Điều Tuyệt Vời Nhất và Tệ Hại Nhất Của
Chúng Ta
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những
hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt
Ma & Paul Ekman -
|
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với
Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc
đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện
Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng
là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài
được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai
Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô
cùng.
Ngày nay, cả hai là những người bạn tốt. Với sự gợi ý của
Ekman, họ đã dành gần 40 giờ trong cuộc đàm luận giữa tháng Tư năm 2006
và tháng Sáu năm 2007. Nhuận sắc với bình luận của Ekman, sự thảo luận
của họ đã xuất hiện trong Nhận Thức Tình Cảm: Vượt Thắng
những Chướng Ngại đến sự Cân Bằng Tâm Lý Học (Henry Holt, 2009,
$15.00; Chăm Nom Tình Cảm, an audio/video download, paulekman.com ).
Ekman vẫn là một người không tín ngưỡng, nhưng ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tìm
ra nhiều nền tảng thông dụng, nhất là hai niềm vui đặc biệt, tâm thức sống động
khám phá bản chất tự nhiên của cảm xúc trong một tinh thần khám phá hổ tương.
Bây giờ giáo sư danh dự của Đại Học Y Khoa California tại
San Francisco, nơi ông thành lập Phòng Thí Nghiệm Sự Tương Tác của Con
Người, Ekman, không giảng dạy nữa, nhưng ông bận rộn hơn lúc nào hết.
Kế hoạch gần đây của ông bao gồm Hội Nghị về Ngôn Ngữ của Đời Sống Tinh
Thần, chương trình nảy sinh từ những cuộc nói chuyện của ông với Đức Đạt
Lai Lạt Ma, tổ chức từ ngày 15 đến ngày 19 tại Tulluride, Colorado, và vai trò
cố vấn của ông trong Lừa Dối với Tôi, một loạt chương trình cùa Fox
TV, mà trong ấy những nhân vật chính khám phá những tội ác qua việc sử dụng
những kỷ thuật khám phá – lừa dối căn cứ trên sự nghiên cứu của Ekman.
Sau mỗi chương trình Ekman viết những kiến thức khoa học phía sau lời đối thoại
của câu chuyện. Đấy không phải là sự tiếp xúc đầu tiên của ông với
Hollywood: những công ty như Pixar thường yêu cầu ông cố vấn về những biểu lộ
trên khuôn mặt cho những phim hoạt họa của họ. Rồi thì, cũng thế,
có sự tiếp tục cố vấn của ông cho những cơ quan chống khủng bố của chính
quyền. Nhưng khi Joan Duncan Oliver của Tricycle gọi
điện thoại cho Ekman đến văn phòng của ông ở California vào tháng Mười Một vừa
qua, điều mà ông mong muốn nhất là thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
PHỎNG VẤN
1.- HỎI: Tôi thật say mê đọc thấy rằng sau cuộc
gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên, ông không có kinh nghiệm giận dữ
trong bảy tháng. Mặc dù ông ngờ vực về việc nó xãy ra như thế nào, nhưng
ông đã hơi nghi ngờ về một sự tái tổ chức đời sống tình cảm của ông đã xãy
ra. Ông giải thích cho sự chuyển biến ấy như thế nào?
ĐÁP: Cung cách mà tôi nhận thức nó từ khuôn thức của khoa
học Tây phương là sau cái chết của mẹ tôi – tôi được mười bốn tuổi khi bà tự tử
- tôi đã gia tăng sự thù hận đối với cha tôi, người tôi cho là chịu trách
nhiệm. Ông ta là một người tàn nhẫn, lăng mạ, và ngược đãi, và rất ganh
đua với tôi. Loại thù hận như thế là một thể trạng chịu đựng của sự mong
muốn làm tổn thương một người khác: nó không phải là bạn đang cảm thấy ghét bỏ
trong mọi thời khắc, nhưng bất cứ khi nào người ấy hiện ra trong tâm thức, một
cách trực tiếp hay gián tiếp, sự thù hận ấy tái diễn. Nó gậm mòn nhân
cách, vì thế nó trở thành một căn cứ cho việc phát triển sự sân hận mà nó quá
sẳn sàng và quá mạnh mẽ. Khi tôi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, cha tôi đã chết
hơn bốn mươi năm, nhưng tôi vẫn ghét ông. Trong buổi sơ giao với Đức Đạt
Lai Lạt Ma, tôi nghĩ ngài sẽ tập trung “tính chất” trên vết thương mà tôi vẫn
cảm nhận từ cái chết của mẹ tôi, và mặc dù sự thù hận vẫn hiện hữu cho đến một
vài năm sau đó, nhưng nó đã phát sinh một sự thay đổi sâu sắc.
