, với lời Phật dạy và giác ngộ một khả năng trực tiếp gần nhất.
NGHIỆP
Tất cả những bậc đạo sư Kadampa vĩ đại trong quá khứ nhấn mạnh rằng quy y phải được thực hành trong giáo điển với một sự tỉnh giác nhiệt thành mạnh mẻ trong luật nhân và quả; nó đòi hỏi phải quán chiếu luật nghiệp báo như một sự hổ trợ cho việc thực hành.  Đức Phật đã nói rằng: “Chúng ta là người hộ vệ chính chúng ta và là kẻ thù của chính chúng ta”.  Đức Phật không thể bảo vệ chúng ta; chỉ sự quán chiếu luật nghiệp báo của chính chúng ta mới có thể bảo vệ chúng ta.  Nếu chúng ta giữ gìn sự quy y của chúng ta một cách thuần khiết và sống phù hợp nhất trí với nghiệp, chúng ta trở thành người hộ vệ chính chúng chúng ta; nếu không,  nếu chúng ta sống trong một phương thức trái ngược với con đường tâm linh, chúng ta trở thành kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta, tổn hại chính chúng ta trong những kiếp sống hiện tại và tương lai.
Tâm của người thường hay phàm phu thì vô kỷ cương, vô tổ chức, không có khuôn phép, không thể kiểm soát.  Để thể nhập vào những  sự thực hành Phật Pháp cao hơn, như thiền định tam muội (Samadhi), tuệ trí thể nhập tính không hay những phương pháp yoga của nhiểu hệ thống tantra mật tông, chúng ta phải trước hết phát triển một tâm thuần hóa kỷ luật, một tâm được điều khiển kiểm soát.  Trên căn bản của sự quy y nương tựa và kỷ cương nể nếp tự tâm chúng ta phát triển một cách dễ dàng những kinh nghiệm gia tăng liên tục trong những thực hành giáo Pháp cao hơn nhưng nếu không có nền tảng của kỷ cương khuôn phép nội tâm hay điều tâm những thực tập cao hơn sẽ không đạt được kết quả.
NÂNG CAO THỰC HÀNH
Tất cả chúng ta muốn thực hành những kỷ năng cao nhất nhưng trước hết chúng ta phải tự hỏi chính mình rằng chúng ta đã quán triệt hay vượt qua những điểu kiện đòi hỏi thấp hơn chưa, như kỷ cương tự tâm hay điều tâm chẳng hạn.  Tập trung vào sự quy y là để chuyển hóa một phàm nhân thành một vị Phật; khi điểu này được hoàn toàn mục tiêu của quy y cũng hoàn thành.  Thời điểm tâm chúng ta trở thành Phật, từ ngữ chúng ta trở thành Pháp và thân thể chúng ta là Tăng.  Tuy nhiên, đạt đến địa vị này tùy thuộc vào sự thực hành giáo Pháp của chính chúng ta.  Xa rời sự thực hành hay để người khác thực hành trong khi nguyện cầu, hy vọng những lợi ích tâm linh cho chính mình là một mơ mộng hảo huyền không tưởng.
Để tịnh hóa tâm thức nghiệp cảm và tri giác sai lầm và để phát triển những phẩm chất giác ngộ trong dòng suối hữu tình chúng sinh của chính mình, chúng ta phải tự mình thực hành những tiến trình tu tập và kinh nghiệm những trạng thái tâm linh.  108 quyển lời Phật dạy được dịch sang tiếng Tây Tạng có một đề tài chính yếu là:  tịnh hóa tâm và phát sinh những phẩm chất nội tại.  Không nơi nào nói rằng những ai khác sẽ làm điều này cho chúng ta.  Vì vậy, trong một con đường, trong một phương pháp, những Đức Phật phần nào đó bị giới hạn – các Đức Phật có thể giải thoát chúng ta chỉ trong ý nghĩa của sự truyền cảm hứng, chuyển năng lượng để chúng ta tu tập thực hành lời dạy của các Ngài.  Vô số các Đức Phật đã thành trước giờ những chúng ta vẫn hiện đang ở trong vòng sinh tử luân hồi.  Điều này không phải những Đức Phật thiếu lòng từ bi với chúng ta nhưng bởi vì chúng ta không thể thực hành lời dạy của các Ngài.  Sự tiến bộ cá nhân trên con đường tâm linh tùy thuộc vào những tác động ảnh hưởng của tự chính những cá nhân ấy.
