TRÁI TIM CỦA ĐỨC PHẬT
The Heart of the Buddha
Tác giả: His Holiness the Dalai Lama
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 02/12/2010
The Heart of the Buddha
Tác giả: His Holiness the Dalai Lama
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 02/12/2010
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Trong tác phẩm nổi tiếng Con Đường của Bồ Tát, Tôn Giả Tịch Thiên nói rằng tất cả hạnh phúc và an lạc là kết quả của việc yêu mến sự cát tường của những chúng sinh khác, trong khi tất cả những vấn nạn, thảm kịch và tai họa là hậu quả của những thái độ vị kỷ. Ngài hỏi, những gì cần thiết xa hơn ở đấy nói về điều này khi chúng ta có thể thấy những phẩm chất của Đức Phật, Người yêu mến lợi ích của những chúng sinh khác, và số phận của chính họ, những người ở trong thể trạng hiện tại này? Chúng ta có thể bị thuyết phục một cách dễ dàng về điều này bằng việc so sánh tính chất ngắn ngủi của những chúng sanh thông thường với những phẩm chất giác ngồ và tuệ trí của chư Phật. Trên căn bản của sự so sánh này, chúng ta có thể thấy những lợi ích và công đức của nguyện vọng yêu mến lợi ích của những chúng sanh khác và các lỗi lầm cùng khiếm khuyết của thái độ tự yêu mến và vị kỷ.
Tịch Thiên tuyên bố rằng vì tự thân và những người khác là bình đẳng trong khát vọng bẩm sinh được hạnh phúc và vượt thắng khổ não, tại sao chúng ta lại đi tìm cầu những quyền lợi cho riêng mình trên sự tổn hại của người khác - thậm chí đến mức độ hoàn toàn quên lãng họ? Tôi nghĩ điều này chỉ đến điều gì đấy rất đúng đắn. Như chính một người, tất cả những chúng sanh khác là bình đẳng trong việc có nguyện ước nguyện ước được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Mỗi cá nhân chúng ta không hài lòng với bất cứ trình độ nào của vui thú và hạnh phúc và điều này đúng với tất ca chúng sanh. Giống như tôi, như một con người, có quyền tự nhiên để hoàn thành nguyện vọng căn bản này, tất cả những chúng sanh khác cũng như thế. Thật quan yếu để nhận thức sự bình đẳng căn bản này.
Rồi thì điều gì là khác biệt giữa tự thân và người khác? Bất kể mỗi cá nhân là quan trọng và quý giá như thế nào đi nữa, chúng ta chỉ đang nói về sự cát tường của một con người. Bất chấp họ khổ não kịch liệt như thế nào, thì chúng ta vẫn quan tâm ở đây với sự thích thú của một con người đơn độc. Trái lại, khi chúng ta nói về sự cát tường của các chúng sanh khác, chữ người khác này liên hệ đến vô hạn, vô số chúng sanh. Trong trường hợp của người khác nay, thậm chí nếu chúng ta đang đối phó với những mức độ nhẹ nhàng của khổ não, khi tập hợp lại, chúng ta đang nói về các khổ đau của một con số vô hạn của chúng sanh. Do thế, theo quan điềm này về số lượng, lợi ích của những chúng sanh khác là quan trọng hơn rất nhiều đối với một cá nhân.
Thậm chí từ quan điểm tư lợi của chính chúng ta, nếu những người khác hạnh phúc và hài lòng, thế tự chúng ta cũng hạnh phúc. Trái lại, nếu người khác ở trong tình trạng khổ não không ngừng, thế thì chính chúng ta cũng khổ đau trong cùng số phận. Việc quan tâm đến người khác quan hệ mật thiết với quyền lợi của chính chúng ta; điều này rất đúng đắn. Xa hơn nữa, căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta, chúng ta có thể quán sát rằng chúng ta càng chấp chặc một cảm nhận mạnh mẽ về tự thân - yêu mến quyền lợi của chính mình - các rắc rối cảm xúc và tâm lý của chúng ta càng lớn hơn.
Dĩ nhiên, việc theo đuổi quyền lợi của chính mình là rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần một sự tiếp cận thực tiển hơn, đừng ôm lấy quyền lợi của riêng mình quá cực đoan mà hãy dành thêm thời gian để nghĩ về sự cát tường của những chúng sanh khác. Thể hiện vị tha hơn và chú ý hơn những cảm nhận và sự cát tường của những chúng sanh khác, trong thực tế, là một sự tiếp cận lành mạnh hơn trong việc theo đuổi những quyền lợi của chúng ta. Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi đáng chú ý, một cảm giác thoải mái. Chúng ta sẽ không còn dễ dàng bị kích thích bởi những hoàn cảnh lặt vặt, nghĩ rằng mọi thứ đang bị đe dọa, và hành động giống như toàn bộ tình thế, đặc tính, và hiện hữu đang bị lâm nguy. Trái lại, nếu chúng ta liên tục nghĩ về quyền lợi của riêng chúng ta - hoàn toàn quên lãng sự cát tường của những chúng sanh khác - thế thì ngay cả những hoàn cảnh nhỏ nhặt cũng có thể khích động các cảm nhận sâu xa của tổn thương và quấy rầy. Sự thật chân chính của điều này là việc gì đấy chúng ta có thể phán xét từ kinh nghiệm của chính chúng ta.
