HƯỚNG DẪN VỀ GIÁO HUẤN
NHỮNG GIAI TRÌNH GIÁC NGỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Dharamsala, India, March 26, 1986
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/02/2012
NHỮNG GIAI TRÌNH GIÁC NGỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Dharamsala, India, March 26, 1986
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/02/2012
Những Giai Trình Giác Ngộ[1] và
Bốn Chân Lý Cao quý
BERZIN: Cách tốt nhất để giảng dạy Những Giai
Trình Giác Ngộ ở Đông Âu là thế nào? Đức Thánh Thiện đã đề nghị trong Nghi
Lễ Đạo Sư, Cúng Dường Đạo Sư, hay Lama Chopa, phạm vi bắt đầu với bốn chân lý
cao quý và giai đoạn giữa. Ngài có thể chi tiết về điều này
không? Cũng thế, lời khuyên bảo của ngài là gì với điều gọi là sự "
Sùng Tín Đạo Sư[2]"
và những sự thực tập khởi đầu. Những người trong thế giới chuyên chế không
thể trưng bày những hình ảnh của Đức Phật hay dâng cúng nước trên bàn thờ, vì
nó rất đáng nghi ngờ.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ không chỉ trong thế giới cộng
sản mà trong những nơi khác cũng thế, tốt nhất là bắt đầu với Bốn Chân Lý Cao
Quý.
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu
Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời
khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự khỏi đau khổ. Mục tiêu của sự
giải thoát tạm thời đáp ứng cho trình độ khởi đầu trong động cơ của Con Đường
Tiệm Tiến Lamrim. Mục tiêu cho sự giải thoát thật sự - hoặc là giải
thoát khỏi vòng luân hồi hay việc đạt đến giác ngộ hoàn toàn - đáp ứng đến
nguyện vọng của trình độ bậc trung (giải thoát) và trình độ bậc thượng
(giác ngộ)].
Mục Tiêu Giải thoát Tạm Thời
Trên trình độ thứ nhất:
1- Từ việc tích lũy nghiệp chướng từ dính mắc
và sân giận, chúng ta xây dựng nên nghiệp nhân không phước đức. Điều này
làm cho phải tái sinh trong những tình trạng tệ hại đủ loại. Sự khổ đau
của ba cõi khổ [những chúng sinh bị giam hảm trong thế giới không có niềm vui
(địa ngục), quỷ đói và súc sinh] là sự thảo luận về những vấn nạn ở đây (Khổ
đế).
2- Nguyên nhân của điều ấy là thái độ tàn phá,
căn cứ trên sự bất giác (si mê) của của hành trạng nhân quả (nghiệp). Giải
thích như nguyên nhân thật sự của khổ đau (tập đế).
3- Bước khởi đầu cho việc giải thoát chính
chúng ta khỏi việc tái sinh vào những tình trạng tệ hại là nguyện ước giải
thoát khỏi sự khổ đau ấy. Giải thích như loại giải thoát [như sự chấm
dứt thật sự (diệt đế).
4- Những gì được hoàn thành điều này là đạo
đức tự giác của việc ngăn ngừa khỏi mười điều tàn phá (mười bất thiện nghiệp) -
(đạo đế) . Được giải thích như những con đường thật sự. Đây là bao
hàm của bốn chân lý cao quý.