Những đồng nghiệp phân tích tâm lý của tôi nghĩ rằng tôi đã có một
phản ứng thuyên chuyển đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng tôi chưa bao giờ
cảm nhận ngài như hình ảnh của một người cha, dù chỉ trong một khoảnh khắc; tôi
cảm thấy ngài như một người anh mà tôi chưa bao giờ có. Sự giải thích của
ngài là trong một tiền kiếp chúng tôi đã là anh em.
2.- HỎI: Ông nghĩ thế nào về điều ấy?
ĐÁP: Ô, tôi nghĩ tái sinh là một câu chuyện thần tiên dễ
thương, như thiên đàng và địa ngục, nhưng tôi không bất cung kính ngài vì sự
tin tưởng ấy. Tôi chưa bao giờ có niềm tin trong nghĩa lý giáo thuyết, vì
thế tôi không biết giải thích thế nào về nó. Tôi tin rằng tại một điểm
nào đó, chúng tôi sẽ hiểu nền tảng của sự chuyển biến này một cách khoa
học. Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi không đồng ý về điều này. Ngài nghĩ
tôi là một người giản hóa luận và nó sẽ mãi mãi là một điều huyền bí. Tuy
nhiên, niềm tin của tôi là không có điều gì của tâm thức mà không là sản phẩm
của não bộ.
3.- HỎI: Một vài năm trước đây, cuối cùng ông đã
tha thứ cho cha ông. Ông có nghĩ rằng khả năng để tha thứ có liên hệ với
sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma không?
ĐÁP: Mặc dù lần đầu tiên gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã
tranh luận một cách mạnh mẽ với ngài về những lợi ích của thù hận. Nói
rằng, tôi đã nghĩ nó có thể thúc đẩy những hành vi xây dựng. Tôi không
biết rằng tôi sẽ cố gắng để hoàn thành tất cả những thứ mà tôi đã làm hay không
nếu tôi đã không được thúc đẩy bởi một khát vọng trả thù cha tôi. Tuy
thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi đã kết thúc với một quan điểm chung rằng thù
hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha
nhưng trong lâu dài sẽ làm hao mòn nhân cách. Tôi không thể định
rõ khi tôi chấm dứt cảm nhận thù hận đối với cha tôi: nó không phải là một sự
thay đổi đột ngột, nên nó không được chú ý. Nhưng bây giờ, tôi hoàn toàn
tỉnh thức về việc không còn cảm thấy mối thù hận ấy nữa – không còn bị làm bận
tâm với việc tôi sẽ trả thù ông như thế nào nữa.
4.- HỎI: Ông gọi những cuộc đàm luận của ông với
Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một tiến trình đối thoại”. Ông đã học hỏi được gì
từ cuộc đàm luận này đến cuộc đàm luận khác?
ĐÁP: Tôi cho bạn một thí dụ, nếu tôi đã không từng nói
chuyện với ngài, tôi sẽ không đảm nhiệm đề tài về việc làm thế nào để hiểu
những cảm xúc tốt hơn là chỉ nghĩ về chúng như tích cực và tiêu cực như trong
tâm lý học Tây phương. Tôi sẽ không thấy rằng bạn không thể chỉ đơn giản
nói một cảm xúc làm ưu phiền hay không làm ưu phiền, bởi vì không ưu phiền là
trung tính. Từ quan điểm của Darwin, chúng ta sẽ không có cảm xúc nếu
chúng không lợi ích cho chúng ta. Vì thế, làm thế nào chúng ta quyết định
cùng chính cảm xúc là xây dựng hay tàn phá? Điều ấy tủy thuộc trên việc
nó diễn ra thế nào trong một phạm vi cụ thể.