Về lâu dài, việc phát sinh một trái tim thánh thiện sẽ làm lợi ích cho cả chính chúng ta và những người khác. Trái lại, việc cho phép tâm thức chúng ta vẫn bị nô lệ bởi sự vị kỷ sẽ chỉ nuôi dưỡng mãi những cảm giác không hài lòng, chán nản và đau khổ của chúng ta cả trong giai đoạn tạm thời lẫn về lâu dài sau này. Chúng ta sẽ lãng phí cơ hội kỳ diệu mà chúng ta đang có bây giờ - của việc sanh ra như một con người, với việc được trang bị với những năng lực thông minh kỳ diệu của con người có thể được sử dụng cho những mục tiêu cao thượng và siêu việt hơn. Do vậy, điều quan trọng là có thể đánh giá những hậu quả dài hạn và ngắn hạn này. Cách nào tốt hơn để làm cho sự hiện hữu của nhân loại đầy đủ ý nghĩa hơn bằng việc hành thiền về tâm bồ đề - nguyện vọng vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Phát Tâm Bồ Đề
Về phần tôi, tôi không thể nói là tôi đã thực chứng tâm bồ đề. Tuy nhiên, tôi có một ngưỡng mộ sâu xa về tâm bồ đề. Tôi cảm thấy rằng sự ngưỡng mộ tôi có cho tâm bồ đề là sự giàu có của tôi và là một cội nguồn cho lòng can đảm của tôi. Điều này cũng là căn bản cho hạnh phúc của tôi; đấy là những gì có thể giúp tôi làm cho người khác hạnh phúc, và nó là nhân tố làm cho tôi cảm thấy hài lòng và toại nguyện. Tôi hoàn toàn dâng hiến chí nguyện đến lý tưởng vị tha này. Cho dù bệnh hay khỏe, già đi hay ngay thời điểm lâm chung, tôi sẽ duy trì chí nguyện với lý tưởng này. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng tôi sẽ luôn luôn duy trì sự ngưỡng mộ sâu xa của tôi cho lý tưởng này của việc phát sinh lòng vị tha của tâm bồ đề. Về phần của quý vị, những người bạn của tôi, tôi muốn kêu gọi các bạn hãy cố gắng để trở thành quen thuộc với lòng vị tha hay tâm bồ đề. Hãy phấn đấu, nếu có thể, phát sinh một thể trạng vị tha và từ bi của tâm thức.
Việc thực chứng thật sự tâm bồ đề đòi hỏi thực tập thiền quán hàng năm. Trong vài trường hợp, việc này có thể cần đến hàng vô số kiếp để có sự thực chứng này. Không chỉ đơn giản tương xứng với việc có một sự thấu hiểu thông minh về vấn đề tâm bồ đề đề là gì. Có một cảm nhận trực giác như, "Nguyện cho tất cả chúng sanh đạt đến giác ngộ trọn vẹn" cũng không đủ. Những thứ này không phải là sự thực chứng tâm bồ đề. Thậm chí như thế thì tôi nghĩ thật xứng đáng cho việc ấy, cho những thực tập thậm thâm hơn về Phật Pháp gì ở đấy? Như Tịch Thiên đã tuyên bố:
Giống như vật chất siêu việt của những nhà giả kim[1],
Lấy hình thức ô nhiễm của xác thịt con người
Và tạo nó thành thân vô giá của một vị Phật.
Đấy là tâm bồ đề: chúng ta nên nắm bắt nó một cách vững chắc!
Lấy hình thức ô nhiễm của xác thịt con người
Và tạo nó thành thân vô giá của một vị Phật.
Đấy là tâm bồ đề: chúng ta nên nắm bắt nó một cách vững chắc!
Khi chúng ta nghĩ về tâm bồ đề một cách nông cạn, nó dường như khá đơn giản; thậm chí nó không hiện hữu với tất cả những sự thôi thúc như thế. Trái lại, những thiền quán mật tông về mạn đà la và bổn tôn có thể dường như huyền bí, và chúng ta có thể thấy chúng thúc giục hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta thật sự dấn thân trong sự thực tập, thì tâm bồ đề là không giới hạn. Cũng không có hiểm họa để trở thành bị vở mộng hay ngã lòng như một kết quả của việc thực hành tâm bồ đề, trái lại trong thiền quán bổn tôn du già, trì tụng mật ngôn, v.v…, có một hiểm họa trở thành vở mộng, bởi vì chúng ta thường đi vào những sự thực tập như vậy với một sự dự đoán quá cao. Sau nhiều năm, chúng ta có thể nghĩ, "Mặc dù tôi đã hoàn thành việc thiền tập bổn tôn du già và trì tụng tất cả những mật ngôn này, không có sự thay đổi đáng chú ý nào; tôi đã không có bất cứ kinh nghiệm huyền bí nào". Loại vở mộng này không là trường hợp với việc thực tập tâm bồ đề.
