CHUYỂN HÓA TÂM
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 5/9/2012
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 5/9/2012
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
Một cách căn bản đây là những gì mà Tám Đề Mục nói đến. Chúng dạy chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào và tiếp theo sau sẽ cải thiện hay chuyển hóa tâm thức chúng ta. Như một hành giả, chúng ta phải chú ý đến tâm chúng ta để cố gắng kiểm soát nó một cách liên tục. Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo, vì thế một số người nói rằng Đạo Phật là khoa học về tâm.
Mọi người muốn hạnh phúc; không ai muốn đau khổ. Nhiều rắc rối chung quanh chúng ta là vọng tưởng tinh thần của những thứ tiêu cực hay bất hạnh nào đó. Nếu chúng ta phân tích thái độ tinh thần của chính chúng ta, chúng ta có thể thấy nó thật không thể chịu nổi. Do vậy, một tâm quân bình hoàn hảo là rất hữu ích và chúng ta phải cố gắng để có một thể trạng tinh thần vững vàng.
Mọi người muốn có một thân thể khỏe mạnh và không ai muốn bệnh hoạn. Tôi cũng là một người không muốn rơi vào tình trạng bệnh hoạn nhưng thường bị cảm lạnh - một cách đặc biệt khi tôi viếng Đạo Tràng Giác Ngộ - Bodhgaya. Hầu như lần nào ở đấy, sự gia hộ quá rộng lớn khiến tôi luôn luôn bị sốt! Nhưng sự kiện vẫn hiện hữu là mọi người muốn có sức khỏe tốt, và đấy là một ý nghĩa quan trọng cho việc đạt đến một tâm ổn định.
Việc rèn luyện tinh thần là thiết yếu cho sức khỏe lành mạnh. Sức khỏe tốt lành và ổn định tâm biểu hiện cho một đời sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn và một tương lai ý nghĩa. Mặc dù chúng ta có thể ở trong một môi trường thù nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần của chúng ta vững vàng và ổn định, sự thù nghịch sẽ không là nguyên nhân cho nhiều sự quấy rầy. Không có sự ổn định tinh thần nội tại, hay thái độ tinh thần đúng đắn, chúng ta không thể vui vẻ, tĩnh lặng, hay bình an, ngay cả khi chúng ta được vây quanh với những bạn bè thân thiết hay những tiện nghi bậc nhất. Đấy là tại sao rèn luyện tâm là ưu việt và không nên được xem như một vấn đề tôn giáo. Một số kỷ thuật hay phương pháp cho việc rèn luyện tâm phải là một bộ phận trong đời sống hàng ngày của mọi người. Tâm thì không màu sắc, không hình tướng và khó khăn để xác định. Tuy thế, nó thật là năng lực. Đôi khi dường như khó để kiểm soát, thay đổi, và kiểm soát. Tôi nghĩ tùy thuộc nhiều vào thời gian, ý chí, quyết tâm và tuệ trí. Nếu tôi đã có quyết tâm và tuệ trí - tuệ trí hàm ý kiến thức - vấn đề rồi thì là việc rèn luyện tâm như thế nào. Cuối cùng với sự trôi qua của thời gian, tâm chúng ta có thể thay đổi và cải thiện. Thí dụ, với cha mẹ tôi, mẹ tôi là người cực kỳ tế nhị và rất kiên nhẫn, trái lại cha tôi là người rất dễ nổi nóng. Trong thời thơ ấu của tôi, tôi rất gần gũi với cha tôi, và vì thế có xu hướng hơn với giận dữ. Trong thời gian sau này của đời tôi, tôi thân cận với mẹ tôi hơn và do thế tĩnh lặng hơn nhiều. Tôi học hỏi từ cả hai người. Một cách truyền thống, người Tây Tạng tin rằng những người đến từ vùng Amdo[1] là dễ giận dữ và thẳng thắn. Vì tôi thuộc vùng ấy, tôi có một biện hộ hợp lý cho sự giận dữ của tôi.