Tám hay mười năm trước, tôi không thừa nhận quan điểm của Richard
Dawkins rằng sự lừa dối xãy ra do bởi một sự thích thú căn bản trong việc khai
thác người khác. Tôi nói, không, nếu ông nhìn vào lịch sử của đời sống
con người trên hành tinh này, ở một mức độ lớn trong những nhóm nhỏ cộng tác đã
đối phó với con mồi và thú săn mồi. Đây là những gì mà Đạo Phật liên hệ
đến như sự liên hệ hổ tương, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma hay tôi đều không áp dụng
đến cảm xúc. Và khi chúng tôi thực hiện, một ý tưởng đã phát sinh từ
những cuộc đàm luận của chúng tôi. Tôi đã đề nghị rằng bất cứ khi nào một
tình tiết cảm xúc đưa đến một sự cộng tác tốt hơn chúng tôi nên xem nó là xây
dựng, và khi nó gây trở ngại với sự cộng tác xãy ra sau thì nó nên được xem như
tàn phá. Ngài đã đồng ý.
Trên một đề mục khác, sự thảo luận về từ bi yêu thương đưa đến một
công thức hoàn toàn khác, mà tôi tiếp tục sửa soạn kỷ lưỡng. Vào thời
gian những cuộc gặp gở của chúng tôi, tôi đã phân biệt lòng thương hay từ bi
yêu thương trong gia đình với lòng từ bi yêu thương phổ quát – lòng từ bi yêu
thương cho tất cả chúng sinh – mà nó thì khác biệt với những gì ngài gọi là
lòng từ bi yêu thương vô giới hạn bao gồm tất cả mọi tạo vật sinh sống.
Ngài đã thấy điều đó hữu ích và đã thay đổi quan điểm của ngài, vì thế ngài đã
không còn nghĩ về lòng từ bi yêu thương như cảm xúc. Cảm xúc liên hệ
trong từ bi yêu thương, nhưng như là động cơ của từ bi yêu thương. Đấy là
một vấn đề nữa đã cống hiến đến sự suy nghĩ của tôi: bất cứ khi nào bạn
nhìn váo một cảm xúc, bạn phải nhìn vào động cơ cho cảm xúc ấy. Điều ấy
là quyết định cho việc hoặc là nó sẽ đóng vai trò trong một hình thức xây dựng
hay tàn phá. Tôi chưa từng nghĩ về điều ấy trong cách này.
5.- HỎI: Vậy thì động cơ và xu hướng, là trung
tâm của Đạo Phật, đã không thật sự là những bộ phận trong sự suy tư của ông?
ĐÁP: Bạn có thể đánh mất bằng chứng như một nhà khoa học
bằng việc thừa nhận rằng người ta có những khuynh hướng. Chúng ta có thể
lượng định thái độ rõ ràng hay có thể thấy của con người, nhưng không dễ dàng
để ước lượng những ý định của họ là gì, vì thế tâm lý học hầu như đã hành động
giống như chúng ta thật sự không thể dễ dàng đo lường những thứ không hiện
hữu. Không phải ngẫu nhiên mà tâm lý trị liệu nhận thức thái độ– mà nó đã
nhấn mạnh những gì chúng ta có thể sáng tạo và thay đổi mục tiêu của chúng ta –
đã liên hệ tự nó đến chính niệm. Nhưng điều đó không phải là những gì đã
từng ngự trị tâm lý học Tây phương.
6.- HỎI: Khi ông hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma những thực tập
nào sẽ giúp những người mà cảm xúc trổi dậy một cách nhanh chóng và mãnh liệt,
câu trả lời của ngài một cách căn bản là khái niệm phương tiện thiện xảo của
Đức Phật – mà những phương pháp cũng nhiều như con người trên trái đất
này. Điều này có đưa đến câu vấn đề có bất cứ sự nghiên cứu nhân rộng nào
về thiền quán và cảm xúc hay không?
ĐÁP: Không, bời vì sự nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện,
được gọi là Trau Dồi Cân Bằng Cảm Xúc – mà chúng tôi nhận hành động dưới sự yêu
cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma – phối hợp những loại thiền quán khác nhau cũng cũng
như những sự thực hành của phương Tây. Những loại khác biệt có thể hữu
ích hơn cho người này đến người nọ. Và ngay cả cùng một người, những thứ
khác nhau có thể lợi lạc trong những ngày khác nhau.
7.- HỎI: Ông đánh giá tác dụng của thiền quán như
thế nào?