Nói cách khác, điều thứ nhất cho cấu trúc của
chính bốn chân lý cao quý. Rồi thì, trong cấu trúc bốn tầng ấy, trên trình độ
thứ nhất [đáp ứng đến mục tiêu của giai đoạn khởi đầu của Con Đường Tiệm Tiến
Lamrim], trong đặc trưng đầu tiên chúng ta có thể khẳng định những tái
sinh tệ hại như căn bản. Vì thế, khổ đế giải thích khổ đau của những tình
trạng tệ hại. Rồi thì lấy việc đạt được hạnh phúc và an lạc thật sự
của những tình trạng tái sinh khá hơn như những thí dụ của một loại giải
thoát. Điều này có thể được quả quyết như sự giải thoát, việc biến thành
hiện thực cho việc giải thoát khỏi khổ đau ấy, có thể chứ? Nó giống như sự
giải thoát tạm thời. Rồi thì, việc hướng đến con đường cho việc giải thoát
khỏi những nguyên nhân cho sự khổ đau này [được gọi là những hành động tiêu
cực], hai quy luật quan tâm đến nguyên nhân và hiệu quả liên hệ đến việc quan
tâm khổ sở của đớn đau. [Quan tâm đến những nguyên nhân của khổ sở đớn đau
trong những tình trạng tái sinh tệ hại,] từ một nguyên nhân nhỏ có thể đưa đến
một kết quả lớn, và nếu tiến hành một hành động, nó sẽ không vô hiệu [hay không
hậu quả gi]. Thái độ tàn phá cuối cùng sẽ đưa đến việc trải nghiệm khổ
đau, ngoại trừ chúng ta tự tịnh hóa nghiệp nhân của nó sau đó.] Điều này
đưa đến phía tịnh hóa của Bốn Chân Lý Cao Quý, việc phân rẻ khỏi nổi khổ sở của
đớn đau và nguyên nhân của nó, và con đường của việc đạt đến điều
ấy. Trong cách này, chúng ta thấu hiểu bốn chân lý cao quý, có phải thế
không? Vấn đề chính nhấn mạnh khi giáo huấn con đường tiệm tiến lamrim,
trong trường hợp ấy, là bốn chân lý cao quý và nguyện ước cho việc giải thoát.
Rồi thì, trên tất cả, là quy y. Đấy là
tuyệt diệu nhất, có phải không? Bằng khác đi, nếu chúng ta không nhận ra
điểm trọng tâm của Giáo lý trong dạng thức của bốn chân lý cao quý, thì trong
trường hợp ấy điều gì chúng ta giải thích như là vấn đề quan trọng nhất của
việc tái sinh hoàn toàn rõ ràng? [Không có phạm vi của bốn chân lý cao
quý,] nếu chúng ta nghĩ về việc tái sinh quý báu của con người, nếu chúng ta
chỉ kết luận rằng thân người là quan trọng, điều ấy không thuyết phục cho lắm.
Truyền thống Sakya, con đường và những kết quả
của nó (lamdray) được cấu trúc như thế này, với bốn chân lý cao quý trong
tâm. Đầu tiên, chúng ta cần nghĩ về khổ đau, và duy chỉ trường hợp về việc
tái sinh thân người hoàn toàn rõ ràng. Điều này, tôi nghĩ là rất
tốt. Đức Phật nói cho cùng, trước nhất dạy về bốn chân lý cao
quý. Giống như thế, chúng ta có thể tiến hành một cách dễ dàng trong con
đường mà những trình độ bậc trung (giải thoát) và bậc thượng (giác ngộ) của
lamrim thích hợp trong cấu trúc của bốn chân lý cao quý để đạt đến sự giải
thoát thật sự.
[For further detail,
see: Lam-rim Structured According to the Four Noble Truths.]
Tha Thiết cho Giải Thoát Thật Sự
BERZIN: Lưu tâm đến điểm Đức Thánh Thiện
cũng nhấn mạnh đến giai đoạn bậc trung ngay từ lúc khởi đầu, có phải điều này
liên hệ đến việc đặt nhấn mạnh trên những cảm xúc và thái độ phiền não và trên
sự giải thích về tâm thức chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, điều này là tốt
nhất. Nếu trước đấy, chúng ta không đạt được một niềm tin vững vàng thật
sự rằng giải thoát là có thể đạt được, thế thì Pháp bảo sẽ không phát sinh gì
cả. [Nói cách khác, chúng ta cần niềm tin chắc rằng các cảm xúc và thái độ
phiền não (khổ đế và tập đế) đang lướt qua như phù du, rằng tâm thức là thanh
tịnh bản nhiên (bản chất ngừng dứt chân thật, tự tính thanh tịnh niết bàn) và
vì thế có thể loại trừ những cảm xúc và thái độ phiền não vĩnh viễn (đạt đến
những sự chấm dứt thật sự (diệt đế) qua những con đường chân thật (đạo đế))
Xa hơn, [liên hệ đến bậc thượng,] sẽ hữu ích
nếu giải thích một ít về từ ái, bi mẫn và tâm bồ đề. Cho dù người ta có
chấp nhận có đời sống quá khứ hay không hay có sự giải thoát khỏi sự tái sinh
không thể kiểm soát hay không, nhưng trong cuộc sống này thật quan trọng
để là một người đáng yêu, sống hòa hiệp với người khác.