Chúng ta có thể rèn luyện tâm của chúng ta bằng việc phân tích những nhược điểm của giận dữ cũng như từ những kinh nghiệm của người khác. Cũng thật hữu ích để nhìn vào lịch sử. Bất cứ khi nào tôi thẩm tra thảm họa của con người, tôi thấy rằng trong hầu hết mọi trường hợp nó là kết quả từ thái độ của con người - những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, ganh tỵ và tham lam quá độ. Tất cả những thứ tốt đẹp là những kinh nghiệm xây dựng, hạnh phúc hơn của nhân loại, hầu như được thúc đẩy bằng việc tôn trọng quyền của người khác và quan tâm đến sự cát tường của người khác - bi mẫn, từ ái và ân cần.
Một cuộc khảo rất xuyên suốt về những kinh nghiệm và sự kiện quá khứ của nhân loại, và sự thực tập hằng ngày của chúng ta là rất cần thiết để đem đến sự thay đổi và cải thiện. Con người chúng ta là giống nhau trong những khát vọng. Đây là tại sao rèn luyện tâm là quan trọng.
Tám Đề Mục Thi Kệ giải thích tầm quan trọng của lòng vị tha, và việc duy trì nó như thế nào khi chúng ta trải qua những hoàn cảnh khó khăn trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đối với con người chúng ta cũng như thú vật, nền tảng của xã hội là tình cảm hay tình thương. Trong thời kỳ khi chúng ta ở trong bào thai của mẹ, sự ổn định và tĩnh lặng tinh thần của bà mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần của đứa trẻ chưa sinh. Cũng thế, những tuần lễ đầu tiên sau khi sinh là thời điểm quan yếu cho việc phát triển não bộ. Trong thời kỳ ấy, điều cực kỳ quan trọng là có sự chạm xúc thân thể của bà mẹ. Điều này cho thấy rằng tự điều kiện thân thể cần hơi ấm và tình cảm của người khác. Hành động của đứa trẻ làm sau khi sinh ra là bú sửa. Cho và nhận sửa chắc chắn không phát sinh từ thù hận hay cảm giác tiêu cực. Mặc dù vào lúc ấy tâm tư đứa trẻ không rõ ràng và không ý tưởng rõ ràng về mẹ nó, nhưng sự ràng buộc hay cảm giác gần gũi chắc chắn được thiết lập. Tuy nhiên, nếu tâm hồn bà mẹ có sự giận dữ hay những cảm xúc tiêu cực nào đó đối với đứa trẻ, sửa có thể không tuôn ra. Chính là tình cảm sâu xa và một cảm giác thân mật đối với đứa trẻ đã cho phép sử sửa tuôn tràn một cách tương ứng. Và hướng về bà mẹ vì sửa là hành động đầu tiên như một con người.
Trong vài tháng và vài năm tiếp theo, chúng ta lệ thuộc sâu đậm trên những người khác, chủ yếu là cha mẹ hay người bảo dưỡng. Không có sự ân cần và trách nhiệm, đứa trẻ không thể sống còn. Như những học sinh, chúng ta thấy rằng nếu giáo viên tình cảm và gần gũi với chúng ta, thế thì những bài học cũng như vị giáo viên ấy để lại ấn tượng lâu dài đối với chúng ta.
Trong cuộc sống, hết lần này đến lần khác, chúng ta cần phải đến thăm bác sĩ ngay cả chúng ta không muốn thế. Mặc dù bác sĩ có thể có phẩm chất cao, nhưng nếu khuôn mặt vị bác sĩ ấy cứng ngắt và đánh mất nụ cười, chúng ta cảm thấy hơi khó chịu. Nếu vị bác sĩ ấy biểu lộ sự quan tâm chân thành về sức khỏe chúng ta và tình cảm, chúng ta cảm thấy dễ chịu.
Khi chúng ta già cả, chúng ta lệ thuộc sâu đậm một lần nữa vào tình cảm và sự ân cần của người khác. Đây là tự nhiên của con người. Vì loài người là những tạo vật xã hội, nên chúng ta lệ thuộc sâu xa vào những người khác nhằm để sồng còn.