ĐÁP: Điều định lượng quan trọng nhất mà chúng tôi dùng là,
nó có thay đổi mối quan hệ của họ với người phối ngẫu và con cái của họ
không? Chúng tôi đã dùng những lượng định tiêu chuẩn của sự
chán nãn và lo lắng, và chúng tôi đã thấy một sự thay đổi khổng lồ - nó to lớn
như bất cứ điều gì mà chưa từng được ghi nhận bởi bất cứ một kỷ thuật nào.
Điều mà chúng tôi có thể nói đấy là một tác nhân thay đổi đúng đắn. Có
phải đấy đã là một điều đã hoạt động tốt nhất cho mọi người hay không?
Chúng tôi không có cách nào để biết. Chúng tôi có một bửa ăn
với nhiều món nóng – nguội, mà chúng ta không thể nói món nào hương vị tốt hơn.
8.-HỎI: Có một sự đối thoại tiếp tục giữa Đạo
Phật và tâm lý trị liệu trong những năm gần đây, nhiều thứ phát sinh qua những
cuộc gặp gở của Viện Tâm Thức và Đời Sống. Điều gì ông đã đối lập với Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã thêm vào cho sự đối thoại này?
ĐÁP: Điều khác nhau là sự tập trung trên hai vấn đề - cảm
xúc và từ bi yêu thương. Như tôi hiểu nó, chính khái niệm cảm xúc là
không đơn giản trong tư tưởng Phật Giáo – thể trạng tinh thần ấy, với những đặc
trưng của nó, hay việc nó khác biệt với những thể trạng tinh thần khác.
Những cảm xúc của chúng ta chịu trách nhiệm cho tình trạng tốt nhất cả tệ hại
nhất của chúng ta. Chính danh xưng của cuộc gặp gở Tâm Thức và Đời Sống
2000 – Những Cảm Xúc Tàn Phá – đối với tôi dường như tôi tiếp nhận một nhận
thức sai lạc. Nó hổ trợ xa hơn cho ý tưởng rằng mục tiêu là để xa lánh
cảm xúc của chúng ta, mà chúng là quá tàn phá. Điều đó không bao giờ là
mục tiêu, và ngay cả nếu nó là thế, thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến được.
Tôi cố gắng đề có thêm 30 phút nữa với Đức Đạt Lai Lạt Ma để tập
trung trên một vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng: từ bi yêu thương quả
cảm và từ bi yêu thương phổ quát – hai vấn đề này quan hệ như thế nào và mục
tiêu của chúng ta nên là thế nào trong sự quan tâm như thế. Làm thế nào
và tại sao “từ bi quả cảm” xãy ra? Và làm thế nào chúng ta biết là chúng ta có
“từ bi quả cảm” hay không?
9.-HỎI: Ông đã đọc về một người đàn ông, người đã
nhảy qua một đường xe điện ngầm New York để cứu một người lạ đã té ngã trên
đường rầy và ông ta chút nữa thì bị một đoàn xe chạy tới đụng phải. Đó có
phải là từ bi quả cảm hay không?
ĐÁP: Nếu bạn đang đứng bên cạnh người ấy, và bạn đã không
nhảy ra, bạn biết là bạn không có“từ bi quả cảm” . Điều gì giống
như thế để biết rằng chúng ta không có? Điều gì giống như là người đứng
bên cạnh mà không hành động? Điều ấy thay đổi chúng ta như thế nào? Đó có
phải là một sự thay đổi hữu ích? Tôi không biết câu trả lời, và không có
người nào khá hơn để khám phá vấn đề này hơn là Đức Đạt Lai Lạt Ma.
10.-HỎI: Khi ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma thảo luận
về sự liên hệ hổ tương (duyên sinh) và khoa học, ông đã nói rằng một hứng thú
trong sự cộng tác là “từ từ vào” khoa học. Như vậy là thế nào?