MƯỜI HÀNH ĐỘNG ĐẠO ĐỨC
Tiến trình tự phát triển có nhiều trình độ.  Tuy vậy,với những người bắt đầu,  sự cần thiết trước nhất là tránh xa mười hành động không đạo đức và quán chiếu ngược lại chúng, mười hành động đạo đức. 
Ba trong mười hành động này là vật lý, thuộc về thân:  thay vì giết hại chúng nên tôn trọng và yêu mến sự sống; thay vì trộm cắp chúng ta nên bố thí ban cho những gì có thể để giúp đở người khác; và thay vì tà dục hay ngoại tình chúng ta nên tôn trọng cảm xúc của người phối ngẫu. 
Bốn hành động quan tâm đến ngôn ngữ hay lời nói: thay vì nói dối chúng ta nên nói sự thật;  thay vì những nguyên nhân làm mất hòa hiệp bằng những lời vu khống, phỉ báng người khác chúng ta nên can đảm  đạo đức bằng cách nói về những phẩm chất tốt đẹp của họ; thay vì nói năng cay nghiệt, chỉ trích gay gắt từ ngữ chúng ta nên dịu dàng, lịch sự và yêu thương; và thay vì những lời tráo trở bất nghĩa chúng ta nên liên hệ đến những hành động đầy ý nghĩa.
Cuối cùng, ba trong mười hành động quan tâm đến tâm: chúng ta nên thay thế vướng mắc bằng sự không vướng mắc; ý chí bệnh hoạn trước những người khác bằng những cảm xúc yêu thương và từ bi; và những tin tưởng sai lầm bằng những thái độ thực tế.
Mỗi người Phật tử nên thực tập theo mười nề nếp căn bản này còn gọi là thập thiện giới.  Không thực hiện như thế trong khi dấn thân vào điều gọi là những phương pháp tantra mật tông cao hơn đơn giản chỉ là tự đùa cợt hay dại dột với chính mình.  Mười điều này là những thực tập, quán chiếu đơn giản mà mỗi người có thể làm theo, tuy nhiên chúng là những bước  đầu tiên cho bất cứ ai muốn thực hiện đối với những yoga đầy năng lực sẽ mang đến giác ngộ trong một đời sống.
Khi chúng ta thọ nhận quy y, là thể nhận nơi an trụ, hay tiếp nhận nơi trú ẩn và trở thành một Phật tử chúng ta nên vinh danh gia đình của những Đức Phật.  Liên hệ trong bất cứ điều nào của mười điều không đạo đức – thập bất thiện nghiệp – sau khi quy y là làm hổ thẹn đạo Phật.  Không ai yêu cầu chúng ta phải trở thành Phật tử, chúng ta là Phật tử bởi vì chúng ta lựa chọn để trở thành.  Vì vậy, chúng ta nên định tính phẩm chất chính mình tương ứng, và hạn chế tối thiểu để tránh xa mười điều bất thiện và phát triển mười điều đạo đức.  Phải công nhận rằng, không ai toàn hảo, nhưng nếu chúng ta muốn tự gọi là Phật tử, chúng ta phải cố gắng một ít tác động ảnh hưởng.  Khi những gì đấy là nguyên nhân của chấp trước vướng mắc hay giận tức khởi lên trong ta, tối thiểu chúng ta nên hành động là làm một tác động ảnh hưởng để không bị xách động bởi trạng thái giao động thiên lệch đang bao phủ  tâm ta và thay vào đó là duy trì một thái độ tự tại và yêu thương.