Ngay cả những thú vật nhỏ bé và côn trùng như ong và kiến cũng có một loại bẩm sinh xã hội nào đó. Chúng có một cảm nhận trách nhiệm to lớn và hoạt động song hành với nhau. Nếu chúng ta nhìn vào những con ong, chúng ta thấy rằng chúng hoạt động trên căn bản của sự phối hợp mặc dù chúng không có tôn giáo, hiến pháp hay luật lệ. Hình thức và cách sống tự nhiên của chúng đòi hỏi chúng phải làm việc với nhau; bằng khác đi, chúng không thể tồn tại. Con người tự cho là siêu việt nhưng trong thực tế, đôi khi chúng ta thật thấp kém so với những côn trùng bé nhỏ này. Hoàn cảnh căn bản của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải sống với nhau, và vì thế, chúng ta phải làm việc với nhau. Đấy là luật lệ tự nhiên nhưng đôi khi chúng ta hành động trong một tư thái hoàn toàn trái ngược.
Theo Phật Giáo, cây cỏ không có tâm hồn hay ý thức. Như một tu sĩ Đạo Phật, tôi nói chúng không có ý thức, nhưng tôi không biết, thật khó để nói. Tôi nghĩ chúng ta cần phải khảo sát xa hơn. Một số người nói rằng cây cỏ có một loại năng lực cảm giác hay nhận thức nào đó. Ngay cả không có ý thức hay tâm ý, chính sự tồn tại của chúng đặt căn bản trên sự hợp tác của những phân tử và tế bào. Mỗi phần tử có một nhiệm vụ hay vai trò đặc biệt và tất cả mọi phân tử hoạt động với nhau cho phép cây cỏ tồn tại và phát triển. Tương tự thế, chức năng và sự tồn tại của thế giới, của chính hành tinh, ngay cả vũ trụ lệ thuộc vào sự hợp tác.
Những bộ phận khác nhau của thân thể con người hoạt động với nhau, cho phép chúng ta thể hiện chức năng một cách hiệu quả. Sự tồn tại và sống còn của chúng ta lệ thuộc trên sự cộng tác và phối hợp của những bộ phận này. Thí dụ hãy lấy gia đình loài người. Trong sự vắng bóng của hợp tác và hiểu biết, cha mẹ và con cái luôn luôn đấu đá với nhau. Điều ấy cũng đúng đối với sự cải vả giữa đôi lứa. Ly dị xảy ra sau đó và không có sự bình an hay hạnh phúc tồn tại. Hôn nhân bị hủy hoại. Hợp tác là khẩn thiết cho một gia đình, thân thể, xã hội và quốc gia mạnh mẽ.
Chúng ta phát triển sự hợp tác như thế nào? Bằng sức mạnh? Không thể được! Vậy sự lựa chọn là gì? Những hành vi tự nguyện, lòng vị tha và việc biểu lộ sự quan tâm đến lợi ích và quyền lợi của người khác. Những điều này không nhất thiết là thiêng liêng; chúng là sự quan tâm của chúng ta bởi vì sự sống còn của chúng ta tùy thuộc vào nó. Thí dụ, nếu chúng ta quan tâm về người khác và thân thiết chân thành với họ, thế thì người khác cũng sẽ đáp ứng lại một cách tương ứng.
Tôi thích mĩm cười và cười lớn. Nếu chúng ta muốn có nhiều nụ cười mĩm trong cuộc sống thì chúng ta phải tạo nên những điều kiện thích hợp cho nó hiện diện. Có nhiều loại mĩm cười khác nhau. Những nụ cười xã giao hay mĩa mai chỉ tạo nên không khí khó chịu và phát sinh sự nghi ngờ, trái lại một nụ cười chân thành làm cho chúng ta hài lòng tuyệt diệu. Vậy thì chúng ta đạt đến việc ấy như thế nào? Chắc chắn không phải qua giận dữ, ganh tỵ, tham lam quá độ hay thù hận, nhưng phải qua yêu thương ân cần, một đầu óc cởi mở và chân thành.
Nếu lý do của chúng ta là chân thành, không có gì để dấu giếm, và chúng ta sẽ đón nhận lại một thái độ cởi mở. Đây là một băng tần thật sự và thích đáng của giao tiếp loài người và không chỉ là sự phục vụ đầu môi chót lưỡi. Theo kinh nghiệm của chính tôi, đôi khi tôi thấy tôi có thể giao tiếp một cách chân thành ngay cả khi tôi không biết ngôn ngữ của người đối diện. Nhưng có lúc thật khó khăn để vô tư.