Vì sự thực chứng tâm bồ đề đòi hỏi một sự thực tập trong một thời gian dài, một khi chúng ta có kinh nghiệm nhẹ nhàng, nó thật sinh động nên chúng ta kiên quyết với việc trau dồi tâm bồ đề của chúng ta qua những lời phát nguyện ngưỡng mộ. Điều này có thể được hoàn tất trong sự hiện diện của một đạo sư hay trong sự hiện diện của một đại diện của một Đức Phật. Một sự thực tập như vậy có thể làm nổi bật hơn khả năng của chúng ta cho việc phát tâm bồ đề. Bằng việc tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát trong một nghi lễ đặc biệt (thọ giới Bồ tát), chúng ta khẳng định việc phát tâm bồ đề trong sự hiện diện của một vị thầy.
Phần thứ nhất của loại nghi thức này là phát lòng ngưỡng mộ tâm bồ đề. Những gì được liên hệ ở đây là bằng việc phát sinh lòng ngưỡng mộ vị tha để đạt Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh, chúng ta hứa nguyện rằng chúng ta sẽ không từ bỏ hay để tâm bồ đề tàn lụi, không chỉ trong kiếp sống này, mà cũng trong những kiếp sống tương lai. Như một chí nguyện, có những giới điều nào đấy được quán chiếu.
Phần thứ hai là tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát. Điều phải được hoàn thành bởi những người nào đó đã tự chuẩn bị trước rồi bằng việc hoàn tất giai đoạn thứ nhất.
Đã phát triển lòng can đảm cho việc dấn thân trong những hành vi Bồ tát, chúng ta sau đó tiếp nhận những thệ nguyện Bồ tát. Một khi chúng ta đã tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát, cho dù chúng ta thích hay không, cho dù nó thú vị hay không, điều được đòi hỏi là một chí nguyện giữ gìn những thệ nguyện cũng quý giá như cuộc sống của chính mình. Để thực hiện hứa nguyện ấy, chúng ta phải có quyết tâm vững vàng như một quả núi; chúng ta đang thực hiện một lời hứa nguyện rằng từ bây giờ trở về sau chúng ta sẽ tuân theo những giới điều của Bồ tát và hướng cuộc sống của chúng ta theo sự rèn luyện Bồ tát.
Dĩ nhiên, một số bạn đọc không thực hành Đạo Phật, và ngay cả trong những người thực hành Phật Giáo, một số có thể không cảm thấy chí nguyện tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát, một cách đặc biệt phần thứ hai. Nếu chúng ta cảm thấy do dự về việc thể hiện có thể quán chiếu những thệ nguyện của Bồ tát, thế thì tốt nhất là đừng phát nguyện; chúng ta vẫn có thể phát sinh một tâm vị tha và nguyện ước rằng tất cả mọi chúng sanh có thể hạnh phúc và cầu nguyện rằng chúng ta có thể đạt đến giác ngộ trọn vẹn vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Điều này cũng là đầy đủ; những người này sẽ đạt được công đức của việc phát tâm bồ đề, nhưng những người này sẽ không phải tuân thủ những giới điều. Cũng thế, ít có hiểm họa làm thệ nguyện không được toàn vẹn. Do vậy, nếu bạn không tiếp nhận bất cứ thệ nguyện nào, các bạn chỉ phát triển sự ngưỡng mộ tâm bồ đề. Chúng ta có thể là người phán xét chính mình.
Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sanh
Con sẽ luôn luôn nương tựa
Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo,
Cho đến khi con đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
Được thúc đẩy bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật
Con phát tâm tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Và xua tan khỗ não của trần gian.
Con sẽ luôn luôn nương tựa
Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo,
Cho đến khi con đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
Được thúc đẩy bởi tuệ trí và từ bi
Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật
Con phát tâm tỉnh thức hoàn toàn
Vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Cho đến khi không gian còn tồn tại
Cho đến khi chúng sanh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Và xua tan khỗ não của trần gian.
Từ quyển Thực Hành Tuệ Trí: Sự Hoàn Hảo của Phương Pháp Bồ tát của Tịch Thiên, của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thông dịch và nhuận sắc bởi Thupten Jinpa. © 2004 Tenzin Gyatso. Reprinted with permission of Wisdom Publications.
The Heart of the Buddha, His Holiness the Dalai Lama, Shambhala Sun, March 2005.
Ẩn Tâm Lộ ngày 3/11/2012 - 17:32:15
[1] Alchemist: người có thể biến kim loại thành vàng
No comments:
Post a Comment