Rồi thì , thật tốt đẹp để nghĩ về bốn vô lượng
tâm - nguyện ước rằng tất cả chúng sinh được tự do khỏi khổ đau, được phú cho
hạnh phúc, tự do khỏi tất cả những nguyên nhân của khổ đau, và không bị cách ly
khỏi hạnh phúc. Tiếp theo giái thích những thái độ bình đẳng và hoán
chuyển mình với người khác. Nói cách khác, tự yêu mến là cánh cửa cho tất
cả mọi rắc rối, yêu mến người khác là căn bản cho tất cả mọi phẩm chất tốt đẹp,
và, khi chúng ta đạt được sự thực chứng của hai điều ấy, hãy tự sử dụng để làm
lợi ích cho xã hội.
Vị Trí của sự " Sùng Tín Đạo Sư"
trong Con Đường Tiệm Tiến Lamrim
BERZIN: Có bất cứ cần thiết nào để đề cập
đến sự trung tín với đạo sư không? Họ không có những đạo sư.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi chúng ta quy y,
sự quy y thực sự là những trân bảo của Đạo Phật (diệt đế và đạo đế). Để có
Pháp bảo trên sự tương tục tinh thần của chúng ta, chúng ta cần những phương
pháp cho việc phát sinh trong tâm thức chúng ta và chúng ta cần ai đấy
biểu thị qua những giải thích và gương mẫu cá nhân những gì thật sự là
Pháp bảo. Chúng ta cũng cần thiện hữu tri thức, Tăng già, được gọi là
những người ở trong tiến trình hiện thực Pháp bảo một cách thích đáng và đã đạt
được thành công trên một trình độ nào đó.
Như thế đấy rồi thì khi chúng ta hỏi, ai là
người biểu thị Pháp bảo ngoại trừ vị đạo sư, chúng ta thấy trong từ ngữ Tây
Tạng chữ người biểu thị là tenpa cũng là một chữ dành cho vị thầy. Không
có vị thầy biểu thị Pháp bảo, chúng ta sẽ không thể thực tập. Giống như
thế này, chúng ta đi đến đạo sư.
Không nhất thiết, và không có điểm nào, cần
phải nói về đạo sư và vấn đề liên hệ đến một người được giải thích trong truyền
thống Những Giai Trình Giác Ngộ. Chỉ nói đến trình độ đơn giản. Bởi
vì người giảng dạy cho chúng ta là quan trọng, giáo huấn thảo luận về những
phẩm chất vị ấy. Rồi thì, cũng tốt thôi để giải thích về những phẩm chất
của một vị thầy tâm linh phù hợp với những trình độ khác nhau của vịthầy, như
được giải thích trong luật tạng, kinh điển Đại thừa, v.v...
BERZIN: Khi tôi ở Đông Âu lần chót, tôi
thật sự đã giải thích về đời sống quý giá của con người. Tôi thấy rằng
nhiều người sống trong những quốc gia ấy cảm thấy đau buồn cho họ, rằng dưới hệ
thống ấy, họ không thể làm bất cứ điều gì thật sự đầy đủ ý nghĩa hay làm bất cứ
điều gì cho đời sống của họ. Họ dường như cảm kích những giáo huấn về đời sống
con người quý báu rất nhiều.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rất tốt, đấy là sự
tiếp cận đúng đắn.
Nguyên bản: Advice
from His Holiness the Fourteenth Dalai Lama on Teaching Lam-rim
Ẩn Tâm Lộ ngày
24-02-2012
[1] Con
Đường Tiệm Tiến Lamrim hay Những Giai Tầng Giác Ngộ
[2] Guru
Devotion: mối quan hệ lành mạnh đúng đắn
瑮
No comments:
Post a Comment