Khi người ta có quyền lực, những người khác có khuynh hướng quây quần chung quanh họ. Tôi nghĩ tôi có nhiều bạn hơn do bởi giải Nobel Hòa Bình. Những người bạn này có thể không đáng tin cậy lắm. Con người với tiếng tăm, quyền lực, hay giàu sang thường có nhiều bạn bè. Những người bạn này, trong thực tế, có thể không là những bạn thật sự; họ chỉ bị hấp dẫn bởi sự giàu sang hay quyền lực của người được quan tâm. Nếu người kia mất đi quyền lực hay giàu sang, những người bạn này có thể biến mất. Tôi xem những người bạn như vậy là không chân thành.
Người bạn chân thật chia sẻ sự thân thiết chân thành và duy trì tình bạn bất chấp sự thay đổi bất thường của vận mệnh. Sự quan tâm như vậy cho người khác là một đức hạnh lớn nhưng nó cũng là vị kỷ trong một cách vì một cách căn bản nó là lợi ích và quan tâm của chính người ấy. Tôi rất thường nói với những người bạn của tôi rằng nếu chúng ta phải ích kỷ thì chúng ta nên ích kỷ một cách thông tuệ. Nếu chúng ta ngay thật chúng ta sẽ là những người bạn đáng tin cậy và lợi lạc rất lớn. Nếu chúng ta tảng lờ người khác, quên lãng phúc lợi của họ và chỉ nghĩ về chính mình, cuối cùng tự mình sẽ là người mất mát.
Vì vậy, cấu trúc căn bản của xã hội loài người đòi hỏi một ý nghĩa trách nhiệm đặt căn bản trên lòng vị tha và từ bi. Cội nguồn căn bản của hạnh phúc là lòng vị tha. Thành công trong đời sống lệ thuộc tren sự quyết tâm, ý chí và lòng can đảm. Và cội nguồn của can đảm và quyết tâm này là lòng vị tha. Đôi khi giận dữ và thù hận tạo ra một loại năng lượng và quyết tâm. Tuy nhiên, sự quyết tâm này hiếm có những hậu quả tốt đẹp bởi vì năng lượng được tại ra bởi giận dữ và ganh tỵ là mù quáng, tai hại và thậm chí có thể gây tai họa.
Kỷ năng hay phương pháp của Đạo Phật để cải thiện tâm được căn cứ trên thuyết lệ thuộc duyên sinh hay pratiyasamutpada. Điều này một cách chính yếu quan tâm với các nguyên nhân của khổ đau và vui sướng và sự kiện là mọi thứ liên hệ hổ tương, tạo nên một dây chuyền phản ứng lại. Như tôi đã đề cập trước đây, toại nguyện hay hạnh phúc tùy thuộc trên những nhân tố đa dạng. Do thế, duyên sinh thật sự làm mở rộng nhận thức về thế giới của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy rằng mọi thứ liên hệ đến lợi ích của chúng ta một cách căn bản. Cố nhiên, điều này cho phép chúng ta phát triển sự quan tâm cho nhận thức rộng rãi hơn. Thấu hiểu thuyết duyên sinh này và thật sự đưa nó vào thực tập có thể thúc đẩy từ ái và bi mẫn, và giảm thiểu sự giận dữ và thù hận của chúng ta.
Theo Đạo Phật, có một mối quan hệ tương xứng giữa nguyên nhân và kết quả nơi mà khổ đau và vui sướng được quan tâm. Nguyên nhân trực tiếp là nghiệp. Nghiệp - karma - có nghĩa là hành vi. Những sự kiện ngày mai tùy thuộc rất nhiều vào những hành vi hôm nay, những sự kiện năm nay tùy thuộc vào những sự kiện năm trước, trong khi những sự kiện của thế kỷ này với những thứ của thế kỷ trước. Những hành vi của thế hệ trước tác động cuộc sống của những thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một loại nghiệp. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa những hành vi được tiến hành bởi một nhóm người hay chúng sinh cộng tác, và những hành vi được làm ra bởi một người đơn độc. Trong trường hợp cá nhân, những hành vi trước đây của một người có một tác động trong phần sau này của đời sống.
Thế rồi, nguồn gốc của hành động là gì? Động cơ của tâm là gì? Và, quan trọng hơn, tâm là gì? Có phải não bộ hay một loại năng lượng sản sinh bởi não bộ? Câu trả lời là cả hai. Là cả hai bởi vì trong khi trình độ thô của ý thức được sản sinh bởi não bộ, thì nguồn gốc căn bản của ý thức là thức vi tế sâu xa nhất không lệ thuộc vào não bộ. Vậy thì nguyên nhân và thức vi tế nhất là gì? Có hai nguyên nhân: nhân "bản thể'' và nhân "phối hợp" (câu hữu nhân).