ĐÁP: Một lý thuyết nền tảng của quan điểm Darwin trong mỗi
thế hệ sẽ luôn luôn biến đổi đa dạng ở trong bản chất tự nhiên của con người:
chúng ta cần những nguyên vật liệu sống bởi vì chúng ta không bao giờ biết
những gì của môi trường sẽ được chiếu cố. Chúng ta sống trong một thế
giới mà một quốc gia thực hiện những ảnh hưởng trên những xứ sở khác, vì thế
chúng ta phải bắt đầu có một nhận thức phổ quát rộng rãi hơn. Điều đó có
nghĩa là chúng ta phải đề cập đến một khía cạnh cộng tác về tính chất tự nhiên
của con người – và dĩ nhiên, đủ để mà ngạc nhiên, đấy là nhận thức của Đạo
Phật. Thế giới đã nhận ra. Những thay đổi trên thế giới một cách kỷ
thuật bây giờ đã làm cho quan điểm của Đạo Phật thích hợp hơn bao giờ hết.
11.-HỎI: Đức Đạt Lai Lạt Ma hẳn không ngạc nhiên.
ĐÁP: Tôi nghĩ ngài hài lòng. Nhưng ngài nhiều lúc rất
hài lòng, và nhiều khi ngài cũng rất gieo neo. Nó tùy thuộc trên những gì
đối diện với ngài. Nhưng ngài là một người lạc quan. Và đó là một
trong những điều thay đổi xãy ra trong tôi từ khi tôi gặp ngài: tôi thường là
một người bi quan. Bây giờ tôi không biết tự gọi tôi là một người lạc
quan hay một người bi quan cải thiện. Tôi vẫn tránh suy nghĩ về những
trường hợp tệ hại nhất.
12.-HỎI: Ông nghĩ Đức Đạt Lai
Lạt Ma có nghĩ về những trường hợp tệ hại nhất không?
ĐÁP: Tôi nghĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma có một nhận thức thực tiển
về thế giới, và ngài nghĩ tôi có một quan điểm thiếu kiên nhẫn tiêu biểu của
Tây phương đối với thế giới. Trái lại, tôi không tin rằng tôi sẽ tái
sinh. Đó là một cung cách thông thường để tiếp nhận một quan điểm vô cùng
lâu dài, nhưng tôi không thể thoát khỏi quan niệm Tây phương là điều mà chúng
ta không phải vĩnh viễn và chúng ta không thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ không
làm nổ tung thế giới trước khi sự tiến hóa thay đổi xãy ra trong một cách tự
nhiên hơn.
Chỗ mà Đức Đạt Lai Lạt Ma có quan điểm đúng đắn là thiếu kiên nhẫn
có thể bóp méo thế giới quan của chúng ta và làm cho những hành động của chúng
ta thiếu hiệu quả hơn. Thiếu kiên nhẫn có thể rất tốt bằng việc giúp
chúng ta không nhẫn nại chịu đựng hành động bạo ngược nhưng có thể bóp méo quan
điểm của chúng ta về những gì khả dĩ và làm thế nào đem đến sự thay đổi. Chúng
ta phải trau dồi kiên nhẫn để cho nhận thức của chúng ta không bị bóp méo.
13.-HỎI: Có phải ông đang nói rằng khi chúng ta
đang ở trong những nổi đau khổ của cảm xúc, điều đó xác định tính chất suy nghĩ
của chúng ta?
ĐÁP: Vâng, đúng đấy. Cảm xúc nối kết những gì chúng ta
suy nghĩ. Tuy thế, hãy trở lại ông bạn phóng ra trên đường rầy xe điện
ngầm. Nó là một cảm xúc đã làm cho ông ta hành động như thế, và chúng ta
biết điều đó là không thể cưỡng lại được. Ông ta không do dự, ông ta
không chọn lựa. Ông ta hành động do bởi cảm xúc đòi hỏi ông ta hành
động. Và điều đó là một ân huệ cứu độ duyên dáng của con người.
&&&
The Best and Worst of Us - Tricycle – Issue # 72 nói
chuyện với nhà tâm lý học Paul Ekman về công việc của ông với Đức Đạt Lai Lạt
Ma về những cảm xúc tàn phá và xây dựng.
Phụ chú:
Paul Ekman: sinh ngày 15/02/1934, tại Washington, D.C., và lớn
lên ở Newark, New
Jersey, Washington, Oregon, cùng Southern California.
Ông là một nhà tâm lý học tiên phong trong việc nghiên cứu những cảm xúc và sự
liên hệ của chúng với sự biểu hiện trên khuôn mặt. Ông được xem là một
trong 100 nhà tâm lý học xuất sắc nhất của thế kỷ hai mươi.
Ẩn Tâm Lộ ngày 25/02/2011
No comments:
Post a Comment