TU DƯỠNG TÂM TÍNH, HAY TRAU DỒI TUỆ TRÍ
Căn bản thiết yếu của giáo Pháp là tu dưỡng tâm bởi vì tất cả những nghiệp lành tích cực và nghiệp xấu tiêu cực của thân thể và lời nói đều phát xuất nguyên ủy và được chuyển trực tiếp bởi tâm.  Nếu chúng ta không tu dưỡng phát triển tỉnh giác, tỉnh thức, tỉnh táo tiến trình tinh thần của chúng ta và khả năng cắt đứt dòng tư tưởng tiêu cực khi chúng khởi lên, hai mươi năm thiền định trong một hang sâu, nơi thâm sơn cùng cốc chỉ có giá trị nho nhỏ chút ít.   Trước khi tìm kiếm một hang động để tu, chúng ta nên tìm kiếm những phẩm chất tốt đẹp trong tâm ta và phát triển khả năng để sống theo giáo Pháp.  Rồi thì, ngồi trong hang sẽ chỉ khá hơn một con gấu ngủ vào mùa đông.  Nói về khóa tu thực hành mật tông tantric trong khi mười nền tảng (thập thiện giới) của giáo PHÁP vẫn xa vời với chúng ta thì chỉ là tự làm nên một trò cười cho chính mình.
LÀM CUỘC SỐNG NÀY TRỞ NÊN HỮU ÍCH
Như những con người, chúng ta có khả năng để đạt đến giác ngộ trong chỉ một đời.  Tuy vậy, đời sống thì ngắn ngủi và phần lớn đã qua đi rồi.  Chúng ta phải tự hỏi minh rằng chúng ta đã hành động được bao nhiêu cho tiến trình tâm linh.  Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và khi nó đến chúng ta phải lìa bỏ mọi thứ sau lưng ngoại trừ những dấu ấn tâm linh của đã được tích tụ trong đời sống chúng ta vừa qua.  Nếu chúng ta đã thực hành và cố gắng sống theo giáo Pháp trong đời sống, hay ngay cả đạt đến thực chứng, nguồn năng lượng ấy sẽ lưu lại trong tâm ta.  Mặt khác, nếu chúng ta dành đời sống mình trong những tư tưởng tiêu cực, không đạo đức và ký ức của những con đường luân hồi sẽ chiếm cứ nhận thức của chúng ta khi nó đi đến đời sống tương lai tiếp theo.
Vì vậy, bây giờ đây, khi chúng ta có khả năng, chúng ta nên thực hành giáo Pháp một mạnh mẻ, sâu sắc và thuần khiết.   Sự thực hành giáo Pháp sẽ mang đến bình an và hòa hiệp cho chính chúng ta và những người chúng quanh, ngay trong đời sống này, và, chúng ta nếu không đạt đến giác ngộ trong đời này, nó sẽ cho chúng ta một nguyện ước trân quý hoàn thành mà chúng ta sẽ mang theo trong những đời sống tương lai để giúp chúng ta tiếp tục trên con đường tâm linh.
Một cách căn bản, tương lai chúng ta nằm trong tay chúng ta.  Hầu hết mọi người chuẩn bị những chương trình hấp dẫn cho tuần tới, tháng tới và năm tới, nhưng điều gì được tính toán thiết thực nhất cho việc thực hành giáo Pháp ngay bây giờ.  Nếu chúng ta làm điều này, tất cả sự tập trung của chúng ta sẽ hoàn thành.  Khi chúng ta tu dưỡng phát triển những hành động đạo đức hôm nay,  những định luật của tùy thuộc tương liên hưng khởi bảo đảm chắc chắn rằng một dòng suối tích cực của chuyển hóa đã bắt đầu vận hành.  Đây là tính chất quý báu của con người:  chúng ta có thể tác động ảnh hưởng một năng nổ sôi nổi tình trạng  tương lai của con người chúng ta bằng sự áp dụng tuệ trí vô phân biệt đến tất cả những hành động của thân thể, ngôn ngữ, và tâm ý chúng ta.  Sử dụng và tu dưỡng phát triển tuệ vô phân biệt này là chắc lọc phần rất cơ bản thiết yếu của đời sống con người.
Seeking an Inner Refuge
His Holiness the Dalai Lama
His Holiness gave this teaching in Delhi in the early 1960s. It was translated by Losang Chöpel and Glenn H. Mullin and first published in English in 1981 in Teachings at Tushita. This teaching was published in 2005 in the LYWA publication Teachings From Tibet. 
http://www.lamayeshe.com/otherteachers/hhdl/refuge.shtml

TUỆ UYỂN chuyển ngữ
30-08-2008
 
  

No comments:

Post a Comment