Loài người trải qua năm tỉ năm phát triển để có được như tình trạng hiện này. Trong ba đến bốn tỉ năm không có sự sống, chỉ có một số căn bản, những tế bào chính yếu. Mặc cho sự tiến hóa của loài người, câu hỏi vẫn là, Tại sao toàn thể vũ trụ hay thiên hà hình thành sự hiện hữu? Lý do là gì? Chúng ta có thể nói là không có lý do gì hay là nó đã xảy ra một cách đột nhiên, nhưng câu trả lời ấy không thỏa mãn.
Một câu trả lời khác là đấy đấng tạo hóa, hay Thượng Đế đã làm việc ấy. Tuy nhiên quan điểm ấy không đúng với triết lý của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (và cả Lão Giáo[2]). Câu trả lời của Đạo Phật là nó hình thành như một kết quả của nghiệp báo của chúng sanh, những kẻ sử dụng vũ trụ này. Lấy thí dụ của ngôi nhà. Một ngôi nhà hiện hữu bời vì có người thợ xây dựng nó vì thế nó có thể được sử dụng. Tương tự thế, bởi vì có chúng sanh sống hay sử dụng vũ trụ này, nên nghiệp đã sản sinh ra vũ trụ.
Chúng ta không thể giải thích điều này trên căn bản vật lý, chỉ trên căn bản sự tương tục của tâm. Thức vi tế nhất hay tâm không có bắt đầu và không chấm dứt. Đấy là bản chất tối hậu của nó. Tôi không nói về bản chất tuyệt đối ở đây. Ngay cả trình độ quy ước (thế đế), bản chất tối hậu của điều gì đấy là thuần khiết. Tâm thô với thức căn bản của nó có bản chất cứu kính của chính nó là thuần khiết. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc phiền não cũng như bởi những tư tưởng tích cực. Tất cả những cảm xúc tiêu cực đặt cơ sở trên si mê và si mê không có căn bản thuần nhất.
Theo triết lý Phật Giáo, mỗi chúng sanh có một tâm và thức có khả năng trở thành một vị Phật. Thức vi tế này được đặt tên là hạt giống Phật, Phật chủng hay sugatahridaya hay tathagatagarbha. Đây là căn bản của Đạo Phật một cách tổng quát và đặc thù trong Đại Thừa Phật Giáo, mục tiêu tối hậu là Quả Phật hay Giác Ngộ. Chúng ta phải nên quyết định để đạt được Quả Phật nhằm để phụng sự tất cả chúng sanh. Sự quyết định này là tâm giác ngộ - tâm bồ đề hay bodhicitta, đấy là căn bản của giáo huấn Đại Thừa về lòng vị tha vô hạn.
Để phát triển tâm bồ đề, trước nhất chúng ta phải biết về Bốn Chân Lý Cao Quý. Có thể chấm dứt khổ đau hay đem đến sự ngừng dứt hay diệt đế. Nhằm để làm việc ấy, chúng ta phải biết khổ đau là gì và nguyên nhân của nó là gì. Chỉ khi ấy, diệt đế mới có thể đạt đến và con đường chân thật hay đạo đế theo sau đấy. Nó sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta phát triển sự quyết tâm và lòng vị tha. Chúng ta nên trì tụng Tám Đề Mục mỗi người, làm cho chúng trở thành một phần trong đời sống của chúng ta. Khi chúng ta đối diện với những rắc rối, chúng ta nên đọc ngay lập tức, trì tụng và thực tập Tám Đề Mục. Điều này khó khăn để áp dụng nhưng tốt hơn là thực hiện một sự cố gắng vì vậy chúng ta sẽ không hối tiếc sau này.
I
Với lòng quyết tâm để hoàn thành
Lợi ích cao quý nhất cho tất cả chúng sanh,
Những kẻ hơn là viên ngọc ước,
Tôi nguyện luôn yêu mến họ trong mọi thời.
Câu kệ này tuyên bố rằng nhằm đề đạt đến Quả Phật, chúng ta phải phát triển lòng vị tha vô hạn và tạo ra những hành vi tốt lành. Chúng ta lệ thuộc sâu đậm trên những chúng sanh khác. Không có chúng sanh, chúng ta không thể phát triển lòng vị tha vô hạn và không thể đạt đến Quả Phật. Chúng ta hàm ơn những chúng sanh khác đối với tiếng tăm, thịnh vượng, và bạn bè của chúng ta. Thí dụ, không có những chúng sanh khác, chúng ta không thể có áo quần len, vì chúng ta không thể có len mà không có những con cừu. Phương tiện truyền thông chịu trách nhiệm cho danh tiếng, v.v…; ngay cả thanh danh cũng lệ thuộc hoàn toàn vào những chúng sanh khác.
Từ lúc thụ thai cho đến lúc chết, đời sống của chúng ta lệ thuộc vào những người khác. Thật quan trọng để nhận ra rằng những chúng sanh khác là quý giá và hữu ích như thế nào. Ngay khi chúng ta nhận ra điều này, thái độ tiêu cực của chúng ta đối với chúng sanh khác sẽ thay đổi.
II
Khi kết giao với người nào đấy
Tôi nguyện tự nghĩ là người thấp nhất trong tất cả
Và duy trì sự siêu việt của người khác
Trong sâu thẩm trái tim của tôi
Thái độ của chúng ta đối với người khác phải luôn luôn là tích cực. Chúng ta nên quan tâm đến người khác mà không có cảm giác thương hại đối với họ. Trên tất cả, chúng ta phải đối xử với họ với một sự tôn trọng lớn vì sự quý giá của họ. Chúng ta phải xem họ như thiêng liêng và thù thắng đối với chúng ta.
III
Trong mọi hành động tôi nguyện tìm kiếm tâm mình,
Và ngay khi phiền não, hay vọng tưởng, sinh khởi,
Nguy hại đến tự thân và người khác,
Tôi nguyện đối diện và ngăn ngừa chúng một cách kiên quyết.
IV
Khi tôi thấy những người khác với bản chất độc hại,
Bị thúc bách bởi tội ác bạo động và ưu phiền,
Tôi nguyện ôm ấp những người hiếm hoi yêu mến này
Giống như tôi tìm ra một kho tàng quý giá.
Những câu kệ này giải thích cách chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của người khác như thế nào. Tâm chúng ta bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực qua vô lượng kiếp sống quá khứ và thật cực kỳ khó khăn để phát triển lòng vị tha. Chúng ta phải chiến đầu liên tục chống lại những cảm xúc tiêu cực này. Chúng ta phải sử dụng những phương pháp khác nhau để đối phó với những năng lực của sân hận. Chúng ta đơn giản nên cố gắng quên đi đối tượng của sân hận và làm chệch hướng sự chú ý của chúng ta. Tập trung vào hơi thở của chúng ta. Việc này làm dịu sự giận dữ một cách nhẹ nhàng. Rồi thì cố gắng để nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của sân hận và loại bỏ chúng.
Có một loại sân hận khác ít mãnh liệt hơn. Một cách để đối phó với sân hận đối với kẻ thù là tập trung trên những phẩm chất tốt đẹp của kẻ thù. Hãy cố gắng để tôn trọng và thông cảm thay vì giận hờn. Theo Mười Hai Nhân Duyên, mỗi đối tượng có nhiều khía cạnh và phương diện. Hầu như không đối tượng nào có thể là hoàn toàn tiêu cực. Mọi thứ có một phía tích cực đối với nó. Tuy nhiên, khi sân hận lớn mạnh, tâm chúng ta chỉ nhận thức khía cạnh tiêu cực.
Về một mặt, kẻ thù chúng ta tạo ra rắc rối cho chúng ta. Về mặt khác, chính người ấy cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nhục và bao dung, hai phẩm chất cần thiết cho lòng từ bi và vị tha.
Khi tham lam cực độ hay những cảm xúc tiêu cực sinh khởi, chúng ta phải chuẩn bị cho chúng. Nếu chúng ta kích hoạt một thái độ khoan dung khi cảm xúc tiêu cực sinh khởi, nó trở nên mạnh mẽ hơn. Nên loại bỏ hay cố gắng giảm thiểu cường độ của nó ngay khi nó sinh khởi.
V
Khi những người khác vì đố kỵ đối xử với tôi một cách tệ hại
Với sự ngược đãi, vu khống, và những thứ như thế,
Tôi nguyện đau khổ của kẻ thua cuộc
Và hiến dâng sự chiến thắng cho kẻ khác.
VI
Nếu ai đấy mà tôi đã làm lợi lạc cho họ
Với lòng thật mong ước làm tổn thương tôi rất tệ hại,
Tôi nguyện nhìn người ấy
Như vị đạo sư cao thượng của tôi.
Điều này thật khó khăn để thực hành nhưng là căn bản nếu chúng ta muốn phát triển lòng vị tha chân thành. Một vị Bồ tát thực hành nào đó thực hành dường như không thể và không thực tế; tuy nhiên, đấy là quan trọng.
Nếu chúng ta khiêm tốn và trung thực, một người nào đó có thể lợi dụng chúng ta. Ngay cả trong những trường hợp như thế, chúng ta không nên che dấu bất cứ cảm giác tiêu cực nào đối với người ấy. Thay vì thế, chúng ta nên phân tích tình cảnh.
Việc cho phép người ấy làm bất điều gì người ấy muốn cuối cùng sẽ làm tổn hại cho người ấy. Do vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp chống trả. Chúng ta nên làm điều này không phải vì người ấy làm tổn hại chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta nên quan tâm về sự cát tường của người ấy về lâu về dài.
Việc cho phép người ấy làm bất điều gì người ấy muốn cuối cùng sẽ làm tổn hại cho người ấy. Do vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp chống trả. Chúng ta nên làm điều này không phải vì người ấy làm tổn hại chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta nên quan tâm về sự cát tường của người ấy về lâu về dài.
Khi sân hận khống chế tâm chúng ta, bộ phận tốt nhất của não bộ con người, bộ phận phán xét các tình thế, không thể thực hiện chức năng của nó. Rồi thì chúng ta có thể sử dụng những từ ngữ cay nghiệt một cách vô ý thức. Những từ ngữ thù hận tuôn ra một cách tự động qua việc thiếu kiềm chế khi chúng ta không thể kiểm soát tình thế. Một khi sân hận hạ xuống, chúng ta cảm thấy tự hổ thẹn.
VII
Tôi nguyện trực tiếp và gián tiếp
Dâng hiến lợi lạc và hạnh phúc đến tất cả những bà mẹ của tôi;
Tôi nguyện bí mật tự lãnh lấy
Sự tổn hại và khổ đau của những bà mẹ.
Câu kệ này nói với chúng ta làm lợi ích cho những chúng sanh khác hơn chính tự tôi và lãnh lấy sự khổ đau của họ. Điều này có thể được thực hành qua thở sâu - thở vào khổ đau và thở ra hạnh phúc. Chúng ta cũng có thể làm việc này bằng việc quán tưởng hay rèn luyện tâm qua việc tập trung lên đối tượng của thiền tập.
VIII
Nguyện cho điều này duy trì không bị nhiễm ô bởi cấu uế,
Bởi quan điểm của tám pháp thế gian (bát phong)
Tôi nguyện bằng việc nhận thức tất cả các pháp như vọng tưởng
Không dính mắc, được giải thoát khỏi xiềng xích, luân hồi.
Nhằm để thiền tập trên lòng vị tha cứu kính, thật quan trọng để thấu hiểu khái niệm. Trong Đạo Phật, những trình độ đa dạng của các truyền thống có những sự diễn giải khác nhau. Với bốn trường phái triết lý, sự diễn giải ở đây liên hệ trong những hệ thống Phật Giáo tối thượng, trường phái Hệ Quả Trung Đạo[3]. Theo phái này, tánh không có nghĩa là không có hiện tượng nào có sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh). Bằng việc thấu hiểu sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của bản chất tất cả mọi hiện tượng, chúng ta có thể thấu hiểu bản chất huyển hóa hay vọng tưởng của tất cả mọi hiện tượng.
Hãy thực tập lòng vị tha vô hạn với sự hổ trợ của tuệ trí. Đấy là lối đi.
Constitution Club Lawns, 1990
Nguyên tác: Transforming Mind trích từ quyển Live in a Better Way
Ẩn Tâm Lộ ngày 13/9/2012
No comments:
Post a Comment